Bệnh Chàm Thể Tạng: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Xử Lý An Toàn
Bệnh chàm thể tạng là một bệnh ngoài da khá phổ biến với biểu hiện là những nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy, mụn nước gây đau nhức. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này và người bệnh có thể xử lý dứt điểm nếu điều trị sớm, đúng cách. Bài viết sau đây VNMedipharm sẽ thông tin chi tiết về bệnh lý này để bạn đọc hiểu rõ hơn.
Chàm thể tạng là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Chàm thể tạng (còn gọi là viêm da cơ địa, eczema thể địa) là một thể của bệnh chàm nói chung. Người bệnh xuất hiện các ổ mụn nước ngoài da cùng triệu chứng xung huyết, mụn nước có chảy mủ.
Ngoài ra, người bệnh cảm thấy ngứa ngáy khó chịu và có thể kèm theo đau nhức tại vùng da có tổn thương.
Chàm thể tạng có liên quan đến sự sản sinh quá đà kháng nguyên IgE. Khi IgE sản sinh nhiều và giải phóng ra huyết tương sẽ gây rối loạn hệ miễn dịch trong cơ thể và xuất hiện các triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da.
Bệnh thường khởi phát ở trẻ nhỏ tuổi dưới 1 tháng đến khoảng 2 tuổi. Bệnh tiếp tục diễn tiến suốt quá trình trưởng thành. Nếu được xử lý đúng cách, chàm thể tạng có thể thuyên giảm khi trẻ lớn lên.
Bên cạnh các biểu hiện ngoài da, bệnh lý này đi kèm với một số bệnh hô hấp khác như viêm mũi dị ứng, hen suyễn,…
Bệnh có thể trị khỏi hoàn toàn, không để lại biến chứng nhưng cần có cách xử lý, can thiệp phù hợp từ giai đoạn đầu.
Nếu để bệnh kéo dài dai dẳng, các vết tổn thương ăn sâu vào da hoặc lan rộng ra toàn thân, nguy cơ bội nhiễm rất cao. Khi đó, việc điều trị sẽ phức tạp và khó khăn hơn nhiều
Nguyên nhân gây bệnh chàm thể tạng
Chàm thể tạng là chứng bệnh ngoài da có cơ chế phát sinh khá phức tạp. Hiện nay vẫn chưa thể xác định chính xác được nguyên nhân trực tiếp gây bệnh.
Tuy nhiên, dựa trên tình trạng bệnh thực tế, các chuyên gia da liễu đưa ra một số nguyên nhân, yếu tố gây bệnh chủ yếu như:
- Yếu tố di truyền: Gia đình có người thân từng mắc các bệnh lý ngoài da như viêm da cơ địa, chàm eczema,….thì đời con cháu đều có nguy cơ mắc. Tuy tỉ lệ mắc bệnh khoảng 70% ca. Nhận định yếu tố di truyền từ sớm là cách để ngăn ngừa và xử lý sớm căn bệnh ở đời sau.
- Cơ địa người bệnh: Với những người có cơ địa nhạy cảm, chỉ số kháng nguyên IgE trong cơ thể khá cao cũng dễ mắc phải tình trạng bệnh hơn. Do đó, để ngăn ngừa bệnh hiệu quả cần có biện pháp để kiểm soát chỉ số của kháng nguyên IgE phù hợp nhất.
- Giới tính: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới
- Căng thẳng kéo dài: Đây được coi là yếu tố kích thích bệnh diễn tiến trầm trọng hơn. Stress do công việc, căng thẳng kéo dài do áp lực tâm lý khiến các thương tổn ngoài da có xu hướng nghiêm trọng hơn, ngứa ngáy dai dẳng kéo dài
- Dị ứng với tác nhân bên ngoài: Cơ thể sản sinh histamin do gặp các yếu tố kích thích từ môi trường ngoài (khói bụi, phấn hoa, ô nhiễm,đồ ăn,…) gây tình trạng viêm da cơ địa, chàm và một số biểu hiện đặc trưng khác
- Rối loạn hormone trong cơ thể: Một số trường hợp có sự thay đổi về nồng độ các loại hormone trong cơ thể dẫn đến sự suy giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ mắc bệnh
- Một số nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân trên, bệnh còn có thể gây ra do một số bệnh lý tuyến giáp, thời tiết lạnh đột ngột, cơ thể bị tấn công bởi các nhóm vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng,…..
Dấu hiệu nhận biết bệnh theo độ tuổi
Bệnh khởi phát từ rất sớm, từ khi còn ở độ tuổi sơ sinh và kéo dài đến tuổi dậy thì hoặc lứa tuổi trưởng thành.
Bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là ở chân, tay và vùng mặt. Biểu hiện điển hình của bệnh là:
- Xuất hiện các vết phát ban trên da
- Mụn nước (kích thước tùy mức độ bệnh) ở vùng da bị tổn thương
- Da dày lên, khô ráp, sần sùi, mất đi độ ẩm tự nhiên
- Ngứa rát, khó chịu tại vùng da bị bệnh
- Hình thành các lớp vảy tại vùng da bị tổn thương, bong tróc gây mất thẩm mỹ
Ngoài những triệu chứng chung, mỗi độ tuổi có thể kèm theo một số dấu hiệu đặc trưng khác, cụ thể như sau:
Chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh
Bệnh có thể khởi phát sớm từ 2 tuần tuổi đến 2 tuổi, trong đó phổ biến nhất là giai đoạn 2-3 tháng tuổi . Các chuyên gia da liễu chỉ ra rằng, chàm thể tạng xuất hiện ở trẻ bụ bẫm với tỷ lệ cao hơn
Thời kỳ này còn được gọi là thời kỳ nhũ nhi với các triệu chứng đặc trưng như sau:
- Tổn thương hình móng ngựa tại các vị trí như: trán, cổ, mặt, vùng bẹn, chân tay, miệng, ….
- Tổn thương theo dạng phát ban đỏ rực, có mụn nước li ti, mọc sát nhau
- Mụn nước dễ vỡ, gây chảy dịch và trợt loét ngoài da
- Vùng da tổn thương có thể bị sưng nóng đỏ, có mủ, bong tróc vảy ngoài da
- Trẻ thường mắc kèm với tình trạng viêm tai giữa, rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy
Chàm thể tạng ở trẻ em
Bệnh gặp ở đối tượng từ 2-18 tuổi. Ở giai đoạn này, các dấu hiệu đặc trưng của bệnh cụ thể như sau:
- Tổn thương da dưới dạng lichen hóa, dày lên, sờ thấy rõ lớp sừng và xuất hiện thay đổi sắc tố da gây thâm
- Da bong vảy, gây mất thẩm mỹ, tổn thương nặng, vùng da sau bong tróc có màu trắng hoặc sẫm
- Ngứa ngáy kéo dài, gây khó chịu cho trẻ
- Thường xuất hiện ở đầu gối, các vùng da có nếp gấp và lan rộng ra toàn thân
- Xuất hiện ảnh hưởng tới thị lực, gây viêm kết mạc, đục thủy tinh thể
Chàm thể tạng ở người lớn
Chàm thể tạng ít xuất hiện ở người lớn, theo thống kê chỉ chiếm khoảng 10% các ca bệnh. Nếu có, chủ yếu là bệnh đã xuất hiện từ nhỏ và kéo dài dai dẳng tới tận lứa tuổi trưởng thành
Một số biểu hiện xuất hiện ở người lớn cụ thể như sau:
- Tổn thương ngoài da dưới dạng mãn tính do khởi phát từ lâu ( các vết hằn cổ trâu hoặc dạng lichen hóa)
- Thường xuất hiện ở vùng mặt, quanh mắt, các vùng khuất như khuỷu tay, đầu gối, vùng bẹn,….
- Với nữ giới: Bệnh này còn gây phát sinh tình trạng viêm quanh miệng, viêm môi, viêm nhiễm núm vú,…
- Da khô, rất dễ bong tróc, nhạy cảm và dễ bị kích ứng với các yếu tố kích thích ngoài môi trường
Phương pháp chẩn đoán bệnh chàm thể tạng
Chàm thể tạng có thể điều trị dứt điểm nếu người bệnh được thăm khám từ sớm và có hướng can thiệp phù hợp. Trước tiên, bác sĩ có thể khai thác thông tin từ người bệnh thông qua một vài câu hỏi cơ bản:
- Thời điểm xuất hiện các triệu chứng ngoài da?
- Tình trạng này đã xuất hiện bao lâu?
- Đã dùng thuốc gì chưa?
- Gia đình có ai có tiền sử mắc viêm da hay không?
Trong quá trình thăm khám triệu chứng lâm sàng, bác sĩ cần đặc biệt lưu ý đến bốn yếu tố sau đây:
- Ngứa ngáy khó chịu trên da
- Hình thái vết tổn thương và vị trí gây ra
- Tình trạng mãn tính hay tái phát
- Tiền sử trong gia đình có người mắc hay không?
Dựa trên kết quả kiểm tra lâm sàng bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và mức độ viêm nhiễm của bệnh
. Ngoài ra, trong một số trường hợp, người bệnh có thể phải thực hiện thêm một số xét nghiệm để có kết quả chính xác hơn như: Sinh thiết da, xét nghiệm tìm dị nguyên gây kích ứng,…
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thực hiện với bệnh chàm thể tạng toàn thân hoặc diễn tiến nặng
Điều trị chàm thể tạng như thế nào?
Thực tế, cho đến nay, bệnh lý này vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm hoàn toàn. Các biện pháp mang tính chất kiểm soát và phòng ngừa biến chứng, kìm hãm sự lan rộng và phát triển nặng hơn của bệnh.
Tùy mức độ và thể trạng của người bệnh, bác sĩ có thể có những chỉ định phù hợp. Cụ thể là:
Chữa chàm thể tạng bằng thuốc dân gian tại nhà
Các mẹo dân gian sử dụng chủ yếu các nguyên liệu thảo dược dân gian quen thuộc, lành tính. Hiệu quả còn tùy thuộc cơ địa người sử dụng và thực tế là chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được.
Tuy nhiên, nếu sử dụng các phương pháp này như hình thức hỗ trợ, cải thiện biểu hiện ngoài da lại cho kết quả tương đối tốt.
Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc mẹo sau:
- Chữa chàm thể tạng bằng lá trầu không: Rửa sạch, vò nát một nắm lá, bọc vào khăn sạch. Đắp phần lá lên vùng da bị tổn thương, giữ nguyên 15-20 phút, để da khô tự nhiên qua đêm, rửa sạch với nước vào sáng hôm sau.
- Chữa chàm thể tạng với nghệ tươi: Rửa sạch, giã nát nghệ tươi lấy nước cốt. Vệ sinh sạch sẽ vùng da, bôi nước cốt nghệ lên da. Bài thuốc này cũng có tác dụng ngăn ngừa sẹo do chàm thể tạng khá hiệu quả
- Mẹo chữa bệnh chàm tại nhà với dưa leo: Thái lát dưa leo, đắp lên vùng da bị bệnh trong khoảng 20-30 phút. Áp dụng biện pháp thường xuyên 2-3 lần/ngày, kiên trì sử dụng có thể thấy được cải thiện các triệu chứng ngoài da
Sử dụng thuốc chữa chàm thể tạng
Sử dụng các nhóm thuốc chữa chàm thể tạng là phương pháp được nhiều người lựa chọn, kiểm soát các triệu chứng ngoài da tương đối hiệu quả. Chủ yếu các nhóm thuốc này sử dụng dưới dạng kem bôi ngoài da.
Tùy mức độ người bệnh, bác sĩ có thể phải chỉ định thêm các loại thuốc uống để kiểm soát và nâng cao hiệu quả điều trị
- Thuốc mỡ corticoid: Giảm viêm, giảm ngứa ngáy ngoài da, cung cấp độ ẩm cho da, hạn chế tình trạng khô da. Tuy nhiên, nhóm thuốc này cũng tồn tại một số nguy cơ gây tác dụng phụ (mỏng da, teo da, nổi mụn), do đó người bệnh cần hết sức lưu ý khi sử dụng
- Kháng sinh dạng bôi/uống: Tùy mức độ bệnh, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc dạng bôi hoặc dạng uống. Kháng sinh thường được kê tối thiểu 7-10 ngày cho một đợt điều trị, không tự ý ngưng thuốc khi chưa đủ liều
- Thuốc ức chế calcineurin: Có tác dụng tương đương như nhóm thuốc kháng viêm corticoid nhưng ít tác dụng phụ hơn. Được chỉ định dùng thay thế nhóm kháng viêm corticoid để đảm bảo hiệu quả, an toàn.
- Thuốc kháng histamin: Một số trường hợp có thể kê thêm nhóm thuốc kháng histamin với mục đích giảm ngứa, làm dịu da và các vết mẩn đỏ ngoài da
Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần lưu ý tuân thủ đúng theo phác đồ của bác sĩ. Không tự ý đổi thuốc, ngừng thuốc khi thấy triệu chứng thuyên giảm dù chưa kết thúc đợt điều trị.
Do chàm thể tạng xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, do đó ba mẹ càng phải kiểm soát việc điều trị bằng thuốc. Dùng thuốc không đúng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chung của trẻ khi trưởng thành.
Phương pháp quang trị liệu điều trị chàm thể tạng
Đây là phương pháp tiên tiến, sử dụng tia UV trong điều trị triệu chứng ngoài da của chàm thể tạng. Chi phí cho quá trình điều trị này có tốn kém hơn, song hiệu quả mà nó đem lại tương đối tốt.
Bác sĩ dùng tia UVA hoặc UVB chiếu trực tiếp lên vùng da bị tổn thương với liều lượng tia thích hợp. Trong suốt quá trình điều trị, bác sĩ phối hợp với người nhà bệnh nhân, theo dõi và kiểm soát kỹ càng, có biện pháp xử lý nếu có bất thường.
Ở những lần điều trị đầu tiên, người bệnh có thể nhận thấy vùng da điều trị có phần bị kích ứng, sưng tấy. Nếu tình trạng trên vẫn còn tiếp diễn, người bệnh nên báo ngay với bác sĩ điều trị để có biện pháp điều chỉnh phù hợp
Chăm sóc và biện pháp phòng ngừa
Cho đến nay, chàm thể tạng là bệnh lý ngoài da vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm. Bệnh vẫn có thể tái phát nếu người bệnh không kiêng khem và thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Cụ thể, người bệnh cần lưu ý:
- Hạn chế tiếp xúc với chất tẩy rửa gây kích ứng như nước rửa bát, xà phòng, hóa chất tẩy rửa khác,…
- Hạn chế động tác gãi, cào và chà xát trên da,…Không cẩn thận có thể gây trầy xước ngoài da, gây nhiễm trùng
- Vệ sinh cơ thể hàng ngày, tắm rửa và thay quần áo tối thiểu 1 lần/ngày
- Uống nhiều nước, đáp ứng lượng nước tối thiểu cần thiết (2 lít). Có thể bổ sung dưới nhiều dạng nước khoáng, nước ép hoa quả,….
- Thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm, cung cấp độ ẩm tự nhiên cho da
- Dùng máy tạo độ ẩm không khí trong phòng ngủ, hạn chế tình trạng mất cân bằng độ ẩm, gây khô da và loại bỏ được bụi bẩn không khí
- Cân đối việc nghỉ ngơi và làm việc hợp lý trong quá trình điều trị bệnh, hạn chế căng thẳng và áp lực quá độ
- Vận động thường xuyên, nâng cao sức khỏe thể chất, thúc đẩy quá trình điều trị các thương tổn ngoài da
Chàm thể tạng là một dạng của bệnh chàm eczema, có xu hướng diễn tiến nặng hơn nếu không xử lý kịp thời. Người bệnh nên chủ động thăm khám sớm và có biện pháp xử lý kịp thời để chữa trị dứt điểm.
Bên cạnh đó, ý thức trong việc thực hiện các biện pháp phòng tránh sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa được tình trạng này tái phát.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!