Bệnh học

Bệnh Chàm Da Đầu Do Nguyên Nhân Nào? Làm Sao Để Chữa Trị?

Bệnh chàm da đầu gây ra những tổn thương ở khu vực da đầu, triệu chứng điển hình nhất là những vùng da đỏ, ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người thường nhầm với bệnh nấm da đầu nên không có phương pháp điều trị đúng đắn, khiến bệnh khó chữa hơn. Dưới đây là thông tin về nguyên nhân, cách chữa trị hiệu quả nhất người bệnh có thể tham khảo.

Chàm da đầu là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh chàm da đầu (Scalp eczema) là bệnh lý mãn tính về da, bệnh gây tình trạng da đỏ, tiết nhiều dầu, vảy bong tróc và gây ngứa khó chịu ở vùng da đầu.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh là xuất hiện mảng da bong tróc, sưng tấy ở da đầu. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy ngứa, khó chịu.

Ở một số trường hợp bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày đến vài tuần khi được điều trị kết hợp biện pháp chăm sóc tại nhà.

Bệnh chàm da đầu là gây tổn thương, sưng đỏ, bong tróc vảy trên da đầu
Bệnh chàm da đầu là gây tổn thương, sưng đỏ, bong tróc vảy trên da đầu

Tuy nhiên, nhiều trường hợp người bệnh để tình trạng bệnh kéo dài, không điều trị gây khó chịu ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý của người bệnh. Bệnh tái phát thường xuyên khi gặp yếu tố thuận lợi.

Theo chuyên da liễu, bệnh chàm da đầu không nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu người bệnh chủ quan, để bệnh kéo dài có thể gây biến chứng như:

  • Gây rụng tóc, hói đầu do kháng nguyên và thành phần trung gian khác phòng thích da đầu gây tổn thương nang lông tóc
  • Gây bội nhiễm và nhiễm trùng do vi khuẩn, virus phát triển gây nên bệnh chàm và kích hoạt bội nhiễm. Tình trạng bội nhiễm gây sưng và viêm nhiễm trên da.
  • Cơ thể mệt mỏi, đau nhức, có thể gây sốt và ảnh hưởng đến ngoại hình thẩm mỹ, ảnh hưởng tâm lý khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp và cuộc sống.

Như vậy, bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng triệu chứng khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng cuộc sống. Tình trạng bệnh kéo dài biến chứng nghiêm trọng gây bội nhiễm, nhiễm trùng.

Triệu chứng nhận biết chàm da đầu

Khác với bệnh lý ngoài da khác, phụ thuộc vào độ tuổi và giai đoạn phát triển, dấu hiệu chàm da đầu có sự khác nhau.

Dấu hiệu chàm da đầu ở trẻ nhỏ

Bệnh chàm da đầu ở trẻ nhỏ trong dân gian thường gọi là “cứt trâu”, thường xảy ra ở trẻ từ 0-3 tháng tuổi. Được biết, căn bệnh thường tự khỏi sau 3 tháng tuổi, gần như không gây ngứa, khó chịu ở trẻ.

Triệu chứng chàm da đầu điển hình:

  • Vùng da đầu của trẻ xuất hiện tình trạng bị đỏ, mảng da màu nâu vàng
  • Kích thước đa dạng có thể xuất hiện thành từng đốm hoặc mảng

Dấu hiệu nhận biết ở người lớn

  • Vùng da đầu xuất hiện đốm, mảng da bị đỏ
  • Da đầu bị bài tiết dầu thừa, xuất hiện vảy bong với nhiều kích thước khác nhau.
  • Tình trạng da đầu bị bít rết,
  • Cảm giác ngứa, nóng rát khó chịu đặc biệt là khi trời nóng và da dầu bị đổ nhiều dầu
  • Ở nhiều trường hợp, người bệnh gãi, chà xát khiến da bị tổn thương dạng lichen hóa, da dày sừng, nứt nẻ và viêm nhiễm
  • Dấu hiệu bệnh chàm không chỉ xuất hiện ở vùng da đầu, bệnh ảnh hưởng đến vùng da ở viền tóc. Xuất hiện vùng da bị tổn thương có hình dạng khác nhau, có ranh giới rõ ràng với vùng da xung quanh.
Bệnh xuất hiện vảy, ngứa, khó chịu cho người bệnh
Bệnh xuất hiện vảy, ngứa, khó chịu cho người bệnh

Khi nhận biết dấu hiệu của bệnh, người bệnh cần điều trị, không được chủ quan. Bệnh kéo dài và dẫn đến biến chứng nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân gây bệnh chàm da đầu

Hiện nay chưa xác định cơ chế gây bệnh chàm da đầu, tuy nhiên theo một số nghiên cứu bệnh có mối quan hệ mật thiết với một số yếu tố dưới đây:

  • Yếu tố di truyền: Khi có một gen biến đổi trong các protein tạo nên cấu trúc da và di truyền gây nên bệnh chàm. Nên trong gia đình có tiền sử mắc bệnh chàm hoặc bệnh lý ngoài da khác, tỷ lệ con sinh ra mắc bệnh cao hơn.
  • Rối loạn hoạt động tuyến bã nhờn: Người bệnh bị rối loạn tuyến bã nhờn khiến bài tiết dầu thừa quá mức, dẫn đến bít tắc lỗ chân lông và tọa điều kiện thuận lợi cho vi nấm, vi khuẩn phát triển.
  • Dị ứng: Người bệnh bị dị ứng khi thời tiết thay đổi, dị ứng thực phẩm, phấn hoa, dầu gội, mỹ phẩm,… là một trong những nguyên nhân gây triệu chứng bệnh chàm da đầu
  • Stress: Ở một trường hợp người bệnh bị stress, căng thẳng kéo dài, dẫn đến phản ứng dẫn đến chàm da đầu và bệnh ngoài da khác.

Ngoài ra còn do một số yếu tố khác như:

  • Người bệnh búi tóc quá chặt, thói quen xấu hay gãi và chà xát  da đầu gây viêm nhiễm
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, thường xuyên sử dụng chất kích thích, uống rượu bia
  • Người bệnh tiền sử bệnh lý ảnh hưởng đến hệ miễn dịch cơ thể như tiểu đường, tăng huyết áp,…
  • Người bệnh mắc bệnh da liễu mãn khác như vảy nến, nổi mụn,…
  • Nhiều nguyên nhân gây bệnh, cần xác định nguyên nhân và phòng tránh bệnh và điều trị bệnh hiệu quả.

Các cách trị chàm da đầu hiệu quả an toàn

Bệnh chàm da dầu là bệnh lý mãn tính về da, bệnh kéo dài về dễ tái phát nếu không được điều trị sớm và đúng cách. Có nhiều phương pháp được sử dụng phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của từng người.

Điều trị bằng Tây y

Sử dụng thuốc Tây để điều trị là phương pháp được nhiều người bệnh sử dụng, giúp cải thiện nhanh triệu chứng. Khi có dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi thăm khám để bác sĩ chẩn đoán.

Thông thường, bệnh chàm da đầu bác sĩ sẽ sinh thiết vảy bong tróc nhằm xác định nguyên nhân loại trừ khả năng mắc bệnh da liễu khác. Và không yêu cầu thực hiện bất kỳ xét nghiệm nào.

Sau đó bác sĩ kê đơn thuốc bôi ngoài da và thuốc uống điều trị.

  • Thuốc bôi ngoài da: Người bệnh sử dụng thuốc bôi ngoài da chứa betamethasone, mometasone, fluocinolone acetonide,…  hạn chế lây lan vùng da bị thương và giảm cảm giác ngứa, khó chịu. Ban đầu nên sử dụng thuốc liều lượng nhẹ, sau đó tăng dần theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc kháng histamin: Với trường hợp người bệnh bị dị ứng thực phẩm, thuốc tác dụng ức chế giải phóng histamin, và cải thiện triệu chứng của bệnh chàm da đầu. Tuy nhiên thuốc có thể gây tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt,…
  • Thuốc kháng sinh: Người bệnh bị chàm da dầu có dấu hiệu nhiễm trùng thường được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh làm giảm viêm nhiễm, ngứa và khó chịu trên da.
  • Thuốc chống nấm đường uống: Với trường hợp bác sĩ nghi ngờ bị chàm da đầu do vi nấm được bác sĩ kê đơn thuốc chứa fluconazole
Thuốc chữa chàm da đầu chứa fluconazole
Thuốc chữa chàm da đầu chứa fluconazole
  • Thuốc steroid đường uống: Người bệnh bị viêm chàm da đầu quá nghiêm trọng, bệnh kéo dài được bác sĩ kê đơn thuốc Thuốc steroid đường uống tác dụng giảm ngứa, bong tróc da và triệu chứng đi kèm.
  • Thuốc ức chế hệ miễn dịch: Bạn có thể sử dụng thuốc  Tacrolimus hoặc Pimecrolimus để ức chế hoạt động quá mẫn của hệ miễn dịch. Thường được sử dụng khi người bệnh không đáp ứng thuốc steroid đường uống. Và chống chỉ định sử dụng với trẻ em dưới 2 tuổi.

Sử dụng thuốc Tây giúp điều trị nhanh triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên thuốc chứa tác dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Trong quá trình sử dụng không tự ý ngưng sử dụng, sử dụng ngắt quãng.

Sử dụng dầu gội trị bệnh chàm da đầu

Một trong những nguyên nhân gây chàm da dầu là người bệnh bị kích ứng dầu gội. Nên khi bị bệnh chàm da đầu, người bệnh sử tham khảo loại dầu gội dịu nhẹ được chuyên gia khuyên dùng như:

  • Dầu gội chứa axit salicylic

Sử dụng dầu gội chứa salicylic tác dụng làm bong mảng da sắp bị bong tróc và làm sạch vảy trên da đầu. Tuy nhiên sản phẩm này có thể gây kích ứng da.

Trong quá trình sử dụng bị ngứa, sưng tấy mảng da đầu nên ngưng sử dụng và đến cơ sở y tế để điều trị, tư vấn sử dụng dầu gội khác. Nên sử dụng dầu gội chứa hàm lượng axit salicylic ở mức 1,8 – 3% để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

  • Dầu gội đầu chứa kẽm pyridine

Dầu gội chứa kẽm pyridine tác dụng giảm tốc độ sản xuất tế bào da, hình thành vảy và bong tróc trên da. Bạn nên sử dụng dầu gội chứa hàm kẽm pyridine 1-2% và sử dụng 2-3 lần/ tuần.

Tương như dầu gội chứa axit salicylic sản phẩm có thể gây kích ứng trên da.

Sử dụng dầu gội chứa thành phần hư selen sunfit, axit salicylic,...
Sử dụng dầu gội chứa thành phần hư selen sunfit, axit salicylic,…
  • Dầu gội đầu chứa selen sunfit

Trong dầu gội này chứa thành phần ức chế sự phát triển của vi nấm, hạn chế vùng da bị tổn thương lan rộng. Kèm theo giảm triệu chứng của bệnh như ngứa, da khô, viêm và bong tróc da.

Để mang đến hiệu quả bạn nên sử dụng 2 lần/ tuần. Tuy nhiên thuốc có thể gây kích ứng, làm rụng tóc, đổi màu tóc,…

Người bệnh nên sử dụng dầu gội với tần suất 2-3 lần/ tuần, không nên quá lạm dụng. Ngoài ra bạn lưu ý khi sử dụng dầu gội như:

  • Không nên gội đầu nước quá nóng hoặc quá lạnh
  • Trong quá trình gội không gãi hoặc chà xát quá mạnh vào da đầu
  • Sử dụng dầu gội theo đúng thời gian được khuyến nghị
  • Sau khi gội có thể sấy với nhiệt độ thấp để tóc nhanh khô hơn. Nhưng không nên sấy với nhiệt độ quá cao.

Mẹo trị chàm da đầu tại nhà

Với tình trạng bệnh nhẹ, mới khởi phát hoặc bước sang giai đoạn duy trì. Người bệnh sử dụng biện pháp chăm sóc tại nhà bằng mẹo dân gian để hỗ trợ điều trị bệnh và giảm triệu chứng hiệu quả.

Bài thuốc dân gian sử dụng nguyên liệu tự nhiên được đánh giá lành tính, an toàn, nguyên liệu dễ tìm, dễ thực hiện.

  • Lá trầu không

Theo Đông y trong lá trầu không có vị cay tính ấm, được sử dụng chữa bệnh ngoài da như chàm da đầu, viêm da dị ứng,…

Ngoài ra trong lá trầu không chứa nhiều hoạt chất allylcatechol, chavicol, chavibetol ngăn ngừa vi khuẩn có hại gây bệnh, giảm ngứa và sưng trên vùng da bị tổn thương.

Bạn sử dụng lá trầu không đun sôi và sử dụng nước gội đầu hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Bài thuốc điều trị chàm da đầu bằng là trầu không
Bài thuốc điều trị chàm da đầu bằng là trầu không
  • Lá sim

Trong lá sim chứa hoạt chất ellagi tannin và rhodomyrtone đóng vai trò như kháng sinh tự nhiên giúp kháng khuẩn, chống viêm. Hoạt chất trong lá sim còn giúp phục hồi vùng da bị tổn thương do chàm da đầu.

Bạn sử dụng lá sim đun sôi đến khi hỗn hợp sánh lại như cao. Sử dụng hỗn hợp bôi lên vùng da đầu bị tổn thương sau đó gội đầu

  • Sử dụng tinh dầu tràm

Tinh dầu tràm là một trong những nguyên liệu kháng nấm – nguyên nhân gây bệnh chàm da đầu. Người bệnh thêm ba giọt tinh dầu vào dầu gội và gội như bình thường. Phương pháp giảm tác dụng ngứa, giảm viêm trên da

  • Mặt nạ ủ tóc từ dầu dừa

Để cải thiện tình trạng rụng tóc do bệnh chàm, dầu dừa là nguyên liệu tự nhiên an toàn được nhiều bệnh nhân sử dụng.

Thoa một ít dầu dừa lên lên tóc sau khi gội và ủ khoảng 5 phút sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm. Dầu dừa còn giúp vùng da bị tổn thương phục hồi nhanh chóng.

Sử dụng mặt nạ ủ tóc từ tinh dầu dừa tái tạo vùng da bị tổn thương và phục hổi tóc hư tổn
Sử dụng mặt nạ ủ tóc từ tinh dầu dừa tái tạo vùng da bị tổn thương và phục hổi tóc hư tổn

Sử dụng bài thuốc dân gian tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh và tình trạng bệnh nhẹ. Với trường hợp bệnh nghiêm trọng cần đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Biện pháp chăm sóc, phòng ngừa bệnh chàm da đầu tái phát

Bệnh chàm da đầu là bệnh mãn tính dễ tái phát nếu người bệnh tiếp xúc khi gặp yếu tố thuận lợi và điều trị không đúng cách.

Do đó, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây ngăn ngừa bệnh tái phát và điều trị bệnh hiệu quả:

  • Nên gội đầu 2-3 lần/ tuần, và sử dụng dầu gội chứa axit salicylic, kẽm pyridine,.. giảm triệu chứng bệnh và tình trạng viêm nhiễm trên da.
  • Không gội đầu với nước quá nóng hoặc quá lạnh, gãi hoặc chà xát mạnh lên da.
  • Trong quá trình điều trị không sử dụng hóa chất làm tóc hay nhiệt độ sấy tóc quá mạnh
  • Cần bảo vệ da dầu khỏi ánh nắng mặt trời, bụi bẩn, chất gây dị ứng. Khi ra ngoài đường nên sử dụng mũ và biện pháp che chắn khác
  • Chế độ ăn uống khoa học hợp lý bổ sung nhiều thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, tăng tiết bã nhờn
  • Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể giúp dưỡng ẩm giảm bong tróc trên da
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng stress
  • Khi có dấu hiệu của bệnh cần đi thăm khám và điều trị, tránh để bệnh kéo dài chuyển thành mãn tính và lan rộng sang vùng da xung quanh
  • Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị, xuất hiện tác dụng phụ thuốc cần ngưng sử dụng
  • Người bệnh không nên tự ý kết hợp biện pháp Đông y và Tây y khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Bệnh chàm da đầu là bệnh mãn tính, bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến ngoại hình và tâm lý. Khi nhận biết dấu hiệu của bệnh, bạn cần đi đến cơ sở y tế thăm và điều trị bệnh đúng cách.

Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp biện pháp chăm sóc, lối sống lành mạnh, chế độ ăn khoa học tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Câu hỏi thường gặp
Làn da của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, thường dễ bị tổn thương và gặp phải các vấn đề da liễu. Trong đó, chàm sữa là một tình trạng về da rất thường gặp ở trẻ. Nhiều cha mẹ thắc mắc, không biết chàm sữa có để lại sẹo không và làm thế nào để […]
Chàm môi khiến da môi khô, nứt nẻ và bong tróc, ngứa ngáy, đặc biệt là vào mùa đông. Vậy bệnh chàm môi có lây không, có nguy hiểm không? Bài viết sau đây chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc này. Mời bạn đọc tham khảo! Chàm môi là […]
Bệnh chàm có lây không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Đây là một căn bệnh da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ xuất hiện do hệ miễn dịch còn quá yếu. Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh chàm nhưng họ vẫn […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *