Cây Dứa Dại: Công Dụng, Cách Dùng Và Những Lưu Ý Cần Biết
Dứa dại là một loài “cây trường sinh” mọc hoang ở rất nhiều vùng ở trên khắp nước ta. Loại dược liệu này không chỉ là vị thuốc trị bí tiểu, sỏi thận hiệu quả mà còn được sử dụng như một loại trà uống thanh nhiệt hàng ngày. Để tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng, cách dùng cũng như địa chỉ mua uy tín về cây dứa dại, mời bạn đọc bài viết dưới đây.
Đặc điểm của cây dứa dại
Cây dứa dại hay còn gọi là Dứa gai, Dứa rừng, Dứa Sai, Dứa núi, Dứa gỗ, Mạy lạ (Tày), Lâu kìm (Dao), Co nam lụ (Thái). Loài cây này thuộc họ Pandanaceae (dứa dại) có tên khoa học là Pandanus tectorius Sol.
Mô tả dược liệu
Loài cây mọc học có thân khá nhỏ, cao khoảng 3 – 4m với phần ngọn cây tỏa ra nhiều nhánh, nhiều rễ phụ mọc hướng xuống đất. Lá dứa dại có màu xanh, mọc ở các đầu nhánh thành chùm theo chiều hướng vươn lên. Lá hình bản dài khoảng từ 1 – 2m, ở giữa có gân và mép có răng cưa nhọn rất sắc.
Hoa dứa dại màu trắng, rất thơm mọc rủ xuống đất từng cuống dài riêng biệt. Không giống như cây dứa ta chỉ có một quả duy nhất khi vào mùa “đơm hoa kết trái”, một cây dứa dại cho ra rất nhiều quả tùy thuộc vào số lượng hoa mọc. Quả dứa dại có màu xanh và chuyển dần sang màu cam khi chín, quả có góc cạnh, nhiều hốc, đỉnh tạo thành hình bướu.
Phân bổ
Trên thế giới cây dứa dại xuất hiện ở nhiều nước, đặc biệt các quốc gia ở khu vực châu Á như: Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Lào, Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanka…
Tại Việt Nam, loại dược liệu này này trước đây mọc hoang ngoài tự nhiên ở rất nhiều nơi như: Ven biển, ven rừng ngập mặt, bờ nước mặn, bãi cát, dọc bờ sông, bờ rào, bờ ao trong đất liền nên có sức sống rất mạnh mẽ. Một số địa phương có nhiều cây dứa dại nhu: Hòa Bình, Hà Nam, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Đồng Nai, Kiên Giang,…
Bài đọc thêm: Cây Cối Xay Có Công Dụng Gì? Bài Thuốc Chữa Bệnh Và Giá Bán
Thu hoạch và bào chế dược liệu
Người dân thường thu hoạch phần rễ của cây dứa dại khi đang rũ xuống nhưng nó chưa chạm tới đất, khi này dễ còn non chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe con người. Sau khi thu hoạch, phần rễ sẽ được rửa sạch sẽ, thái lát rồi đem đi phơi khô hoặc sấy khô để bảo quản dùng dần.
Bên cạnh có, các bộ phận khác như quả, hạt, lá của cây dứa dại cũng được thu hoạch để sử dụng với nhiều công dụng khác nhau. Phần màu trắng và mầm của cuống lá khi còn non được dùng để ăn. Quả dứa dại sau khi thu hoạch rửa sạch sẽ được thái mỏng và phơi khô và bảo quản để sử dụng như một vị thuốc.
Công dụng nổi bật của cây dứa dại với sức khỏe
Từ xa xưa người dân đã phát hiện ra cây dứa dại và tận dụng nó là một loại dược liệu để làm nước uống trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, y học ngày càng hiện đại và đã dần phát hiện ra những tác dụng của cây dứa dại đối với sức khỏe con người, đặc biệt là trong việc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Theo Y học cổ truyền
Theo Đông y quả dứa dại có tính bình, vị ngọt. Hoa và lá có vị ngọt, tính hàn. Phần rễ dứa có vị ngọt nhạt, tính mát. Đọt có vị ngọt, tính hàn. Hoa có vị ngọt, tính lạnh. Bên cạnh đó, đọt dứa dại được quy vào kinh Tiểu trường, Bàng quang, Phế và Tâm. Những thành phần này có khả năng thanh nhiệt, tiêu viêm, trừ độc và tăng cường sức khỏe cho cơ thể.
- Rễ của cây dứa dại trong Đông y được dùng phổ yến để trị sốt, cảm mạo, thủy thũng, viêm thận, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm gan, viêm kết mạc mắt, đái rắt, sỏi tiết niệu hiệu quả.
- Quả dứa có tác dụng ích huyết, cường tâm, bổ vị tỳ, phá tích trệ, tiêu đờm nên được dùng để chữa ho, lỵ và giải độc rượu.
- Hạt dứa có thể ăn được và dùng trong các bài thuốc trị trĩ và viêm tinh hoàn.
- Phần cúi dứa sau khi loại bỏ các thành phần calci oxalat có thể chế biến thành món ăn.
- Đọt dứa có công dụng sinh cơ, lương huyết, thanh nhiệt, giải độc và chỉ huyết.
- Hoa của cây dứa dại giúp trừ thấp nhiệt, cầm tiêu chảy do nhiệt độc và lợi tiểu.
Theo Y học hiện đại
Theo nghiên cứu của ngành y học hiện đại, cây dứa dại có chứa thành phần hóa học gồm: Physcion, acid palmitic, acid stearic, cirsilineol, triacetanol – 1, stigmasterol, β – sitosterol, daucosterol, campesetrol, stigmast – 4 -en – 3,6-dion, β – sitostenon. Phần bề mặt ngoài của hoa chứa lượng lớn tinh dầu với 70% là methyl ether của β – phenyl ethyl alcol, phần hạt phấn hoá có mùi rất dễ chịu. Khi hoa dứa nở, trong hoa sẽ chứa 0.1 – 0.3% tinh dầu gồm có: Alcol benzylic, linalol, geraniol, bromostyren, linalyl acetat, phenyl alcol, aldehyd.
Trong rễ của cây dứa dại có chứa hoạt chất Silymarin giúp bảo vệ các tế bào gan trước sự tấn công của các loại virus gây hại. Giúp tăng cường chức năng gan, cải thiện các bệnh lý men gan tăng cao, gan nhiễm mỡ hiệu quả.
Xem thêm: Cây Chè Dung: Đặc Điểm, Công Dụng, Giá Bán Và Địa Chỉ Mua Uy Tín
Ngoài ra, cây dứa dại còn đem lại nhiều công dụng khác như:
- Tác dụng trong việc điều trị bệnh sỏi thận: Các thành phần acid hữu cơ, mangan, vitamin có trong cây dứa dại hỗ trợ điều trị bệnh lý sỏi thận. Tuy nhiên, nó chỉ đem lại kết quả với những trường hợp người bệnh mới bị sỏi thận, viên sỏi có kích thước nhỏ dễ xử lý.
- Hỗ trợ điều trị người bị bệnh gout: Thành phần có trong cây dứa dại giúp trung hoà dung dịch uric dư thừa trong cơ thể, từ đó giúp người bệnh giảm cảm giác đau tức, khó chịu nhanh chóng.
- Bệnh mỡ nhiễm máu: Chất xơ và vitamin C có trong phần dể và lá dứa giúp làm giảm lượng mỡ tích tụ trong cơ thể. Đồng thời làm tăng các chất có lợi giúp hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,…
- Tác dụng với việc chăm sóc da: Có thể bạn chưa biết những thành phần Resveratrol có trong quả dứa dại rất tốt cho chị em phụ nữ đang ở tuổi trung niên. Nó giúp chống lão hoá da, kháng viêm và hạn chế hấp thu các chất béo vào cơ thể. Từ đó làn da sẽ trở nên mềm mịn và căng tràn sức sống hơn.
Bên cạnh đó, quả dứa dại còn có hỗ trợ phòng chống xơ vữa động mạch và tăng cholesterol trong máu thông qua quá trình điều hòa thụ thể lipoprotein với mật độ cao (HDL).
Các bài thuốc chữa bệnh phổ biến từ cây dứa dại
Nhiều năm trở lại đây, cây dứa dại đã được nhiều người tìm kiếm và thu hoạch để sử dụng làm dược liệu trong các bài thuốc điều trị bệnh. Có nhiều bài thuốc được ứng dụng hiệu quả, bạn có thể tham khảo chi tiết cách thực hiện dưới đây:
Bài thuốc ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Những ai đang mắc căn bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể cải thiện được tình trạng bệnh sau khi dùng dứa dại theo cách sau. Bạn đem khoảng 25 – 30g quả dứa rừng đã được rửa sạch và phơi khô để thái thành từng miếng nhỏ bằng 2 đầu ngón tay. Sau đó cho vào ấm đun cùng khoảng 150ml nước, khi nước sôi bạn chờ thêm khoảng 15 phút là tắt bếp rồi dùng uống trong ngày sau bữa ăn.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng xơ gan hiệu quả
Người bệnh xơ gan có thể áp dụng một trong hai bài thuốc dùng dứa dại được ông cha ta truyền lại từ xưa:
- Bài thuốc 1: Rễ dứa dại 30g, Cỏ lưỡi mèo 30g, rễ cỏ xước mỗi vị 30g. Tất cả đem đi sắc với 300ml, đợi đến khi cạn còn khoảng 1 bát nước thì tắt bếp để nguội rồi uống. Mỗi ngày bạn chỉ cần dùng 1 thang, sau khoảng 1 tháng bạn sẽ thấy bệnh có tiến triển tốt.
- Bài thuốc 2: Dùng 200g dứa dại khô, 200g thân cây ráy gai và vỏ cây vọng cách, vỏ cây quao nước, lá cối xay, rễ cỏ xước, lá trâm bầu,mỗi vị 50g. Đem đi sắc lấy nước uống sau bữa cơm.
Dược liệu dứa dại giúp giải nhiệt cơ thể
Nếu bạn thấy cơ thể mình đang có dấu hiệu khó chịu, khó tiêu hóa, táo bón, nóng trong, mọc mụn, nhiệt miệng,… thì đây chính là những dấu hiệu cho thấy bạn cần một cốc nước dứa dại uống hàng ngày để giải nhiệt hiệu quả và an toàn cho cơ thể.
Chuẩn bị nguyên liệu gồm có 30g đọt dứa dại, 6g cỏ bấc đèn, 30g xích tiểu đậu, 15c búp tre. Làm sạch các vị dược liệu rồi cho vào đun cùng 1 lít nước, chờ khoảng 15 thì bạn có thể tắt bếp rồi dùng phần nước thu được để uống thay nước lọc hàng ngày.
Bài thuốc chữa viêm gan B
Người bị viêm gan B có thể áp dụng bài thuốc này để cải thiện tình trạng bệnh một cách an toàn. Bạn cần chuẩn bị 12g quả dứa dại, 12g cốt khí củ, 12g nhân trần, 4g cam thảo, 6g ngũ vị tử. Cho tất cả nguyên liệu vào ấm cùng 1 lít nước, khi sôi thì cho lửa nhỏ đợi đến khi nước cạn còn khoảng 2 bát con thì tắt bếp. Để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất bạn nên uống lúc đói trước các bữa ăn khoảng 1 – 2 tiếng.
Bài viết hấp dẫn: Cây Chè Dây: Đặc Điểm, Công Dụng, Cách Dùng, Giá Bán & Địa Chỉ Mua
Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm tiết niệu, sỏi thận
Bạn chuẩn bị các nguyên liệu: 15g rễ dứa dại, 12g rễ cây lau, 12g rễ cỏ chanh, 12g hạt chuối hột, 10g củ cỏ ống, 20g kim tiền thảo, 8g bông mã đề. Rửa sạch các nguyên liệu rồi cho lên bếp sắc lấy nước uống.
Bạn chia ra uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần uống khoảng 150ml thuốc. Để bài thuốc phát huy tác dụng chữa bệnh tối đa, bạn nên sử dụng trước các bữa ăn trong ngày. Tuyệt đối không để qua đêm vì nó dễ gây hại cho sức khỏe.
Bài thuốc điều trị tình trạng chân tay bị lở loét
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần giã nát đọt non của cây dứa hoang cùng đậu tương. Dùng phần bã thu được đắp trực tiếp vào vùng da bị lở loét đã được vệ sinh sạch sẽ. Phương pháp này vừa làm vết lở loét được lành nhanh chóng, vừa giúp sát trùng vết thương hiệu quả.
Bài thuốc chữa cảm lạnh từ quả dứa dại
Chuẩn bị nguyên liệu gồm có 20g lá dứa dại, 20g gừng, 20g tỏi đem đi sắc với 2 bát nước. Đun sôi cho tới khi nước còn khoảng ½ bát thì tắt bếp đợi ấm thì uống. Sau khi uống xong bạn nhớ đắp chăn kín để cơ thể toát ra mồ hôi, cơ thể sẽ được sảng khoái hơn.
Lưu ý khi sử dụng dược liệu dứa dại làm thuốc
Để đảm bảo hiệu quả và tính an toàn khi sử dụng dược liệu đưa dại, bạn cần lưu ý một số thông tin quan trọng sau:
- Dù áp dụng bài thuốc chữa bệnh nào từ cây dứa dại bạn cũng phải kiên trì sử dụng, đồng thời theo dõi sát sao những dấu hiệu thay đổi của cơ thể. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào xảy ra cần dừng sử dụng và đến các cơ sở y tế để thăm khám.
- Việc áp dụng bài thuốc chữa sỏi thận từ cây dứa dại cần có sự tư vấn và hướng dẫn của các bác sĩ có chuyên môn hoặc thầy thuốc Đông y.
- Quả dứa dại có lớp phấn trắng chứa một số chất có độc tính cao, nếu không được bào chế đúng cách sẽ dễ gây ra ngộ độc cho người sử dụng. Vì vậy, trước khi sử dụng bất kỳ phần nào của cây dứa dại bạn cũng phải rửa thật sạch.
- Người bệnh có dấu hiệu hư hàn không nên dùng dược liệu này làm thuốc bởi nó có tính lạnh không tốt cho cơ thể.
- Trẻ nhỏ, phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Cây dứa dại mua ở đâu? Giá tiền bao nhiêu?
Mặc dù cây dứa dại mọc hoang ở nhiều tỉnh thành và khá dễ kiếm. Nhưng để đảm bảo chất lượng dược liệu làm thuốc tốt nhất bạn nên mua sản phẩm ở các cửa hàng thuốc Đông y, cửa hàng dược liệu hay các trang thương mại điện tử uy tín.
Nội dung hấp dẫn: Cây Bình Vôi Có Tác Dụng Gì? Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Và Giá Bán
Theo khảo sát, hiện nay trên thị trường dược liệu quả dứa dại khô được bán với mức giá từ khoảng 110.000 – 150.0000 đồng/kg. Tuy nhiên, cũng có không ít các cơ sở bán dược liệu bẩn, không rõ nguồn gốc, không được kiểm chứng về chất lượng với mức giá dưới 100.000đ/kg.
Mua dứa dại khô ở đâu uy tín và đảm bảo chất lượng? Trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu Vietfarm là một trong những địa chỉ cung cấp các sản phẩm dược liệu được khách hàng trên cả nước người tin dùng. Đặc biệt, tại đây còn quy tụ đội ngũ chuyên gia nghiên cứu gồm các tiến sĩ, bác sĩ đang làm việc tại các bệnh viện tuyến đầu trung ương.
Các bộ phận của cây dứa dại sau khi được Vietfarm thu hoạch sẽ đưa vào sơ chế riêng biệt. Sau đó tiến hành sấy khô và đưa vào dây chuyền đóng gói, bảo quản đạt tiêu chuẩn của Bộ Y Tế. Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm lựa chọn mua hàng tại đây.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi về cây dứa dại – loại dược liệu quý cho sức khỏe đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích cần thiết. Tuy nhiên nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về việc sử dụng nguyên liệu này để làm thuốc bạn nên đến gặp chuyên gia để được giải đáp. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.