Hỏi đáp

Bệnh Chàm Có Lây Không? Những Lưu Ý Trong Việc Điều Trị Bệnh

Bệnh chàm có lây không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Đây là một căn bệnh da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ xuất hiện do hệ miễn dịch còn quá yếu. Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh chàm nhưng họ vẫn cho rằng bệnh có thể là sự kết hợp của gen di truyền và môi trường sống tạo lên.

Bệnh chàm có lây không?

Chàm là một bệnh ngoài da, thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh vì hệ miễn dịch của chúng còn yếu. Bệnh chàm gây ra hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu, đặc biệt khi gãi sẽ làm da trở nên sưng đỏ và có thể bị viêm.

Bệnh chàm có lây không
Bệnh chàm có lây không

Trước khi trả lời câu hỏi bệnh chàm có lây không, chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây nên chứng bệnh này:

  • Di truyền: Đây được cho là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bạn bị Eczema. Theo kết quả thống kê cho thấy có tới 55% người bị chàm di truyền từ người thân cận trong gia đình.
  • Do cơ địa mẫn cảm: Với những người không may có cơ địa mẫn cảm thì chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể khiến họ bị rối loạn một số chức năng như bài tiết, nội tiết, tiêu hóa, làm giảm sức đề kháng và tạo điều kiện cho bệnh chàm tấn công.
  • Tiếp xúc với hóa chất: Nếu thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại như chất tẩy rửa, hóa chất tạo màu, tạo mùi sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm.
  • Dị ứng: Những người bị dị ứng với lông động vật, khói thuốc, đất bùn, phấn hoa,… rất dễ bị dị ứng và tăng nguy cơ mắc bệnh chàm
  • Vệ sinh không sạch sẽ: Đối với những người lười tắm rửa, vệ sinh cơ thể hay không thường xuyên vệ sinh dụng cụ cá nhân cũng tạo điều kiện cho bệnh chàm phát triển.
  • Do nhiễm bệnh: Một số chứng bệnh như hen suyễn, viêm xoang mũi họng, ghẻ lở,… có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Eczema.

Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh chàm. Vậy bệnh chàm có lây không? Trên thực tế, vấn đề lây nhiễm liên quan đến các loại vi khuẩn, virus, ký sinh nhưng trong nguyên nhân gây bệnh chàm lại không có yếu tố lây nhiễm này, do đó bệnh chàm không có khả năng lây nhiễm qua giao tiếp hay sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh chàm thường xuất hiện ở đối tượng trẻ em
Bệnh chàm thường xuất hiện ở đối tượng trẻ em

Tuy nhiên bệnh có yếu tố di truyền nên nếu người mẹ mang thai bị chàm thì đứa con khi sinh ra cũng có tỷ lệ cao mắc bệnh này. Thêm vào đó, mặc dù bệnh chàm không lây nhiễm từ người sang người nhưng có thể lây từ vị trí này sang vị trí khác trên cơ thể cùng một người. Lý do là bởi bệnh chàm thông thường gây cảm giác ngứa ngáy, từ đó tạo phản xạ gãi ngứa khiến mụn nước bị vỡ ra, gây chảy dịch. Chất dịch từ các vết chàm sẽ lây nhanh sang vùng da khác rồi phát triển tạo thành vùng da bị nhiễm bệnh mới. Tình trạng này rất dễ xảy ra ở trẻ em do các bé không kiểm soát được hành động gãi ngứa của mình, đồng thời chưa có ý thức vệ sinh và chăm sóc cơ thể.

Vì vậy người bệnh cần chú ý theo dõi tình trạng cơ thể, nếu thấy những dấu hiệu bất thường cần chủ động thăm khám để được điều trị kịp thời, ngăn ngừa sự lây lan ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Bệnh chàm có chữa được không?

Ngoài thắc mắc bệnh chàm có lây không, nhiều người còn lo lắng liệu bệnh chàm có chữa được không. Theo các chuyên gia da liễu cho biết, chàm là bệnh mãn tính, khi đã mắc bệnh thì khả năng tái phát rất cao. Nguyên nhân thường do người bệnh có tâm lý chủ quan, không tìm cách điều trị sớm vì có suy nghĩ đây là bệnh da liễu thông thường. Điều này khiến triệu chứng bệnh nặng hơn, làm tổn thương làn da sâu hơn, thậm chí nếu không được chăm sóc đúng cách có thể gây hiện tượng sẹo, chàm bội nhiễm trên da.

Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm bệnh chàm. Một số phương pháp điều trị được áp dụng chỉ có khả năng làm giảm triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa tái phát và giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên người bệnh không nên quá lo lắng, cần thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ và chú ý chăm sóc làn da của mình để ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh.

Hiện tại chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm bệnh chàm
Hiện tại chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm bệnh chàm

Những lưu ý khi bị bệnh chàm

Không chỉ quan tâm đến vấn đề bệnh chàm có lây không, nếu bị bệnh chàm, bạn còn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Chăm sóc làn da cẩn thận, đặc biệt là vùng da bị bệnh bằng cách rửa nước ấm và dưỡng ẩm hàng ngày.
  • Mặc quần áo cotton mềm mại để tránh cọ xát vào da, không nên dùng vải sợi thô ráp và bó sát.
  • Sử dụng loại sữa tắm có tính tẩy rửa nhẹ nhàng hoặc không có tính tẩy.
  • Sau khi tắm rửa, bạn nên lau khô da với khăn tắm nhẹ nhàng, không chà xát quá mạnh khiến da dễ tổn thương hơn.
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất tẩy rửa, hóa chất độc hại, xà phòng,….
  • Giữ móng tay sạch sẽ, tránh cào gãi trên da làm trầy xước da.
  • Thường xuyên vệ sinh dụng cụ cá nhân để ngăn ngừa sự phát triển của các tác nhân gây bệnh.
  • Chú ý dùng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ và kiên trì để tình trạng bệnh được kiểm soát tốt nhất.
  • Nếu có con nhỏ bị chàm, đặc biệt là chàm sữa, phụ huynh nên tham khảo các loại thuốc bôi trị chàm sữa cho trẻ để ngăn ngừa bệnh lây lan.

Trên đây là thông tin trả lời cho câu hỏi bệnh chàm có lây không và một số lưu ý cho người bệnh khi bị chàm. Đây là chứng bệnh không gây nguy hiểm nên bạn không nên quá lo lắng, hãy chú ý chăm sóc bản thân tốt hơn để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Câu hỏi thường gặp
Bệnh chàm có lây không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Đây là một căn bệnh da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ xuất hiện do hệ miễn dịch còn quá yếu. Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh chàm nhưng họ vẫn […]
Làn da của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, thường dễ bị tổn thương và gặp phải các vấn đề da liễu. Trong đó, chàm sữa là một tình trạng về da rất thường gặp ở trẻ. Nhiều cha mẹ thắc mắc, không biết chàm sữa có để lại sẹo không và làm thế nào để […]
Chàm môi khiến da môi khô, nứt nẻ và bong tróc, ngứa ngáy, đặc biệt là vào mùa đông. Vậy bệnh chàm môi có lây không, có nguy hiểm không? Bài viết sau đây chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc này. Mời bạn đọc tham khảo! Chàm môi là […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *