Bệnh học

Ghẻ Chàm Hóa Là Gì? Bệnh Có Nguy Hiểm Không? Làm Sao Chữa Trị?

Ghẻ chàm hóa là một bệnh da liễu với nhiều triệu chứng nặng hơn bệnh ghẻ bình thường. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó gây ra nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti. Cùng đọc bài viết sau để tìm ra nguyên nhân cũng như cách chữa trị bệnh lý này.

Ghẻ chàm hóa là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh

Ghẻ chàm hóa là một dạng biến chứng, diễn tiến nặng hơn của bệnh ghẻ thông thường. Nguyên nhân chính gây bệnh là do ghẻ cái (tên khoa học là Sarcoptes scabiei) hoạt động và gây bệnh trên da. 

Hình ảnh làm tổ và gây bệnh của ghẻ chàm hóa
Hình ảnh làm tổ và gây bệnh của ghẻ chàm hóa

Quá trình sinh trưởng và gây bệnh của cái ghẻ trên vùng da diễn ra như sau:

  • Ghẻ cái đào hầm ở ngay lớp thượng bì, đẻ trứng ở đó (khoảng 3 trứng mỗi ngày)
  • Sau 3-4 ngày, trứng nở và bắt đầu xuất hiện các biểu hiện ngoài da do ấu trùng đào sâu vào lớp da
  • Thời gian tiếp đó (3-4 ngày), cái ghẻ lột xác và trưởng thành
  • Tiếp tục lặp lại quá trình giao phối, đẻ trứng mới, khiến bệnh diễn tiến nặng hơn

Bệnh ghẻ thường gặp chủ yếu vào mùa hè, tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Triệu chứng ghẻ thường xuất hiện ở các vị trí có nếp gấp, kẽ chân, kẽ tay hoặc những vùng da mỏng.

Các vết mẩn ngứa ngoài da, kèm theo mụn nước và có tình trạng đóng vảy thậm chí tạo thành từng mảng gây mất thẩm mỹ ngoài da.

Dấu hiệu bệnh ghẻ chàm hóa và các đối tượng thường gặp

Ghẻ chàm hóa có thể coi là tình trạng diễn tiến nặng hơn của bệnh ghẻ thông thường, do đó cần sớm thăm khám, phát hiện triệu chứng và điều trị kịp thời.

Thông thường, các triệu chứng thường xuất hiện trên da và kéo dài từ 4-6 tuần với các đặc trưng như sau:

  • Ngứa dữ dội ở vùng da bị ghẻ khiến người bệnh muốn gãi. Càng gãi càng ngứa và gây trợt loét ngoài da, hình thành nhiều tổn thương, xước da
  • Vết ghẻ xuất hiện ở vùng da có nếp gấp, kín và thường bị ứ đọng mồ hôi như: cổ tay, khủy tay, kẽ chân, kẽ tay, thắt lưng,…
  • Xuất hiện mụn nước ở vùng bị ghẻ. Mụn nước nhỏ, mọc liên tiếp cạnh nhau tạo độ sần sùi ngoài da
  • Mụn nước dễ vỡ tạo thành ổ loét và tiếp tục hình thành mụn nước mới. Quy trình này có thể lặp lại vài lần khiến bạn bị bệnh chàm Eczema.
Bệnh thường xuất hiện ở các vị trí có nhiều nếp gấp
Bệnh thường xuất hiện ở các vị trí có nhiều nếp gấp
  • Da đóng vảy (tình trạng chàm hóa), sẫm màu hơn các vùng da bình thường xung quanh. Vảy xuất hiện từng mảng nhỏ hoặc mảng lớn gây mất thẩm mỹ
  • Sờ vào vùng da bị ghẻ thấy cứng, dày cộm hơn hẳn so với những khu vực khác

Các triệu chứng ngoài da của ghẻ chàm hóa tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ làn da của người bệnh. Tình trạng này gây tác động tiêu cực đến tinh thần khiến người bệnh tự ti khi giao tiếp với người khác.

Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là:

  • Người có tiền sử mắc bệnh ngoài da (viêm da cơ địa, viêm da dị ứng,….), sức đề kháng của làn da yếu
  • Người sống trong môi trường ẩm thấp, chật chội, không đảm bảo vệ sinh trong sinh hoạt
  • Người có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc bệnh lý nền gây suy giảm miễn dịch
  • Người vệ sinh kém và không thường xuyên, tạo điều kiện phát triển của cái ghẻ
  • Người có tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh 

Ghẻ chàm hóa có lây không? Có chữa được không?

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ghẻ chàm hóa được coi là một bệnh CÓ THỂ LÂY NHIỄM từ người sang người theo các con đường:

  • Tiếp xúc trực tiếp: Động chạm da kề da trong quá trình chăm sóc người bệnh 
  • Tiếp xúc gián tiếp: Lây lan do dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như chăn màn, gối đầu, khăn lau,….

Bệnh này chủ yếu gây ra các biểu hiện khó chịu ngoài da nhưng có thể kiểm soát và điều trị dứt điểm hoàn toàn. Người bệnh không nên quá lo lắng nếu có các triệu chứng trên da mà cần đi khám sớm và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh nếu diễn tiến sang mãn tính sẽ gây nhiều biểu hiện ngứa ngáy bùng phát dữ dội, gây thương tổn và viêm loét sâu rộng trên da. Điều trị bệnh sớm cũng là biện pháp ngăn ngừa di chứng như sẹo thâm, da đổi màu, da khô ráp,….

Ghẻ chàm hóa và cách điều trị hiệu quả

Thăm khám ghẻ chàm hóa tại cơ sở điều trị da liễu là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa các biến chứng ngoài da.

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng cùng với các xét nghiệm soi da, trích da xác định nguyên nhân, đánh giá thương tổn ngoài da,…bác sĩ có thể chỉ định phương án xử lý cho phù hợp.

Tùy mức độ và thể trạng, người bệnh có thể lựa chọn một trong các phương pháp sau đây:

Điều trị ghẻ chàm hóa bằng Tây y

Trong điều trị bệnh ghẻ, bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc bôi ngoài da có chứa hoạt chất tiêu diệt được một số vi khuẩn, vi nấm gây bệnh ngoài da.

Kết hợp điều trị bằng thuốc, người bệnh cũng cần chủ động phòng ngừa và ngăn chặn lây bệnh cho người khác

Các dạng thuốc bôi, dạng kem dưỡng dùng ngoài da thường được chỉ định như sau:

  • Kem bôi Permethrin: Dùng ngoài da cho cả đối tượng trẻ em (trên 2 tuổi), phụ nữ có thai và đang nuôi con nhỏ. Thuốc có tác dụng tiêu diệt trứng ghẻ, ngăn cản sự hình thành của cái ghẻ từ những giai đoạn đầu
Dùng kem bôi trị ghẻ chàm hóa hiệu quả
Dùng kem bôi trị ghẻ chàm hóa hiệu quả
  • Thuốc mỡ Crotamiton: Thuốc chứa các hoạt chất giảm ngứa mạnh, cải thiện triệu chứng ngứa ngáy lan rộng ngoài da. Lưu ý không sử dụng cho vùng da gần mắt, mũi, miệng, bộ phận sinh dục,…
  • Thuốc đặc trị ghẻ Eurax: Dạng thuốc bôi dùng ngoài cho các vị trí mẩn ngứa. Có thể dùng cho cả những vùng da có vết thương hở, vết loét có chảy dịch và bị vỡ mụn nước
  • Lotion Benzyl benzoat: Điều trị trong các trường hợp có chấy rận và cái ghẻ gây bệnh ngoài da. Thuốc trị bệnh theo cơ chế tác động lên hệ thần kinh. Lưu ý, không để da khô ráp khi bôi thuốc, nên làm ẩm trước với nước và thấm khô bằng khăn.
  • Thuốc chứa lưu huỳnh: Thuốc thường được chỉ định cho các bệnh ngoài da, đặc biệt là viêm da tiết bã (gây mụn) và ghẻ. Thuốc ở dạng lỏng (dạng hỗn dịch) nên người bệnh lưu ý lắc đều trước khi lấy thuốc thoa lên vết thương tổn.

Các nhóm thuốc bôi ngoài da có khả năng cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu ngoài da. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loại thuốc Tây y khác, nhóm thuốc dùng ngoài da này cũng có thể gây tác dụng phụ khi người bệnh dùng sai chỉ định. 

Người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình điều trị.

Nếu trong khi dùng thuốc, các vết thương tổn trên da diễn tiến nặng, bị kích ứng nặng hơn, cần ngưng thuốc ngay và thông báo với bác sĩ

Sử dụng Đông y trong điều trị ghẻ chàm hóa

Ghẻ chàm hóa là bệnh lý mãn tính, quá trình điều trị cần nhiều thời gian và kiên trì trong quá trình điều trị. Thay vì dùng thuốc bôi ngoài da, người bệnh có thể lựa chọn điều trị bằng Đông y.

Nguyên tắc của Đông y là điều trị từ căn nguyên gây bệnh để các hoạt chất của bài thuốc thấm từ từ vào cơ thể, tiêu diệt hoàn toàn nhóm vi khuẩn gây bệnh (cái ghẻ)

Chữa ghẻ chàm hóa bằng phương pháp Đông y
Chữa ghẻ chàm hóa bằng phương pháp Đông y

Hiệu quả của mỗi bài thuốc đến từ sự kết hợp của rất nhiều vị thuốc khác nhau. Do đó, người bệnh không được tự ý thay đổi hoặc thêm bớt bất kỳ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ. 

  • Bài thuốc 1: Thành phần anh bì; sài hồ; cát cánh; phát tốc; phục linh; độc hoạt; xuyên khung; cam thảo; phòng phong; kinh giới; liên kiều; sinh khương với hàm lượng theo chỉ định của bác sĩ. Sắc thuốc uống hàng ngày kết hợp với các biện pháp phòng ngừa khác nâng cao hiệu quả
  • Bài thuốc 2: Sử dụng phần thân rễ của cây thàn mát, rửa sạch, đun lấy nước, rửa các vết ghẻ ngoài da. 

Hiệu quả của Đông y còn tùy thuộc vào cơ địa người bệnh và sự phù hợp với bài thuốc. Tốt nhất người bệnh nên đi khám tại các cơ sở đông y để được gia giảm và điều chỉnh bài thuốc phù hợp. 

Chữa ghẻ chàm hóa tại nhà bằng các mẹo dân gian

Với tình trạng ghẻ chàm hóa thể nhẹ, mức độ chưa nghiêm trọng, người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian điều trị triệu chứng. Cần lưu ý đây chỉ là những bài thuốc truyền miệng trong dân gian, hiệu quả còn tùy thuộc vào sự phù hợp với bài thuốc của mỗi người.

Với các thể bệnh nặng, người bệnh chỉ nên sử dụng bài thuốc này giống như các biện pháp hỗ trợ, cải thiện triệu chứng

  • Bài thuốc trị ghẻ bằng nước muối: Nước muối có tính sát khuẩn, sát trùng tương đối tốt cho các bệnh ngoài da hoặc vệ sinh ổ viêm nhiễm đường hô hấp. Người bệnh chỉ cần hòa 1-2 nắm muối hạt vào nước tắm, ngâm mình từ 5-10 phút, dội nước muối lên vùng da bị ghẻ khi tắm để cải thiện bệnh
Tắm nước muối trị ghẻ
Tắm nước muối trị ghẻ
  • Trị ghẻ với lá đào: Trong thành phần lá đào chứa nhóm hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn, thường dùng trong các chứng mẩn ngứa, mụn nhọt ngoài da. Người bệnh có thể đun nước lá đào để tắm.
  • Mẹo trị bệnh với lá ba chạc: Lá ba chạc có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm, sử dụng được cho các chứng ghẻ, ghẻ chàm hóa, ghẻ nước,…Tương tự như hai bài thuốc trên, người bệnh dùng lá ba chạc đun lấy nước tắm mỗi ngày để cải thiện bệnh

Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả?

Ghẻ chàm hóa không nguy hiểm nhưng các triệu chứng của bệnh gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến ngoại hình của người bệnh. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa là điều cần thiết để ngăn chặn bệnh cũng như những rủi ro mà bệnh có thể gây ra

  • Giữ vệ sinh cá nhân, tắm rửa và thay quần áo hàng ngày, đặc biệt là vùng da bị ghẻ chàm hóa
  • Hạn chế gãi, cố gắng kiểm soát và tìm cách khác cải thiện tình trạng ngứa ngáy
  • Hạn chế dùng mỹ phẩm, chất làm sạch (sữa tắm, sữa rửa mặt,…) ở vùng da có thương tổn
  • Có thể dùng một số loại kem dưỡng ẩm lành tính (gel lô hội,…) hàng ngày, cung cấp độ ẩm tự nhiên cho da, giảm sự chàm hóa
Tắm rửa hàng ngày cải thiện bệnh hiệu quả
Tắm rửa hàng ngày cải thiện bệnh hiệu quả
  • Vệ sinh môi trường sống, dụng cụ cá nhân như chăn gối, ga giường,…
  • Không nằm chung và hạn chế tiếp xúc gần với người có biểu hiện của bệnh ghẻ
  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, hạn chế nhóm thực phẩm có thể gây kích ứng vết ngứa
  • Đi khám và điều trị sớm, thực hiện các biện pháp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh

Ghẻ chàm hóa là tình trạng diễn tiến nặng hơn của ghẻ thông thường, cần được xử lý theo phác đồ và kiên trì điều trị để thấy được hiệu quả. Chủ động giữ vệ sinh cơ thể và vùng da có thương tổn là cách hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ngoài da nhanh nhất.

Câu hỏi thường gặp
Chàm môi khiến da môi khô, nứt nẻ và bong tróc, ngứa ngáy, đặc biệt là vào mùa đông. Vậy bệnh chàm môi có lây không, có nguy hiểm không? Bài viết sau đây chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc này. Mời bạn đọc tham khảo! Chàm môi là […]
Bệnh chàm có lây không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Đây là một căn bệnh da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ xuất hiện do hệ miễn dịch còn quá yếu. Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh chàm nhưng họ vẫn […]
Làn da của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, thường dễ bị tổn thương và gặp phải các vấn đề da liễu. Trong đó, chàm sữa là một tình trạng về da rất thường gặp ở trẻ. Nhiều cha mẹ thắc mắc, không biết chàm sữa có để lại sẹo không và làm thế nào để […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *