Trị Chàm Bằng Tỏi Có Hiệu Quả Không? 5 Cách Áp Dụng Tốt Nhất
Chàm là bệnh lý mãn tính ngoài da khó điều trị, dai dẳng và dễ tái phát. Bên cạnh phương pháp sử dụng thuốc, dùng các nguyên liệu tự nhiên để trị chàm cũng mang lại hiệu quả khá tốt. Trong số các phương pháp tự nhiên, trị chàm bằng tỏi được nhiều người áp dụng và đã chứng minh được hiệu quả bất ngờ. Hãy cùng tìm hiểu công dụng cụ thể của gia vị này đối với bệnh Eczema và 5 cách thực hiện mang đến kết quả tốt.
Trị chàm bằng tỏi hiệu quả không? Công dụng đối với Eczema của tỏi
Chàm hay Eczema là một căn bệnh mãn tính gây tổn thương ngoài da khiến da bị khô, bong vảy, sần sùi, ngứa rát. Bệnh lý này có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Thông thường, các triệu chứng của bệnh chàm thường bùng phát khi gặp điều kiện thích hợp. Căn bệnh này rất khó điều trị dứt điểm, có xu hướng kéo dài và các biện pháp cải thiện chỉ có tác dụng hạn chế mức độ ảnh hưởng đến người bệnh.
Từ lâu, việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để cải thiện bệnh chàm rất phổ biến, mang lại hiệu quả tốt trong các cách trị chàm theo dân gian. Trong đó, cách hỗ trợ trị chàm bằng tỏi được rất nhiều người áp dụng nhờ công dụng đặc biệt. Trong tỏi có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, đặc biệt là Allicin có tác dụng kháng khuẩn, tổn thương tế bào, kiểm soát viêm nhiễm hiệu quả.
Hơn nữa, trong tỏi còn chứa nhiều hoạt chất rất tốt cho sức khỏe như: S-allyl Cysteine, Diallyl Disulfide và các dưỡng chất khác như vitamin B6, vitamin C, Kali, Selen… Đây là những hoạt chất giảm viêm, ức chế các triệu chứng của đợt chàm cấp tính.
Nhờ những hoạt chất đó, tỏi giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng rất tốt. Người bệnh nên sử dụng liên tục trong thời gian bệnh nhẹ để mang lại hiệu quả kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn chàm da dây lan các vùng da lành khác một cách tốt hơn.
TOP 5 cách hỗ trợ trị chàm bằng tỏi hiệu quả tại nhà
Các cách hỗ trợ điều trị trị chàm bằng tỏi hoàn toàn có thể áp dụng tại nhà. Để có hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh có thể tham khảo 5 cách dùng tỏi cải thiện triệu chứng chàm dưới đây:
1. Sử dụng nước cốt tỏi
Đây là cách áp dụng đơn giản nhất và mang lại hiệu quả rất tốt. Khi thoa nước cốt tỏi tươi trực tiếp lên da sẽ giúp da hấp thụ được dưỡng chất một cách nhanh chóng. Phương pháp này phù hợp với người bị chàm bội nhiễm, làm giảm nguy cơ gây lở loét, nhiễm trùng trên da.
Cách thực hiện:
- Sử dụng từ 2 đến 3 tép tỏi tươi, bóc vỏ và ép lấy nước cốt.
- Pha loãng nước cốt tỏi với 1/2 thìa nước lọc rồi chấm lên vùng da bị chàm đã được rửa sạch.
- Sau khi thoa được khoảng 5 phút, bạn rửa sạch lại với nước để các triệu chứng sưng viêm được thuyên giảm.
2. Ăn tỏi chữa chàm da
Ăn tỏi tươi hàng ngày vừa hỗ trợ trị chàm da, vừa tăng cường sức khỏe rất tốt. Việc ăn từ 1 đến 2 tép tỏi tươi mỗi ngày có thể bổ sung được dưỡng chất chống oxy hóa cần thiết, giúp kiểm soát bệnh chàm tốt hơn.
Ngoài việc ăn tỏi tươi, bạn có thể sử dụng tỏi để chế biến các món ăn, vừa tạo cảm giác ngon miệng, vừa tốt cho sức khỏe.
3. Kết hợp tỏi và muối
Đây là phương pháp giúp giảm ngứa ngáy do bệnh chàm gây ra rất tốt. Muối giúp sát khuẩn, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn vào những vùng da bị tổn thương và làm giảm hiện tượng nhiễm trùng rất tốt.
Cách thực hiện:
- Sử dụng một lượng tỏi tươi vừa phải, giã nát và đun sôi trong khoảng 10 phút.
- Pha 2 thìa muối hạt vào dung dịch tỏi vừa đun sôi rồi để nguội.
- Lấy dung dịch nêu trên để ngâm chân, tay hoặc thấm lên các vùng da bị chàm khác.
- Nên áp dụng phương pháp trị chàm này hàng ngày để cải thiện các triệu chứng rõ rệt.
4. Hỗ trợ trị chàm bằng tỏi kết hợp mật ong
Mật ong là nguyên liệu tự nhiên giúp sát khuẩn, chống viêm và làm mềm da, phục hồi da rất tốt. Khi tỏi và mật ong kết hợp với nhau sẽ cung cấp độ ẩm cho da, giảm triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, viêm nhiễm trên da do bệnh chàm.
Cách thực hiện:
- Sử dụng một ít tỏi tươi, bỏ vỏ, rửa sạch và để ráo.
- Xếp tỏi vào bình thủy tinh sạch, đổ mật ong nguyên chất sao cho ngập tỏi rồi ngâm trong khoảng 2 tuần.
- Khi đã có hỗn hợp tỏi và mật ong, bạn sử dụng để thoa lên vùng da bị chàm, massage trong vòng 15 phút rồi rửa lại với nước.
Tuy nhiên, phương pháp này không nên áp dụng khi các triệu chứng của bệnh đang bùng phát để giảm nguy cơ kích ứng, tránh trường hợp bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
5. Ngâm rượu tỏi trị chàm
Rượu có tính sát khuẩn rất cao và mang lại tác dụng diệt khuẩn trên da khi kết hợp với tỏi. Bên cạnh đó, rượu còn là một chất trung gian, có thể đưa hoạt chất của tỏi giúp tiêu mụn, giảm ngứa rất tốt.
Cách thực hiện:
- Lấy một lượng tỏi vừa đủ, rửa sạch, bỏ vỏ và để ráo nước.
- Xếp tỏi vào bình thủy tinh có nắp đậy, đổ rượu vào ngập tỏi rồi ngâm trong vòng 10 ngày.
- Khi đã có rượu ngâm tỏi, bạn sử dụng để thoa lên da bị nhiễm chàm đã làm sạch rồi massage da nhẹ nhàng.
- Sau khi massage khoảng 10 phút, bạn rửa sạch và lau khô da.
Những lưu ý cần biết khi trị chàm bằng tỏi
Việc dùng tỏi hỗ trợ trị chàm da tuy đơn giản, có thể thực hiện tại nhà nhưng để có hiệu quả tốt nhất và giảm thiểu những tác dụng phụ, bạn cần lưu ý:
- Khi sử dụng dung dịch tỏi thoa lên da, bạn cần đảm bảo da được vệ sinh sạch sẽ trước khi điều trị.
- Phương pháp trị bệnh bằng tỏi chỉ được áp dụng khi bệnh ở thể nhẹ, không thể thay thế được việc điều trị bằng thuốc trị bệnh chàm. Do vậy, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định áp dụng.
- Tỏi có vị cay, có tính nóng nên bạn cần pha loãng trước khi bôi trực tiếp lên da.
- Không dùng tỏi cho vùng da bị viêm loét hoặc nhiễm trùng sâu.
- Trong quá trình sử dụng, nếu gặp phải các phản ứng không mong muốn, bạn phải dừng ngay lập tức và thay thế bằng phương pháp điều trị khác.
- Người bị bệnh chàm cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và vệ sinh da sạch mỗi ngày.
Trên đây là gợi ý một số cách trị chàm bằng tỏi mà bạn có thể tham khảo để cải thiện bệnh. Đối với bệnh chàm, bạn cần điều trị kiên trì, không được nóng vội. Trong quá trình điều trị cần theo dõi các triệu chứng và đến gặp bác sĩ nếu bệnh trở nặng.
XEM THÊM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!