Cách chữa

Gợi Ý 6 Cách Chữa Chàm Bằng Lá Khế Tại Nhà Tốt Nhất

Chữa chàm bằng lá khế là phương pháp điều trị dân gian được nhiều người áp dụng và cho kết quả thành công. Các bài thuốc tắm, đắp, uống… từ lá khế không chỉ an toàn mà còn giúp làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh. Vậy phương pháp này được thực hiện như thế nào? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết sau đây.

Chia sẻ 6 cách chữa chàm bằng lá khế

Bệnh chàm là một căn bệnh da liễu tương đối phổ biến hiện nay. Bệnh lý này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi với các triệu chứng điển hình như da nổi mẩn đỏ, bong tróc, sưng tấy trên bề mặt. Bệnh chàm thường tái phát theo từng đợt, kéo dài dai dẳng khiến người bệnh gặp rất nhiều phiền toái.

Hiện nay, sử dụng lá khế được xem là một phương pháp chữa bệnh chàm bằng thuốc nam an toàn, hiệu quả, được nhiều người bệnh truyền tai nhau. Theo Đông y, lá khế có vị chua, chát, tính mát, có tác dụng kháng khuẩn, giảm sưng, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Có tác dụng hữu hiệu cho những người mắc bệnh ngoài da như mề đay, mẩn ngứa, dị ứng, chàm,… Không những vậy, lá khế còn có công dụng giúp tăng cường sức đề kháng và làm chậm quá trình lão hóa da, hỗ trợ phục hồi làn da bị tổn thương.

Chữa chàm bằng lá khế được xem là một phương pháp dân gian an toàn hiệu quả
Chữa chàm bằng lá khế được xem là một phương pháp dân gian an toàn hiệu quả

Còn theo Y học hiện đại, trong thành phần của lá khế có chứa nhiều vitamin C, vitamin B, kẽm, sắt, kali, alkaloid, chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây kích ứng, viêm nhiễm và ngứa da. Do đó lá khế thường được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý như nổi mề đay, mẩn ngứa, chàm, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, viêm nang lông,…

Chính vì vậy chữa chàm bằng lá khế được xem là một giải pháp hữu hiệu mà người bệnh nên áp dụng. Tuy nhiên cách sử dụng như thế nào và liều lượng bao nhiêu là vấn đề khiến nhiều người quan tâm.

Thực tế, cách chữa chàm bằng lá khế khá đơn giản, ai cũng có thể thực hiện. Người bệnh không cần mất nhiều thời gian hay công sức để chế biến. Với những bài thuốc chữa chàm bằng lá khế dưới đây, chắc chắn sẽ giúp bạn sớm loại bỏ được các triệu chứng khó chịu do bệnh chàm gây ra.

Tắm nước lá khế chữa bệnh chàm

Lá khế tươi có chứa rất nhiều hoạt chất có lợi cho làn da. Để giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy khó chịu và làm sạch các vùng da nhiễm khuẩn, bạn có thể tắm trực tiếp bằng nước lá khế theo các bước sau đây.

Cách thực hiện:

  • Dùng một nắm lá khế tươi, rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng 10 phút.
  • Vớt lá khế ra rổ và để ráo nước, sau đó dùng tay vò nát lá khế rồi cho vào nồi đun cùng với 2 lít nước.
  • Khi nước bắt đầu sôi, vặn nhỏ lửa và đun thêm 15 phút nữa cho các dưỡng chất trong lá khế được tiết ra. 
  • Cho thêm một ít muối hạt vào nồi, khuấy đều cho tan muối và tắt bếp.
  • Dùng nước lá khế để tắm và vệ sinh những vùng da bị bệnh chàm.
  • Có thể dùng phần bã lá khế chà xát lên da để làm giảm nhanh các cơn ngứa ngáy.
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần để bệnh nhanh được cải thiện.
  • Ngoài tắm bằng lá khế người bệnh có thể chữa chàm bằng lá ổi hoặc lá trầu không,… đem đun lấy nước tắm đều đặn mỗi ngày.

Đắp lá khế lên da chữa bệnh chàm hiệu quả

Đây cũng là một cách chữa chàm bằng lá khế được rất nhiều người áp dụng. Phương pháp này này không chỉ giúp tác động trực tiếp vào vết thương mà còn giúp tiết kiệm được thời gian và công sức. Người bệnh chỉ cần thực hiện theo cách đơn giản như sau.

Giã nhỏ lá khế và đắp lên da để chữa bệnh chàm
Giã nhỏ lá khế và đắp lên da để chữa bệnh chàm

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá khế tươi, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng trong khoảng 10 phút. 
  • Vớt lá khế ra để ráo nước rồi cho vào cối để giã nát cùng với một ít muối hạt.
  • Rửa sạch vùng da bị bệnh chàm với nước sạch và lau khô.
  • Lấy phần lá khế đã giã nát đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.
  • Sau khoảng 15 phút rửa sạch lại bằng nước ấm, dùng khăn mềm lau khô da.
  • Thực hiện cách chữa chàm bằng lá khế mỗi ngày 1 lần cho đến khi các triệu chứng khó chịu hoàn toàn biến mất.

Chữa chàm bằng lá khế với phương pháp chườm nóng

Một phương pháp trị chàm bằng lá khế mang lại công dụng hiệu quả đó là chườm nóng. Mẹo dân gian này có tác dụng giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu tại vùng da bị tổn thương, làm giảm viêm nhiễm và tăng cường tuần hoàn lưu thông máu dưới da.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một năm lá khế tươi, rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào chảo sao nóng.
  • Khi thấy lá khế héo và chuyển sang màu vàng thì tắt bếp.
  • Bọc lá khế lại bằng một tấm khăn mỏng, chờ cho hỗn hợp bớt nóng rồi chườm trực tiếp lên vùng da bị chàm.
  • Thực hiện phương pháp này mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng của bệnh chàm da được thuyên giảm.

Xông hơi với lá khế tươi

Với những người bị chàm ở mặt, bạn có thể áp dụng phương pháp xông hơi nước lá khế. Xông hơi không chỉ giúp giãn nở các lỗ chân lông, tăng cường lưu thông máu mà còn giúp giảm căng thẳng, stress. Phương pháp này còn giúp các dưỡng chất có trong lá khế có thể nhanh chóng thẩm thấu qua da, giúp điều trị bệnh chàm nhanh chóng và hiệu quả.

Xông hơi với lá khế tươi
Xông hơi với lá khế tươi

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá khế tươi, non, đem rửa sạch và ngâm qua nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Cho lá khế vào nồi đun sôi trong 5 phút rồi tắt bếp.
  • Đổ nước lá khế vừa thu được vào một chậu nước nhỏ.
  • Kê sát mặt vào chậu nước và dùng một chiếc khăn lớn phủ lên đầu để xông hơi.
  • Giữ nguyên tư thế này cho đến khi nước nguội dần.
  • Dùng nước này rửa trực tiếp lên những vùng da bị tổn thương do chàm gây ra.
  • Thực hiện mỗi tuần 3-4 lần sẽ giúp mang lại hiệu quả điều trị đáng kinh ngạc.

Uống nước lá khế giúp trị chàm từ bên trong

Bên cạnh việc điều trị chàm từ bên ngoài, bạn cũng có thể chữa chàm từ bên trong bằng cách uống nước lá khế. Cách chữa này phù hợp với những người bị bệnh ở giai đoạn nặng, tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng, sức đề kháng bị suy giảm. Nước lá khế có vị chua, hơi chát nhưng vẫn rất dễ  uống, giúp tăng cường sức đề kháng, mát gan, giải độc, rất tốt cho người bị chàm.

Cách thực hiện:

  • Dùng một nắm lá khế tươi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút.
  • Vớt lá khế ra rổ, để ráo nước rồi đem đun sôi trong vòng 10 phút để các dưỡng chất thấm hết ra ngoài.
  • Sau khi tắt bếp đợi nước nguội bớt rồi gạn lấy nước này để uống.
  • Dùng nước này để uống thay nước lọc, phần bã có thể dùng để đắp trực tiếp lên da.
  • Sau khoảng 2 tuần điều trị, bệnh chàm của bạn sẽ được cải thiện tích cực.
  • Lưu ý phương pháp này không nên áp dụng cho trẻ nhỏ.

Chữa chàm bằng lá khế với thảo dược

Để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh có thể chữa chàm bằng lá khế kết hợp với một số loại thảo dược khác như thanh hao, lá long não,… Đây đều là những thảo dược tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, lành tính, giúp điều trị bệnh chàm bội nhiễm cực kỳ hiệu quả.

Người bệnh có thể kết hợp lá khế với những loại thảo dược khác để chữa bệnh chàm da
Người bệnh có thể kết hợp lá khế với những loại thảo dược khác để chữa bệnh chàm da

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá khế tươi, thanh hao, long não với liều lượng như nhau.
  • Rửa sạch các nguyên liệu trên, sau đó ngâm với nước muối loãng khoảng 5 phút.
  • Sau khi vớt ra để ráo, bạn đem đun cùng với 1 lít nước sạch.
  • Đun sôi và hạn nhỏ lửa trong vòng 10 – 15 phút. 
  • Dùng nước này pha thêm với nước mát để tắm rửa những vùng da bị bệnh chàm.
  • Tắm lại một lần nữa với nước sạch và lau khô người.
  • Mỗi tuần có thể áp dụng cách điều trị này từ 2-3 lần để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Lưu ý khi sử dụng lá khế trị bệnh chàm

Chữa chàm bằng lá khế là một mẹo dân gian an toàn, đơn giản, mang lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên để phương pháp này đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Nên chọn những lá khế còn tươi, non, không bị sâu, héo, không chứa thuốc trừ sâu hoặc các chất hóa học khác.
  • Kiên trì thực hiện cách chữa chàm bằng lá khế trong ít nhất 2 tuần để cảm nhận được hiệu quả rõ rệt. Tránh việc sử dụng ngắt quãng, bỏ dở giữa chừng.
  • Nên kết hợp các phương pháp dùng thuốc đắp ngoài và uống nước lá để tăng hiệu quả điều trị.
  • Nếu bạn đã áp dụng phương pháp trên trong khoảng 10 ngày mà không thấy bệnh tình có dấu hiệu chuyển biến, thậm chí các vết thương còn nghiêm trọng hơn thì nên ngưng sử dụng và tìm kiếm một phương pháp điều trị khác hiệu quả hơn.
  • Sử dụng thêm các loại kem dưỡng ẩm, khóa ẩm để giúp làn da không bị khô ráp, bong tróc, giúp giữ các dưỡng chất trong lá khế được lâu hơn.
  • Những cách chữa chàm bằng lá khế này có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. Trong đó có cả trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và sau sinh.
  • Thực hiện thao tác chà xát trên da nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương da.
  • Những người có làn da nhạy cảm cần chú ý khi sử dụng lá khế để trị bệnh bởi nó có thể bị kích ứng da. Nếu gặp các triệu chứng như ngứa ngáy, châm chích nhẹ, nổi mẩn đỏ,… bạn nên dừng sử dụng để tránh rủi ro.

Những phương pháp chữa chàm bằng lá khế chỉ phù hợp với các trường hợp bệnh nhẹ, không có tác dụng với bệnh chàm bội nhiễm hoặc chàm mãn tính. Do đó, nếu trong trường hợp bệnh nặng, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị theo phác đồ. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ bài thuốc nào.

Câu hỏi thường gặp
Bệnh chàm có lây không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Đây là một căn bệnh da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ xuất hiện do hệ miễn dịch còn quá yếu. Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh chàm nhưng họ vẫn […]
Chàm môi khiến da môi khô, nứt nẻ và bong tróc, ngứa ngáy, đặc biệt là vào mùa đông. Vậy bệnh chàm môi có lây không, có nguy hiểm không? Bài viết sau đây chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc này. Mời bạn đọc tham khảo! Chàm môi là […]
Làn da của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, thường dễ bị tổn thương và gặp phải các vấn đề da liễu. Trong đó, chàm sữa là một tình trạng về da rất thường gặp ở trẻ. Nhiều cha mẹ thắc mắc, không biết chàm sữa có để lại sẹo không và làm thế nào để […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *