Cây Mật Gấu Có Tác Dụng Gì? Cách Dùng Và Lưu Ý Khi Sử Dụng
Cây mật gấu hay cây lá đắng là cây thuốc quen thuộc ở nước ta. Trong dân gian thường sử dụng dược liệu này để giải rượu, trị ho, chữa tiểu đường, huyết áp, xương khớp,… rất hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, những thông tin về cây thuốc, công dụng, cách dùng cũng như lưu ý khi sử dụng sẽ được chuyên trang gửi đến bạn đọc.
Tìm hiểu thông tin tổng quan về cây mật gấu
Cây mật gấu hay nhiều địa phương còn gọi là cây lá đắng, mã hổ, hoàn liên ô rô, cây mật gấu nam. Cây thuốc có tên khoa học Gymnanthemum Amygdalinum, thuộc họ Cúc – Asteraceae.
Đặc điểm thực vật và hình dáng cây mật gấu trong tự nhiên
Cây mật gấu có những đặc điểm thực vật nhận biết như sau:
Tìm hiểu thêm: Cây Dứa Dại: Công Dụng, Cách Dùng Và Những Lưu Ý Cần Biết
- Cây thân thảo, sinh trưởng và phát triển thành từng bụi, có thể cao từ 2m thậm chí đến 10m. Thân cây có vỏ màu xám, nâu, đường kính khoảng 40mm.
- Lá cây đơn mọc so le, phiến lá hình trứng hoặc elip dài, cuống lá dài 0,2 – 4cm. Hai bên rìa có mép răng cửa nhỏ, lá cứng vừa phải, dài 6 – 10cm, rộng 2 – 4cm.
- Hoa lưỡng tính mọc thành chùm màu trắng, vàng nhạt, gồm 6 cánh, tràng hoa hình ống dài 5 – 8mm. Mỗi năm, cây mật gấu rừng nở hoa vào tháng 2 đến tháng 4, hoa nở tại phần ngọn thân của cây.
- Quả xanh mọc khi hoa tàn và chín vào tháng 5 đến tháng 6, quả hình trám, chín màu nâu đến đen.
Nhiều người thắc mắc, cây mật gấu có mấy loại trong tự nhiên? Thực tế chỉ có một loại, và thường mọc nhiều ở khu vực Nam Bộ. Do đó dân gian thường gọi là cây mật gấu miền nam.
Cách gọi cây mật gấu nam hay lá đắng còn là để phân biệt với một loại cây khác cũng có tên mật gấu nhưng mọc nhiều ở phía bắc. Cây mật gấu miền bắc còn được gọi là cây hoàng liên ô rô với các đặc điểm thực vật khác hoàn toàn với cây của miền nam.
Nguồn gốc dược liệu và khu vực phân bổ địa lý
Trên thế giới, loại cây này phân bổ chủ yếu ở các nước nhiệt đới ở châu Phi như Nigeria, Hausa, Cameroon, Luo,…
Ngày nay, loại cây này đã di thực đến nhiều quốc gia châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Nepal. Tại nước ta, loại cây này thường được trồng nhiều ở khu vực Nam Bộ và một số tỉnh phía Bắc.
Bộ phận sử dụng làm thuốc và cách bào chế cây mật gấu
Người dân thường sử dụng thân, rễ và lá để làm thuốc chữa bệnh và thu hái quanh năm. Nên chọn những cây trưởng thành nhưng không quá già, không dùng cây còn non. Sau khi thu hoạch có thể dùng để nấu canh, sắc thuốc, ngâm rượu hoặc phơi khô sử dụng lâu dài đều được.
Xem thêm: Cây Chìa Vôi Là Cây Gì? Công Dụng Và Các Bài Thuốc Chữa Bệnh
Tác dụng cây mật gấu với sức khoẻ
Trong cả y học cổ truyền và y học hiện đại, dược liệu đều có những công dụng rất tốt cho sức khoẻ và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
Theo YHCT cây mật gấu trị bệnh gì?
Trong các tài liệu YHCT, dược liệu này có vị đắng, tính bình, không có độc. Có tác dụng giải độc, tiêu viêm, hạ sốt, lợi can, thận, chữa tả lị, sốt rét, giun sán, hạ sốt, chữa táo bón,….
Công dụng cây mật gấu theo nghiên cứu y học hiện đại
Cây và lá mật gấu trị bệnh gì hiệu quả? Dược liệu được sử dụng để chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong thân và lá cây có chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khoẻ. Tiêu biểu như xanthone, steroid, tannin, flavonoid, axit phenolic, glucoside, vitamin (B1, B2, A, C, E,…), vi khoáng (kẽm, sắt, đồng, magie,…).
- Hoạt chất Exercise in A, Ursolic Acid, Glucoside, Beta Sitosterol có tác dụng chống oxy hoá, chống viêm, ổn định màng tế bào gan, tái tạo mô tế bào gan.
- Chống viêm, ức chế giải phóng Prostaglandin và chất trung gian khác, giảm đau, chống oxy hoá, ngăn ngừa viêm nhiễm, ung thư, bệnh tim mạch cũng như lão hoá.
- Giải độc thận, bảo vệ, cải thiện và phục hồi chức năng thận là một trong những tác dụng của lá đắng.
- Thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, dùng để chữa bệnh đường ruột như tiêu chảy, táo bón, kiết lỵ,…
- Chống ký sinh trùng, sốt rét, chữa đau mắt đỏ, viêm gan, vàng da do bệnh gan.
- Công dụng lá mật gấu chữa đau nhức xương khớp, tê thấp, viêm đại tràng hiệu quả.
- Thúc đẩy quá trình chuyển hoá glucose, tạo ra pyruvate – chất nền cho sự di chuyển và tồn tại của tế bào tinh trùng. Nhờ đó giúp duy trì hình thái, cải thiện khả năng di chuyển và số lượng tinh trùng sống.
- Có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư tuyến tiền liệt, tăng cường miễn dịch, kích thích sự phát triển của tế bào khoẻ mạnh ở tuyến tiền liệt. Đồng thời gây oxy hoá, tổn thương DNA, chết theo chu trình apoptosis và hoại tử thứ cấp ở tế boà ung thư.
- Lá mật gấu có tác dụng gì với cơ thể? Lợi tiểu, hỗ trợ điều trị các bệnh tiểu đường, nhiễm trùng da, bệnh gan, hạ huyết áp,…
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây thuốc lá đắng
Công dụng của cây mật gấu được ứng dụng từ lâu trong các bài thuốc dân gian chữa bệnh. Dưới đây là những bài thuốc hay mà bạn đọc có thể tham khảo sử dụng.
Bài thuốc cây mật gấu chữa bệnh tiểu đường hiệu quả
Nhiều người thắc mắc cây mật gấu có trị tiểu đường không? Tác dụng của cây mật gấu với bệnh tiểu đường được nhiều người tin dùng, giúp hạ đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.
Xem thêm: Cây Bình Vôi Có Tác Dụng Gì? Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Và Giá Bán
- Cách 1: Dùng lá mật gấu phơi khô, mỗi ngày sử dụng 10g hãm với nước sôi và uống thay nước trà hàng ngày.
- Cách 2: Dùng 5 – 6 lá cây thuốc, xay nhuyễn và thêm một ít nước lọc sau đó lọc để lấy phần nước cốt và uống.
Cách dùng cây mật gấu giải rượu hiệu quả
Một trong những tác dụng của lá mật gấu rất phổ biến là giải rượu bia, chống lại tác dụng phụ như chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn. Hơn thế nữa, với thành phần Ursolic acid, Rabdoserrin A, Excisanin A,…. giúp bảo vệ tế bào gan mật, loại bỏ chất độc hại do bia rượu gây ra.
- Dùng khoảng 100g lá và thân cây thuốc, rửa sạch và chặt thành từng đoạn nhỏ.
- Đun sôi nước thuốc trong khoảng 15 phút, chắt lọc nước thuốc và cho người say rượu bia uống.
Cây mật gấu có tác dụng gì với gan?
Với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, tác dụng của cây mật gấu miền nam rõ rệt với gan. Giúp đào thải độc tố, mát gan, lợi tiểu, bảo vệ tế bào gan và tăng cường chức năng gan.
- Sử dụng khoảng 100g gồm lá, thân và rễ cây thuốc đem rửa sạch và để cho ráo nước.
- Đun cây thuốc cùng với 1.5 lít nước, sau khi sôi thì hạ nhỏ lửa và đun tiếp thêm khoảng 15 phút là được.
Hàng ngày sử dụng nước thuốc để uống thay nước lọc.
Dùng cây mật gấu chữa ho, ho có đờm, đau viêm họng
Cây mật gấu chữa bệnh gì hiệu quả là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Một trong những tác dụng lá mật gấu là giảm ho, tiêu đờm, chữa đau họng, viêm họng.
Bài đọc thêm: Cây Chè Dây: Đặc Điểm, Công Dụng, Cách Dùng, Giá Bán & Địa Chỉ Mua
- Chuẩn bị vài lá mật gấu tươi, rửa sạch sau đó để ráo nước.
- Nhai 1 – 2 lá thuốc trước khi đi ngủ vào buổi tối và người bệnh sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ vào sáng hôm sau.
Chữa viêm gan cấp
Trong dân gian, tác dụng của lá mật gấu tươi thường được ứng dụng để điều trị cho người viêm gan cấp, khi có triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, vàng da,…
- Chuẩn bị bài thuốc gồm 50g cây mật gấu tươi, 15g cỏ gà và 12g diệp hạ châu. Trong trường hợp dùng dược liệu khô thì chỉ cần sử dụng 36g.
- Sau khi sơ chế sạch sẽ dược liệu thì cho vào sắc cùng 1.5 lít nước, đun sôi trong khoảng 15 phút với lửa nhỏ.
Mỗi ngày cho người bệnh uống liều thuốc trên chia thành 3 lần, dùng liên tục trong 2 tháng để thấy tác dụng.
Bài thuốc chữa viêm túi mật
Người bị sỏi thận, viêm túi mật gây đau bụng, buồn nôn và nôn có thể dùng bài thuốc từ cây lá đắng theo liều lượng dưới đây.
- Bài thuốc gồm có 35g cây mật gấu khô, 20g mộc thông, 10g chi tử cùng với 8g nhân trần.
- Sơ chế và rửa sạch sẽ dược liệu, sắc cùng 2 lít nước trong khoảng 20 phút.
Chắt nước thuốc để uống thay nước lọc hàng ngày trong khoảng 1 tháng để có hiệu quả tốt nhất.
Tác dụng của cây lá đắng trong chữa đau nhức xương khớp và rối loạn tiêu hoá
Cách pha chế cây mật gấu khi bị đau nhức xương khớp, đau lưng hoặc rối loạn tiêu hoá như sau:
Không nên bỏ lỡ: Cây Chè Dung: Đặc Điểm, Công Dụng, Giá Bán Và Địa Chỉ Mua Uy Tín
- Dùng thân cây, sơ chế và chặt thành từng đoạn nhỏ, sau đó đem phơi khô.
- Ngâm dược liệu cùng với rượu trắng, đậy kín bình và ủ cho đến khi rượu chuyển sang màu vàng thì có thể uống được.
Mỗi lần dùng người bệnh chỉ uống một lượng nhỏ khoảng 1 chén để cải thiện các triệu chứng.
Cách dùng cây mật gấu hạ huyết áp như thế nào?
Hàm lượng Kali trong cây thuốc có tác dụng loại bỏ lượng nước, muối, điều hoà huyết áp.
- Dùng 5 lá cây thuốc rửa sạch sau đó đun cùng 3 chén nước cho đến khi còn khoảng 2 chén.
- Lọc bỏ bã chắt phần nước cốt và chia uống mỗi ngày 2 lần.
Chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày từ cây mật gấu
Lá mật gấu uống có tác dụng gì không là câu hỏi của nhiều người. Dùng cây mật gấu chữa dạ dày, ăn uống không tiêu, tiêu chảy, kiết lỵ rất tốt và đơn giản.
- Sử dụng 10 – 20g rễ hoặc thân cây, sơ chế sạch sẽ.
- Sắc cùng nước và đun trên lửa nhỏ trong khoảng 15 phút sau đó chắt lọc lấy nước cốt.
Sử dụng thuốc để uống hàng ngày rất tốt cho bệnh nhân dạ dày, mắc bệnh đường tiêu hoá.
Chữa sỏi thận bằng cây lá đắng
Dùng cây mật gấu chữa sỏi thận cũng là một trong những bài thuốc dân gian hiệu quả được sử dụng nhiều.
Tìm hiểu thêm: Cây Cối Xay Có Công Dụng Gì? Bài Thuốc Chữa Bệnh Và Giá Bán
- Dùng 30g cây mật gấu để sắc cùng với nước, đun trên lửa nhỏ trong khoảng 15 phút.
- Mỗi ngày uống đều đặn từ 2 – 3 lần để ghi nhận hiệu quả.
Những lưu ý cần biết khi sử dụng cây lá đắng
Mặc dù được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh dân gian tuy nhiên để đảm bảo, người dùng vẫn cần phải lưu ý những điều dưới đây.
- Uống lá mật gấu hàng ngày có tốt không, uống lá mật gấu nhiều có hại không? Do trong thành phần thảo dược có chứa chất kháng sinh, vì thế không được lạm dụng, sử dụng trong thời gian quá dài. Chỉ nên dùng nước thuốc khoảng 2 tuần rồi ngưng trong 2 tuần, sau đó sử dụng tiếp.
- Có hay không tác hại của cây mật gấu? Cần lưu ý trong quá trình sử dụng có thể gặp tác dụng phụ của lá mật gấu như tụt huyết áp, táo bón, cảm giác ngọt trong miệng kéo dài. Ngoài ra, có một số thuốc tây y có thể xảy ra tương tác với dược liệu.
- Giải đáp cây mật gấu bà bầu uống được không? Hiện nay chưa có thông tin đầy đủ cho câu hỏi này, do đó phụ nữ có thai và đang cho con bú cần cẩn thận trước khi dùng.
- Khi mới sử dụng dược liệu, tuyệt đối không tự ý ngưng dùng thuốc đặc trị như thuốc đường huyết, huyết áp. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cây lá đắng.
- Người huyết áp thấp tuyệt đối không sử dụng cây thuốc này.
- Cần chú ý phân biệt giữa cây mật gấu và cây mật nhân, cây hoàng liên ô rô để sử dụng đúng đối tượng, đúng cách.
Trên đây là những thông tin tổng quát về cây mật gấu, một loại dược liệu phổ biến tại nước ta. Trong quá trình sử dụng bạn đọc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.