Xương Bàn Tay Cấu Tạo Như Nào? Những Vấn Đề Thường Gặp
Bàn tay là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, thực hiện chức năng cầm, nắm, nâng đỡ đồ vật. Nếu bàn tay gặp vấn đề, các chức năng không được đảm bảo, chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn khi sinh hoạt và làm việc. Để cấu tạo nên bộ phận này, không thể thiếu phần xương. Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết đến bạn đọc về cấu tạo và những vấn đề thường gặp với xương bàn tay.
Cấu tạo của xương bàn tay
Bàn tay được xem là bộ phận vô cùng quan trọng của cơ thể con người, hỗ trợ hoạt động cầm nắm,… Bên cạnh đó, các ngón tay là nơi tập trung rất nhiều hệ thần kinh và nhận nhiều phản hồi xúc giác nhất. Để giúp bàn tay có thể thực hiện tốt chức năng của mình, xương bàn tay đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Theo nghiên cứu xương bàn tay giải phẫu, có 27 xương trong mỗi bàn tay con người, bao gồm:
- Khối xương cổ tay: Có 8 xương trong khối xương cổ tay, được xếp thành 2 hàng, mỗi hàng có 4 xương và được gắn chặt vào một ổ xương không sâu. Ổ xương này được hình thành nhờ các xương cẳng tay.
- Lòng bàn tay: Trong lòng bàn tay có 5 xương, mỗi xương kết nối và thích ứng với một ngón tay, bao gồm một chân, một đầu và một trục.
- Ngón tay: Có 14 xương thuộc các ngón tay, thường được gọi là đốt xương cánh tay hoặc đốt ngón tay. Đặc biệt, ngón tay cái không có đốt xương giữa, trong khi những ngón tay còn lại đều có 3 xương.
Để các xương được nối liền với nhau và dễ dàng cử động, không thể thiếu các khớp. Nhờ sự linh hoạt của khớp tay, chúng ta có thể thực hiện được các hoạt động phức tạp một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, khớp xương còn giúp con người nhanh nhẹn hơn trong các hoạt động nắm, thả đồ vật hay thực hiện các cử chỉ linh hoạt khác. Đối với bàn tay con người gồm các khớp:
- Khớp nối xương bàn tay: Đây là bộ phận nối các ngón tay trong lòng bàn tay, cho phép con người gập các ngón tay lại tạo thành góc 45 độ.
- Khớp giữa các xương của ngón tay: Loại khớp này còn được gọi là khớp nối giữa đốt ngón tay hay khớp gian đốt ngón tay. Những khớp này giúp ngón tay có thể cong lại hoặc duỗi thẳng ra hay dễ dàng thực hiện những cử chỉ phức tạp.
- Khớp gian xương cổ tay: Các khớp gian xương cổ tay là vị trí lòng bàn tay tiếp xúc với cổ tay.
- Cổ tay: Đây là khớp nối giúp bàn tay thực hiện các cửa động dễ dàng hơn.
Trong hệ thống xương bàn tay người, không thể thiếu vòm xương. Vòm xương được hình thành từ những bộ phận cố định và di động của bàn tay, thích ứng với các hoạt động khác nhau của con người. Tùy thuộc vào bộ phận cấu thành, vòm xương được chia thành vòm dọc, vòm ngang và vòm xiên:
- Vòm dọc: Được tạo ra từ xương ngón tay và xương liên quan khác.
- Vòm xiên: Vòm xương này được tạo ra từ đốt xương giữa ngón tay cái đến 4 ngón tay còn lại.
- Vòm ngang: Vòm xương ngang được tạo ra bởi cổ tay và đầu xa của xương cổ tay.
Ngoài ra, hệ thống xương của bàn tay còn được nối với nhau bởi dây chằng và một số bộ phận khác.
XEM THÊM: Cấu tạo xương cổ tay và những bệnh lý thường gặp
Bị gãy xương bàn tay có nguy hiểm không?
Gãy xương bàn tay có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến sự vận động của bạn, nhưng thường KHÔNG NGUY HIỂM đến tính mạng nếu được điều trị đúng cách. Nếu xương bàn tay bị gãy nặng hoặc gãy mở (xương ngoạm ra ngoài da), có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng và yêu cầu can thiệp y tế ngay lập tức.
Để xác định mức độ nguy hiểm và cần thiết của việc điều trị, quan trọng là nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đánh giá và chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Việc điều trị sớm và chính xác sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ các biến chứng và đảm bảo sự phục hồi tối ưu cho xương bàn tay.
Những vấn đề thường gặp với xương bàn tay
Trong bộ xương người, xương ở bàn tay có nguy cơ gặp phải nhiều loại chấn thương, thường xảy ra do hoạt động quá sức, chơi thể thao, do tai nạn, thậm chí do hao mòn hàng ngày. Đa số những tổn thương nhỏ có thể tự lành, tuy nhiên một số tổn thương nhất định có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng của bàn tay. Các chấn thương với xương bàn tay bao gồm:
Gãy xương bàn tay
Các chấn thương do ngã, tai nạn hoặc va chạm khi chơi thể thao có thể làm vỡ hệ thống xương, bao gồm xương nhỏ ở đốt ngón tay, xương dài ở bàn tay. Khi đó, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức, khó chịu, bị sưng hoặc biến dạng ở vùng xương bị gãy và cử động khó khăn. Một số trường hợp có thể bó bột hoặc được chỉ định phẫu thuật để hàn gắn xương và giúp vết thương mau lành.
Viêm khớp
Viêm khớp là tình trạng sưng vùng khớp, có thể gặp ở bàn tay. Khi đó lớp đệm bảo vệ giữa các sụn khớp bị bào mòn do lão hóa hoặc chấn thương. Bên cạnh đó, các yếu tố di truyền hay tình trạng mất xương cũng có thể góp phần gây viêm xương khớp.
Các triệu chứng của viêm xương khớp bao gồm: Đau, cứng khớp, sưng ở vùng khớp, cử động khó khăn và đôi khi nghe tiếng ken két khi cử động.
Xem thêm:
- Xương Cánh Tay Là Xương Gì? Vai Trò Và Các Vấn Đề Liên Quan
Thoái hóa khớp xương bàn tay – ngón tay
Thoái hóa khớp xương bàn tay – ngón tay là tình trạng xương dưới sụn hay phần sụn khớp bị mài mòn, gây viêm, cứng khớp, dẫn tới khó vận động và gặp các cơn đau nhức nghiêm trọng. Khi bị thoái hóa, hai đầu xương sẽ va vào nhau, gây biến dạng các khớp.
Các biểu hiện thường thấy của bệnh thoái hóa khớp bàn tay – ngón tay bao gồm: Đau khớp, cứng khớp, sưng và đỏ khớp, dị dạng khớp, có tiếng kêu lục đục trong khớp. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do chấn thương, tai nạn trong sinh hoạt, lao động, chơi thể thao hoặc lão hóa tự nhiên do tuổi tác.
Cách xử lý chấn thương với xương bàn tay
Khi gặp các chấn thương với xương, tùy từng vết thương và tình trạng nặng nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số cách tự điều trị tại nhà hoặc tuân theo chỉ định của bác sĩ:
Sử dụng thuốc
Đối với trường hợp bị thoái hóa khớp bàn tay – ngón tay, viêm khớp, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau để kiểm soát các triệu chứng, làm giảm cơn đau nhức xương bàn tay, đồng thời ngăn ngừa hiện tượng sưng viêm phát triển nặng hơn.
Bên cạnh đó, còn có một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm ba vòng, được chỉ định cho người bị đau nhiều làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm lý. Thuốc có tác dụng xoa dịu cảm giác đau nhức và thư giãn tinh thần cho người bệnh để họ dễ dàng chìm vào giấc ngủ và quên cơn đau.
Nhiều trường hợp bị thoái hóa hoặc viêm nặng, không thể kiểm soát được bằng thuốc, người bệnh được chỉ định tiêm cortisone vào khớp nhằm giảm đau, kháng viêm, làm dịu cảm giác khó chịu trong thời gian nhất định. Bên cạnh đó, tiêm loại thuốc này còn giúp người bệnh phục hồi chức năng cho phần cơ bị bất động do viêm xương khớp và thoái hóa khớp gây ra, hỗ trợ cải thiện vận động cho họ.
Vật lý trị liệu
Người bị thoái hóa và viêm xương khớp ở bàn tay trong quá trình dùng thuốc có thể được yêu cầu tập vật lý trị liệu. Tùy vào từng tình trạng, bạn sẽ được bác sĩ, chuyên viên vật lý trị liệu hướng dẫn những bài tập phù hợp.
Tác dụng của bài tập này đó là duy trì khả năng vận động linh hoạt cho các khớp, đồng thời kiểm soát cơn đau, tránh tình trạng cứng khớp. Ngoài ra, tập vật lý trị liệu đều đặn còn giúp người bệnh tăng cường sức cơ, ổn định cấu trúc khớp, mô mềm, tăng khả năng vận động để họ dễ cầm nắm đồ vật hơn.
Biện pháp kiểm soát tại nhà
Khi gặp cơn đau ở xương bàn chân, bàn tay hoặc bị viêm và thoái hóa khớp dẫn đến đau nhức khó chịu, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp cải thiện ngay lập tức tại nhà như:
- Chườm nóng: Cách chườm nóng giúp xoa dịu tình trạng cứng khớp, từ đó giảm đau hiệu quả, cùng với đó, nhiệt độ cao từ túi chườm nóng có thể giúp người bệnh giảm hiện tượng sưng đỏ, kích thích máu lưu thông nhiều, làm thư giãn mô mềm và đẩy nhanh tiến độ phục hồi vết thương.
- Chườm lạnh: Người bệnh hoàn toàn có thể chườm lạnh xen kẽ chườm nóng để tăng hiệu quả giảm đau. Tác dụng chính của phương pháp này là gây tê và giảm đau tại khu vực xương bị gãy hay khớp bị viêm.
- Dùng nẹp hoặc băng thun: Trong quá trình điều trị, đặc biệt là sau khi bó bột, người bệnh cần sử dụng nẹp hoặc băng thun để cố định xương bàn tay gãy hay phần xương bị tổn thương. Biện pháp này giúp làm giảm đau, tránh tổn thương nặng hơn và ngăn ngừa biến dạng khớp.
Phẫu thuật
Nếu các phương pháp điều trị nội khoa thất bại, người bệnh có thể xuất hiện biến chứng, có nguy cơ hoại tử xương, hay trong trường hợp gãy xương bàn tay, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, mức độ ảnh hưởng và sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn biện pháp can thiệp phù hợp như: Phẫu thuật nối xương, phẫu thuật ghép khớp, phẫu thuật thay khớp,….
Lưu ý để xương bàn tay chắc khỏe
Khi xương bàn tay gặp chấn thương, mọi sinh hoạt và cử động trở nên khó khăn hơn, có thể để lại nhiều di chứng. Do đó để tránh gặp phải các vấn đề với bàn tay và giúp hệ thống xương khớp luôn khỏe mạnh, bạn cần:
- Không nên làm việc quá sức, cầm nắm, khuân, xách vật nặng.
- Cần cân đối giữa lao động và nghỉ ngơi để tránh tạo áp lực lên bàn tay.
- Mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, bạn có thể tập luyện nhẹ nhàng với các khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay để xương khớp trở nên dẻo dai và linh hoạt hơn.
- Trong các hoạt động hàng ngày, nếu có thiết bị hỗ trợ thay thế sự vận động của tay, bạn nên tận dụng.
- Chú ý kiểm soát tốt cân nặng của bản thân, tránh để tăng cân quá mức, đồng thời cân bằng chế độ dinh dưỡng và thường xuyên vận động cơ thể.
- Nếu gặp các chấn thương, bạn cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về xương bàn tay để bạn đọc tham khảo. Một số chấn thương với xương khớp có thể xảy ra nếu chúng ta bất cẩn. Do đó bạn nên chú ý hơn trong sinh hoạt và vận động hàng ngày, tập luyện các thói quen đơn giản để xương bàn tay thêm chắc khỏe và hạn chế chấn thương.
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!