Cây Bình Vôi Có Tác Dụng Gì? Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Và Giá Bán
Cây bình vôi nổi bật với phần thân phình to, nổi tiếng với tác dụng an thần, mất ngủ, ho lao, mụn nhọt,… Chuyên trang sẽ tổng hợp những thông tin về dược liệu, công dụng, các bài thuốc chữa bệnh cũng như giá bán và địa chỉ mua uy tín trong bài viết dưới đây.
Những thông tin tổng quan về cây bình vôi
Cây bình vôi (Stephania Glabra Roxb Miers) là loại cây thuộc họ Tiết Dê (Menispermaceae). Tại nhiều vùng miền, loại cây này còn có nhiều tên gọi khác nhau như củ mối trôn, củ một, tử nhiên, ngải tượng, cà tom,…
Cây bình vôi là cây gì?
Cây bình vôi rất dễ nhận biết với đặc điểm phần thân phình to rất giống bình đựng vôi của người xưa dùng để tôi vôi ăn trầu. Tên gọi của dược liệu cũng bắt nguồn từ hình dáng của cây này.
- Cây dây leo lâu năm có phần thân dưới phát triển, dài từ 2m đến 6m. Thân cây nhẵn và vặn xoắn lại.
- Lá cây bình vôi mọc so le, có cuống dài, phía lá mỏng, hình hơi tròn hoặc tam giác tròn. Gân lá hình chân vịt, hai mặt nhẵn, mép hơi lượn sóng.
- Phần rễ củ to có vỏ ngoài xù xì, màu nâu đen, nặng đến 50kg, bên trong có màu trắng xám, vị hơi đắng.
- Hoa cây bình vôi nở vào tháng 4 – 6, mọc ở kẽ lá hoặc những cành già lá đã rụng, màu vàng cam. Hoa đực có 5 – 6 lá đài, 3 – 4 cánh hoa, 3 – 6 nhị hoạ trong khi hoa cái chỉ có 1 lá đài và 2 cánh hoa.
- Cây kết quả vào tháng 8 – 10, hình cầu hơi dẹt, có màu đỏ. Hạt hình móng ngựa, cứng và có nhiều hang vân ngang, hai bên lõm.
Cây bình vôi trồng ở đâu nhiều?
Đây là loại cây được phát hiện nhiều ở các quốc gia châu Á như Lào, Campuchia, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan,…
Tại Việt Nam, cây bình vôi thường mọc ở vùng núi cao phía Bắc như Hoà Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Ninh Bình,… Đây là loại cây ưa sáng, thường phân bổ ở khu vực rừng cây bụi và dây leo ở rừng núi đá vôi ẩm, cao vài chục mét đến vài trăm mét so với mực nước biển.
Thu hoạch và cách chế biến
Cây thuốc có thể thu hoạch quanh năm, song theo nghiên cứu hàm lượng hoạt chất có lợi đạt ngưỡng cao nhất vào vụ mùa thu, đông.
Cây bình vôi sau khi thu hái, người dân lấy phần củ sơ chế, cạo sạch lớp vỏ bên ngoài và thái thành lát đem phơi trong bóng râm cho đến khi khô. Do củ bình vôi mọng nước nên thường 5kg tươi sẽ thu về được khoảng 1kg khô.
Bài viết liên quan: Giảo Cổ Lam – Công Dụng, Cách Dùng Hiệu Quả Và Giá Bán Mới Nhất
Hiện nay, dược liệu cây bình vôi còn được dùng để chiết xuất hoạt chất 1-tetrahydropalmatin.
Các tác dụng của cây bình vôi với sức khoẻ
Theo YHCT, củ bình vôi có vị đắng, ngọt, tính lương, quy kinh Can, Tỳ, chủ trị chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ, ho lao, đau dạ dày,…
Còn theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong dược liệu có chứa nhiều thành phần hoá học quan trọng như L-tetrahydropalmatin, Cepharanthin, Rotundin, Tetrandrin, Temerin, tinh bột, đường, acid hữu cơ,… Vậy cây bình vôi có tác dụng gì cho sức khoẻ con người?
- L-tetrahydropalmatin: An thần, ngủ ngon, chống suy nhược, chống co giật dùng cho bệnh nhân tâm thần, động kinh, chống co thắt cơ vành, điều hoà huyết áp, tốt cho đường hô hấp.
- Roemerin: Có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp, được sử dụng cho bệnh nhân cao huyết áp. Đồng thời có tác dụng gây tê niêm mạch, giảm kích thích thần kinh trung ương, an thần dễ ngủ. Tuy nhiên sử dụng liều cao dễ gây co giật, ngộ độc thần kinh.
- Cepharanthin: Tăng cường miễn dịch, kích thích cơ thể sản sinh kháng thể, giãn mao mạch tuần hoàn, hạn chế thiếu hụt bạch cầu do sử dụng thuốc chống ung thư.
- Tetrandrin: Điều hoà huyết áp cao, chống viêm, ức chế hệ miễn dịch.
- Isotetradim: Chống viêm, giảm đau, hạ sốt,…
Hướng dẫn các bài thuốc từ cây bình vôi chữa bệnh hiệu quả
Trong dân gian, ông cha ta sử dụng cây bình vôi chữa bệnh gì? Dưới đây là tổng hợp các bài thuốc chữa bệnh đã được sử dụng từ lâu đời, bạn đọc có thể tham khảo.
Xem thêm: Cây Bìm Bịp (Cây Xương Khỉ) – Công Dụng, Cách Dùng Và Địa Chỉ Mua
- Cải thiện mất ngủ: Sắc thang thuốc gồm 10 – 15g mỗi vị hạt sen, nhân hạt táo chua, long nhãn; 8g củ bình vôi và 12g lá vông và uống trong ngày, trước khi ngủ 30 phút. Hoặc có thể sử dụng thang thuốc gồm 12g mỗi loại bình vôi, vông nem, lạc tiên, 6g liên tâm và 6g cam thảo để sắc uống hàng ngày.
- Trị suy nhược thần kinh: Mỗi ngày sắc một thang thuốc gồm có bình vôi, thiên ma, câu đằng, viễn chí mỗi loại đều 12g.
- Chữa bệnh gout: Lấy 15g củ bình vôi khô rửa sạch, thêm 1.5 lít nước và sắc đến khi còn lại một nửa thì dùng để uống hàng ngày. Cần sử dụng thường xuyên để giảm tình trạng co cứng khớp, tiêu viêm, giảm đau.
- Giảm đau dạ dày, viêm loét dạ dày, hành tá tràng: Chuẩn bị 12g mỗi loại gồm bình vôi, xa tiền tử, dạ cẩm, khổ sâm và sắc thành nước thuốc, uống mỗi ngày một lần.
- Chữa ho, viêm họng, viêm phế quản: Sắc nước thuốc gồm có 12g bình vôi, 12g cát cánh, 12g huyền sâm và 10g trần bì để uống mỗi ngày một lần.
Hoặc bạn cũng có thể tìm mua bột củ bình vôi để sử dụng lâu dài. Mỗi ngày sử dụng 3 – 6g bột pha cùng với nước sôi để uống. Đây là bài thuốc dân gian giúp an thần, dễ ngủ, hạ sốt, giảm đau dạ dày, giảm ho,… hiệu quả.
Ngoài ra, nhiều người còn dùng bột bình vôi để ngâm rượu theo tỷ lệ 1 phần bột : 5 phần rượu để sử dụng lâu dài.
Liều lượng sử dụng và những lưu ý cần biết
Theo nghiên cứu, trong củ bình vôi có chứa một lượng nhỏ độc tố, do đó trước khi sử dụng bạn đọc cần chú ý những điều dưới đây:
- Liều lượng được khuyến cáo cho người lớn là từ 3 – 6g, trẻ nhỏ chỉ dùng 0,02 – 0,03g tuỳ vào giai đoạn. Liều lượng gây ngộ độc là 30g mỗi ngày.
- Tuyệt đối không lạm dụng, sử dụng cây bình vôi quá liều có thể gây độc, co giật, tê liệt thần kinh rất nguy hiểm.
- Trẻ em dưới 1 tuổi và phụ nữ đang mang thai không được sử dụng củ bình vôi.
Cây bình vôi mua ở đâu và giá bao nhiêu?
Là một loại dược liệu phổ biến ở nhiều tỉnh thành, cây bình vôi hiện nay đang được bán với giá bình dân. Củ bình vôi giá bao nhiêu còn tuỳ thuộc vào loại tươi hay khô. Hiện nay trên thị trường, giá củ bình vôi tươi từ 70.000 đồng đến 100.000 đồng/kg trong khi giá củ phơi khô dao động từ 200.000 đồng đến 250.000 đồng/kg.
Bạn đọc có thể tìm mua dược liệu tại các cửa hàng dược liệu, nhà thuốc đông y hoặc trên các trang mua bán trực tuyến đều được. Giữa nhiều đơn vị cung ứng dược liệu, Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng dược liệu Vietfarm là địa chỉ được hàng triệu người tin dùng.
Nội dung hấp dẫn: Dây Thìa Canh Có Công Dụng Gì? Nên Sử Dụng Như Thế Nào?
Hiện nay, cây bình vôi đang được Trung tâm Vietfarm nuôi trồng hữu cơ tại chuỗi các vùng chuyên canh dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP-WHO. Dược liệu được các tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành tuyển chọn kỹ lưỡng về chủng giống, giám sát nuôi trồng và thu hoạch. Nhờ đó, cây bình vôi Vietfarm được đảm bảo điều kiện để sinh trưởng trong môi trường tự nhiên, sản sinh hàm lượng dược chất ở mức tối ưu.
Củ bình vôi Vietfarm sau khi thu hoạch sẽ được sơ chế, đưa vào dây chuyền thái lát và sấy khô công nghệ sấy thăng hoa Nhật Bản. Sau đó đóng gói đạt tiêu chuẩn của BYT, tích hợp mã QR trên bao bì.
Đặc biệt, khách hàng khi mua dược liệu bình vôi tại Trung tâm Vietfarm sẽ được miễn phí vận chuyển trên toàn quốc và thanh toán khi nhận hàng.
Trên đây là những thông tin tổng quát về dược liệu cây bình vôi với những tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khoẻ, trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn!