Chàm Môi: Nguyên Nhân Gây Bệnh, Triệu Chứng Và Các Cách Điều Trị
Đều có triệu chứng da khô nứt, ngứa rát và chảy máu nhưng bệnh chàm môi khác với các tình trạng khô da môi do thời tiết hanh khô, khắc nghiệt hay dị ứng. Vậy đây là bệnh gì, nguyên nhân và triệu chứng nhận biết ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết các vấn đề trên, đồng thời cung cấp các cách chữa, phòng ngừa chàm khu vực môi để bạn đọc tham khảo.
Bệnh chàm môi là gì?
Chàm môi được xếp vào một trong những bệnh lý da liễu thuộc thể loại viêm da cơ địa. Đây là một căn bệnh viêm da phổ biến khiến vùng da môi hoặc xung quanh miệng bị tổn thương, gây đau rát, khó chịu.
Bệnh chàm môi có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn nhưng phổ biến nhất vẫn là nhóm đối tượng từ 13 – 15 tuổi trở lên. Thông thường bệnh sẽ phát triển mạnh mẽ nhất là vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết hanh khô. Nhiều người thường nhầm lẫn bệnh chàm môi với hiện tượng nẻ môi vào mùa đông. Tuy nhiên đây là hai vấn đề da liễu hoàn toàn khác nhau.
Dựa vào các biểu hiện trên da, bệnh chàm môi được chia thành 2 loại: Chàm nhẹ và chàm nặng. Căn bệnh này không gây ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng lại làm mất thẩm mỹ, khiến người bệnh luôn có cảm giác khó chịu, kém tự tin trong giao tiếp, làm giảm chất lượng cuộc sống.
Các dạng bệnh thường gặp
Theo nhận định của các chuyên gia, bệnh chàm môi có thể kích hoạt ở cả 3 dạng sau đây:
- Viêm môi do tiếp xúc kích ứng
Đây là dạng bệnh có ảnh hưởng đến môi trên và môi dưới, có thể lan rộng sang các vùng xung quanh. Thói quen liếm môi là một trong những nguyên nhân chính thường gặp, nhất là ở những đối tượng trẻ nhỏ. Các nguyên nhân khác gây ra bệnh đó là yếu tố môi trường, chất gây kích ứng trong mỹ phẩm, sản phẩm vệ sinh răng miệng hoặc do thực phẩm.
- Viêm môi do tiếp xúc dị ứng
Phản ứng viêm môi xảy ra sau thời gian dài người bệnh tiếp xúc với các chất kích thích. Phụ nữ thường bị ảnh hưởng về vấn đề này hơn nam giới, do họ tiếp xúc nhiều hơn với các chất gây dị ứng từ son môi, son dưỡng, kem chống nắng, sản phẩm trang điểm, sơn móng tay,… Các nguyên nhân khác có thể xuất phát từ các sản phẩm như kem đánh răng, nước súc miệng, thực phẩm, thuốc,…
- Viêm môi cơ địa
Đây là dạng viêm môi thường gặp ở những bệnh nhân bị viêm da cơ địa hoặc có tiền sử các bệnh do cơ địa mẫn cảm. Đặc trưng của bệnh đó là môi bong nhiều vảy, có xu hướng tái phát nhiều lần trong năm. Thể chàm môi này thường tự phát và không xác định được nguyên nhân.
Nguyên nhân gây bệnh phổ biến
Để có hướng điều trị bệnh hiệu quả, trước tiên bạn cần phải biết bệnh chàm môi được hình thành do nguyên nhân gì? Theo các chuyên gia da liễu, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm môi, cụ thể như sau:
- Do da thiếu độ ẩm, cơ thể không được cung cấp đủ nước.
- Rối loạn nội tiết bên trong khi bắt đầu ở tuổi dậy thì.
- Bị căng thẳng, stress kéo dài khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, khiến da yếu đi và dễ nhiễm bệnh.
- Thời tiết thay đổi đột ngột, lạnh, hanh khô cũng là nguyên nhân gây bệnh chàm môi.
- Sử dụng son môi, mỹ phẩm kém chất lượng, chứa nhiều chì, hóa chất độc hại khiến môi bị nhiễm độc.
- Thực hiện phun xăm thẩm mỹ tại những cơ sở kém chất lượng khiến da môi dễ bị tổn thương.
- Sử dụng các loại thực phẩm gây kích ứng da như: Xà phòng, chất tẩy rửa, sữa rửa mặt, nước hoa,…
- Người bệnh bị chàm môi do yếu tố di truyền. Vì vậy, nếu trong gia đình có bố mẹ hoặc người thân bị bệnh thì con cái sinh ra cũng dễ mắc phải căn bệnh này.
- Người bệnh bị mắc các bệnh lý về dị ứng miễn dịch như: Hen phế quản, mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa,… cũng dễ xuất hiện bệnh chàm cao hơn những người khác.
- Mắc các triệu chứng rối loạn như rối loạn hệ thần kinh, rối loạn hệ tiêu hóa.
- Thiếu hụt một số yếu tố vi lượng như kẽm, sắt, vitamin B,…
- Thói quen liếm môi, cạy da môi cũng là tác nhân quan trọng gây chàm.
- Một số vấn đề khác như vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, đang tiến hành điều trị nha khoa, thói quen liếm môi, bị cảm cúm hoặc cảm lạnh.
- Dị ứng với các chất phụ gia hoặc một số thực phẩm sử dụng hàng ngày.
Triệu chứng bệnh chàm môi
Theo chuyên gia, bệnh chàm môi thường có những dấu hiệu dễ nhận biết như:
Biểu hiện bị chàm môi ở thể nhẹ
Ban đầu, môi của người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng khô, lớp da bị nứt nẻ, bong tróc thành từng mảng trắng khác nhau, rất giống với hiện tượng nẻ môi. Bởi vậy rất nhiều người nhầm lẫn 2 vấn đề này với nhau và lơ là trong việc điều trị.
Theo thời gian tình trạng bệnh sẽ trở nên nghiệm trọng hơn với các triệu chứng đặc biệt như: Vùng da môi bị ngứa, rát, viền môi bị tấy đỏ, phát ban, nổi các nốt mụn nhỏ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Nhiều trường hợp đi kèm với hiện tượng da môi căng, nứt, chảy máu.
Biểu hiện bị chàm miệng nặng
Bệnh chàm môi nếu để lâu ngày không điều trị sẽ gây ra những triệu chứng nghiêm trọng hơn. Theo đó, vùng mép và viền môi của người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng mụn nước, lở loét. Nếu gãi hoặc chạm tay vào sẽ khiến các mụn nước bị vỡ, gây chảy máu, đau rát, làm ảnh hưởng đến việc ăn uống, trò chuyện, sinh hoạt hàng ngày.
Chàm môi có nguy hiểm không? Có lây không?
Bệnh chàm môi hoàn toàn không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời, các triệu chứng khô nứt, lở loét sẽ thường xuyên tái phát. Những tổn thương này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ, tâm lý, tác động trực tiếp đến cuộc sống và công việc của người bệnh.
Tác nhân gây bệnh chàm môi không phải do vi khuẩn hay virus gây ra. Vì vậy bệnh không lây nhiễm từ người này sang người khác. Người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi giao tiếp với người khác mà không sợ lây bệnh cho họ. Tuy nhiên, bệnh chàm lại hoàn toàn có khả năng lan rộng sang các vùng da lân cận nếu không được điều trị đúng cách. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể gây bội nhiễm, nhiễm khuẩn và xuất hiện biến chứng nguy hiểm khác.
Hơn nữa, bệnh chàm môi có tính chất di truyền, tức là nếu trong gia đình có bố mẹ hoặc người thân từng có tiền sử bị chàm môi hoặc các bệnh lý da liễu khác thì khả năng con cháu cũng bị mắc căn bệnh này là rất cao.
Cách chữa chàm môi hiệu quả
Bệnh chàm môi hoàn toàn có thể xử lý một cách dễ dàng bằng các loại thuốc Tây y, Đông y hoặc các mẹo chữa dân gian. Cụ thể, người bệnh nên áp dụng một trong các cách trị bệnh sau:
Chữa bệnh chàm môi bằng các mẹo dân gian
Sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên là cách chữa bệnh chàm ở môi được rất nhiều người bệnh áp dụng. Ưu điểm của phương pháp này đó là an toàn, thực hiện đơn giản và cho kết quả khá hữu hiệu. Dưới đây là một số gợi ý một số phương pháp bạn có thể tham khảo:
Chữa chàm môi bằng dầu dừa
Dầu dừa, dầu oliu, dầu hạt lanh hay các loại dầu thực vật khác đều có chứa rất nhiều vitamin E, giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho làn da, giúp đôi môi của bạn thêm mềm mượt, tránh tình trạng bong tróc, nứt nẻ, chảy máu. Trong thành phần của dầu dừa có chứa các enzyme có lợi như: Antifungal, antimicrobial, antibacterial và antioxidant.
Đây là những enzyme có tác dụng chữa lành các tổn thương trên da, kháng khuẩn, ngăn ngừa kích ứng da, giảm ngứa và làm dịu vùng da bị bong tróc. Đồng thời vitamin E và các axit béo có trong nguyên liệu này còn giúp ngăn ngừa tình trạng thâm môi, xỉn màu, mang đến cho bạn đôi môi căng mọng, hồng hào như ý.
Cách dùng:
- Vệ sinh sạch khuôn mặt, nhất là vùng da môi và các vùng da xung quanh.
- Dùng ngón tay chấm vào dầu dừa và thoa nhẹ nhàng lên môi.
- Để dầu dừa khô tự nhiên trên da và không cần lau lại.
- Mỗi ngày bạn có thể áp dụng phương pháp này nhiều lần mỗi khi cảm thấy môi bị khô, nứt nẻ.
Trị chàm môi bằng mật ong
Mật ong là nguyên liệu tự nhiên rất giàu vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất. Không chỉ có tác dụng cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, giúp làm mềm dịu môi mà còn có khả năng tẩy tế bào chết, tiêu diệt vi khuẩn, làm lành những tổn thương trên da, giúp giảm đau rát nhanh chóng. Do đó, người ta còn dùng mật ong trị viêm da cơ địa, vảy nến, hắc lào, viêm nang lông,… và một số bệnh da liễu khác.
Cách dùng:
- Lau sạch khu vực môi, viền môi và vùng da xung quanh miệng bằng nước ấm.
- Sau đó thoa một lớp mỏng mật ong lên và viền môi bị chàm.
- Để nguyên trong khoảng 45 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
- Sử dụng mật ong thường xuyên mỗi ngày 1 lần để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Cách chữa bệnh chàm với lá trà xanh
Lá trà xanh có chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa EGCG, các thành phần sinensis, catechins, caffein và một số hoạt chất có lợi khác. Những dưỡng chất này có tác dụng giúp làm mềm da, cấp ẩm, dưỡng da môi, tiêu diệt vi khuẩn, kích thích tái tạo da môi hiệu quả. Thường xuyên sử dụng lá trà xanh sẽ có tác dụng điều trị bệnh chàm môi an toàn, nhanh chóng.
Cách dùng:
- Dùng một nắm lá trà xanh, rửa sạch, đun cùng với một chút nước đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
- Đợi nước nguội bớt thì dùng bông gòn thấm lên vùng da môi bị chàm.
- Mỗi ngày thực hiện từ 3 – 4 lần sẽ giúp cải thiện tình trạng chàm môi nhanh chóng.
Dùng quả bơ chữa bệnh chàm
Trong thành phần của trái bơ có chứa rất nhiều axit oleic, vitamin A, E, giúp đôi môi thêm mềm mại, nuôi dưỡng da, rất thích hợp để tái tạo da môi bị tổn thương do chàm môi. Đây là một cách chữa bệnh chàm tại nhà mà người bệnh không nên bỏ qua.
Cách dùng:
- Dùng ¼ quả bơ, nghiền nát và đắp lên môi.
- Để nguyên trên da trong vòng 30 phút và rửa sạch lại với nước ấm.
- Người bệnh chàm môi nên áp dụng phương pháp này mỗi ngày để tái tạo da môi bị tổn thương.
Sử dụng cánh hoa hồng
Trong cánh hoa hồng có chứa rất nhiều vitamin E và hạt tinh dầu siêu nhỏ. Những hoạt chất này khi thấm vào da sẽ có tác dụng giúp dưỡng ẩm, làm mềm môi, cung cấp dưỡng chất để các da môi luôn hồng hào, khỏe mạnh. Đây là cách trị chàm theo dân gian được rất nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn.
Cách dùng:
- Ngâm cánh hoa hồng vào một lượng sữa tươi không đường vừa đủ trong vòng 2-3 giờ.
- Dằm nát cánh hoa hồng, trộn đều với sữa để tạo thành dung dịch nước hoa hồng.
- Dùng dung dịch này thoa lên môi trước khi đi ngủ và rửa lại bằng nước ấm vào sáng hôm sau.
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bệnh chàm môi được cải thiện.
Mặc dù đây đều là những phương pháp chữa bệnh tại nhà an toàn, lành tính, hiệu quả tương đối tốt. Tuy nhiên người bệnh bị chàm môi không nên quá phụ thuộc vào việc sử dụng các biện pháp tự nhiên này. Bởi những nguyên liệu này chỉ có tác dụng giúp cải thiện các triệu chứng khi bệnh còn nhẹ. Chúng thường không đủ dược lực để điều trị bệnh chàm môi tận gốc nên bệnh rất dễ tái phát trở lại.
Chữa chàm môi bằng Đông y
Bên cạnh việc sử dụng các mẹo chữa dân gian, người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc Đông y chữa bệnh chàm môi. Ưu điểm của các bài thuốc này đó thuốc được chế biến từ các dược liệu tự nhiên nên rất an toàn, có thể sử dụng lâu dài, có khả năng điều trị bệnh tận gốc và không lo tái phát. Dưới đây là một số bài thuốc trị chàm môi phổ biến bạn có thể tham khảo:
Bài thuốc 1:
- Nguyên liệu: Tịch lãnh 20g, ngân hoa tán 20g, địa hoàng 20g, đạm trúc diệp 12g, hoàng bá 12g, đỗ phụ 12g, phục linh 12g, khổ sâm 12g, bạch tiễn bì 12g.
- Cách thực hiện: Đem các vị thuốc sắc cùng với 1 lít nước. Đun cho đến khi cạn còn khoảng 300ml thì tắt bếp, chắt lấy nước để uống. Mỗi ngày uống 1 thang, chia thành 2 – 3 lần uống hết trong ngày.
Bài thuốc 2:
- Nguyên liệu: Trạch tả 16g, nhân trần 20g, nấm lỗ 12g, dã hoa tiêu 12g, trùng bì 12g, phục linh 12g.
- Cách làm: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm sắc với 1 lít nước, đến khi cạn còn khoảng 300ml thì tắt bếp, gạn lấy nước uống. Mỗi ngày dùng 1 thang, kiên trì sử dụng cho đến khi bệnh chàm được khỏi hoàn toàn.
Bài thuốc 3:
- Nguyên liệu: Giần sàng 20g, lá ngải diệp 50g, lá kinh giới 10g, phèn xanh 5g, vỏ cây hoàng bá nam 50g.
- Cách làm: Đem tất cả các dược liệu đun cùng 3 – 4 lít nước. Sau đó chờ nước nguội rồi dùng rửa vùng da môi bị chàm. Kiên trì áp dụng mỗi ngày tình trạng bong tróc sẽ giảm dần, da trở nên mềm mại hơn.
Bài thuốc 4: Thanh bì dưỡng can thang
Bao gồm các bài thuốc uống và thuốc ngâm rửa.
Thuốc uống:
- Thành phần: Đan sâm, kê huyết đằng, bạch linh, quế chi, dạ dao đằng, sa sâm, thổ phục linh,…
- Công dụng: Điều trị bệnh từ căn nguyên bên trong, tiêu viêm, giải độc, ổn định cơ địa, chống dị ứng.
- Cách sử dụng: Ngày uống 2 lần buổi sáng và tối, uống sau bữa ăn 30 phút.
Thuốc bôi:
- Thành phần: Đương quy, sa đằng từ, hồng hoa, kim ngân hoa.
- Công dụng: Làm lành các vết thương, tái tạo và chăm sóc da từ sâu bên trong.
- Cách sử dụng: Mỗi ngày dùng 2 lần vào buổi sáng và tối.
Bài thuốc 5: An bì thang
Bao gồm bài thuốc cao uống và thuốc ngâm rửa.
Thuốc cao uống:
- Thành phần: Bồ công anh, vỏ gạo, đơn đỏ, hồng hoa, tơ hồng xanh, ké đầu ngựa, hạ khô thảo, khổ sâm, kim ngân cành, sinh địa,…
- Công dụng: Điều trị các yếu tố gây bệnh từ bên trong, thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp, dưỡng huyết, nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên, giúp bệnh nhân ăn ngủ tốt, ổn định cơ địa. Đây cũng là bài thuốc Đông y chữa viêm da cơ địa, vảy nến, á sừng rất hiệu quả.
- Cách sử dụng: Hòa tan thuốc cùng với nước sôi và uống ngay khi còn ấm. Người bệnh uống 2-4 viên/ngày, sau bữa ăn 30 phút.
Thuốc bôi:
- Thành phần: Bí đao, cây vảy ngược, mật ong, tang bạch bì.
- Công dụng: Hỗ trợ phục hồi mọi tổn thương, tái tạo và chăm sóc da, kích thích sản sinh các tế bào da mới.
- Cách sử dụng: Mỗi ngày thực hiện 2 lần vào buổi sáng và tối.
Thuốc trị chàm môi tốt nhất
Bệnh chàm môi cũng có thể được điều trị bằng các loại thuốc Tây y. Phương pháp điều trị này có tác dụng giúp cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh, giảm ngứa, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Thuốc được sử dụng tiện lợi, không mất nhiều thời gian của người bệnh. Một số loại thuốc trị chàm môi thường được bác sĩ khuyên dùng đó là:
Nhóm thuốc bôi dưỡng ẩm
Người bệnh bị chàm môi thường có các triệu chứng như khô môi, nứt nẻ. Khi đó, việc dưỡng ẩm môi là điều vô cùng quan trọng. Mục đích của việc dưỡng ẩm môi là để giúp môi mềm mại hơn, giảm khô rát, nứt nẻ, ngứa ngáy, ngăn chặn viêm nhiễm vì nếu để môi bị nứt, vi khuẩn sẽ xâm nhập và gây sưng viêm.
Có rất nhiều sản phẩm dưỡng ẩm môi như son dưỡng ẩm, kem dưỡng ẩm,… người bệnh nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, không có chất tạo mùi, tạo màu và hóa chất để đảm bảo an toàn. Một số sản phẩm kem dưỡng ẩm môi được các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên sử dụng đó là: Lubriderm, Eucerin, Aquaphor.
Thuốc kháng sinh, kháng Histamin
Nhóm thuốc này thường được kê dưới dạng thuốc uống hoặc thuốc mỡ bôi ngoài da. Thuốc kháng sinh có tác dụng ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ngoài da. Còn thuốc kháng Histamin sẽ giúp kiểm soát biểu hiện ngứa ngáy trên da.
Tuy nhiên nhóm thuốc này dễ gặp phải tác dụng phụ như: Chóng mặt, buồn nôn, đau dạ dày, buồn ngủ,… Nếu lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách, các loại thuốc này có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe. Vì vậy, người bệnh cần cân nhắc và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Dùng thuốc steroid
Các loại thuốc có chứa steroid hiện nay chủ yếu được bào chế ở dạng kem bôi. Tác dụng của các loại thuốc này đó là giúp làm giảm ngứa, chống viêm da. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc này trong thời gian ngắn từ 1 – 2 tuần. Nếu lạm dụng có thể gây những tác dụng phụ như rạn da, mỏng da hoặc khiến da bị biến đổi màu.
Thuốc Hydrocortisone
Thuốc Hydrocortisone là loại thuốc bôi đặc trị cho bệnh chàm môi. Bệnh nhân thường được chỉ định sử dụng kem bôi Hydrocortisone 1% trên vùng bị chàm để kiểm soát các triệu chứng ngứa ngáy, sưng viêm của bệnh. Tuy mang đến mang đến hiệu quả nhanh nhưng người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc này tạm thời trong vòng 1 – 2 tuần, nếu quá lạm dụng cho thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn.
Bị chàm môi nên ăn gì và kiêng gì?
Để hỗ trợ quá trình điều trị chàm môi và ngăn ngừa khả năng lây lan sang các vùng da khác, người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hàng ngày như sau:
Những thực phẩm kiêng ăn:
- Các loại hải sản bao gồm tôm, cua, mực, ngao, ghẹ, cá, bạch tuộc,….
- Người bị chàm môi nói riêng và chàm eczema nói chung cần kiêng thịt bò, thịt gà.
- Nội tạng động vật.
- Các loại trứng.
- Thực phẩm vị chua chứa nhiều vitamin C, acid như chanh, cam, quất, quýt, bưởi,…
- Những loại đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ.
- Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, đồ muối chua.
- Đường, đồ ngọt.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa.
Thực phẩm nên ăn
- Dầu thực vật bao gồm dầu dừa, dầu oliu, dầu hạt lanh, dầu hạt hướng dương, dầu hạnh nhân, dầu hạt dẻ,…
- Các loại trái cây.
- Rau củ có màu xanh.
- Thực phẩm chứa nhiều kẽm, omega-3 và vitamin.
- Uống nhiều nước.
Hướng dẫn phòng ngừa bệnh chàm hiệu quả
Chàm môi là bệnh da liễu xuất hiện phổ biến, nhất là khi thời tiết vào mùa Đông. Để ngăn ngừa sự xuất hiện của căn bệnh này, đồng thời giúp giảm bệnh tái phát, các bác sĩ chuyên khoa khuyên người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm son môi hay son dưỡng nào, người bệnh nên kiểm tra trước xem có xảy ra phản ứng hay không, trước khi chính thức sử dụng.
- Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây tươi chứa nhiều chất xơ và vitamin để giúp tăng cường sức đề kháng, giúp làn da khỏe mạnh.
- Thường xuyên vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát để hạn chế các tác nhân gây bệnh tấn công và xâm nhập.
- Nên đeo khẩu trang thường xuyên khi đi ra ngoài để tránh tiếp xúc với bụi bẩn và ánh nắng mặt trời.
- Nên từ bỏ thói quen liếm môi, dùng tay cạy da môi bởi điều này sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc da, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
- Trong thời điều trị chàm môi, người bệnh cần hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm gây khô da, đặc biệt là son môi.
- Đối với trường hợp chàm môi có mụn nước, người bệnh cần phải vệ sinh sạch sẽ bằng nước muối pha loãng hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn bám trên da.
- Giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi, bởi điều này có thể làm tăng phản ứng dị ứng cho cơ thể.
- Dưỡng ẩm cho môi thường xuyên bằng kem dưỡng chuyên dụng cho bác sĩ kê đơn.
Trên đây là một số thông tin về bệnh chàm môi mà người bệnh không nên bỏ qua. Về cơ bản, đây không phải là một căn bệnh da liễu quá nghiêm trọng. Tuy nhiên trong trường hợp người bệnh có xuất hiện mụn nước hoặc chảy dịch, cần tới gặp bác sĩ ngay để được theo dõi cụ thể, tránh để bệnh tiến triển thành mức độ nghiêm trọng dễ gây viêm nhiễm, lở loét, khó điều trị.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!