Tin tức

Xương Cổ Tay: Cấu Tạo Và Những Bệnh Lý Thường Gặp

Cổ tay được cấu tạo từ nhiều xương cùng các khớp nhỏ, giúp bàn tay di chuyển được theo nhiều hướng khác nhau. Trong đó xương cổ tay đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về cấu tạo, chức năng và bệnh lý thường gặp với bộ phận này.

Xương cổ tay có cấu tạo như thế nào?

Cổ tay được cấu tạo từ 8 xương nhỏ được gọi là xương cổ tay. Các xương này giúp nối bàn tay của con người vào hai xương dài ở cẳng tay là xương quay và xương trụ. Xương cổ tay là những xương nhỏ hình vuông, bầu dục và hình tam giác, bao gồm:

Cấu tạo của xương cổ tay
Cấu tạo của xương cổ tay
  • Xương thuyền: Đây là xương dài hình thuyền và nằm dưới ngón tay cái.
  • Xương nguyệt: Loại xương này có hình lưỡi liềm, nằm bên cạnh xương thuyền.
  • Xương tháp: Đây là xương hình vuông tròn, nằm trên xương thuyền và dưới xương ngón cái.
  • Xương đậu: Có kích thước nhỏ, hình tròn, nằm trên đỉnh của bộ ba xương thuyền, xương nguyệt và xương tháp.
  • Xương thang: Loại xương này có dạng hình cái nêm.
  • Xương thể: Đây là xương hình bầu dục hoặc hình thoi ở giữa cổ tay.
  • Xương cả: Là xương nằm dưới ngón út của bàn tay.
  • Xương móc: Đây là xương có hình kim tự tháp.

Xem thêm:

Ở cổ tay và khu vực xung quanh có một số khớp, các khớp này có nhiệm vụ giúp xương được nối liền với nhau và dễ dàng khi cử động. Đối với cổ tay con người sẽ gồm các khớp như:

  • Khớp quay trụ dưới: Loại khớp này nằm giữa đầu dưới xương trụ và khuyết trụ xương quay. Khớp có chức năng hỗ trợ sự ổn định của hệ thống xương và cho phép xoay cẳng tay dễ dàng. Xương trụ sẽ nằm ở vị trí cố định và khớp quay sẽ quay xung quanh xương trụ.
  • Khớp xương quay: Đây là khớp chính của cổ tay, nằm ở vị trí xương quay tiếp xúc với hàng đầu tiên của xương cổ tay. Khớp này hỗ trợ thực hiện nhiều hoạt động như uốn cong về phía sau hoặc phía trước, chuyển động tròn hoặc chuyển động nhiều bên.
  • Khớp giữa khối xương cổ tay: Khớp này có vai trò nối giữa các khối xương cổ tay gần và xa, chứa đặc điểm tương tự khớp cầu lồi và khớp mặt. Đây là khớp cho phép con người thực hiện các chuyển động lên xương, sang hai bên dễ dàng. Ngoài ra, khớp cũng hoạt động kết hợp với cổ tay để tạo ra chuyển động của cổ tay.
  • Khớp cổ – ngón tay: Đây là 5 khớp giữa các khối xương cổ tay và xương bàn tay. Khớp cổ tay của ngón tay cái là khớp yên ngựa, giúp ngón cái hoạt động tiến lùi. Trong khi đó các khớp cổ tay của ngón tay khác là khớp mặt, hỗ trợ hoạt động lên xuống và di chuyển từ bên này sang bên kia.
Hình ảnh khớp cổ - ngón tay
Hình ảnh khớp cổ – ngón tay

Các chức năng của xương cổ tay

Xương cổ tay là một nhóm xương nhỏ nằm giữa xương cánh tay và xương cổ tay, có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và cho phép các phong cách di chuyển linh hoạt của cổ tay. Các chức năng chính của xương cổ tay bao gồm:

  • Hỗ trợ và bảo vệ: Xương cổ tay cung cấp nền móng cho cấu trúc của cổ tay và giữ cho các cơ, dây chằng, mạch máu và thần kinh trong khu vực này được bảo vệ.
  • Phong cách di chuyển: Xương cổ tay cung cấp sự hỗ trợ cho các phong cách di chuyển phức tạp của cổ tay, bao gồm xoay, uốn cong và cử động ngửa và hạ của cổ tay.
  • Hỗ trợ cho sự linh hoạt: Xương cổ tay giúp cổ tay có thể linh hoạt di chuyển ở nhiều hướng khác nhau, bao gồm xoay, dịch chuyển bên, uốn cong và uốn ngửa.
  • Truyền lực: Xương cổ tay giúp truyền lực từ xương cánh tay sang xương cổ tay và các xương phía dưới nó, hỗ trợ trong các hoạt động như nắm đấm, cầm vật, và các hoạt động hàng ngày khác.
  • Điều chỉnh vị trí: Xương cổ tay có vai trò quan trọng trong việc duy trì và điều chỉnh vị trí của các cơ quan nội tạng và dây chằng trong khu vực cổ tay.

Những bệnh lý thường gặp

Cổ tay hỗ trợ tay thực hiện chức năng chính là cầm nắm, nâng đỡ đồ vật. Theo đó, nếu hoạt động quá mạnh hoặc do một số yếu tố tác động có thể khiến phần xương của bộ phận này bị gãy, thoái hóa hoặc gặp một số vấn đề khác. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp với xương cổ tay.

Gãy xương cổ tay

Đây là hiện tượng gãy hoặc nứt một hoặc nhiều xương ở cổ tay. Tình trạng này thường xảy ra trong trường hợp chúng ta cố gắng dùng tay để nâng đỡ cơ thể trong khi ngã, đồng thời tiết đất mạnh vào một bàn tay dạng rộng. Cùng với đó, khi thường xuyên tham gia các môn thể thao như trượt băng, trượt tuyết, bóng chuyền,… bạn cũng có nguy cơ cao bị gãy xương cổ tay.

Khi bị gãy xương, người bệnh sẽ gặp cảm giác đau nhức, có chịu, cổ tay bị sưng, biến dạng và khó cử động.

Viêm khớp cổ tay

Viêm khớp cổ tay là tình trạng các bộ phận cấu thành nên khớp bị tổn thương, bao gồm mô sụn, đầu xương, dây chằng, màng bao hoạt dịch, dây thần kinh,… Từ đó sẽ kích thích phản ứng viêm mô mềm xung quanh, dẫn đến chứng đau nhức, tê cứng, ê mỏi hay sưng nóng ở cổ tay. Bệnh lý xương khớp này có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào.

Viêm khớp cổ tay có thể phát triển sau khi gặp chấn thương, khi có vết gãy đi vào khớp, đặc biệt trong trường hợp xương không lành hẳn. Ngoài ra, chấn thương dây chằng cũng có thể khiến xương không thể di chuyển cùng nhau theo đúng cách, dẫn đến tình trạng cọ xát vào nhau và gây viêm khớp.

Thoái hóa khớp cổ tay

Thoái hóa khớp cổ tay là hiện tượng các sụn khớp hay đệ khớp bị bào mòn trong quá trình lão hóa. Lúc này các đầu xương va chạm vào nhau làm tăng ma sát và gây cảm giác đau nhức. Thoái hóa là một dạng tổn thương khiến đầu sụn bị hư hỏng, gây đau nhức kéo dài và có nguy cơ bị rạn xương, gãy xương.

Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp cổ tay có thể là do tuổi tác, chấn thương, tai nạn hoặc do tiền sử bệnh lý về xương khớp. Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy cứng khớp vào sáng sớm sau khi thức dậy hoặc lâu ngày không vận động, hoạt động cầm nắm gặp nhiều khó khăn và nghe tiếng kêu lạo xạo trong quá trình vận động.

Tham khảo:

Thoái hóa khớp cổ tay là bệnh lý thường gặp
Thoái hóa khớp cổ tay là bệnh lý thường gặp

Cách cải thiện chấn thương với xương cổ tay

Chấn thương cổ tay là hiện tượng thường gặp, gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng vận động. Khi đó, tùy vào dạng chấn thương và mức độ nghiêm trọng, người bệnh có thể được điều trị theo nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó các cách cải thiện phổ biến nhất là chăm sóc tại nhà và dùng thuốc. Một số trường hợp nặng hơn cần được tiến hành phẫu thuật.

Biện pháp cải thiện tại nhà

Khi bị chấn xương như rạn xương cổ tay, trật khớp, gãy xương, người bệnh có thể thực hiện các cách dưới đây:

  • Chườm đá cổ tay: Ngay sau khi gặp chấn thương ở cổ tay, người bệnh nên nhanh chóng bọc khoảng 3 – 4 viên đá lạnh vào một chiếc khăn mềm, sau đó túm chặt các đầu khăn, đặt lên cổ tay bị tổn thương. Cách làm này có tác dụng giảm đau, hạn chế sưng viêm, bầm tím. Chườm đá nên được thực hiện 3 – 4 giờ một lần và mỗi lần khoảng 20 phút.
  • Dùng băng ép: Người bệnh có thể dùng băng ép để quấn quanh cổ tay sau khi gặp chấn thương. Biện pháp này giúp cố định cổ tay, tránh tác động xấu từ yếu tố bên ngoài tác động đến vết thương, đồng thời tạo điều kiện để cổ tay có thể tự lành.
  • Dùng nẹp hoặc băng bột: Khi bị gãy xương, rạn xương, bác sĩ chuyên khoa có thể dùng nẹp hoặc băng bột để giữ cổ tay bất động trong thời gian ngắn. Điều này có thể giảm đau, tăng tính ổn định của xương khớp và giúp các xương bên trong nhanh chóng được chữa lành. Tùy vào mức độ chấn thương cổ tay, phương pháp nẹp và băng bột có thể được thực hiện trong khoảng 1 – 2 tuần.
  • Nghỉ ngơi: Khi bị chấn thương với hệ xương khớp, người bệnh cần được nghỉ ngơi ít nhất 48 giờ đồng hồ để các gân, xương, khớp được thư giãn. Bên cạnh đó, nghỉ ngơi còn giúp làm dịu cơn đau và tạo điều kiện cho các bộ phận bị thương nhanh lành.

Dùng thuốc

Người bị gãy, rạn xương, viêm khớp hoặc thoái hóa khớp có thể sử dụng một số loại thuốc dưới đây theo chỉ định của bác sĩ để điều trị:

  • Thuốc chống viêm không steroid: Đây là loại thuốc thường được sử dụng ở phần lớn những người gặp chấn thương với xương cổ tay. Thuốc có tác dụng điều trị viêm, làm giảm sưng tấy, giảm đau nhức, hiệu quả nhanh chỉ sau 3 – 4 liều dùng. Mặc dù vậy việc dùng thuốc chống viêm không steroid có thể gây ra tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày và hệ tiêu hóa.
  • Thuốc giảm đau nhóm Opioid: Đối với những trường hợp đau trung bình đến nặng sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau nhóm Opioid như Codein, Tramadol. Nhóm thuốc này giúp giảm đau nhanh chóng, để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Người bệnh có thể dùng thuốc sau khi gặp chấn thương
Người bệnh có thể dùng thuốc sau khi gặp chấn thương

Những lưu ý để xương cổ tay chắc khỏe

Để xương cổ tay luôn chắc khỏe và phòng tránh được những chấn thương, bạn cần chú ý những vấn đề sau:

  • Sử dụng dụng cụ bảo vệ cổ tay khi chơi các môn thể thao mạo hiểm để bảo vệ cổ tay tránh những tổn thương, trầy xước nếu bị ngã hoặc trượt.
  • Cần duy trì vận động cổ tay nếu phải lặp lại liên tục những chuyển động ở cổ tay. Bạn có thể nắn bóp, xoay đều hoặc nhẹ nhàng uốn cong cổ tay theo nhiều hướng khác nhau.
  • Bạn cần thực hiện các động tác khởi động trước khi chơi thể thao để cải thiện tính linh hoạt, kéo dãn dây chằng và hạn chế gặp chấn thương.
  • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường bổ sung vitamin D, canxi, protein vì đây là chất có thể giúp duy trì xương khớp chắc khỏe, hạn chế loãng xương và tránh chấn thương trong tương lai.

Bài viết trên đây đã thông tin chi tiết đến bạn đọc về cấu tạo và những vấn đề thường gặp với xương cổ tay. Đồng thời một số lưu ý được nêu ra có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe hệ thống xương khớp ở cổ tay và tránh được những chấn thương bất ngờ có thể xảy ra.

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *