Hỏi đáp

Bệnh Chàm Môi Có Lây Không, Có Nguy Hiểm Không, Làm Sao Chữa Trị?

Chàm môi khiến da môi khô, nứt nẻ và bong tróc, ngứa ngáy, đặc biệt là vào mùa đông. Vậy bệnh chàm môi có lây không, có nguy hiểm không? Bài viết sau đây chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc này. Mời bạn đọc tham khảo!

Chàm môi là gì? Dấu hiệu nhận biết?

Chàm môi là một dạng thương tổn ngoài da, gây tổn thương môi và vùng da quanh miệng. Bệnh khiến môi khô, sần sùi và thô ráp do mất cân bằng độ ẩm trên môi.

Vậy chàm môi có nguy hiểm không? – Căn bệnh này KHÔNG NGUY HIỂM, nhưng ảnh hưởng đến ngoại hình, thẩm mỹ của người bệnh. Đáng chú ý, một số trường hợp người bệnh trở thành mãn tính, tình trạng bệnh kéo dài dễ tái phát.

Bệnh chàm môi không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và ngoại hình
Bệnh chàm môi không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và ngoại hình

Người bệnh cần nhận biết dấu hiệu của bệnh để điều trị và không biến chứng nặng hơn. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của từng người, chàm môi có biểu hiện khác nhau.

Thông thường, triệu chứng chàm môi sẽ biểu hiện ở một số biểu hiện như:

  • Môi bị khô, xuất hiện lớp da bong tróc bên trên
  • Bị ngứa, khó chịu ở môi và vùng da xung quanh
  • Môi bị nứt nẻ, chảy máu gây đau cho người bệnh
  • Nổi hạt sần viền môi, xung quanh môi

Nguyên nhân gây chàm môi thường gặp

Tương tự như bệnh chàm ở vùng da khác, chúng ta chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây chàm môi. Theo một số nghiên cứu, bệnh có quan hệ mật thiết với yếu tố dưới đây:

Yếu tố nội sinh

  • Di truyền: Trong  gia đình có người mắc bệnh chàm môi thì tỷ lệ con cái sinh ra bị chàm môi sẽ cao hơn sơ với trẻ khác. Theo thống kê tỷ lệ này lên đến 60%.
  • Căng thẳng: Người bệnh bị căng thẳng stress kéo dài dẫn thay nội tiết và gây nên hiện tượng sưng và khô môi

Ngoài ra người bệnh thay đổi hormone, thiếu chất dinh dưỡng vitamin B, mắc bệnh viêm da dị ứng là nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân bệnh gồm yếu tố nội sinh và ngoại sinh
Nguyên nhân bệnh gồm yếu tố nội sinh và ngoại sinh

Yếu tố ngoại sinh

  • Dị ứng mỹ phẩm, son môi, sữa rửa mặt gây sưng và khô môi
  • Thói quen xấu hay liếm môi khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn
  • Dị ứng với chất gây dị ứng như nước hoa, hóa chất, chất tẩy rửa
  • Thời tiết thay đổi, dị ứng thực phẩm là nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh chàm môi, người bệnh cần nhận biết, phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh.

Bệnh chàm môi có lây không?

Theo bác sĩ chuyên da liễu, tương tự bệnh chàm da khác, chàm môi KHÔNG LÂY từ người này sang cho người khác. Tuy nhiên tình trạng bệnh kéo dài lâu lan sang vùng da khác và tái phát nhiều lần.

Bệnh chàm môi có lây không là câu hỏi thắc mắc của nhiều người bệnh hiện nay
Bệnh chàm môi có lây không là câu hỏi thắc mắc của nhiều người bệnh hiện nay

Bệnh chàm môi phát triển qua giai đoạn:

  • Giai đoạn môi khô: Giai đoạn này người bệnh thường nhầm lẫn với nứt nẻ môi do thay đổi thời tiết. Đây là giai đoạn môi và vùng da quanh môi bị mất độ ẩm, dẫn đến môi bị khô, nứt nẻ, bong tróc da. Người bệnh bị đau rát, khó chịu và gặp khó khăn trong ăn uống, trò chuyện.
  • Giai đoạn mụn nước, lở: Tình trạng môi khô kéo dài, kèm theo thói quen xấu hay liếm môi dẫn đến xuất hiện nổi mụn nước trên môi và vùng da xung quanh. Giai đoạn này kèm theo triệu chứng môi sưng tấy, đau, ngứa khó chịu.

Ở một số ít trường hợp mụn nước bị vỡ ra, dẫn đến tình trạng bội nhiễm.

Biện pháp điều trị bệnh chàm môi

Để điều trị bệnh hiệu quả, không tái phát  và lây lan sang vùng da xung quanh, bạn tham khảo một số cách được nhiều người bệnh sử dụng như:

Sử dụng thuốc Tây điều trị

Sử dụng thuốc Tây điều trị là phương pháp được nhiều người bệnh sử dụng điều trị bệnh chàm môi.

Trường hợp người bệnh nhẹ, sử dụng thuốc bôi ngoài da như:

  • Kem bôi trị chàm môi chứa corticosteroid: Thuốc tác dụng chống viêm, giảm sưng và ngứa trên da. Tuy nhiên thuốc chứ tác dụng phụ, thường được bác sĩ chỉ định trường hợp chàm môi nghiêm trọng và sử dụng trong thời gian ngắn.
  • Kem dưỡng ẩm: Chàm môi khiến môi bị khô, nứt nẻ, đau rát. Sử dụng kem dưỡng ẩm giúp cân bằng độ ẩm cho môi, làm mềm mịn, giảm triệu chứng của bệnh. Người bệnh tham khảo kem dưỡng ẩm như dầu dừa, bơ, mật ong, sản phẩm từ tự nhiên.
Sử dụng kem dưỡng ẩm cải thiện chàm môi
Sử dụng kem dưỡng ẩm cải thiện chàm môi

Với trường hợp chàm môi nặng, người bệnh được bác sỹ kê đơn thuốc uống bên cạnh sử dụng thuốc bôi ngoài da

  • Thuốc kháng histamin: Thuốc ức chế giải phóng histamin, tránh gây tổn thương trên da và giảm triệu chứng của bệnh hiệu quả. Tuy nhiên thuốc có thể gây buồn ngủ.
  • Thuốc kháng sinh: Người bệnh được chỉ định thuốc kháng sinh với trường hợp nghi ngờ viêm nhiễm, bệnh kéo dài lâu ngày không khỏi.
  • Thuốc ức chế calcineurin: Trường hợp người bệnh kháng thuốc chứa corticosteroid, được sử dụng thuốc ức chế calcineurin để thay thế

Lưu ý: Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, không được tự ý sử dụng thuốc

Biện pháp chăm sóc tại nhà

Sử dụng biện pháp chăm sóc tại nhà hỗ trợ cải thiện bệnh và phòng ngừa bệnh chàm môi lây lan sang vùng da khác. Người bệnh tham khảo sử dụng nguyên liệu tự nhiên như:

  • Mật ong: Sử dụng mật ong thoa lên môi, để khô và làm sạch với môi bằng nước ấm. Người bệnh thực hiện thường xuyên, sau khoảng 5-7 cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả. Trong mật ong chứa thành phần kháng viêm, kháng khuẩn và điều trị lở loét do bệnh chàm.
  • Nha đam: Trong nha đam chứa hoạt chất Polysaccharide, Monosaccharide, axit béo chưa bão hòa giúp kháng khuẩn, tiêu viêm và phục hồi tổn thương trên môi. Sử dụng gel nha đam thoa lên môi, để khô và rửa lại bằng nước ấm. Sử dụng 1 lần/ ngày sau khoảng 1 tuần triệu chứng của bệnh được cải thiện.
Sử dụng nha đam điều trị bệnh chàm môi
Sử dụng nha đam điều trị bệnh chàm môi
  • Dầu dừa: Trong dầu dừa chứa hàm lượng axit béo cao, hoạt chất này tác dụng làm dịu, giảm đau, bong tróc trên môi. Ngoài ra axit lauric trong nguyên liệu này ức chế vi nấm phát triển, giảm nguy cơ bị chàm môi bội nhiễm. Sử dụng dầu dừa thoa lên môi và để không tự nhiên sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
  • : Bơ chứa nhiều vitamin E, omega 3 dưỡng ẩm dịu nhẹ triệu chứng do chàm môi.Bạn sử dụng thịt quả bơ được nghiền nát, và đắp lên môi khoảng 10 phút và rửa sạch.

Biện pháp phòng tránh bệnh tái phát

Để hạn chế tình trạng bị chàm môi, người bệnh cần bỏ túi một số lưu ý như sau:

  • Luôn vệ sinh môi sạch sẽ, tránh tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại
  • Bổ sung đầy đủ nước, dưỡng ẩm, tránh không bị khô và nứt nẻ môi
  • Không liếm môi, bởi khiến môi bị khô và nứt nẻ nghiêm trọng hơn
  • Hạn chế thói quen xấu gây hại cho môi như cắn môi, bóc vảy khiến đau xót
  • Hạn chế thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ khiến triệu chứng nghiêm trọng hơn và lây rộng sang vùng da xung quanh.
  • Nhận biết dấu hiệu của bệnh cần đi thăm khám bác sĩ, không nên tự ý sử dụng thuốc
  • Thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống lành mạnh

Bệnh chàm môi nên ăn gì, kiêng gì

Ngoài biện pháp điều trị, chế độ dinh dưỡng là một trong những tố ảnh hưởng đến quá trình và thời gian điều trị bệnh. Nếu người bệnh chế độ ăn uống khoa học, giúp nâng cao sức đề kháng hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng.

Ngược lại thực phẩm không tốt cho sức khỏe khiến bệnh dai dẳng không khỏi, thời gian điều trị bệnh kéo dài.

Do đó khi bị chàm môi người bệnh nên bổ sung và hạn chế những thực phẩm như:

  • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, E, hoạt chất kẽm, rau xanh thực phẩm nhiều omega,… Giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cơ thể, tăng sức đề kháng và điều trị bệnh hiệu quả.
  • Bổ sung đầy đủ 2-2,5l/ cùng cấp độ ẩm cho môi và da, hạn chế tình trạng da bị bong tróc.
Cung cấp đầy đu nước cho cơ thể điều trị bệnh hiệu quả
Cung cấp đầy đu nước cho cơ thể điều trị bệnh hiệu quả
  • Không uống rượu bia, hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích khác
  • Không ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, bởi thực phẩm này khiến tình trạng sưng và bong tróc ở môi nghiêm trọng hơn.
  • Tránh những thực phẩm từng gây dị ứng cho cơ thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn

Bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc bệnh chàm môi có lây không? Bệnh không lây từ người này sang người khác, nhưng lây rộng ra vùng da xung quanh và tái phát nhiều lần. Người bệnh cần nhận biết dấu hiệu và điều trị đúng cách.

Câu hỏi thường gặp
Bệnh chàm có lây không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Đây là một căn bệnh da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ xuất hiện do hệ miễn dịch còn quá yếu. Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh chàm nhưng họ vẫn […]
Chàm môi khiến da môi khô, nứt nẻ và bong tróc, ngứa ngáy, đặc biệt là vào mùa đông. Vậy bệnh chàm môi có lây không, có nguy hiểm không? Bài viết sau đây chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc này. Mời bạn đọc tham khảo! Chàm môi là […]
Làn da của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, thường dễ bị tổn thương và gặp phải các vấn đề da liễu. Trong đó, chàm sữa là một tình trạng về da rất thường gặp ở trẻ. Nhiều cha mẹ thắc mắc, không biết chàm sữa có để lại sẹo không và làm thế nào để […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *