Tin tức

Xương Hàm Dưới: Cấu Trúc, Chức Năng Và Các Vấn Đề Thường Gặp

Xương hàm dưới là xương khỏe nhất, lớn nhất và mạnh nhất của xương mặt. Đây cũng lường xương duy nhất có thể chuyển động trong cấu trục hộp sọ. Sự tồn tại của xương này giúp giữ các răng dưới ổn định, đồng thời hỗ trợ hoạt động nhai và mở miệng. Để hiểu rõ hơn về cấu trúc, chức năng cũng như các vấn đề thường gặp ở xương hàm dưới, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Xương hàm dưới là gì? Vị trí nằm ở đâu?

Xương hàm dưới tạo nên hàm dưới, là cấu trúc được kết nối với cơ nhai và các dây chằng để tạo ra chuyển động hàm. Hình dáng xương tương tự như hình móng ngựa đối xứng. Xương này và xương thái dương được nối với nhau bằng khớp thái dương hàm. Đây cũng là xương duy nhất ở hộp sọ người có khả năng di chuyển linh hoạt.

Vị trí của xương hàm dưới
Vị trí của xương hàm dưới

Ban đầu xương hàm gồm 2 xương riêng biệt, được hình thành từ trong bào thai, có vị trí nằm ở hàm dưới của mặt. Sau khi được 2 tuổi, các xương này hợp nhất với nhau, ở vị trí hợp nhất là một khớp bán động ở giữa (là một đường mờ). Ở mỗi bên của xương hàm đều có các lỗ mở, cho phép các nhánh thần kinh của dây thần kinh hàm dưới đi qua.

Xương hàm trên có cấu tạo bám chắc vào các bộ phận khác của xương hộp sọ như: vòm miệng, xương mũi ở sống mũi, xương gò má, xương trán và tuyến lệ ở hốc mắt. Để tạo thành một cấu tạo hoàn chỉnh, xương hàm dưới có cấu tạo tương thích với xương hàm trên. Từ đó khi xương này cử động để đóng miệng lại thì có thể tạo thành một cấu trúc khít.

Đồng thời, xương này cũng được kết nối với các neuron thần kinh thông qua khớp thái dương hàm và xương thái dương. Cũng chính vì cấu trúc có thể chuyển động mà xương hàm dưới thành gặp phải tình trạng trật khớp, chấn thương hoặc một số vấn đề khác.

Cấu tạo xương hàm dưới

Xương hàm dưới là xương lớn nhất ở mặt, về mặt giải phẫu có thể chia thành 2 phần chính là phần thân và phần nhánh. Ngoài ra, để tạo nên kết cấu xương hàm hoàn chỉnh còn có thêm các lỗ thần kinh, dây thần kinh xương hàm và các cơ. Kết cấu và đặc điểm chi tiết của mỗi phần như sau:

Phần thân

Phần thân của xương hàm dưới có hình dạng bên ngoài tương tự như hình chữ nhật. Ở người lớn còn có thêm một đường gờ nhẹ ở giữa bề mặt bên ngoài. Phần gờ này được gọi là khớp bán động hàm dưới, có nhiệm vụ phân chia và bao bọc chỗ lõm ở hai bên hàm.

Phần thân và phần nhánh của xương hàm dưới
Phần thân và phần nhánh của xương hàm dưới

Ở phần thân còn có các lỗ mở nhỏ, hoạt động như một lối đi dành cho các dây thần kinh ở hàm dưới. Mặt dưới của phần thân xương hàm dưới có cấu trúc uốn cong, với 2 đường viền bao gồm:

  • Đường viền trên: Có chứa khoảng 16 hốc, có chức năng giữ các răng ở hàm dưới.
  • Các đường viên khác: Đây là bộ phận kết nối cơ, gân và các bộ phận khác của hàm với nhau.

Phần nhánh

Nhánh xương hàm dưới bao gồm 2 phần, có vị trí vuông góc với phần thân của xương hàm dưới. Cấu tạo của mỗi nhánh như sau:

  • Phần đầu: nằm ở phía sau, khớp với xương thái dương hàm, tạo thành khớp thái dương hàm.
  • Phần cổ: có chức năng hỗ trợ phần đầu của cơ ức đòn chũm, đồng thời kết nối các cơ ở hai bên xương.
  • Mỏm xương: có cấu tạo hình mỏ quạ, có chức năng gắn kết các cơ thái dương hàm.

Các lỗ thần kinh

Tại xương hàm dưới có 2 lỗ thần kinh chính (Foramina), nằm ở phần bên trái và bên phải của xương. Vị trí cụ thể của các lỗ này là ở trên bề mặt của bên trong các răng hàm dưới. Vai trò chính là hoạt động như một ống dẫn cho dây thần kinh đi qua. Đồng thời, lỗ thần kinh bên ngoài nằm bên dưới răng tiền hàm thứ hai cũng cho phép các dây thần kinh và động mạch dưới đòn thoát ra khỏi ống xương hàm dưới.

Ở xương hàm có 2 lỗ thần kinh bên trái và bên phải
Ở xương hàm có 2 lỗ thần kinh bên trái và bên phải

Dây thần kinh xương hàm

Dây thần kinh hàm dưới có một nhánh là dây thần kinh răng dưới, là một bộ phận chủ yếu của dây thần kinh sinh ba. Dây này đi về phía trước trong ống hàm dưới, qua lỗ hàm dưới và cung cấp cảm giác cho răng hàm dưới. Tại các lỗ thần kinh, dây chia thành hai nhánh, có chức năng tạo cảm giác cho môi dưới.

Cơ xương hàm

Sự chuyển động của xương hàm dưới các sự giúp đỡ trực tiếp của các cơ hàm dưới. Nhiều nhóm cơ quan trọng cũng tiếp xúc với hàm dưới, một số cơ còn phát sinh từ xương hàm dưới.

Từ răng cửa, có các dây thần kinh và các cơ xung quanh, cho phép môi dưới bĩu ra. Các lỗ lõm của cơ nâng mép xuất hiện từ đường viền hàm dưới, giúp hỗ trợ hoạt động nhướng mày hoặc cau mày. Trong khi đó cơ nâng miệng được kết nối với hầu họng trên, đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình nuốt.

Chức năng xương hàm dưới

Xương hàm dưới đóng một vai trò quan trọng không thể thay thế trong cấu trúc hàm và các cấu trúc liên quan. Sự kết hợp với hàm trên và xương hàm trên giúp hoàn thiện cấu trúc xương mặt. Các dây thần kinh và cơ quan quan trọng khác có thể hỗ trợ răng hàm dưới, có vai trò liên quan mật thiết đến chức năng nhai.

Tìm hiểu ngay: Xương Trụ: Cấu Tạo, Chức Năng Và Những Bệnh Thường Gặp

Hàm trên với hàm dưới kết hợp với nhau để nhai thức ăn
Hàm trên với hàm dưới kết hợp với nhau để nhai thức ăn

Một số vấn đề thường gặp ở xương hàm dưới

Xương hàm dưới thường gặp phải nhiều chấn thương hơn so với xương hàm trên và các cấu trúc xương bất động khác. Ngoài ra, còn có nhiều bệnh lý khác nhau tác động đến xương này mà không phải ai cũng hiểu rõ. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp nhất, cùng với cách nhận biết và xử lý khi gặp phải.

Lồi xương

Hiện tượng lồi xương hàm còn được gọi là Torus, tình trạng này chắc chắn không còn xa lạ với nhiều người. Chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường và dễ dàng nhận biết được các cục u lồi và cứng.

Lồi xương hàm dưới thường gặp ở nam giới sau 30 tuổi. Về cơ bản thì tình trạng này không quá nguy hiểm. Nhưng nếu u lồi quá lớn, có xu hướng to dần theo thời gian thì người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Gãy xương

Là hiện tượng xương hàm dưới bị chấn thương, dẫn đến gãy một phần, một đường hoặc toàn bộ sau khi gặp tai nạn, va chạm không mong muốn. Nam giới có nguy cơ gãy xương hàm dưới cao hơn gấp 3 lần so với nữ giới. Độ tuổi có nguy cơ cao nhất là từ 20 đến 29 tuổi – đây là độ tuổi thanh niên thường xuyên vận động nhất.

Dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất khi bị gãy xương hàm là vùng hàm dưới bị biến dạng, mất hàm hoặc lệch hàm. Ngoài ra, có thể gặp phải một số dấu hiệu khác như chảy máu, phù nề, sưng đỏ, tụ máu,… tại chính vùng bị nứt gãy trên xương hàm dưới.

Bài viết hấp dẫn: Xương Quai Hàm Là Gì? Chức Năng Và Các Bệnh Lý Thường Gặp

Các vị trí xương hàm dễ bị gãy
Các vị trí xương hàm dễ bị gãy

Vẩu xương

Đây là một loại rối loạn cấu trúc về răng hàm, thường được thể hiện rõ nét khi các răng hàm dưới có sự lệch lạc, bị đưa ra phía trước nhiều, không khớp với hàm trên. Đôi khi tình trạng này còn được gọi là hô hàm dưới.

Vẩu xương hàm thường có tính di truyền, quy trình điều trị khá phức tạp. Hiện nay người bị vẩu xương hàm dưới có thể lựa chọn các phương pháp chỉnh hình, chỉnh răng hoặc phẫu thuật để khắc phục. Những cách điều trị này yêu cầu chuyên môn rất cao, vì vậy bạn nên đến các trung tâm y tế uy tín để được thăm khám, điều trị và có sự chỉ dẫn, theo dõi sát sao của các chuyên gia y tế.

Viêm tủy xương

Tình trạng viêm xương hàm nói chung và viêm tủy xương hàm nói riêng đang ngày càng trở nên phổ biến. Đây là một loại bệnh lý, xảy ra khi tủy xương bị chấn thương, nhiễm khuẩn, hoặc thậm chí là do răng khôn mọc lệch. Đôi khi cũng có thể do sự xâm nhập của các ổ vi khuẩn, gây ra viêm nhiễm.

Vì vỏ xương hàm dưới dày và các cấu tạo đặc trưng khá khác biệt, nên xương này dễ bị viêm nhiễm hơn so với xương hàm trên. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng viêm tủy có thể tiến triển nặng, gây ra những biến chứng hết sức nghiêm trọng. Vì vậy ngay khi có dấu hiệu khác thường, đau buốt, phát sốt thì bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám.

Một số phương pháp tăng cường sức khỏe xương hàm dưới

Xương hàm dưới tác động trực tiếp đến khả năng mở miệng và nhai nuốt, vì vậy việc giữ xương này khỏe mạnh cũng là một cách nâng cao chất lượng cuộc sống. Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, vì vậy để đảm bảo sức khỏe cho chính mình, bạn nên chủ động tăng cường sức khỏe hàm dưới bằng các cách sau đây:

Xem thêm: Xương Cổ Tay: Cấu Tạo Và Những Bệnh Lý Thường Gặp

Ăn thức ăn cứng có thể gây áp lực lên xương hàm
Ăn thức ăn cứng có thể gây áp lực lên xương hàm
  • Giữ răng miệng luôn sạch sẽ: Đây là hoạt động thiết yếu hằng ngày, không chỉ giúp bảo vệ răng chắc khỏe mà còn giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, viêm tủy răng, viêm tủy xương,… Bạn nên đánh răng đều đặn 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm, kết hợp các loại kem đánh răng, nước súc miệng và chỉ nha khoa.
  • Hạn chế ăn đồ ăn quá dai, cứng và nhiều chất béo: Thực phẩm nhiều chất béo có khả năng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm răng và hàm. Đồng thời việc nhai thức ăn dai và cứng cũng tạo áp lực lớn đối với khớp hàm dưới, lâu ngày gây ra tổn thương và bệnh lý mãn tính.
  • Bỏ thói quen nghiến răng khi ngủ: Bạn nên trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn để tìm ra liệu pháp ngăn ngừa nghiến răng để bảo vệ sức khỏe xương hàm.
  • Thăm khám răng miệng thường xuyên: Bạn nên thăm khám răng miệng định kỳ tại các phòng khám, bệnh viện răng hàm mặt uy tín. Điều này giúp kịp thời phát hiện các vấn đề và nhanh chóng điều trị.
  • Hạn chế chơi các môn thể thao mạo hiểm, vận động mạnh: Xương hàm dưới dễ chấn thương, vì vậy nếu bạn chơi các môn thể thao mạo hiểm thì nên trang bị đồ bảo hộ cằm, hạn chế va chạm dẫn đến chấn thương.
  • Tránh căng thẳng, mệt mỏi: Điều này tưởng chừng không liên quan đến xương hàm, nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Giữ tinh thần luôn thoải mái giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, tăng cường sức đề kháng, giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý.

Những câu hỏi thường gặp về xương mác

Gãy xương mác có nguy hiểm không?

Gãy xương mác là một vấn đề nghiêm trọng do đây là xương lớn và quan trọng trong cơ thể. Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào độ nghiêm trọng của gãy và các biến chứng có thể xảy ra.

Thời gian hồi phục sau khi bị gãy xương mác là bao lâu?

Thời gian hồi phục thường dao động từ vài tháng đến nhiều tháng, tuỳ thuộc vào độ nghiêm trọng của gãy và phương pháp điều trị.

Có cần phẫu thuật khi bị gãy xương mác không?

Đối với các trường hợp gãy xương mác nghiêm trọng, có thể cần phẫu thuật để sắp xếp lại xương và cố định bằng thiết bị kim loại.

Các biến chứng sau khi bị gãy xương mác có gì?

Các biến chứng có thể bao gồm mất cân bằng cấu trúc xương, tổn thương các mạch máu và thần kinh xung quanh, và nguy cơ nhiễm trùng.

Trên đây là thông tin chi tiết về cấu trúc, chức năng cũng như một số các vấn đề thường gặp ở xương hàm dưới. Hy vọng sau bài viết bạn đã hiểu rõ hơn về xương này, cũng như biết cách bảo vệ sức khỏe, giữ xương hàm dưới luôn khỏe mạnh.

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *