Bệnh học

Chàm Bội Nhiễm – Bệnh Lý Nguy Hiểm Với Những Triệu Chứng Khó Chịu

Bệnh chàm khi không được điều trị đúng cách sẽ trở nặng và tiến triển thành chàm bội nhiễm. Tình trạng này gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, đau đớn ở vùng da bị tổn thương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm nên người bệnh tuyệt đối không được chủ quan.

Bệnh chàm bội nhiễm là gì? Có lây không?

Chàm bội nhiễm là tình trạng phát triển nặng của bệnh chàm Eczema. Chàm bội nhiễm thường do các loại virus, vi khuẩn HSV (herpes simplex) hoặc một số vi khuẩn tụ cầu tấn công vào những tổn thương tại vùng da bị chàm trước đó, khiến tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn, gây bội nhiễm. 

Bệnh chàm thông thường không lây, nhưng chàm bội nhiễm thì CÓ THỂ LÂY từ người sang người. Bởi vì, các virus vi khuẩn gây chàm bội nhiễm có thể lây từ người bệnh sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp hoặc thông qua các vật dụng cá nhân. 

Hình ảnh da bị chàm bội nhiễm
Hình ảnh da bị chàm bội nhiễm

Chính vì thế, người mắc bệnh chàm bội nhiễm cần được chăm sóc riêng biệt. Tránh tiếp xúc với người khác, đặc biệt là trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch kém hoặc có tiền sử mắc các bệnh về da liễu. 

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh chàm bội nhiễm

Để điều trị bệnh chàm hiệu quả, người bệnh cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây bệnh và sớm nhận biết các triệu chứng khi bệnh mới khởi phát.

Những thông tin này sẽ hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh bằng phương pháp phù hợp nhất.

Nguyên nhân gây chàm bội nhiễm

Bệnh nhân có thể mắc chàm bội nhiễm nếu liên quan đến những yếu tố gây bệnh sau:

  • Chủ quan không điều trị dứt điểm: Khi mắc bệnh chàm trong một thời gian dài, người bệnh chủ quan không điều trị khiến da tổn thương ngày càng nghiêm trọng hơn. Cùng với đó, chàm là căn bệnh mãn tính, thường kéo dài dai dẳng khó điều trị và có thể tái phát nhiều lần. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn và virus tấn công.
  • Gãi, cọ xát mạnh lên da: Mọi người thường gãi hoặc chà xát lên vùng da bị chàm để giải tỏa cơn ngứa. Thói quen này khiến da bị tổn thương nặng nề hơn và vi khuẩn có thể xâm nhập vào sâu trong da để gây bệnh chàm bội nhiễm
  • Không vệ sinh da sạch sẽ: Da bị bẩn sẽ tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn, virus sinh sống, phát triển tấn công vùng da bị chàm gây bội nhiễm.
  • Lạm dụng thuốc corticoid: Corticoid là loại thuốc thường được chỉ định để điều trị những bệnh da liễu nhằm giảm triệu chứng ngứa và giảm tổn thương da. Nhưng thuốc có thể gây ức chế miễn dịch da. Trong quá trình điều trị, nếu lạm dụng thuốc sẽ khiến da mất sức đề kháng và dễ bị viêm nhiễm. 
  • Suy giảm sức đề kháng: Những bệnh nhân có hệ miễn dịch và thể trạng yếu thường có tốc độ phục hồi khá chậm. Cùng với đó, người mắc bệnh chàm lại có làn da khô ráp, tổn thương và suy giảm hàng rào bảo vệ da. Đây là những điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và virus tấn công. 

Triệu chứng của chàm bội nhiễm

Cũng giống như bệnh chàm thông thường, chàm bội nhiễm cũng có những triệu chứng tương tự. Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ ở mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều, cụ thể như sau:

  • Da xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ li ti và có chứa dịch bên trong. Kích thước mụn nước thường khoảng 2 – 4mm và đồng đều nhau
  • Mụn nước xuất hiện khắp nơi trên da và có xu hướng tự vỡ
  • Các vùng da bị bệnh kích ứng gây ngứa ngáy kèm đau rát rất khó chịu
  • Khi các mụn nước vỡ ra, da xuất hiện các vết trợt nông. Sau đó, vùng da bị tổn thương có đóng tiết vảy
Xuất hiện mụn nước chảy dịch ở vùng da bị chàm bội nhiễm
Xuất hiện mụn nước chảy dịch ở vùng da bị chàm bội nhiễm
  • Các tổn thương da sẽ lan rộng nhanh chóng trên cơ thể
  • Một số triệu chứng đi kèm: mệt mỏi, sốt nhẹ, đau đầu, chán ăn, cảm lạnh..

Các triệu chứng sẽ ngày càng diễn biến phức tạp hơn nếu không có các phương pháp can thiệp và điều trị kịp thời. 

Chàm bội nhiễm có nguy hiểm không?

Không giống như bệnh chàm thông thường, chàm bội nhiễm có thể gây nên những tổn thương trầm trọng cho làn da cùng với những triệu chứng khó chịu khác.

Một số trường hợp, bệnh nhân gặp phải những biến chứng nặng cho cơ thể và đe dọa đến tính mạng. Một số những biến chứng mà bệnh chàm bội nhiễm gây ra cho người bệnh như sau:

  • Ảnh hưởng đến thị lực: Bệnh chàm bội nhiễm dễ bùng phát ở những vùng da hở, đặc biệt là ở da mặt. Khi đó, vi khuẩn và virus có thể xâm nhập vào giác mạc và gây nhiễm trùng. Trường hợp nhẹ thì có thể gây suy giảm thị lực, nếu nặng thì dẫn đến mù lòa. 
  • Da bị lở loét nặng nề: Da bị vi khuẩn và virus tấn công sâu vào bên trong gây sưng đỏ, chảy dịch và có mủ. Về lâu dài, da sẽ bị tổn thương và lở loét nghiêm trọng. Sau khi chữa khỏi sẽ để lại sẹo.
  • Viêm mô tế bào: Đây là một biến chứng nặng nề vì nó ảnh hưởng đến lớp sâu nhất của da.
  • Nhiễm trùng máu: Là một trong những biến chứng trầm trọng nhất mà bệnh chàm bội nhiễm gây ra. Các vi khuẩn và virus tấn công qua da, đi vào các mạch máu và gây nhiễm khuẩn thể. Nếu bệnh không được can thiệp kịp thời thì sẽ gây suy tim, viêm màng não và thậm chí là tử vong 

Chính vì vậy, khi mắc chàm bội nhiễm, bệnh nhân nên sớm đi khám để được bác sĩ kiểm tra và hỗ trợ điều trị bằng phương pháp phù hợp nhất.

Cách điều trị chàm bội nhiễm hiệu quả

Hiện nay, bệnh chàm bội nhiễm chưa có thuốc đặc trị để điều trị bệnh tận gốc. Các phương pháp chữa bệnh chỉ có thể làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Sau đây là một số biện pháp được áp dụng phổ biến hiện nay:

Thuốc điều trị chàm bội nhiễm Tây y

Sử dụng thuốc Tây y cũng là một trong những phương pháp chữa bệnh chàm bội nhiễm khá hiệu quả. Tùy theo mức độ tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp cho bệnh nhân.

Các loại thuốc chữa chàm bội nhiễm phổ biến thường được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc kháng virus: Một trong những loại thuốc thường được sử dụng nhiều nhất đó là Acyclovir. Thuốc được chỉ định sử dụng trong vòng 72 giờ khi bệnh chàm bội nhiễm khởi phát.
  • Thuốc kháng sinh: Đây là loại thuốc dùng cho người bệnh mắc chàm bội nhiễm do vi khuẩn tấn công. Nhóm thuốc kháng sinh beta-lactam được sử dụng phổ biến nhất.
  • Thuốc kháng histamin: Các loại thuốc thuộc nhóm histamin bao gồm: Cetirizin, Clorpheniramin, Diphenhydramin, Loratadin…. Thuốc có tác dụng giảm ngứa, giảm các tổn thương, viêm nhiễm trên da. 
  • Thuốc giảm đau và hạ sốt: Bệnh chàm bội nhiễm thường đi kèm một số những triệu chứng bao gồm: sốt nhẹ, đau đầu, ớn lạnh. Vì thế, bác sĩ có thể kê toa một số thuốc giảm đau, hạ sốt nhằm giảm các triệu chứng cho người bệnh. 
  • Corticoid: Thuốc này là thuốc kháng viêm, được sử dụng nhằm làm giảm ngứa, dị ứng, đỏ da, sưng đau nặng… Thuốc gây nhiều tác dụng phụ nên cần tuân thủ đúng hướng dẫn và liều lượng do bác sĩ chỉ định. 
Chữa bệnh chàm bội nhiễm bằng thuốc Tây y giúp kiểm soát triệu chứng nhanh chóng
Chữa bệnh chàm bội nhiễm bằng thuốc Tây y giúp kiểm soát triệu chứng nhanh chóng

Bệnh nhân tuyệt đối không tự mua thuốc về uống vì có thể gặp tác dụng phụ hoặc tương tác thuốc nguy hiểm.

Mẹo dân gian chữa bệnh chàm tại nhà

Các mẹo dân gian chữa bệnh chàm tại nhà thường được nhiều người áp dụng vì tính an toàn và hiệu quả mà nó mang lại.

Một số loại thảo dược chữa chàm bội nhiễm hiệu quả thường được sử dụng như:

Lá trầu không

Loại lá này có tính ấm vị cay và có nhiều hoạt chất điều trị bệnh da liễu như chàm bội nhiễm, viêm da cơ địa. Đồng thời, lá trầu không có tác dụng giải cảm, giảm đau đầu và thải độc hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bạn chọn 1 nắm lá trầu không tươi, rửa sạch và vò nát lấy nước.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh, thoa nước lá trầu không để khoảng 15 – 20 phút, rửa lại bằng nước sạch.

Nghệ

Nghệ có chứa hoạt chất curcumin, giúp kháng viêm, diệt khuẩn hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bạn chọn một củ nghệ tươi, rửa sạch và giã nát lấy nước cốt.
  • Vệ sinh sạch sẽ da bị bệnh, thoa nước cốt nghệ lên da.
  • Thực hiện liên tục từ 2 – 3 lần một ngày bệnh sẽ mau chóng thuyên giảm.
Chữa chàm bội nhiễm bằng nghệ là cách dân gian quen thuộc
Chữa chàm bội nhiễm bằng nghệ là cách dân gian quen thuộc

Lá sim

Lá sim cho chứa nhiều hoạt chất có tác dụng tự nhiên có công dụng kháng khuẩn và chống viêm nhiễm hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bạn lựa chọn 2 lá sim tươi, rửa sạch và đun trong nước nóng đến khi hỗn hợp sánh lại.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh và bôi thuốc lên da.
  • Sau 30 phút thì rửa lại với nước và lau khô.
  • Thực hiện đều đặn 2 lần một ngày thì bệnh sẽ giảm đáng kể

Lưu ý: Các mẹo dân gian này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Trước khi áp dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và đảm bảo an toàn.

Bên cạnh đó, người bệnh cần đảm bảo yếu tố vệ sinh để tránh tình trạng viêm nhiễm nặng nề hơn.

Cách chăm sóc, phòng ngừa chàm bội nhiễm

Chàm bội nhiễm là một căn bệnh khá nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì thế, bạn cần có những biện pháp ngăn ngừa bệnh khởi phát cũng như tái phát lại.

Bạn cần lưu ý một số cách chăm sóc và phòng bệnh như sau:

  • Nghỉ ngơi và thư giãn tại nhà trong thời gian điều trị bệnh.
  • Chăm sóc ngay tại nhà đúng cách, luôn vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh chàm.
  • Không chạm, gãi và chà xát lên vùng da bị chàm vì sẽ khiến da bị nhiễm trùng nặng nề hơn.
  • Nên tắm gội hàng ngày để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trên da. Bạn có thể sử dụng nước lá trà xanh để tắm.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng, đồ chua cay nóng hoặc các chất kích thích.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống đủ nước để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. 
  • Không nên dùng nước quá nóng khi tắm hoặc vệ sinh da. Nên tắm bằng nước mát hoặc chườm lạnh lên vùng da bị bệnh. 
  • Sử dụng các loại thuốc bôi, thuốc uống theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không nên thay đổi liều lượng tùy ý.
  • Vệ sinh da sạch sẽ và vệ sinh đúng cách, không được gãi và chà xát lên da. Khi da bị thương, sử dụng nước sát khuẩn để làm sạch da tránh để nhiễm trùng trầm trọng. 
  • Không nên tiếp xúc với các hóa chất độc hại hoặc các tác nhân gây bệnh như phấn hóa, bụi bẩn, lông động vật…. vì sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ và có nguồn gốc từ thiên nhiên. Không nên sử dụng các loại xà phòng hay mỹ phẩm gây kích ứng cho làn da.
Đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám càng sớm càng tốt
Đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám càng sớm càng tốt
  • Bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ da liễu để lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp
  • Xây dựng thói quen ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp. Bổ sung nhiều vitamin để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Thường xuyên thăm khám, để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh da liễu do vi khuẩn và virus gây ra. Tránh để bệnh diễn biến nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Chàm bội nhiễm là một bệnh da liễu khá nguy hiểm. Chính vì thế, nếu phát hiện cơ thể có những triệu chứng bệnh chàm thì đừng chủ quan, hãy đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời để ngăn ngừa bệnh biến chứng trầm trọng hơn. 

Câu hỏi thường gặp
Chàm môi khiến da môi khô, nứt nẻ và bong tróc, ngứa ngáy, đặc biệt là vào mùa đông. Vậy bệnh chàm môi có lây không, có nguy hiểm không? Bài viết sau đây chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc này. Mời bạn đọc tham khảo! Chàm môi là […]
Làn da của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, thường dễ bị tổn thương và gặp phải các vấn đề da liễu. Trong đó, chàm sữa là một tình trạng về da rất thường gặp ở trẻ. Nhiều cha mẹ thắc mắc, không biết chàm sữa có để lại sẹo không và làm thế nào để […]
Bệnh chàm có lây không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Đây là một căn bệnh da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ xuất hiện do hệ miễn dịch còn quá yếu. Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh chàm nhưng họ vẫn […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *