Trái Nhàu Khô Có Công Dụng Gì, Cách Dùng Và Giá Bán Bao Nhiêu 1Kg?
Trái nhàu khô là một trong những dược liệu được Đông y sử dụng phổ biến, mang tới không ít công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Hiểu rõ về thành phần, công dụng của thuốc sẽ giúp chúng ta có cách sử dụng tốt nhất. Dưới đây sẽ là những thông tin kiến thức quan trọng bạn đọc không nên bỏ lỡ.
Giới thiệu đặc điểm của trái nhàu khô
Quả nhàu khô từ lâu đã được dân gian sử dụng khá nhiều với các mục đích chăm sóc sức khỏe khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được hết các đặc điểm nổi bật của vị thuốc này. So với nhiều dược liệu khác, trái nhàu có khá nhiều đặc biệt.
Tên gọi
Sau khi thu hái và sơ chế những trái nhàu tươi, chúng ta sẽ tiến hành phơi hoặc sấy khô để cho ra thành phẩm trái nhàu khô. Ở Việt Nam, quả nhàu khô được gọi với nhiều tên như: Nhàu rừng, nhàu núi, cây ngao, tùy theo từng địa phương.
Khoa học đặt tên cho cây nhàu là Morinda Citrifolia L và được xếp vào họ cây cà phê.
Đặc điểm hình thái của cây nhàu
Là một dạng thực vật thân gỗ, cây mọc theo hướng thẳng đứng với các đặc điểm hình thái sinh trưởng sau:
- Chiều cao của thân cây thường từ 4 – 8m, có màu lục, nâu nhạt khá rõ, thân cành non mập và chia thành 4 cách dễ dàng quan sát. Với các cành non, tiết diện dạng vuông có rãnh nhẵn, màu xanh. Các cành già thường có màu nâu xám và tiết diện tròn.
- Lá cây nhàu có hình khá giống bầu dục, phần lá cây mọc đối xứng nhau và rộng từ 6 – 8cm, chiều dài lá đạt khoảng 15 đến 30cm, ở mép lá có các đường uốn lượn. Mặc dù lá khá dài nhưng cuống lá tương đối ngắn, chỉ từ 1 – 2cm, lá mọc đối xứng nhau và giữa hai lá có 1 lá nằm kèm hình xoan, màu xanh nhạt và dài khoảng 1 – 15.cm.
- Cây nhàu có hoa mọc tại vị trí của nách lá, hoa cũng có dáng bầu dục và hơi tròn. Hoa nhàu sẽ có suốt 4 mùa, nhưng sẽ rộ nhất vào khoảng tháng 11 cho tới tháng 2 năm sau. Hoa có trục màu xanh thẫm, có 3 đến 4 phiến hoa tùy từng bông.
- Quả nhàu thường sẽ có vào khoảng thời gian tháng 3 đến tháng 5, quả hạch kép với đài hoa dính kèm với bầu noãn. Quả lúc còn xanh có kích cỡ từ 3 – 4cm chiều ngang, chiều dọc từ 5 – 7cm và màu xanh nhạt. Khi đã ngả chín sẽ chuyển sang màu vàng ngà, mùi hơi khai, bề mặt nhẵn bóng. Trái nhàu khi đã chín hẳn tách ra sẽ thấy có màu vàng, thời điểm chín là từ tháng 7 đến tháng 8 và có thể ăn được. Hạt của quả nhàu có hình bầu dục, nhiều hạt, màu nâu đen.
Khu vực phân bố
Cây nhàu sẽ sinh trưởng tốt nhất ở những nơi có kiểu khí hậu nhiệt đối với ôn đới. Hiện nay, nhàu phân bổ chủ yếu tại Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ và một số quốc gia khác thuộc khu vực châu Úc.
Ở Việt Nam, cây nhàu sẽ tập trung sinh trưởng ở những nơi ven bờ sông, vùng đất ẩm thấp và các khu vực kênh mương ở miền Nam. Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long là nơi tìm thấy cây nhàu nhiều nhất.
Cách thu hái, sơ chế nhàu khô
Cách làm trái nhàu khô cũng khá đơn giản, thông thường, sau khoảng 1 năm sinh trưởng phát triển, chúng ta sẽ thu hoạch nhàu. Quả nhàu cho chất lượng tốt nhất là loại quả già, khi quan sát thấy các mắt của quả đã căng mọng sẽ cho dược tính tốt nhất.
Cách sơ chế quả nhàu khô sau khi thu hái gồm các bước như sau:
- Tiến hành rửa sạch quả nhàu nhiều lần và để cho trái nhàu tự ráo hết nước.
- Bạn cắt quả nhàu thành các miếng theo chiều dọc, nên cắt miếng lớn.
- Mang nhàu đi phơi trên nong nia hoặc mâm dưới trời nắng, nếu nắng không đủ mạnh, có thể trực tiếp sấy khô. Theo kinh nghiệm của những người thu hoạch nhàu, quả nhàu sẽ khô hoàn toàn chỉ sau từ 3 – 4 ngày nắng. Khi đã khô, nhàu khá cứng, bề mặt xù xì có màu đen, ở bên trong có màu nâu hoặc vàng và lộ rõ hạt.
- Phần nhàu khô thu được sẽ bảo quản trong túi nilon hoặc hũ thủy tinh đậy kín nắp và để ở nơi thoáng mát.
Trái nhàu khô có tác dụng gì?
Trái nhàu khô được cả y học cổ truyền và hiện đại tiến hành nghiên cứu từ lâu, cho thấy không ít tác dụng đối với sức khỏe.
Trong Đông y, trái nhàu là vị thuốc có vị chát, quy vào đại tràng, kinh thận. Nhờ vậy, những ai đang gặp phải các vấn đề về kinh nguyệt, tiểu tiện, đại tràng có thể sử dụng.
Đối với y học hiện đại, trái nhàu khô qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu kỹ lưỡng đã được chứng minh cho thấy có rất nhiều thành phần vitamin và các khoáng chất nổi bật. Cụ thể, các nhà nghiên cứu tìm thấy vô số vitamin A, B1, B6, C, E, các khoáng chất kẽm, sắt, canxi cùng với chất chống oxy hóa, prexonine, damnacanthal, scopoletin, các chất kháng viêm mạnh mẽ.
- Scopoletin: Được y học sử dụng với mục đích làm giãn các mạch máu, hỗ trợ hạ huyết áp tốt.
- Damnacanthal: Có công dụng tuyệt vời là ức chế những tế bào ung thư trong cơ thể, ngăn chặn quá trình máu lưu thông tới các khối u khiến chúng phát triển nhanh và mạnh hơn. Nhờ vậy, các bác sĩ có thể đưa ra các biện pháp kiểm soát cũng như loại bỏ u tốt hơn.
Đặc biệt hơn, một số hoạt chất trong trái nhàu khô còn có chức năng tăng cường hỗ trợ thúc đẩy sản sinh thêm các tế bào T – Một loại tế bào tham gia trực tiếp vào quá trình triệt tiêu những tế bào lạ có hại, các phản ứng miễn dịch. Sử dụng trái nhàu chính là biện pháp giúp hệ thống tế bào có thể phát triển mạnh mẽ và luôn ổn định.
Công dụng theo Đông y
Công dụng trái nhàu khô trong y học cổ truyền là gì? Đây là vị thuốc có tính mát, cay nồng, mang tới công dụng hoạt huyết, điều kinh, kích thích hoạt động ở hệ tiêu hóa, làm nhuận tràng hiệu quả.
Những đối tượng bệnh nhân thường được kê đơn sử dụng trái nhàu khô gồm: Người bị táo bón, bệnh gout, kinh nguyệt thất thường, mắc chứng khó tiểu, bị hen suyễn, ho, sốt, sức đề kháng và khả năng miễn dịch kém.
Tác dụng trái nhàu khô trong y học hiện đại
Từ kết quả nghiên cứu y khoa cho thấy, có tới 29 acid hữu cơ được tìm thấy trong trái nhàu khô, cùng với đó là vô số khoáng chất canxi, magie, sắt, natri, kali, caroten, vitamin C, axit amin và cả tinh dầu. Tất cả những thành phần này đều cung cấp nhiều tác dụng tuyệt vời trong việc chăm sóc, cải thiện sức khỏe, điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
- Đào thải độc tố ra khỏi cơ thể: Trong quả nhàu khô chứa các hoạt chất có tác dụng loại bỏ những độc tố và ngăn chặn tác hại từ sự xâm nhập của gốc tự do. Đồng thời, quá trình hấp thụ, tiêu hóa các vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng thiết yếu cũng trở nên thuận lợi hơn, cơ thể giảm thiểu độc tố và tăng cường sức khỏe tổng thể.
- Giảm đau: Có thể bạn chưa biết quả nhàu khô thật sự có khả năng giảm đau rất tốt, giúp cải thiện tình trạng đau mỏi cơ, đau lưng, đau nửa đầu, đau dây thần kinh, giảm tình trạng căng thẳng mệt mỏi, stress.
- Chống viêm mạnh mẽ: Nhàu khô còn có được dùng trong việc điều trị chứng viêm khớp, đau nhức xương khớp ở cổ tay, chữa bỏng da, căng da, làm mờ các vết thâm tím và tan máu bầm, các vết sưng xẹp xuống nhanh chóng.
- Cải thiện hoạt động tiêu hóa: Cơ trơn ở ruột sẽ hoạt động dễ dàng hơn, tăng cường co bóp, thúc đẩy tiêu hóa các chất thải ra ngoài khi cơ thể được bổ sung nước từ quả nhàu. Bạn sẽ thấy giảm thiểu rõ rệt tình trạng táo bón, tiêu hóa kém.
- Hỗ trợ chữa ung thư: Hiện nay, y học đã tận dụng thành phần damnacanthal có trong trái nhàu để ức chế không ít tế bào ung thư. Làm được điều này bởi thành phần trong quả nhàu khô sẽ tác động tới cơ chế bơm máu của cơ thể, giảm, lượng máu lưu thông tới khối u, từ đó các tế bào ung thư thiếu chất sẽ nhanh chóng bị triệt tiêu.
- Chữa hen suyễn: Hen suyễn là bệnh lý gây ra những biểu hiện vô cùng khó chịu cho người bệnh. Theo đó, trái nhàu khô sẽ được sử dụng để làm giảm các dị ứng mẫn cảm, giúp cơn hen giảm đi rõ rệt.
- Nâng cao khả năng miễn dịch: Hoạt chất trong trái nhàu sẽ kích thích cơ thể sản sinh thêm nhiều tế bào T giúp nâng cao đề kháng, phòng chống các tế bào lạ hay những dị nguyên. Hệ miễn dịch cải thiện rõ rệt, người dùng ít khi bị đau ốm vặt hơn.
- Phòng ngừa bệnh về tim mạch: Các chuyên gia cho biết, trái nhàu khô còn có khả năng hạ cholesterol, lưu thông các mạch máu, hạ huyết áp cũng như phòng ngừa nguy cơ xảy ra các bệnh lý về tim mạch.
- Hỗ trợ giảm cân: Nhàu khô có khả năng giảm cân rất tốt thông qua cơ chế tạo cảm giác no lâu, hạn chế những cơn thèm ăn và hỗ trợ cơ bắp thon gọn, săn chắc hơn.
- Ngăn ngừa lão hóa da: Làn da sẽ có sự mịn màng, trẻ trung hơn khi thường xuyên được cung cấp các dưỡng chất từ trái nhàu. Quá trình lão hóa diễn ra chậm, các gốc tự do bị loại bỏ, hạn chế oxy hóa.
Cách sử dụng trái nhàu khô chuẩn nhất
Nhàu khô có cách sử dụng như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất? Thực tế, tùy vào bệnh lý, tình trạng sức khỏe của mỗi người mà có cách dùng khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc trái nhàu khô bạn có thể tham khảo để sử dụng.
Trái nhàu khô ngâm rượu chữa đau mỏi lưng, chân
Với bài thuốc này, ngâm rượu là cách tốt nhất để chúng ta tận dụng hết các hoạt chất trong trái nhàu.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị khoảng 2 lạng nhàu khô, 2 lít rượu gạo.
- Rửa sạch nhàu và để cho ráo hết nước, sau đó cho vào bình thủy tinh, đổ rượu ngập nhàu rồi đậy kín nắp.
- Ngâm nhàu trong khoảng từ 3 – 4 tuần là có thể dùng.
- Bạn lấy rượu nhàu ra để uống hàng ngày, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 20ml sẽ giúp các cơn đau mỏi xương khớp ở chân, lưng thuyên giảm rõ rệt.
Bài thuốc cho bệnh tiểu đường
Với những ai mắc chứng tiểu đường, chỉ cần uống nước sắc nhàu khô hàng ngày sẽ cho tác dụng tốt nhất.
Cách thực hiện:
- Bạn dùng khoảng 45g nhàu khô, rửa sạch vào cho vào ấm sắc.
- Thêm nửa lít nước và đun sôi trong khoảng 5 phút cho các hoạt chất từ trái nhàu khô có thể thoát ra ngoài.
- Phần nước thu được sẽ uống như nước lọc hàng ngày, cần duy trì đều đặn và lâu dài để đạt được kết quả như mong muốn.
Bài thuốc trái nhàu khô chữa kinh nguyệt rối loạn
Với những chị em thường xuyên bị rối loạn kinh nguyệt, có thể tham khảo bài thuốc từ trái nhàu và một số dược liệu quen thuộc khác như sau.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 20g nhàu khô, 20g ích mẫu, 12g củ gấu tẩm giấm sao và 6g cam thảo dây.
- Rửa sạch hết nguyên liệu và đem trụng qua nước sôi 1 lần, sau đó cho vào ấm sắc với 1 lít nước.
- Khi nước thuốc cạn còn 500mml sẽ tắt bếp và chắt thuốc ra, chia thành 3 bữa sáng, trưa, tối để uống cho tới khi kinh nguyệt được điều tiết ổn định.
Khi sử dụng trái nhàu khô cần lưu ý gì?
Để đạt được hiệu quả cao nhất khi dùng trái nhàu khô, các bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
- Với những bệnh nhân huyết áp thấp, không sử dụng trái nhàu vì chúng có tác dụng hạ huyết áp.
- Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ không dùng trái nhàu.
- Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng trái nhàu khi chưa được bác sĩ cho phép.
- Bệnh nhân bị thận hư, viêm thận cũng không sử dụng nhàu.
- Trước khi sử dụng bất cứ bài thuốc nào từ trái nhàu khô, bạn đều cần tham khảo tư vấn từ thầy thuốc để có cách dùng sao cho phù hợp.
Trái nhàu khô giá bao nhiêu, nên mua ở đâu?
Với nhiều công dụng nổi bật như vậy nên trái nhàu khô từ lâu đã được rất nhiều người tìm mua về sử dụng. Theo đó, thị trường có khá nhiều cơ sở cung cấp nhàu với nhiều mức giá khác nhau. Giá bán thường sẽ nằm trong khoảng từ 150.000 – 200.000 đồng tùy từng từng nơi bán.
Để tìm mua, bạn nên trực tiếp tới các hiệu thuốc Đông y, các phòng khám y học cổ truyền để sở hữu sản phẩm chuẩn, đảm bảo chất lượng. Ngoài ra cũng có thể tìm mua ở một số shop trực tuyến đáng tin cậy trên các sàn thương mại điện tử.
Hiện nay, nhận thấy nhu cầu sử dụng mạnh mẽ của mọi người nên đã có không ít cơ sở kinh doanh trái phép tiến hành thu mua những trái nhàu khô kém chất lượng, đã quá thời hạn sử dụng để buôn bái lại ra thị trường. Nếu sử dụng phải nguồn nhàu này, bạn sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn, thậm chí còn gây ra những tác dụng phụ nguy hại cho sức khỏe vì nhau đã trải qua quá trình dùng các chất xử lý nấm mốc, hư hỏng để có thể đạt được hiện trạng như nhàu chuẩn chất lượng cao. Do đó, việc tìm kiếm địa chỉ mua uy tín là rất quan trọng. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên đặt mua sản phẩm nhàu khô bán trôi nổi ngoài thị trường với giá quá rẻ, rất có thể đó là hàng nhái, hàng kém chất lượng đã có thời gian lưu trữ quá lâu gây mất toàn bộ dưỡng chất.
Như vậy, qua đây chúng tôi đã chia sẻ toàn bộ thông tin quan trọng về trái nhàu khô tới tất cả bạn đọc. Đây là một loại dược liệu có rất nhiều công dụng tuyệt vời, được cả y học hiện đại và cổ truyền ghi nhận. Tuy nhiên, để có thể đảm bảo cải thiện, chăm sóc sức khỏe tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc trước khi dùng. Đồng thời chọn nơi mua uy tín và sử dụng kiên trì sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả như mong muốn.