Cách chữa

TOP 15 Cách Chữa Bệnh Chàm Bằng Thuốc Nam Cực Hiệu Quả

Bệnh chàm có thể được chữa trị bằng nhiều cách khác nhau, tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam là một trong những cách trị bệnh an toàn, được nhiều người lựa chọn. Phương pháp này khá dễ áp dụng, an toàn và mang đến hiệu quả khá tốt. Dưới đây là 15 cách thực hiện người bệnh có thể tham khảo ngay tại nhà.

15 cách chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam

Phương pháp chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam được các bác sĩ đánh giá là an toàn, lành tính, hiệu quả, có khả năng chống tái phát bệnh rất tốt, thích hợp dùng cho những đối tượng mới chớm bị bệnh ở giai đoạn đầu, bệnh chưa diễn biến nghiêm trọng.

Thuốc Nam có nghĩa là những bài thuốc được chiết xuất từ các cây thuốc ở Việt Nam và không bổ sung thêm bất cứ loại thuốc tân dược nào khác. Thuốc Nam có thể sử dụng đơn lẻ một loại thảo dược hoặc kết hợp nhiều loại dược liệu với nhau, mang đến tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tối ưu, toàn diện hơn. Tuy nhiên tùy vào tình trạng bệnh của từng người mà sẽ phù hợp với những bài thuốc điều trị khác nhau.

Việc chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam có ưu điểm là thực hiện đơn giản, ít tốn kém, khả năng chống tái phát cao và có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau.

Dưới đây 15 cách chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam hiệu quả được nhiều người tin tưởng áp dụng:

Chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam với lá ổi

Ổi là một loại cây quen thuộc với người Việt. Lá ổi được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian trị bệnh chàm như tiêu chảy, tiểu đường, sốt xuất huyết, viêm lợi… và cả bệnh chàm. Lá ổi có khả năng chống viêm tốt, nhờ vào hoạt chất Alpha limonene, Axit maslinic, Tanin, Flavonoid. Lá ổi còn có khả năng kìm hãm nhóm vi khuẩn gây bệnh ngoài da như Staphylococcus aureus. Khi sử dụng lá ổi để chữa bệnh chàm, người bệnh sẽ được bổ sung thêm độ ẩm cho da, giảm tróc vảy, chống tái nhiễm và phục hồi nhanh.

Lá ổi có khả năng chữa bệnh chàm hiệu quả
Lá ổi có khả năng chữa bệnh chàm hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Sử dụng khoảng 300g lá ổi tươi, đem rửa sạch, sau đó để ráo nước.
  • Đun sôi với 1 lít nước rồi cho lá ổi vào, vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm khoảng 5 – 7 phút rồi để nguội.
  • Khi nước ổi nguội bớt có thể dùng để ngâm rửa vùng da bị chàm trong khoảng 30 phút.
  • Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên thực hiện cách chữa bệnh chàm bằng lá ổi này đều đặn mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh thì ngừng.

Trị bệnh chàm bằng thuốc Nam bằng lá sim

Cây sim thường mọc ở ven biển hoặc rừng núi tự nhiên ở vùng trung du, miền núi. Trong Đông y, lá sim có tính bình, vị chát, có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn, làm mát và dịu da. Còn theo y học hiện đại cho thấy, trong lá sim có chứa nhiều rhodomyrtone. Đây là hoạt chất có tác dụng tương tự như một loại kháng sinh tự nhiên, có chức năng kháng khuẩn, diệt khuẩn. Phương pháp này đã được rất nhiều người áp dụng và đánh giá cao. Do đó bạn cũng có thể tham khảo áp dụng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 2 nắm lá sim tươi, rửa sạch, để ráo.
  • Đun sôi lá sim với nước cho đến khi nồi nước cô đặc lại giống như cao.
  • Sau khi vệ sinh da sạch sẽ, lấy cao lá sim bôi lên vùng da bị bệnh.
  • 20 phút sau rửa lại với nước ấm và lau khô da bằng vải mềm.
  • Thực hiện phương pháp này ít nhất 2 lần/ngày để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Trà xanh chữa bệnh chàm

Trà xanh nổi tiếng với công dụng làm đẹp da, giúp ngăn ngừa lão hóa và điều trị nhiều căn bệnh viêm nhiễm khác nhau như sâu răng, viêm phụ khoa, viêm họng, sỏi đường tiết niệu,… Loại cây này được trồng rất nhiều tại vùng trung du và miền núi phía Bắc. Trong thành phần của lá trà xanh có chứa các chất kháng viêm, diệt khuẩn, giúp thanh nhiệt giải độc, chống oxy hóa, tốt cho người bệnh chàm.

Trà xanh chữa bệnh chàm
Trà xanh chữa bệnh chàm

Cách thực hiện:

  • Người bệnh cần chuẩn bị 150g lá trà xanh, đem rửa sạch để ráo nước.
  • Đun lá trà xanh với 1 lít nước trong khoảng 10 phút.
  • Dùng loại nước này để ngâm rửa vùng da bị chàm.
  • Phần bã có thể dùng để chà nhẹ lên vết thương nhằm loại bỏ da chết.
  • Bạn nên thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

Trị chàm bằng thuốc Nam với lá trầu không

Lá trầu không là loại dược liệu quen thuộc đối với mỗi người Việt. Loại lá này thường được dùng để điều trị các bệnh như xương khớp, đau họng, táo bón, khó tiêu và các bệnh phụ khoa khác. Đây cũng là vị thuốc Nam dùng để chữa bệnh chàm, viêm da cơ địa, vảy nến, hắc lào,…. nhờ đặc tính sát khuẩn, chống viêm và làm mềm da rất tốt.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không, một ít ích nhĩ tử, mò trắng, ô liên rô.
  • Đem tất cả nguyên liệu trên rửa sạch và đun sôi với 1 lít nước.
  • Dùng nước này để vệ sinh vùng da bị chàm.
  • Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày trong thời gian dài để bệnh không tái phát.

Trị bệnh chàm bằng thuốc Nam với bồ công anh

Ở Việt Nam, bồ công anh là cây dược liệu được mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Đông y sử dụng loại cây này để chữa chứng chán ăn, đau dạ dày, đầy hơi, sỏi mật, táo bón, đau khớp, đau nhức cơ bắp, bầm tím, viêm vú, thông tắc tia sữa, bệnh chàm, mẩn ngứa,… Bồ công anh khi kết hợp với hoa kim ngân, tang bạch bì, ké đầu ngựa, đơn đỏ sẽ tạo thành bài thuốc Nam chữa bệnh chàm rất hiệu quả. Với phương pháp này, bệnh chàm sẽ được điều trị từ bên trong phủ tạng, giúp tăng cường chức năng gan, thận và thanh lọc cơ thể.

Trị bệnh chàm bằng thuốc Nam với bồ công anh
Trị bệnh chàm bằng thuốc Nam với bồ công anh

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị bồ công anh, kim ngân hoa, tang bạch bì, ké đầu ngựa, đơn đỏ với liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Những loại dược liệu trên đem rửa sạch, để ráo nước.
  • Sắc cùng với 800ml nước lọc, khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun đến khi nước cạn còn 400ml.
  • Dùng nước này uống trong ngày.
  • Thực hiện liên tục hàng ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

Bí đao giúp chữa bệnh chàm hiệu quả

Bí đao, mật ong, tang bạch bì, thiên mã hồ là những vị thuốc có tác dụng giúp chống viêm, làm mềm da, ngăn ngừa viêm nhiễm ngứa ngáy và giúp phục hồi vùng da bị tổn thương hiệu quả. Nguyên lý chữa bệnh của bài thuốc Nam này nằm ở chỗ giúp cung cấp dưỡng chất cho làn da, giúp tái tạo phần da đã bị tổn thương nhanh chóng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu trên, đem đun sôi bí đao, tang bạch bì và thiên mã hồ với 500ml nước.
  • Khi nước sôi thì đun nhỏ lửa thêm khoảng 10 phút nữa.
  • Dùng nước này trộn với mật ong để tạo thành hỗn hợp.
  • Sử dụng dung dịch này để bôi lên vùng da bị tổn thương.
  • Sau khoảng 20 phút chỉ cần rửa lại rồi lau khô là xong.
  • Bạn nên tiến hành điều trị lâu dài, đều đặn để đạt được kết quả tốt nhất.

Cách chữa bệnh chàm bằng tỏi

Tỏi được biết đến như một vị thuốc giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp. Bên cạnh đó, tỏi cũng có tác dụng chữa các bệnh viêm nhiễm ngoài da rất hữu hiệu. Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, có khả năng sát trùng, kháng khuẩn, thanh nhiệt giải độc. Tỏi được sử dụng để chữa bệnh chàm eczema hiệu quả nhờ có chứa allicin – một hợp chất kháng sinh tự nhiên giúp chống viêm nhiễm và làm lành mọi vết thương trên da.

Tỏi có khả năng sát trùng, kháng khuẩn trên da
Tỏi có khả năng sát trùng, kháng khuẩn trên da

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị vài nhánh tỏi khô, nước, khăn mỏng, dụng cụ giã tỏi.
  • Tiến hành bóc vỏ tỏi, rửa sạch và cho vào khăn mỏng.
  • Giã nát tỏi sau đó cho thêm một ít nước để ép lấy nước cốt của tỏi.
  • Dùng khăn đã thấm nước tỏi thoa lên vùng da bệnh, để yên khoảng 10 phút và rửa lại bằng nước sạch.
  • Bạn không nên để quá lâu vì tỏi rất nóng, có thể gây trợt loét tại vùng da bị bệnh.
  • Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên thực hiện cách chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam này đều đặn mỗi ngày.

Chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam với cây núc nác

Cây núc nác là loại cây thường mọc nhiều ở các vùng nông thôn. Người dân nơi đây thường dùng cây này để trồng làm hàng rào. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng cây thuốc Nam này có nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh chàm và một số bệnh da liễu khác. Theo y học cổ truyền, vỏ cây núc nác có tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt, khi kết hợp cùng một số cây thuốc Nam khác sẽ giúp giảm hiện tượng viêm nhiễm trên da, thúc đẩy nhanh tốc độ tái tạo tổn thương do bệnh chàm gây ra.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 50g vỏ núc nác, 50g vỏ cây hoa hòe, 30g lá khổ sâm, 30g hương nhu.
  • Các nguyên liệu trên đem rửa sạch, thái nhỏ, bỏ vào ấm nước sắc cùng với 500ml.
  • Đun sôi để cạn còn khoảng 300ml nước thì tắt bếp.
  • Dùng nước này ngâm rửa vùng da bị bệnh chàm mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15 – 20 phút bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả mà bài thuốc này mang lại.

Nghệ vàng chữa bệnh chàm

Nhắc đến nghệ vàng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến khả năng kháng viêm, ngăn ngừa thâm sẹo, giúp làm lành da nhanh chóng. Trong thành phần của củ nghệ có chứa nhiều curcumin – một chất chống oxy hóa mạnh có khả năng làm giảm sưng viêm, tiêu diệt gốc tự do, giảm ngứa và làm dịu tổn thương nhanh chóng, thúc đẩy quá trình hình thành da non và giảm thiểu nguy cơ bị thâm sẹo sau khi điều trị. Do đó, bạn có thể chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam với nguyên liệu là nghệ vàng để kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa thương tổn cho da.

Nghệ vàng có khả năng kháng viêm diệt khuẩn
Nghệ vàng có khả năng kháng viêm diệt khuẩn

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 1 – 2 củ nghệ vàng, rửa sạch, cạo vỏ và đem giã nát.
  • Dùng nước cốt nghệ vàng bôi lên vùng da bị bệnh chàm và để khô tự nhiên, không cần phải rửa lại.
  • Lặp lại phương pháp này 3 lần/ngày, sau vài ngày những tổn thương trên da sẽ có chuyển biến tốt.

Cây đàn hương giúp trị bệnh chàm hiệu quả

Cây đàn hương là nguyên liệu được sử dụng nhiều trong làm đẹp và điều trị bệnh. Cây thuốc này chứa nhiều tinh dầu có khả năng dưỡng ẩm, làm dịu kích ứng trên da, giảm ngứa ngáy. Ngoài ra, thành phần beta santalol có trong loại cây này còn có tác dụng kháng nấm, diệt khuẩn, thúc đẩy quá trình tự chữa lành tổn thương của cơ thể. Phương pháp chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam này cũng được các thầy thuốc Đông y khuyên người bệnh nên áp dụng bởi độ an toàn và hiệu quả cao.

Cách sử dụng:

  • Cây đàn hương phơi khô sau đó mang đi tán thành bột mịn.
  • Mỗi lần sử dụng, lấy một lượng bột đàn hương vừa đủ pha chung với nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
  • Rửa sạch vùng da bị chàm sau đó tiến hành thoa một lớp thuốc mỏng lên da.
  • Giữ nguyên trên da khoảng 10 – 15 phút rồi dùng nước ấm rửa lại cho sạch.
  • Áp dụng cách điều trị trên mỗi ngày ít nhất 1 lần cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

Trị bệnh chàm bằng thuốc Nam với lá khế

Khế là loại cây ăn quả được trồng phổ biến ở nước ta. Trong đó lá khế lại được đánh giá cao về tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn và điều trị một số bệnh ngoài da như: Rôm sảy, ghẻ ngứa, nổi mề đay, chàm eczema. Theo tài liệu ghi chép của Đông y, lá khế có tác dụng giải nhiệt, giải độc, trị sưng viêm, chống dị ứng nên có thể dùng để cải thiện các triệu chứng của bệnh chàm da.

Theo nghiên cứu từ Y học hiện đại, các hoạt chất acid oxalic hay salmonella typhus có trong lá khế hoạt động như một chất sát trùng tự nhiên. Mang đến công dụng giúp giảm ngứa, chống viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng da hiệu quả.

Trị bệnh chàm bằng thuốc Nam với lá khế
Trị bệnh chàm bằng thuốc Nam với lá khế

Các thực hiện: 

  • Dùng một nắm lá khế tươi đem rửa sạch, vò nát và đun sôi với 2 lít nước.
  • Khi nước sôi cần vặn nhỏ lửa và nấu thêm 15 phút nữa.
  • Đổ nước ra thau, đem pha cùng với nước lạnh để tắm rửa hoặc vệ sinh vùng da bị bệnh.
  • Phần lá khế dùng để chà xát nhẹ nhàng lên khu vực tổn thương.
  • Áp dụng cách làm này mỗi ngày 1 lần, thực hiện trong vòng 2 – 3 tuần để bệnh tình được cải thiện rõ rệt.
  • Ngoài ra người bệnh cũng có thể dùng lá khế sắc với 500ml nước. Dùng nước này để uống trong ngày khi còn ấm.

Cây đinh lăng chữa bệnh chàm da

Dùng cây đinh lăng cũng là một phương pháp chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam bạn có thể áp dụng tại nhà. Theo Y học cổ truyền, lá đinh lăng có tính mát, vị ngọt, hơi đắng, có tác dụng giải độc, lợi tiểu, trị viêm da, giảm mụn nhọt, sưng tấy, giảm đau, giảm ngứa, chống dị ứng, điều hòa miễn dịch cơ thể… Theo Y học hiện đại, lá đinh lăng có tác dụng kháng viêm diệt khuẩn hiệu quả nên có thể dùng để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm ở vùng da bị chàm.

Cách thực hiện:

  • Dùng một nắm lá đinh lăng tươi, nên chọn những lá không bị héo, không sâu bệnh.
  • Đem lá đinh lăng đi rửa sạch, để ráo nước và phơi khô.
  • Dùng 1 nắm lá đinh lăng sắc với 3 chén nước.
  • Đun sôi nhỏ lửa cho đến khi nước cạn còn khoảng 1 chén thì bắt ra.
  • Tiếp tục sắc thêm lần 2 với 3 chén nước, đun sôi đến khi nước cạn còn 2/3 thì tắt bếp.
  • Đem trộn đều 2 chén nước với nhau và uống trong ngày.
  • Bạn có thể cho thêm đường hoặc cam thảo vào để dễ uống hơn.

Chữa chàm da với cây chó đẻ

Cây chó đẻ là vị thuốc Nam khá phổ biến, thường mọc hoang ở ven đường, bờ ruộng nên rất dễ tìm. Theo Đông y, cây chó đẻ có vị ngọt, hơi nhầy, vị đắng, tính mát, có tác dụng hạ nhiệt, sát trùng, lợi tiểu, tốn ứ, thông huyết mạch, điều kinh, thanh càn,… Do đó, loại dược liệu này thường được dùng làm thuốc chữa các bệnh như đau gan, đau thận, bệnh đường tiết niệu, đường ruột, bệnh ngoài da, trong đó có chàm eczema.

Trong dân gian, cây chó đẻ được chia thành 3 loại khác nhau. Nếu sử dụng để điều trị bệnh chàm da, bạn cần dùng loại có thân màu xanh. Trường hợp khó phân biệt được các loại cây chó đẻ với nhau bạn nên tìm mua thuốc tại các hiệu thuốc Đông y hoặc tiệm thuốc Nam để đảm bảo an toàn.

Cây chó đẻ có tác dụng sát trùng, lợi tiểu, chữa bệnh chàm hiệu quả
Cây chó đẻ có tác dụng sát trùng, lợi tiểu, chữa bệnh chàm hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm cây chó đẻ tươi, rửa sạch, ngâm cùng nước muối để sát khuẩn và làm sạch bụi bẩn.
  • Làm sạch vùng da bị chàm rồi dùng khăn mềm để lau khô.
  • Đem dược liệu đi giã nhuyễn, sau đó chà nhẹ lên vùng da bị chàm.
  • Sau 15-20 phút thì rửa lại một lần nữa với nước ấm và lau khô là được.
  • Mỗi ngày thực hiện phương pháp trên từ 1 – 2 lần, kiên trì áp dụng trong vài tuần các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm.

Sử dụng búp bàng non điều trị bệnh chàm da

Dân gian thường dùng lá bàng chữa chàm bởi theo Y học cổ truyền, lá bàng có vị chua, hơi ngọt, chát, tính hàn, mang đến công dụng giúp giải độc, tiêu viêm rất tốt. Do đó, từ lâu dân gian đã dùng lá bàng để điều trị bệnh chàm da và một số bệnh da liễu khác. Theo Y học hiện đại, trong lá bàng có nhiều hoạt chất như: Tanin, phytosterol, flavonoid,… Những hoạt chất này có tác dụng làm lành vết thương, tái tạo mô, chống sưng tấy, giảm viêm nhiễm nấm ngứa.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 10 – 12 búp lá bàng non và một ít muối hạt.
  • Búp lá bàng rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo.
  • Cho lá bàng vào cối, giã nát cùng một ít muối hạt.
  • Thêm 1 ít nước lọc vào cối, trộn đều rồi lọc lấy nước cốt.
  • Dùng bông gòn chấm vào nước cốt rồi thoa lên vùng da bị chàm.
  • Để cho da khô tự nhiên rồi bôi thêm lần nữa.
  • Mỗi ngày thực hiện 2 lần, sau 3 – 5 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

Hành hoa giúp chữa bệnh chàm hiệu quả

Một trong những mẹo chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam được nhiều người biết đến đó là sử dụng hành hoa. Phương pháp này được đánh giá là vừa đơn giản, an toàn và cho hiệu quả tương đối tốt. Theo các sách Đông y lưu truyền, hành hoa là thảo dược có tính nóng, vị cay, ngọt. Chúng có công dụng giúp giải độc, kháng khuẩn và kháng viêm mạnh. Y học hiện đại cũng chỉ ra rằng hành hoa chứa hàm lượng lớn hoạt chất allicin, được ví như một loại kháng sinh tự nhiên, giúp kháng khuẩn mạnh mẽ. Không chỉ vậy, chúng còn có khả năng ức chế sự lây lan của các vi khuẩn nằm dưới da.

Hành hoa có công dụng giúp giải độc, kháng khuẩn và kháng viêm mạnh
Hành hoa có công dụng giúp giải độc, kháng khuẩn và kháng viêm mạnh

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một 1 nắm hành hoa tươi, rửa sạch và để ráo nước.
  • Cho hành hoa vào máy xay sinh tố cùng một ít nước lọc, xay lấy phần nước và bỏ bã.
  • Vệ sinh vùng da bị chàm sau đó thoa nước cốt lên, để nguyên trong vòng 15 phút.
  • Cuối cùng rửa lại thật sạch bằng nước ấm rồi lau khô.
  • Thực hiện phương pháp này 1 – 2 lần/ngày sẽ thấy tình trạng ngứa ngáy dần thuyên giảm.

Lưu ý trong quá trình chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam

Một số lưu ý trong quá trình chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Trước khi áp dụng những cách chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam, bạn nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và phù hợp với thể trạng của bạn.
  • Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà tác dụng của các bài thuốc Nam sẽ đến nhanh hoặc chậm.
  • Nếu đã áp dụng những phương pháp này trong khoảng từ 7-10 ngày nhưng không thấy thuyên giảm, thậm chí bệnh còn có dấu hiệu nặng hơn thì cần ngưng sử dụng và đến bệnh viện để được bác sĩ da liễu kiểm tra.
  • Thuốc Nam thường mang lại hiệu quả chậm hơn thuốc Tây trị bệnh chàm. Do vậy, người bệnh nên kiên trì sử dụng các bài thuốc trong vòng ít nhất 2 tuần đến 1 tháng.
  • Cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, đặc biệt là về liều lượng, thời gian sử dụng.
  • Nên lựa chọn các loại dược liệu có nguồn gốc rõ ràng, được bào chế tại các cơ sở bán thuốc Nam, thuốc Đông y uy tín.
  • Nên uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể. Người trưởng thành cần uống khoảng 2-3 lít nước/ngày.
  • Cần giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là vùng da bị chàm để loại bỏ vi khuẩn, vi trùng.
  • Thận trọng khi tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, xà phòng, hóa chất…
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh và hoa quả tươi, nhất là thực phẩm chứa beta caroten. Đồng thời hạn chế sử dụng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, các thực phẩm cơ thể dị ứng…

Cùng với việc áp dụng các cách chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam kể trên, bạn cũng nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để đánh giá tình trạng bệnh. Một số trường hợp bệnh đã có dấu hiệu bội nhiễm, bạn nên sử dụng theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đã cung cấp để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

Câu hỏi thường gặp
Chàm môi khiến da môi khô, nứt nẻ và bong tróc, ngứa ngáy, đặc biệt là vào mùa đông. Vậy bệnh chàm môi có lây không, có nguy hiểm không? Bài viết sau đây chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc này. Mời bạn đọc tham khảo! Chàm môi là […]
Bệnh chàm có lây không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Đây là một căn bệnh da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ xuất hiện do hệ miễn dịch còn quá yếu. Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh chàm nhưng họ vẫn […]
Làn da của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, thường dễ bị tổn thương và gặp phải các vấn đề da liễu. Trong đó, chàm sữa là một tình trạng về da rất thường gặp ở trẻ. Nhiều cha mẹ thắc mắc, không biết chàm sữa có để lại sẹo không và làm thế nào để […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *