Dinh dưỡng

[Chuyên Gia Giải Đáp] Con Bị Chàm Sữa Mẹ Kiêng Ăn Kiểu Gì?

Con bị chàm sữa mẹ kiêng ăn kiểu gì? Đây là mối bận tâm của rất nhiều phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học đóng vai trò thiết yếu giúp bệnh tình của con được cải thiện. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia dinh dưỡng sẽ tư vấn chi tiết cho mẹ những thực phẩm không nên ăn bên cạnh những nhóm thực phẩm nên bổ sung cùng các lưu ý quan trọng khi chăm con bị chàm sữa.

Con bị chàm sữa mẹ kiêng ăn kiểu gì? TOP 8 thực phẩm nên tránh

Chàm sữa là căn bệnh dị ứng phổ biến thường gặp ở trẻ em trong thời gian bú sữa mẹ. Khi người mẹ ăn những thực phẩm chứa chất gây dị ứng, các protein có thể truyền qua sữa mẹ. Từ đó, khiến bé bị phản ứng, nổi các nốt mẩn ngứa, sưng đỏ.

Khi thấy con bị chàm sữa, mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày bằng cách kiêng ăn những thực phẩm là nguyên nhân gây dị ứng và khiến tình trạng bệnh của con trở nặng. Do đó, bên cạnh các cách trị chàm sữa, một vấn đề được nhiều chị em quan tâm là: Con bị chàm sữa mẹ kiêng ăn kiểu gì?

Dưới đây là 8 loại thực phẩm mẹ bỉm sữa nên tránh ăn:

1. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe, song sữa và các chế phẩm từ sữa lại có khả năng gây dị ứng rất cao. Trong sữa bò chứa tới hơn 20 chất có thể gây dị ứng. Ngoài ra, các protein có trong sữa cũng khó tiêu hóa và dễ gây dị ứng cho trẻ nhỏ. Từ đó dẫn đến bệnh chàm sữa.

Sữa và các chế phẩm từ sữa có khả năng gây dị ứng rất cao, dẫn tới bệnh chàm ở trẻ
Sữa và các chế phẩm từ sữa có khả năng gây dị ứng rất cao, dẫn tới bệnh chàm ở trẻ

Bên cạnh đó, khi tiếp nhận những chất không có lợi từ sữa mẹ, cơ thể bé sẽ tự sản sinh kháng thể để chống lại, từ đó khiến bệnh chàm càng trở nên trầm trọng hơn.

Vì vậy, khi thấy con bị chàm sữa, mẹ nên dừng uống sữa tươi cũng như dừng sử dụng các chế phẩm từ sữa như sữa chua, kem, phô mai, bánh sữa, váng sữa,…

2. Con bị chàm sữa mẹ kiêng ăn kiểu gì? Kiêng ăn trứng

Trứng chứa hàm lượng protein rất lớn: Trong 1 quả trứng chứa từ 6 – 7g protein. Thành phần này sẽ khiến hệ miễn dịch của trẻ bị phản ứng, gây dị ứng mẩn ngứa, khó chịu, khiến bệnh tình trở nặng.

Do đó, khi con bị chàm sữa, mẹ cần kiêng tất cả các loại trứng như trứng gà, trứng vịt, trứng cút, trứng ngan, trứng ngỗng,… cùng các sản phẩm khác được chế biến từ trứng.

Trong 1 quả trứng chứa từ 6 – 7g protein
Trong 1 quả trứng chứa từ 6 – 7g protein

3. Thực phẩm giàu chất béo

Thực phẩm giàu chất béo dễ kích thích phản ứng dị ứng ở trẻ. Nếu mẹ ăn quá nhiều thực phẩm này sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm da trở nên nghiêm trọng hơn. Các nốt chàm đỏ sẽ xuất hiện nhiều trên da, khiến trẻ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy khắp người.

Do đó, mẹ có con bị chàm sữa nên kiêng ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ và Cholesterol, như: Các loại thịt mỡ, các món chiên xào, lòng đỏ trứng gà, đồ ăn nhanh,…

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần tránh ăn nội tạng động vật vì loại thực phẩm này cũng chứa rất nhiều chất béo. Không chỉ khiến cơ thể con trẻ dễ gặp phải phản ứng, ăn nội tạng cũng khiến mẹ dễ mắc các bệnh lý về tim mạch, nguy cơ mỡ máu tăng cao,…

4. Hải sản

Về việc con bị chàm sữa mẹ kiêng ăn kiểu gì, đây cũng là một nhóm thực phẩm các mẹ cần tránh. Hải sản (tôm, cua, cá,…) là nguồn dinh dưỡng tự nhiên giúp mẹ sau sinh tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, khi con nhỏ bị chàm sữa, mẹ cần cân nhắc việc sử dụng loại thực phẩm này.

Hải sản và các thực phẩm từ hải sản chứa hàm lượng lớn protein – nguyên nhân chính dẫn đến dị ứng ở trẻ. Bên cạnh đó, một số loại hải sản còn sở hữu lượng Histamin tương đối cao, khiến cơ thể dễ gặp phải các phản ứng dị ứng. Một trong số đó là chàm sữa.

Hải sản và các thực phẩm từ hải sản chứa hàm lượng lớn protein – nguyên nhân chính dẫn đến dị ứng ở trẻ
Hải sản và các thực phẩm từ hải sản chứa hàm lượng lớn protein – nguyên nhân chính dẫn đến dị ứng ở trẻ

Do đó, nếu con bị chàm, mẹ nên kiêng ăn hải sản. Việc dung nạp vào cơ thể quá nhiều loại thực phẩm này có thể khiến các vết chàm của bé nặng hơn, lan rộng hơn và gây mưng mủ.

5. Thức ăn có vị cay, nóng, tê hoặc quá chua

Thức ăn có vị mạnh như cay, nóng hoặc quá chua thường có tính ngứa. Khi mẹ hấp thụ nhiều loại thực phẩm này, cơ thể sẽ bị kích thích dẫn tới tiết nhiều mồ hôi và khiến sữa mẹ bị nóng. Từ đó làm cho những đám chàm sữa trên da bé nổi sần nhiều hơn, gây ngứa ngáy kéo dài. Bởi vậy, mẹ có con bị chàm sữa cần kiêng các thức ăn có vị cay nóng, tê hoặc quá chua.

Mẹ không nên ăn đồ cay, nóng khi con bị chàm
Mẹ không nên ăn đồ cay, nóng khi con bị chàm

6. Con bị chàm sữa mẹ kiêng ăn kiểu gì? Không ăn đậu nành

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, hầu hết những trẻ có cơ địa dị ứng với sữa bò có khả năng cao dị ứng với đậu nành. Những thực phẩm gây dị ứng này sẽ khiến bệnh chàm sữa ở trẻ trầm trọng hơn, khó điều trị và dễ tái phát hơn.

Khi con bị chàm sữa, mẹ nên kiêng sử dụng đậu nành và những sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, dầu thực vật chiết xuất từ đậu nành,… cho tới khi con khỏi hẳn bệnh.

Đậu nành có thể khiến bệnh chàm sữa ở trẻ trầm trọng hơn, khó điều trị và dễ tái phát hơn
Đậu nành có thể khiến bệnh chàm sữa ở trẻ trầm trọng hơn, khó điều trị và dễ tái phát hơn

7. Đậu phộng

Đậu phộng chứa khá nhiều protein lạ với cơ thể non nớt của trẻ. Do đó, tỉ lệ trẻ sơ sinh bị dị ứng với đậu phộng khá cao.

Khi trẻ bị chàm sữa, hệ miễn dịch càng trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị dị ứng với đậu phộng hơn trẻ khỏe mạnh. Để giảm nguy cơ kích ứng khiến bệnh tình trở nặng hơn, mẹ nên tránh sử dụng đậu phộng và các sản phẩm có thành phần từ loại thực phẩm này.

Đậu phộng chứa khá nhiều protein lạ với cơ thể non nớt của trẻ
Đậu phộng chứa khá nhiều protein lạ với cơ thể non nớt của trẻ

8. Nội tạng động vật

Các chất phụ gia được sử dụng nhiều để nấu ăn. Tuy nhiên, chúng chứa màu nhân tạo, các hương liệu hóa học, chất bảo quản,… có thể gây dị ứng và khó tiêu cho bé thông qua nguồn sữa mẹ. Vì vậy, mẹ cần hết sức cẩn trọng trong việc nấu ăn và ăn uống hàng ngày.

Thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn có hạn sử dụng dài thường chứa rất nhiều chất bảo quản, phụ gia,… Mẹ cần kiêng ăn những loại thực phẩm này khi con bị chàm sữa. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý rửa sạch sẽ cẩn thận các loại rau củ, hoa quả trước khi ăn để loại trừ thuốc trừ sâu – một chất gây hại cho sức khỏe và dễ khiến trẻ bị dị ứng.

Những thực phẩm mẹ nên bổ sung khi con bị chàm sữa

Ngoài việc quan tâm khi con bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì, các chị em cũng cần chú ý dung nạp vào cơ thể những thực phẩm tốt cho cơ thể. Những thực phẩm này vừa bổ dưỡng cho sức khỏe của mẹ và bé, vừa có tác dụng hỗ trợ điều trị căn bệnh chàm sữa ở trẻ.

Dưới đây là 5 loại thực phẩm mẹ nên ăn khi con bị chàm sữa:

  • Ăn nhiều rau củ xanh: Rau xanh cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và dầu rosmarinic rất tốt cho cơ thể. Những thành phần này đều có khả năng kháng viêm, làm dịu cơn ngứa do dị ứng nổi mề đay trên da của trẻ. Vì vậy, các mẹ nên bổ sung rau xanh vào thực đơn hằng ngày để tăng cường sức đề kháng cho con. Một số loại rau giúp đẩy lùi chàm sữa hiệu quả như súp lơ xanh, rau mồng tơi, rau bina, rau ngót, củ cải đường, bắp cải đỏ,…
  • Trái cây giàu vitamin C: Không chỉ có tác dụng ngăn ngừa cơ thể sản sinh các histamin, kháng viêm hiệu quả mà loại thực phẩm này còn cung cấp các thành phần dinh dưỡng thiết yếu giúp tăng cường sức đề kháng ở mẹ và bé. Các loại trái cây giàu vitamin mẹ nên bổ sung đó là cam, quýt, dâu tây, bưởi,…
  • Bổ sung cá béo cho thực đơn hàng ngày: Các loại cá béo giàu Omega-3 như cá hồi, cá thu,… có khả năng chống lại dị ứng vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, cá béo còn giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, đồng thời giúp trẻ bị chàm giảm nhanh các triệu chứng mẩn ngứa, khó chịu.
  • Tỏi: Chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa, tỏi giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ nhỏ, giúp giảm nguy cơ bị dị ứng và chàm sữa ở trẻ. Mẹ nên bổ sung tỏi vào bữa ăn hàng ngày, trung bình mỗi tuần khoảng 5g tỏi.
  • Thực phẩm giàu Magie: Các thực phẩm nhiều Magie như hạnh nhân, hạt điều, táo, chuối… có tác dụng kháng Histamin. Histamin là một amin nội sinh gây ra các triệu chứng dị ứng như khô da, ngứa, châm chích,… Do đó, mẹ bỉm sữa có con bị chàm sữa nên tích cực bổ sung các thực phẩm giàu Magie cho cơ thể.
Bổ sung thực phẩm giàu Magie cho cơ thể giúp con sớm khỏi bệnh chàm
Bổ sung thực phẩm giàu Magie cho cơ thể giúp con sớm khỏi bệnh chàm

Một số lưu ý khi chăm trẻ nhỏ bị chàm sữa

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, mẹ cũng cần lưu ý một số điểm sau trong quá trình chăm con nhỏ bị chàm sữa:

  • Mẹ cần ăn kiêng những thực phẩm gây kích ứng chàm sữa ở trẻ cho đến khi bé khỏi bệnh hoàn toàn. Nếu bé bị dị ứng với thực phẩm nào, mẹ nên tiếp tục kiêng ngay cả khi bé đã khỏi bệnh để tránh hiện tượng mẩn ngứa tái phát.
  • Trong trường hợp sữa mẹ đã tồn tại các chất gây dị ứng cho trẻ, mẹ nên cho bé uống sữa ngoài. Đồng thời, đặc biệt chú ý theo dõi tình trạng bệnh trong vòng 2 – 3 ngày.
  • Trường hợp mẹ đã ăn kiêng nhưng chàm sữa vẫn không đỡ, hãy đưa trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và hướng dẫn cách điều trị phù hợp. Kết hợp ăn uống hợp lý để mau chóng loại bỏ bệnh tật.
  • Không gian sống của bé cũng cần được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên để loại bỏ các tác nhân gây dị ứng như bụi bặm, lông thú cưng, phấn hoa,… Nên để bé chơi ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những vi khuẩn gây hại.
  • Cho trẻ mặc quần áo làm bằng chất liệu mềm mại, dễ thấm hút mồ hôi để tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu.
Một số lưu ý khi chăm trẻ nhỏ bị chàm sữa
Một số lưu ý khi chăm trẻ nhỏ bị chàm sữa

Hy vọng bài viết này đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc: Con bị chàm sữa mẹ kiêng ăn kiểu gì? Từ đó, mẹ hãy xây dựng một chế độ ăn uống khoa học tốt cho cả mẹ và bé. Đồng thời, kết hợp với các phương pháp chăm sóc khác để giúp bé mau chóng khỏi bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

XEM THÊM:

Câu hỏi thường gặp
Chàm môi khiến da môi khô, nứt nẻ và bong tróc, ngứa ngáy, đặc biệt là vào mùa đông. Vậy bệnh chàm môi có lây không, có nguy hiểm không? Bài viết sau đây chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc này. Mời bạn đọc tham khảo! Chàm môi là […]
Bệnh chàm có lây không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Đây là một căn bệnh da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ xuất hiện do hệ miễn dịch còn quá yếu. Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh chàm nhưng họ vẫn […]
Làn da của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, thường dễ bị tổn thương và gặp phải các vấn đề da liễu. Trong đó, chàm sữa là một tình trạng về da rất thường gặp ở trẻ. Nhiều cha mẹ thắc mắc, không biết chàm sữa có để lại sẹo không và làm thế nào để […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *