Bệnh Chàm Ướt Có Biểu Hiện Gì? Cách Chữa Trị Ra Sao? (Xem Ngay)
Bệnh chàm ướt nghe có vẻ xa lạ nhưng đã có rất nhiều người gặp phải tình trạng này. Những vùng da bị chàm sẽ xuất hiện mụn có mủ rồi vỡ ra, sau đó khô lại, khiến vùng da trở nên mất thẩm mỹ. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa, bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Bệnh chàm ướt là gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh chàm eczema là bệnh viêm da phổ biến, hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh chàm được chia thành hai hình thái chính gồm chàm khô và chàm ướt.
Chàm khô dễ gặp hơn và chàm ướt thường nói đến bệnh ở mức độ nặng hơn. Chàm khô là những mảng đỏ ở nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể. Chúng phát triển theo nhiều giai đoạn khác nhau với biểu hiện chính là khô và ngứa.
Khác với chàm ướt, chàm khô không có những mụn nước li tin, không bị vỡ rộp nên không có hiện tượng da bị dính hoặc ướt.
Khác với chàm khô, chàm ướt là một trong những hình thái bệnh chàm với biểu hiện các mụn nước li ti trên bề mặt da bị tổn thương.
Các nốt mụn này có thể bị vỡ ra, chảy nước hoặc chảy mủ làm cho bề mặt da bị dính, bị ướt. Bệnh này có thể xảy ra ở nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể, nhưng nhiều nhất là ở bàn tay, ngón tay, cánh tay, bàn chân, ngón chân.
Vậy bệnh chàm ướt có nguy hiểm không? – Chàm ướt là thể nặng của chàm, xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể tay, chân, mặt,…
Ban đầu, bệnh khởi phát ở thời gian ngắn với dấu hiệu mụn nước căng mọng. Khi có hành động chà xát, gãi các nốt mụn này sẽ bị vỡ ra, chảy mủ hoặc máu.
Từ đó, da càng tổn thương nghiêm trọng hơn, thậm chí thói quen giã này có thể gây ra hậu quả bội nhiễm từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh.
Theo các bác sĩ da liễu, các mụn nước thường tồn tại từ 2 – 4 tuần rồi sẽ bị vỡ ra. Tuy nhiên, nếu không có liệu pháp điều trị kịp thời thì các triệu chứng bệnh như ngứa ngáy, khó chịu, da bong tróc sẽ trở nặng hơn.
Đặc biệt, chứng bệnh sẽ tái phát liên tục nhiều lần trong năm gây ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt, công việc hàng ngày. Thậm chí các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu xuất hiện vào buổi tối khiến người bệnh khó ngủ, mất ngủ từ đó làm suy nhược cơ thể.
Nguyên nhân, triệu chứng bệnh chàm ướt
Chàm ướt – một loại chàm, bệnh ngoài da thường gặp ở nhiều đối tượng, nhất là trẻ em dưới 3 tuổi. Hiện nay, cũng như những bệnh ngoài da khác, căn bệnh này vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác.
Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, nó có thể liên quan đến những yếu tố như di truyền, môi trường sống hoặc thời tiết.
- Những người sinh ra trong gia đình có cha mẹ ông bà có tiền sử bị viêm da, hen suyễn sẽ có nguy cơ bị chàm ướt rất cao.
- Đối tượng thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, phấn hóa, lông động vật, hóa chất cũng là nguyên nhân dẫn đến chàm ướt.
- Thời tiết thay đổi đột ngột, nhất là từ nóng chuyển sang lạnh cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh chàm ướt và khiến bệnh lý phát triển nặng hơn.
Dấu hiệu bị bệnh chàm ướt thường biểu hiện ở bên ngoài rất rõ rệt. Do vậy, khi bị bệnh, người bệnh dễ dàng nhận biết chứng bệnh thông qua biểu hiện như:
- Vùng da bị chàm ướt thường xuất hiện các mụn nước li ti. Bề mặt vùng da bị tổn thương có dấu hiệu ướt, dính do có dịch tiết, mủ vỡ ra từ những mụn nước.
- Tình trạng vỡ mụn nước có thể xảy ra khi bề mặt da bị xây xát do gãi hoặc tiếp xúc mạnh với vất thể nào đó.
- Da bị tổn thương có dấu hiệu đóng vẩy sẩn có kèm theo mủ nước.
Chẩn đoán bệnh chàm ướt tương đối khó vì nó có biểu hiện gần giống với những bệnh ngoài da khác. Để biết rõ về bệnh, hãy đến bệnh viên, cơ sở y tế uy tín để được làm một số xét nghiệm (xét nghiệm da, xét nghiệm dịch trong mụn nước) để có kết luận chính xác nhất.
Cách chữa bệnh chàm ướt hiệu quả, lành tính
Điều trị chàm ướt có nhiều cách khác nhau. Người bệnh có thể áp dụng mẹo dân gian hay các liệu pháp Tây y, bài thuốc Đông y để loại bỏ các triệu chứng của chàm ướt.
Chữa chàm ướt bằng các bài thuốc dân gian
Chườm ướt còn có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian trong điều trị. Việc này vừa giúp giảm thiểu các triệu chứng, vừa tiết kiệm chi phí lại khá an toàn.
- Chữa chàm ướt bằng trà xanh
Trong lá trà xanh có nhiều thành phần hóa học như tanin, cafein, Flavonol mang đến khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm vô cùng tốt. Do đó, từ lâu dân gian đã sử dụng trà xanh để chữa bệnh chàm ướt.
Để hạn chế các triệu chứng chàm ướt, người bện chỉ cần lấy 200gr lá trà xanh tươi, rửa sạch, đun với 1.5 lít nước và 1 ít muối. Sau đó, để nước một lúc cho nguội rồi dùng ngâm vùng da bị tổn thương.
- Sử dụng dầu dừa
Theo nghiên cứu, các chất có trong dầu dừa mang đến công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm rất tốt. Do đó, sử dụng dầu dừa chữa chàm ướt sẽ mang lại hiệu quả cao.
Ngoài ra, dầu dừa cũng giúp hấp thụ vitamin, khoáng chất tốt hơn. Dùng tinh chất này chữa chàm ướt sẽ giúp giảm tình trạng nứt nẻ, làm lành vết thương nhanh chóng.
Người bệnh hãy bôi dầu dừa lên vùng da tổn thương mỗi ngày 2 – 3 lần để giảm triệu chứng bệnh.
Ngoài dầu dừa và trà xanh, người bệnh còn có thể dùng lá ổi, trầu không để tắm rửa hàng ngày cũng cho hiệu quả tương tự.
Các bài thuốc dân gian giúp giảm triệu chứng chàm ướt hiệu quả nhưng nó chỉ nên áp dụng đối với trường hợp bệnh nhẹ.
Chữa bệnh chàm ướt bằng Tây y
Thuốc tây y được chỉ định trong điều trị bệnh với mục đích phòng ngừa, kìm hãm sự phát triển bệnh. Hiện nay có nhiều phương pháp trị chàm ướt như:
Dùng thuốc:
Đối với vùng da bị thương tổn do bệnh chàm ướt nên dùng nước muối 1% hoặc dung dịch manganát kali già 0.1% (hay còn gọi là thuốc tím). Hãy lau rửa nhẹ nhàng rồi thoa kem dưỡng da, hồ nước hoặc fluxina… ở bên ngoài.
Ngoài ra, một số loại thuốc khác có thể được bác sĩ chỉ định trong điều trị chàm ướt như:
- Corticosteroid tại chỗ với mục đích giảm đỏ, giảm viêm và ngứa
- Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ nhằm ngăn chặn phản ứng miễn dịch rối loạn chức năng và giảm sưng đỏ và ngứa
- Các chất điều hòa miễn dịch với mục tiêu đáp ứng miễn dịch rối loạn để giảm triệu chứng
- Thuốc kháng sinh với mục đích chống nhiễm trùng.
Liệu pháp bọc ướt
Chữa bệnh chàm ướt cũng có thể áp dụng liệu pháp bọc ướt. Với biện pháp này, bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh dùng corticosteroid tại chỗ hoặc không.
Đây là một kỹ thuật khác có thể giúp làm giảm vết loét các mụn nước.
Bạn có thể thực hiện bằng cách quấn ướt (bao gồm việc bôi thuốc hoặc không) quanh vùng bị ảnh hưởng bởi một lớp gạc ướt, bông hoặc băng.
Sau đó, hãy lấy một lớp băng khô bọc ra bên ngoài. Liệu pháp bọc ướt giúp cải thiện độ ẩm của da bị ảnh hưởng, cải thiện sự xâm nhập của thuốc bôi. Ngoài ra, nó giúp cung cấp một hàng rào vật lý chống trầy xước trên da.
Quang trị liệu chữa chàm ướt
Quang trị liệu là việc sử dụng sóng ánh sáng cực tím hướng vào da để làm giảm tổn thương trên đó. Đây là phương pháp, chiến lược điều trị thứ hai, được khuyến cáo sử dụng sau các phương pháp điều trị khác.
Mục đích của phương pháp này là cải thiện triệu chứng ngoài ra của chàm ướt. Đôi khi, nó giống như một liệu pháp duy trì đối với người bệnh mãn tính.
Biện pháp này cho hiệu quả giảm triệu chứng nhanh nhưng nguy cơ tái phát cao. Do vậy, trước khi quyết định có nên thực hiện hay không, người bệnh nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ.
Đông y trị bệnh chàm ướt
Theo quan niệm Đông y, bệnh chàm hình thành phong nhiệt và thấp nhiệt xâm nhập vào cơ thể lâu ngày dẫn tới hiện tượng uất kết tích tụ độc tố ở tế bào da từ đó làm tổn thương bề mặt da, hình thành các vết chàm.
Để điều trị bệnh lý này, Đông y thường sử dụng các bài thuốc có công năng đào thải phong nhiệt, thấp nhiệt đồng thời tăng cường sức đề kháng cho da.
Người bệnh có thể dùng các bài thuốc khác nhau như thuốc uống trong, cao bôi ngoài để điều trị tận gốc, hạn chế nguy cơ tái phát.
Rất nhiều các thảo dược quý khác nhau được kết hợp để bào chế ra những bài thuốc chữa bệnh. Một trong số đó phải kể đến như lá trầu không, bồ công anh, liên ô-rô,…
Dùng Đông y trị bệnh cho hiệu quả lâu dài, an toàn, lành tính, phù hợp cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, thuốc là thảo dược nên tác dụng chậm, người bệnh cần kiên trì mới có hiệu quả.
Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh chàm ướt
Giữ các triệu chứng bệnh chàm dưới sự kiểm soát có thể giúp giảm nguy cơ bị nhiễm trùng. Bạn có thể giúp ngăn ngừa bệnh chàm ướt bằng cách làm như sau:
- Kem dưỡng ẩm là một trong những nhu cầu cơ bản cho người bệnh, bất kể mức độ nghiêm trọng ra sao. Một số loại thuốc chống viêm có sẵn để chữa bệnh cũng có trong các công thức dưỡng ẩm, có thể giúp cung cấp việc bảo vệ da.
- Tránh gãi dù da có ngứa đến mức nào. Gãi mang theo nguy cơ nhiễm trùng lớn. Nếu cơn ngứa trở nên khó chịu, bạn hãy thử sử dụng một miếng gạc lạnh để giảm ngứa.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm. Không khí khô trong nhà có thể kích hoạt ngứa và bong tróc da. Máy tạo độ ẩm có tác dụng bổ sung độ ẩm cho không khí trong nhà để từ đó bảo vệ làn da khỏi bị khô.
- Giữ ẩm cho da. Các vết nứt và các khu vực mở trên da có thể cung cấp một lối vào dễ dàng cho vi khuẩn. Điều quan trọng là giữ ẩm cho làn da của bạn ít nhất hai lần một ngày. Nên bôi kem dưỡng ẩm khi mới tắm xong.
- Tắm rửa vệ sinh thân thể thường xuyên bằng nước ấm để làm giảm vi khuẩn và loại bỏ da chết. Khi tắm, thay vì chà xát, bạn hãy vỗ nhẹ cho da.
- Tránh xa xà phòng được làm bằng nước hoa hoặc thuốc nhuộm với hàm lượng hóa chất cao.
- Mặc quần áo phù hợp. Chọn quần áo thoáng mát, mịn và làm bằng cotton. Điều này sẽ làm giảm cơ hội gặp phải kích ứng da.
Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh chàm ướt. Đây là tình trạng thường gặp và nó gây ra nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống. Cho nên, cần có biện pháp điều trị và chăm sóc phù hợp để hạn chế triệu chứng và nguy cơ tái phát.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!