Chàm Sữa Có Để Lại Sẹo Không? Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa Cho Bé
Làn da của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, thường dễ bị tổn thương và gặp phải các vấn đề da liễu. Trong đó, chàm sữa là một tình trạng về da rất thường gặp ở trẻ. Nhiều cha mẹ thắc mắc, không biết chàm sữa có để lại sẹo không và làm thế nào để phòng ngừa cũng như điều trị triệu chứng này cho trẻ.
Chàm sữa có để lại sẹo không?
Chàm sữa có để lại sẹo không là vấn đề mà các bậc cha mẹ hết sức quan tâm khi em bé không may gặp phải tình trạng này. Chàm sữa là một dạng của bệnh viêm da cơ địa, xuất hiện ở trẻ nhỏ – thường là trẻ dưới 2 tuổi. Đây không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm, không có khả năng lây lan. Tuy vậy, bệnh rất dễ tái phát khi không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách.
Khi bị chàm sữa, làn da của trẻ sẽ bị nổi mụn, nổi mẩn đỏ, bong tróc, ngứa rát. Lúc này, trẻ thường có xu hướng cài, gãi, dụi mặt vào gối để giảm ngứa khiến các mụn nước bị vỡ ra. Một số ít trường hợp các mụn nước vỡ ra bị nhiễm trùng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và làn da của bé.
Các triệu chứng thường gặp ở trẻ khi bị chàm sữa là:
- Vùng da bị chàm sữa ở trẻ bị ửng đỏ, thường xuất hiện ở hai bên má, chân, tay và ở cổ.
- Những mảng ban màu hồng này thường xuất hiện các nốt mụn nước nhỏ li ti.
- Trong vòng 1 đến 2 ngày, những nốt mụn này có thể vỡ ra, khô lại và đóng thành vảy.
- Các triệu chứng thường xuất hiện lặp đi lặp lại theo chu kỳ.
- Trẻ thường có cảm giác ăn không ngon, ngủ không yên giấc.
Trên thực tế, việc chàm sữa có để lại sẹo hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, việc điều trị, chăm sóc cho trẻ đóng vai trò rất quan trọng. Khi ba mẹ biết cách phòng ngừa và điều trị đúng, chàm sữa sẽ không để lại sẹo trên da bé.
Ngược lại, nếu ba mẹ không biết cách điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ để lại sẹo. Một số loại sẹo có thể gặp phải do bị chàm sữa ở trẻ là:
- Sẹo rỗ: Đây là loại sẹo hình thành do những nốt mụn li ti. Ở trẻ bị chàm sữa, các nốt mụn nước sẽ mọc thành đám dày gây ngứa, khi trẻ gãi, cào xước khiến các nốt mụn này vỡ ra, trầy xước và gây nhiễm trùng dẫn đến sẹo rỗ.
- Sẹo thâm: Tình trạng này dễ gặp phải ở những trẻ bị chàm mãn tính. Lúc này, bệnh thường xuyên tái phát nhiều lần ở cùng một vị trí khiến da bị sẫm màu hơn gây sẹo thâm.
- Sẹo lồi: Sẹo lồi rất khó điều trị, xuất hiện do không kiêng cữ đúng cách cũng như do chế độ ăn uống không khoa học.
Các cách trị chàm sữa hiệu quả, an toàn, hạn chế sẹo
Các triệu chứng của chàm sữa chỉ xuất hiện khi trẻ dưới 3 tuổi. Sau tuổi lên 3, các triệu chứng chàm sữa sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, ở giai đoạn bệnh bùng phát, cha mẹ vẫn cần lưu ý và lựa chọn các biện pháp điều trị phù hợp cho con để tránh để lại sẹo cũng như giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu cho bé.
Trong số các phương pháp điều trị, việc sử dụng thuốc trị chàm sữa cho bé thường không được khuyến khích. Da của bé lúc này đang rất nhạy cảm, nếu sử dụng thuốc chữa chàm sữa không đúng cách không những không làm giảm triệu chứng mà có thể khiến bé phải gặp phải những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc đối với trẻ hoàn toàn phải dựa vào chỉ định của bác sĩ. Các bậc cha mẹ tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc cho con. Để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do chàm sữa, ba mẹ có thể áp dụng cách điều trị sau:
Dùng nguyên liệu tự nhiên cải thiện chàm sữa tại nhà
Những nguyên liệu tự nhiên lành tính có thể được dùng để trị chàm sữa cho bé rất tốt mà không gây ra tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Do vậy, phương pháp cách trị chàm theo dân gian này đã được rất nhiều người áp dụng:
- Dùng lá ổi trị chàm sữa: Dùng lá ổi là mẹo dân gian đã được áp dụng từ rất lâu đời, giúp làm sạch da cho bé, giảm cảm giác ngứa ngáy và sát khuẩn rất tốt. Bạn lấy vài lá ổi tươi, rửa sạch, vớt để ráo sau đó đun sôi với nước khoảng 5 phút. Khi nước lá ổi đã nguội bớt, cha mẹ dùng khăn bông mềm để thấm nước sau đó bôi lên da bị chàm. Nên sử dụng nước lá ổi hàng ngày để làm sạch da, mang lại cảm giác dễ chịu cho bé.
- Sử dụng lá sim: Việc sử dụng lá sim để trị chàm sữa cho bé cũng mang lại hiệu quả rất tích cực, đặc biệt đối với việc ngăn ngừa hình thành sẹo. Trong lá sim có tính đắng, có tác dụng làm lành vết thương, khử trùng các nốt mụn chàm sữa rất hiệu quả. Cách thực hiện: Lấy lá sim tươi, rửa sạch và đun sôi với nước thật sau cho đến khi nước đặc lại thành dạng cao. Mỗi ngày, mẹ có thể dùng cao lá sim để thoa một lớp mỏng lên vùng da bị chàm của bé. Phương pháp này vừa giúp bé làm sạch da nhanh chóng, vừa ngăn ngừa sẹo.
Hạn chế chàm sữa để lại sẹo bằng cách dùng bài thuốc Đông y
Các bài thuốc Đông y với dược tính vừa phải sẽ đảm bảo an toàn cho bé và góp phần điều trị chàm sữa rất tốt. Tuy nhiên, khi áp dụng các bài thuốc này, ba mẹ cũng cần tham khảo ý kiến của các lương y để có hiệu quả tốt hơn và độ an toàn cao hơn.
Các bài thuốc Đông y trị chàm sữa có thể dùng cho bé là:
- Bài thuốc số 1: Đây là bài thuốc áp dụng cho bé bị chàm có triệu chứng nổi mụn nước, ngứa ngáy và lở loét ngoài da. Nguyên liệu gồm ké đầu ngựa, thổ phục linh, kim ngân hoa, kinh giới, cam thảo đất, sài đất, bồ công anh, mỗi loại sử dụng 20gr. Cho các nguyên liệu này vào ấm để sắc cùng với 1 lít nước. Sắc thuốc cho đến khi cô lại còn 300ml thì tắt bếp, để nguội và cho bé uống nhiều lần trong ngày.
- Bài thuốc số 2: Nguyên liệu gồm 4gr bạc hà, 8gr các loại bạch tiễn bì, phục linh, thương truật, 12gr các loại khổ sâm, ngưu bàng tử, hoàng bá, mộc thông, hoàng liên… Cho các nguyên liệu nêu trên vào ấm để sắc lấy thuốc và cho trẻ uống hàng ngày.
Lưu ý chăm sóc và phòng ngừa chàm sữa ở trẻ nhỏ
Để giảm thiểu nguy cơ bị chàm sữa cũng như những ảnh hưởng của bệnh lý này đến sức khỏe và làn da của bé, các bậc cha mẹ nên chú ý áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau đây:
- Ba mẹ cần thường xuyên cắt móng tay, móng chân cho bé để hạn chế việc bé gãi, cào lên các vết chàm. Đối với bé sơ sinh, có thể đeo bao tay mền cho bé để tránh làm tổn thương da.
- Cần đảm bảo vệ sinh môi trường sống cho bé thật sạch sẽ, nhất là khu vực phòng ngủ và khu vui chơi cho bé. Đây là biện pháp giúp trẻ tránh được tác nhân gây dị ứng, giúp phòng ngừa chàm sữa rất hiệu quả.
- Cần cẩn trọng khi cho bé ăn các thực phẩm có thể gây kích ứng da như hải sản, đậu nành.
- Luôn mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, thoáng khí tốt cho bé để bé có cảm giác dễ chịu cũng như tốt cho da.
- Cần bổ sung kết hợp đầy đủ các loại dưỡng chất cho trẻ, tăng cường khoáng chất cũng như vitamin để bé có thể phục hồi làn da nhanh chóng hơn.
- Trong giai đoạn bé bị chàm sữa, nên tăng cường cho bé ăn thịt gà, thịt lợn, các loại rau xanh và hoa quả.
- Các bé nên được duy trì bú sữa mẹ lâu nhất có thể để tăng miễn dịch.
Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc chàm sữa có để lại sẹo không? Tình trạng này gây tổn thương da và hoàn toàn có thể để lại sẹo nếu ba mẹ không biết cách điều trị đúng. Do vậy, ba mẹ cần hết sức chú ý đến các dấu hiệu ngoài da của con để giúp con điều trị kịp thời.
XEM THÊM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!