Giảo Cổ Lam – Công Dụng, Cách Dùng Hiệu Quả Và Giá Bán Mới Nhất
Giảo cổ lam hay “cỏ trường sinh”, trước đây là dược liệu quý được sử dụng cho vua chúa giúp trường sinh, dưỡng nhan. Ngày nay, đây không chỉ là vị thuốc mà còn được sử dụng như một loại trà thảo dược có tác dụng phòng chống ung thư, ngừa lão hoá, cải thiện huyết áp, mỡ máu,… Tìm hiểu về cây giảo cổ lam, công dụng, cách dùng cũng như địa chỉ mua uy tín trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu thông tin về giảo cổ lam dược liệu
Giảo cổ lam còn được biết đến với nhiều tên khác như cỏ trường thọ, cỏ trường sinh, cỏ thần kỳ, phúc ẩm thảo, ngũ diệp sâm, cổ yến, dền toòng,… Cây thuốc có tên khoa học là Gynostemma Pentaphyllum, thuộc họ Bí – Cucurbitaceae.
Giảo cổ lam là cây gì – Nguồn gốc và đặc điểm thực vật
Dược liệu được tìm thấy nhiều ở Trung Quốc và Nhật Bản, được hai quốc gia tiên tiến bậc nhất thế giới nhận định có tác dụng khó ngờ cho sức khoẻ. Hiện nay, loại cây này đã được phát hiện tại Việt Nam, cụ thể là núi Phan xi păng (Sapa) và núi đá vôi Hoà Bình.
Tìm hiểu ngay: Cây Chè Dung: Đặc Điểm, Công Dụng, Giá Bán Và Địa Chỉ Mua Uy Tín
Bạn đọc có thể nhận biết cây thuốc dễ dàng qua các đặc điểm sau đây:
- Thân thảo có dây leo, nách lá có tua cuốn đơn.
- Lá giảo cổ lam là lá kép hình chân vịt, mỗi cành có từ 5 – 7 lá hoặc 9 lá, bề mặt lá sần sùi, mặt trên màu xanh lục đậm, mặt dưới nhạt hơn, mép lá có răng cưa.
- Hoa đơn tính mọc thành cụm hình chuỳ, hoa nhỏ 5 cánh màu trắng, cánh hoa xoè như hình sao với 3 vòi nhuỵ ở bầu, ra hoa vào tháng 7, tháng 8.
- Quả hình cầu đường kính 5 – 9 mm, khi non màu trắng và khi chín có màu đen, không ăn được. Quả chứa 2 – 3 hạt hình tim, hơi dẹt, sần sùi và không mở. Cây kết quả vào tháng 9, tháng 10 hàng năm.
Các loại giảo cổ lam, loại nào có giá trị nhất?
Dựa vào đặc điểm của lá mà dược liệu được chia thành nhiều loại khác nhau.
- Giảo cổ lam 3 lá – Gynostemma Laxum: Có 3 lá ở phần to nhất của dây leo, dây lớn, vị nhạt, không thơm. Loại này có dược tính không cao, ít được sử dụng nhất trong các loại.
- Giảo cổ lam 5 lá – Gynostemma Pentaphyllum: Có 5 lá chét nên còn được gọi là ngũ diệp sâm. Dây nhỏ, khi tươi có vị hơi đắng còn khi phơi khô có mùi thơm đặc trưng, pha trà dễ uống, hậu ngọt.
- Giảo cổ lam 7 lá – Gynostemma Pubescens: Được tìm thấy ở Việt Nam, được sử dụng nhiều cùng với loại 5 lá. Khi tươi có vị đắng và phơi khô vị rất đắng, khó uống, không có mùi thơm.
Có thể bạn quan tâm: Cây Chè Dây: Đặc Điểm, Công Dụng, Cách Dùng, Giá Bán & Địa Chỉ Mua
Vậy giảo cổ lam 5 lá hay 7 lá tốt hơn và nên dùng loại nào? Theo nghiên cứu thì loại 5 lá được sử dụng nhiều hơn trong chữa bệnh.
Phân bổ, thu hoạch và bào chế dược liệu
Cây thuốc mọc hoang nhiều ở khu vực rừng thưa, nơi ẩm thấp và có khí hậu lạnh như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc và một số quốc gia châu Âu. Chúng thường leo trùm lên các tảng đá, cây bụi, sinh trưởng mạnh vào mùa mưa ẩm.
Tại Việt Nam, loại cây này được phát hiện đầu tiên ở núi Phan Xi Păng (Sapa) vào năm 1997. Về sau mọc rải rác tại nhiều tỉnh như Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng, Quảng Ninh, Lai Châu, Hoà Bình,….
Nhiều nhất và có giá trị nhất là loại giảo cổ lam 5 lá mọc ở vùng núi đá vôi của tỉnh Hoà Bình. Qua nhiều kết quả kiểm định, loại cây mọc ở Việt Nam có chất lượng không hề thua kém so với cây thuốc mọc tại Hàn Quốc, Nhật Bản. Hiện nay đang được nhân giống rộng rãi và nghiên cứu chuyên sâu phục vụ mục đích chữa bệnh.
Theo nghiên cứu, hầu hết dươc chất đều tập trung ở lá, do đó người dân chỉ thu hoạch lá bánh tẻ để sử dụng. Không nên chọn lá quá già dưỡng chất không nhiều.
Dược liệu sau khi thu hoạch có thể dùng tươi hoặc phơi sấy khô và bảo quản dùng lâu dài.
Tác dụng của giảo cổ lam với sức khoẻ
Không phải ngẫu nhiên mà Nhật Bản và Trung Quốc gọi dược liệu là cỏ trường sinh, cỏ thần kỳ. Đây là dược liệu đã được nghiên cứu lâu đời và ứng dụng rộng rãi trong chăm sóc sức khoẻ.
Theo YHCT giảo cổ lam có tác dụng gì?
Dược liệu có vị đắng hơi ngọt, tính hàn, quy kinh Can, kinh Phế. Do đó dược liệu này chủ trị các chứng bệnh về đường hô hấp, huyết áp, mỡ máu, viêm gan virus,…
CLICK XEM NGAY: Cây Bình Vôi Có Tác Dụng Gì? Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Và Giá Bán
Nghiên cứu y học hiện đại về tác dụng của cây giảo cổ lam
Các nghiên cứu cho thấy, trong dược liệu có chứa thành phần chính là flavonoid và saponin. Trong đó loại 7 lá có chứa nhiều hoạt chất saponin nhất, thậm chí còn cao gấp 3 – 4 lần so với nhân sâm.
Bên cạnh đó còn chứa hàm lượng kẽm, photpho, selen, sắt, vitamin cần thiết cho cơ thể.
- Cải thiện đường huyết, hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng tiểu đường tuýp 2: Hoạt chất phanosid giúp phục hồi chức năng tế bào insulin, tăng cường hấp thụ glucose trong máu, ổn định chỉ số đường huyết. Hoạt chất saponin giúp cải thiện biến chứng rối loạn mỡ máu ở người tiểu đường tuýp 2.
- Giảm béo, cải thiện mỡ máu: Uống trà giảo cổ lam có giảm cân không? Hợp chất saponin có tác dụng giảm hàm lượng cholesterol xấu, tái tạo máu, tăng cường chức năng hệ tuần hoàn. Đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình oxy hoá chất béo, ức chế tích tụ mỡ, giảm béo hiệu quả.
- Tăng cường miễn dịch, chống suy nhược: Sử dụng dược liệu giúp tăng đề kháng, cân bằng và tối ưu hệ miễn dịch, giúp ngủ ngon, cơ thể khoẻ mạnh.
- Ngừa tai biến, đột quỵ, xơ vữa động mạch: Các hoạt chất trong dược liệu giúp giảm cholesterol toàn phần, triglycerid có hại, ngừa hình thành cục máu đông, phòng chống đột quỵ, tai biến.
- Tốt cho tim mạch: Adenosine giúp ngăn ngừa và hạn chế các cơn đau tim đột ngột là một trong những tác dụng giảo cổ lam.
- Cải thiện bệnh gan, tăng cường chức năng gan: Các hoạt chất giúp giảm các cơn đau gan và các triệu chứng của bệnh gan, tái tạo tế bào gan hiệu quả.
- Ngừa lão hoá, hỗ trợ điều trị ung thư: Công dụng giảo cổ lam được minh chứng khi có khả năng chống oxy hoá, tiêu trừ các tế bào ung thư, ngăn chặn quá trình di căn. Đặc biệt nên dùng với bệnh nhân ung thư phổi, gan, tử cung, bạch cầu, vú, đại tràng,…
Mách bạn cách dùng giảo cổ lam tốt cho sức khoẻ
Tác dụng của giảo cổ lam khô và tươi là như nhau nên để có thể bảo quản trong thời gian dài bạn đọc có thể cân nhắc mua dược liệu khô. Dưới đây là các cách sử dụng dược liệu chữa bệnh, tốt cho sức khoẻ mà bạn nên tham khảo.
Pha trà
Uống trà giảo cổ lam có tác dụng gì không? Đây là loại trà dược liệu có hàm lượng chất chống oxy hoá cao, phòng ngừa và hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường, tim mạch, huyết áp, mỡ máu, ung thư,…
Bài viết liên quan: Hạt Đười Ươi Có Tác Dụng Gì? Cách Dùng Và Địa Chỉ Mua Chất Lượng
Người bình thường uống trà giảo cổ lam rất tốt cho sức khoẻ, chống lão hoá, kéo dài tuổi thọ, khoẻ mạnh thượng thọ.
- Rửa sạch 20gr dược liệu khô và để ráo nước.
- Hãm cùng với 100ml nước nóng trong khoảng 5 – 10 phút là có thể dùng được.
Để phát huy tối đa tác dụng của chè giảo cổ lam bạn nên dùng vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều. Không nên dùng sau buổi chiều tối vì có thể gây khó ngủ.
Dùng chế biến món ăn hàng ngày
Tại nhiều địa phương, lá dược liệu được sử dụng như một loại rau dinh dưỡng để xào hoặc nấu canh.
- Giảo cổ lam xào: Chọn ngọn non rửa sạch, phi thơm tỏi và xào chín tới, nêm nếm gia vị vừa ăn.
- Canh trứng trường sinh: Rửa sạch ngọn non. Đun sôi nước sau đó cho rau vào, thêm trứng gà và nêm gia vị.
Sắc nước thuốc cùng với dược liệu khác
Khi kết hợp các dược liệu cùng với giảo cổ lam chữa bệnh gì? Bài thuốc kết hợp cùng xạ đen, cà gai leo rất tốt cho người bị viêm gan, tiểu đường.
Có thể bạn quan tâm: Diệp Hạ Châu: Đặc Điểm, Công Dụng, Bài Thuốc, Giá Bán Và Địa Chỉ Mua
- Chuẩn bị 30g dược liệu khô, 30g xạ đen khô, 20g cà gai leo khô đã rửa sạch sẽ.
- Sắc các dược liệu cùng với 1.5 lít nước, sau khi sôi ủ thêm 30 phút để các dược chất hoà quyện trong nước trà và uống hết trong ngày.
Uống giảo cổ lam thường xuyên có tốt không và những tác dụng phụ có thể gặp
Để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khoẻ, khi sử dụng dược liệu bạn cần chú ý một số vấn đề sau đây:
- Nên sử dụng dược liệu vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều để tỉnh táo, không sử dụng vào chiều tối sẽ gây khó ngủ.
- Không uống nước thuốc khi bụng đói bởi dược liệu có khả năng tác động lên quá trình chuyển hoá lipit, kích thích dạ dày. Nếu uống khi bụng đói sẽ gây chóng mặt, buồn nôn, nôn nao trong người, đây là một tác dụng phụ của giảo cổ lam thường gặp.
- Không sử dụng dược liệu với liều lượng lớn, có thể khiến tụt huyết áp, mệt mỏi. Các chuyên gia khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên sử dụng 60 – 70gr dược liệu.
- Không sử dụng nước chè giảo cổ lam để qua đêm, bởi lúc này nước thuốc đã bị biến chất, ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, gây đầy bụng, buồn nôn, đau bụng,…
- Trẻ em dưới 12 tuổi, người có tiền sử dị ứng với thành phần của dược liệu không nên dùng. Phụ nữ đang có thai, đang cho con bú tuyệt đối không sử dụng.
- Người huyết áp thấp nên uống sau khi ăn no, có thể thêm vài lát gừng vào để ấm bụng và dễ uống hơn.
- Người mắc bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, đa xơ cứng, viêm thấp khớp, đang dùng thuốc giảm miễn dịch không sử dụng dược liệu này.
Giảo cổ lam giá bao nhiêu và địa chỉ mua uy tín
Do khu vực phân bổ dược liệu hạn hẹp, chủ yếu ở Hoà Bình và Sapa nên nguồn cung còn hạn chế. Giá cây thuốc dao động trong khoảng 200.000 đến 300.000 VNĐ/ kg khô tuỳ thời điểm và đơn vị cung ứng.
Mua giảo cổ lam ở đâu uy tín và đảm bảo chất lượng? Trung tâm Nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu Vietfarm là đơn vị hàng đầu trong cung ứng dược liệu sạch đạt tiêu chuẩn GACP – WHO.
Bài viết cùng chuyên mục: Cây Chìa Vôi Là Cây Gì? Công Dụng Và Các Bài Thuốc Chữa Bệnh
Hiện nay, Trung tâm dược liệu Vietfarm đang cung ứng giảo cổ lam 5 lá chính gốc Hoà Bình sấy khô thăng hoa. Dược liệu được đóng gói tiêu chuẩn túi 500gr, tích hợp mã QR và đầy đủ tem nhãn, giấy tờ. Bạn đọc có nhu cầu mua giảo cổ lam chất lượng cao có thể liên hệ với Trung tâm Vietfarm qua số hotline 096.171.6466.
Trên đây là những thông tin tổng quan về giảo cổ lam, một loại dược liệu nổi tiếng với nhiều công dụng cho sức khoẻ. Để tìm hiểu thêm về các loại dược liệu khác, bạn đọc có thể theo dõi chuyên mục của chuyên trang để có thêm nhiều kiến thức về cây thuốc!