Gân Duỗi Bàn Tay Là Gì? Cấu Trúc, Chức Năng Và Vấn Đề Thường Gặp
Gân duỗi bàn tay là có vai trò nối xương với cơ của bàn tay và các ngón. Từ đó đảm bảo bàn tay co duỗi, cử động một cách linh hoạt. Trong một số trường hợp, cường độ co duỗi quá mức có thể gây ra đau đớn, cản trở hoạt động bình thường của ngón tay và cả bàn tay. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về cấu trúc, chức năng cũng như một số vấn đề, bệnh lý thường gặp ở gân duỗi bàn tay.
Gân duỗi bàn tay là gì?
Gân duỗi bàn tay một loại mô liên kết dạng sợi chắc chắn, nối cơ với xương của các ngón tay và bàn tay. Trên toàn bộ cơ thể có rất nhiều loại gân, với kích thước và hình dạng khác nhau. Trong đó gân duỗi bàn tay có kích thước khá dài và rộng, mảnh hơn ở ngón tay. Từ đó hỗ trợ cơ bắp tạo ra nhiều lực khác nhau, đảm bảo chuyển động ngón tay diễn ra linh hoạt.
Tương tự như gân ở các bộ phận khác trên cơ thể, gân duỗi bàn tay nằm ở giữa cơ và xương, có màu trắng sáng, có tính đàn hồi, mang lại sức mạnh cho cơ. Đồng thời, các gân cũng truyền lực sinh ra ở cơ đến xương, làm tăng độ linh hoạt và mở rộng kích thích các chuyển động.
Đứt gân duỗi bàn tay nguy hiểm không? Bao lâu khỏi?
Đứt gân duỗi bàn tay là một vấn đề NGHIÊM TRỌNG có thể ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và chức năng của bàn tay. Đứt gân duỗi bàn tay có thể gây mất khả năng duỗi bàn tay, làm giảm khả năng vận động và gây ra đau đớn.
Thời gian phục hồi sau khi bị đứt gân duỗi bàn tay thường dao động từ vài tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào mức độ và vị trí của chấn thương, phương pháp điều trị, cũng như sự tuân thủ của bệnh nhân đối với các chỉ đạo điều trị và vật lý trị liệu.
Đặc điểm cấu tạo
Cấu tạo của gân duỗi bàn tay tương tự như các gân khác, bao gồm những phần chính là: tế bào gân, chất nền ngoại bào, ngoài ra còn có sự bao bọc của các mạch máu, các dây thần kinh và cấu trúc xung quanh gân. Cụ thể như sau:
Thành phần tế bào gân
Gân duỗi bàn tay cũng là mô liên kết, vì vậy sẽ được tạo thành từ hai thành phần gồm:
- Nguyên bào sợi chuyên biệt (tế bào Tenocyte) là thành phần chính, chiếm 90-95% trong gân. Có nhiệm vụ chính là duy trì chất nền ngoại bào, từ đó tạo ra sự thích nghi và phản ứng với tải trọng cơ học. Các nguyên bào sợi chuyên biệt liên kết với các tế bào liền kề thông qua những điểm nối khoảng cách.
- Tế bào màng đệm, tế bào mạch máu và các tế bào hoạt dịch chiếm khoảng 5-10% trong thành phần tế bào gân.
Cấu trúc chất nền ngoại bào
Gân duỗi bàn tay và các loại gân khác đều chủ yếu được cấu tạo từ Proteoglycan và Collagen loại 1. Chức năng cụ thể như sau:
- Proteoglycan: Đảm bảo tính đàn hồi của các gân.
- Collagen loại 1: Đảm bảo về độ bền, dẻo dai của gân.
Mạch máu
Gân có 2 nguồn cung cấp máu là nội tại và ngoại tại:
- Nguồn máu ngoại tại: Có chức năng cung cấp máu thông qua vỏ hoạt dịch hoặc Paratenon.
- Nguồn máu nội tại: Là các điểm nối xương và điểm nối gân.
Dây thần kinh
Các dây thần kinh bắt chéo tại các điểm nối cơ, sau đó tiếp tục đi vào Paratenon và Edotenon rồi kết thúc ở bề mặt gân. Các đầu dây thần kinh này được chia thành 2 loại như sau:
- Sợi thần kinh có Myelin: Là các cơ quan thụ cảm cơ học đặc biệt, thường nằm ở gần các cơ, có thể cảm nhận được sức căng và áp lực ở trong gân.
- Sợ thần kinh không có Myelin: Có chức năng chính là cảm thụ và dẫn truyền cảm giác đau.
Cấu trúc xung quanh
Ngoài các cấu trúc đã nêu trên, cấu trúc xung quanh của gân duỗi bàn tay bao gồm các bộ phận sau:
- Mô quanh gân.
- Bao gân.
- Bao hoạt dịch.
- Các trục phản xạ.
- Vỏ bọc xơ.
Chức năng chính của các cấu trúc này là làm tăng độ bền và tính linh hoạt cho gân. Hỗ trợ làm giảm ma sát khi bàn tay và các ngón tay gấp/duỗi. Đồng thời tăng cường sức mạnh cho cơ và đảm bảo quá trình chuyển đổi lực.
Chức năng chính của gân duỗi bàn tay
Gân duỗi bàn tay có chức năng điển hình của gân, cụ thể như sau:
- Nối xương với cơ.
- Hỗ trợ truyền lực và tăng cường sức cơ.
- Điều chỉnh lực khi tay hoạt động, giúp bàn tay được ổn định một cách tự nhiên.
- Cho phép bàn tay và các ngón tay duỗi thẳng tự nhiên khi tay ở trạng thái thả lỏng, sẵn sàng thực hiện các hoạt động.
- Độ dẻo dai và đàn hồi tốt của gân giúp đảm bảo các cử động của bàn tay và các ngón tay.
- Giúp hấp thụ một số tác động khi hoạt động, làm giảm nguy cơ chấn thương.
- Gân duỗi giúp dự trữ và phục hồi năng lượng.
Không nên bỏ lỡ: Xương Cổ Tay: Cấu Tạo Và Những Bệnh Lý Thường Gặp
Một số vấn đề và bệnh lý thường gặp ở gân duỗi bàn tay
Gân duỗi bàn tay có cấu trúc khá phức tạp, nằm ở vị trí dễ bị tác động bởi yếu tố vật lý. Mặt khác, vì là gân liên kết, có chức năng hấp thụ lực nên gân duỗi bàn tay dễ bị tổn thương. Nếu bạn cố sức trong các hoạt động hoặc có yếu tố bên ngoài tác động thì có thể gặp phải một số vấn đề như sau:
Viêm bao gân
Nguyên nhân gây ra bệnh lý này là tình trạng vỏ bọc gân và gân ma sát khi hoạt động, khiến áp lực lên gân tăng cao. Lớp vỏ bọc của gân duỗi bàn tay bị kích thích quá mức, dẫn đến viêm sưng và đau nhức. Viêm bao gân tại gân duỗi bàn tay ảnh hưởng đến chức năng của gân, cũng như hoạt động của bàn tay.
Đây là một bệnh lý thường gặp ở gân duỗi bàn tay, có thể xảy ra ở tất cả mọi người. Đặc biệt là những người thường xuyên lặp đi lặp lại các chuyển động của bàn tay và ngón tay. Ví dụ: nhạc công, nhân viên văn phòng,…
Bạn có thể nhận biết viêm bao gân duỗi bàn tay qua một số dấu hiệu điển hình như sau:
- Sưng tấy ở vị trí có bao gân đang bị viêm.
- Đau nghiêm trọng, kéo dài.
- Đau tăng khi co, duỗi bàn tay hoặc thực hiện các cử động liên quan.
- Sờ vào vùng bị viêm có cảm giác mềm mềm.
Viêm gân gấp, gân duỗi
Viêm gân gấp, gân duỗi còn được gọi là ngón tay cò súng hoặc ngón tay lò xo. Tình trạng chít hẹp bao gân có thể khiến ngón tay uốn cong/duỗi thẳng trong nháy mắt, phản ứng nhanh tương tự như động tác kéo thả lò xo. Trong nhiều trường hợp, người bệnh sẽ gặp phải nhiều khó khăn khi co hoặc/và duỗi ngón tay. Ngón tay có thể trở nên đơ cứng, cần dùng tay khác để kéo ngón tay ra.
Tìm hiểu ngay: Xương Cánh Tay Là Xương Gì? Vai Trò Và Các Vấn Đề Liên Quan
Bạn có thể nhận biết tình trạng viêm gân gấp, gân duỗi qua một số dấu hiệu sau đây:
- Cảm giác đau nhức.
- Gốc ngón tay bị ảnh hưởng có thể trở nên sưng tấy.
- Có cảm giác đau đớn và phát âm thanh bất thường khi co/duỗi/uốn cong ngón tay.
- Cảm giác đau giảm khi cử động nhẹ, trở nên nặng nề hơn khi nghỉ ngơi.
- Xảy ra tình trạng cứng ngón tay (thường gặp ở buổi sáng).
Nguyên nhân chính dẫn đến viêm gân gấp, gân duỗi là do chấn thương, viêm xương khớp hoặc chuyển động lặp lại nhiều lần của tay và ngón tay. Tình trạng này thường rất phổ biến ở phụ nữ và những người trong độ tuổi từ 40 – 60 tuổi.
Đứt gân duỗi bàn tay
Là tình trạng gân duỗi bị đứt một phần hoặc đứt hoàn toàn. Thường xảy ra khi có vết cắt ở mu hoặc lòng bàn tay, do chấn thương khi chơi thể thao, lao động quá sức, kẹt ngón tay vào cửa, do vết cắn của người hoặc động vật,…
Các triệu chứng cơ bản người bệnh có thể nhận biết được khi bị đứt gân duỗi bàn tay như sau:
- Đau đớn và sưng tấy.
- Cứng khớp, không thể duỗi thẳng bàn tay hoặc các ngón tay.
- Nếu bị đa chấn thương có thể thấy ngón tay hoặc bàn tay bị biến dạng.
Bài viết hấp dẫn: Xương Bàn Tay Có Cấu Tạo Như Thế Nào? Những Vấn Đề Thường Gặp
Phần lớn bệnh nhân đứt gân duỗi bàn tay sẽ được chỉ định phẫu thuật sửa chữa gân, đặc biệt là trong các trường hợp:
- Một hoặc nhiều gân ở bàn tay bị đứt, khiến tay không thể cử động bình thường.
- Gân đứt hoàn toàn.
- Phương pháp điều trị bảo tồn không khả quan.
Đôi khi các tổn thương ở gân duỗi bàn tay sẽ được điều trị mà không cần phẫu thuật, tùy theo tình trạng và mức độ tổn thương. Trong các trường hợp này, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm, đồng thời thực hiện nẹp đeo quanh tay để cố định.
Phương pháp xử lý tạm thời khi gân duỗi bàn tay bị tổn thương
Khi có dấu hiệu chấn thương gân duỗi bàn tay thì bạn có thể áp dụng ngay một số biện pháp sơ cứu dưới đây để giảm nhẹ triệu chứng.
Nghỉ ngơi
Nếu chấn thương gây ra do hoạt động liên tục, lạm dụng gân thì người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi. Đồng thời hạn chế các hoạt động gây đau cho bàn và ngón tay. Tốt nhất là nên để tay bị thương nghỉ ngơi, giữ bất động trong vài ngày. Điều này giúp giảm đau, giảm kích thích, hạn chế tiến triển của tổn thương, cho phép gân duỗi bàn tay bị thương tự chữa lành.
Xem thêm: Khuỷu Tay Là Gì? Cấu Tạo Và Chức Năng Của Bộ Phận Này
Chườm đá
Chườm đá là hành động có tác dụng giảm đau, giảm sưng hiệu quả. Bạn chuẩn bị túi chườm hoặc khăn bông mềm, sau đó bọc một vài viên đá lạnh và chườm đều lên vùng bị thương khoảng 20 phút/lần. Lưu ý là không nên để đá trực tiếp lên tay, tránh tình trạng bỏng lạnh.
Nẹp cố định
Bạn có thể dùng băng thun hoặc nẹp cố định tay bị thương, giúp ổn định cấu trúc khớp và hỗ trợ gân duỗi bàn tay. Từ đó làm giảm kích ứng và xoa dịu cơn đau. Đồng thời, việc nén bàn tay và ngón tay bị thương cũng giúp giảm sưng, ngăn tổn thương tiến triển, hỗ trợ quá trình chữa lành của gân.
Nâng tay lên cao
Nên nâng tay lên cao hơn tim khi nghỉ ngơi hoặc ngủ, nhằm giúp máu lưu thông về tim dễ dàng. Từ đó giảm sưng đau và thúc đẩy quá trình tự chữa lành của gân.
Dùng thuốc không kê đơn
Tổn thương gân duỗi bàn tay có thể gây ra cảm giác đau nhức khó chịu, vì vậy bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau. Thử dùng Paracetamol hoặc các loại thuốc chống viêm không Steroid như Ibuprofen để giảm nhẹ triệu chứng. Trong đó, Paracetamol có tác dụng giảm đau, có tác dụng rất nhanh trong trường hợp đau nhẹ. Còn Ibuprofen là thuốc kháng viêm, giúp giảm sưng và đau ở mức độ vừa.
Sau vài ngày áp dụng các phương pháp trên, nếu chấn thương nặng thêm hoặc triệu chứng không thuyên giảm thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán cụ thể. Từ đó có phương hướng điều trị kịp thời, tránh xảy ra biến chứng về sau này.
Một số phương pháp ngăn ngừa tổn thương gân duỗi bàn tay
Để cơ duỗi bàn tay luôn khỏe mạnh, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:
- Không nên hoạt động quá sức, tránh lặp đi lặp lại một chuyển động.
- Luôn khởi động kỹ trước khi tập thể dục, thể thao.
- Nên thực hiện các bài tập căng cơ, giãn gân, kéo giãn bàn tay và các ngón tay sau khi kết thúc các buổi tập.
- Nên luyện tập với các bài tập thích hợp, phù hợp với thể trạng và cơ địa.
- Nên xoa bóp hoặc giữ cho tay ở tư thế thoải mái nhất, dừng hoạt động nếu cảm thấy đau đớn đột ngột ở cổ tay, bàn tay hoặc ở các ngón tay.
- Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nuôi dưỡng gân cơ khỏe mạnh.
Trên đây là thông tin chi tiết về cấu trúc, chức năng cũng như các vấn đề thường gặp ở gân duỗi bàn tay. Hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết bạn đã biết cách chăm sóc sức khỏe, đảm bảo gân cơ luôn khỏe mạnh.
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!