Dinh dưỡng

Bệnh Chàm Kiêng Ăn Gì, Nên Ăn Gì Để Nhanh Khỏi, Không Bị Nặng?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với kết quả điều trị bệnh chàm. Bởi có một số loại thực phẩm có thể giúp bệnh đẩy lùi và một số loại khiến bệnh nặng hơn. Bài viết sau đây sẽ giải đáp câu hỏi bệnh chàm kiêng ăn gì và nên ăn gì là tốt nhất. Mời bạn đọc tham khảo.

Bệnh chàm kiêng ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

Bệnh chàm hay còn gọi là eczema, là một căn bệnh da liễu  gây viêm nhiễm ở vùng thượng bì với những dấu hiệu như sưng, đỏ da, bong tróc, mụn nước, ngứa ngáy khó chịu. Bệnh có thể diễn biến xấu và gây viêm loét, bội nhiễm nếu không được chăm sóc tốt.

Bệnh chàm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như di truyền, môi trường sống, cơ địa dị ứng, chế độ ăn uống,… Hiện nay để kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh, bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y, Đông y và mẹo dân gian điều trị chàm. Người bệnh cũng cần xây dựng một thực đơn dinh dưỡng khoa học, trong đó cũng có rất nhiều nhóm thực phẩm mà người bị bệnh chàm nên kiêng. 

Vậy bệnh chàm kiêng ăn gì? Dưới đây là những người bệnh nên hạn chế sử dụng để hạn chế tối đa nguy cơ bùng phát các triệu chứng của bệnh chàm da.

Bệnh chàm kiêng ăn gì – Hải sản

Các loại hải sản chúng ta thường ăn hàng ngày như tôm, cua, cá, ghẹ, mực,… đều là nhóm thực phẩm mà người bệnh chàm cần phải chú ý kiêng đầu tiên. Những thực phẩm này tuy chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người nhưng lại có chứa nhiều chất gây kích ứng, đặc biệt là các histamin tự nhiên. Hoạt chất này sẽ khiến bệnh chàm ngày nặng thêm. Khi vào cơ thể, nồng độ các chất này sẽ tập trung nhiều tại các thụ thể để thực hiện phản ứng dị ứng. Dấu hiệu xuất hiện ngay lập tức sau khi ăn phải những thực loại hải sản này có thể là nổi ban đỏ, ngứa ngáy,… Vì vậy bạn nên tránh những thực phẩm này để phòng ngừa và điều trị bệnh chàm, viêm da cơ địa, hắc lào và các bệnh da liễu khác được tốt hơn.

Bệnh chàm nên kiêng ăn hải sản
Bệnh chàm nên kiêng ăn hải sản

Bệnh eczema không nên ăn gì – Nội tạng động vật

Dù cho đây là món ăn ưa thích của rất nhiều người nhưng nội tạng động vật lại là loại thực phẩm mà người bị bệnh chàm nên tránh. Lý do là chúng có chứa nhiều đạm và chất béo khó bão hòa. Cơ thể khi thụ nạp những chất này sẽ gây áp lực lên các cơ quan ngũ tạng, ảnh hưởng đến khả năng thải độc tố của gan, thận. Độc tố tích tụ sẽ làm những tổn thương trên da trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời, các triệu chứng viêm nhiễm, ngứa ngáy cũng lan rộng nhanh hơn. 

Bệnh chàm nên kiêng ăn gì – Thịt gà

Thịt gà, đặc biệt là da gà vốn nổi tiếng là loại thực ăn mà những người bị các bệnh ngoài da nên tránh. Bởi chúng không những khiến cho các vết thương có nguy cơ bị thâm sẹo sau khi lành mà còn gây ra những cơn ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu. Khi đó, người bệnh thường vô thức đưa tay lên cào gãi, khiến dã dễ bị trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và làm nhiễm trùng da.

Người bệnh chàm nên kiêng ăn thịt gà để tránh bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn
Người bệnh chàm nên kiêng ăn thịt gà để tránh bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn

Thức ăn cay nóng nhiều dầu mỡ

Đồ ăn nhiều dầu mỡ và chất béo có hại cho cơ thể sẽ làm tình trạng của bệnh chàm ngày càng nghiêm trọng hơn. Những thực phẩm cay nóng, giàu chất béo khi vào cơ thể sẽ gây rối loạn chứng năng gan thận, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường. Đây đều là bệnh lý nền, nguyên nhân cơ địa gây bệnh chàm. Ngoài ra, chất béo còn làm rối loạn đến tuyến bã nhờn dưới da, gây tích tụ độc tố dẫn đến bùng phát bệnh, mức độ kiểm soát bệnh càng khó khăn.

Thức ăn nhiều đường, muối

Các loại thực phẩm nhiều đường như mứt, hoa quả sấy, bánh kẹo, đường tinh, mật ong, socola, … cũng là những thứ mà người bị bệnh chàm nên kiêng ăn. Tiêu thụ quá nhiều đường sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng cao, gây ra hiện tượng quá mẫn, khiến các phản ứng dị ứng bị kích thích mạnh. Các nốt mụn nước sẽ nổi lên nhiều hơn, khi vỡ sẽ chảy dịch vàng, làm chậm quá trình phục hồi da. 

Thực phẩm nhiều muối, điển hình như hành muối, dưa muối, kim chi, cà muối, cá khô,… thường kích thích hệ thống dây thần kinh ngoại biên, làm các tổn thương trên da thêm ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài ra, ăn quá nhiều thực phẩm muối chua sẽ khiến gan thận khó đào thải độc tố và làm nổi nhiều nốt mẩn đỏ trên da hơn.

Thực phẩm nhiều đường sẽ làm tăng cơn ngứa cho bệnh chàm
Thực phẩm nhiều đường sẽ làm tăng cơn ngứa cho bệnh chàm

Thực phẩm chế biến sẵn

Trong các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, bánh mì, pate, thịt nguội, thức ăn đóng hộp, mì tôm,… có chứa rất nhiều chất bảo quản đạm, các khoáng chất và những chất tăng trưởng không tự nhiên. Đây đều những tác nhân có thể kích hoạt các phản ứng viêm, làm bệnh chàm trở nặng hơn. Do đó trong thời gian điều trị bệnh bạn nên tránh sử dụng những thực phẩm này.

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa là nguồn thực phẩm cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, sữa có nguồn gốc từ động vật nên rất giàu đạm. Chất đạm trong sữa có khả năng kích hoạt các phản ứng gây viêm, dị ứng, ngứa ngáy, tăng nguy cơ gây bệnh. Do đó, trong thời gian điều trị chàm và một số bệnh da liễu khác, người bệnh nên hạn chế hoặc kiêng sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa như phomai, bơ, sữa chua,…

Đồ uống có cồn và các chất gây kích thích

Rượu bia và các chất kích thích như cà phê, thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ bệnh lý của cơ thể, làm tác động gián tiếp lên bệnh chàm. Đây là những thực phẩm rất có hại cho lục phủ ngũ tạng, gây gián đoạn chức năng thải độc, khiến cơ thể tích độc ở nhiều nơi, đặc biệt là dưới da. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến vùng da bị chàm khiến bệnh nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn. Ngoài ra, rượu bia và những chất kích thích còn làm tê liệt đầu dây thần kinh, làm hạn chế tiếp nhận cảm giác đau và ngứa do bệnh chàm gây ra. Chính tác dụng này của chất kích thích đã làm cho người bệnh lơ là trong việc điều trị, khiến bệnh chàm ngày một nặng hơn.

Các chất kích thích có thể khiến tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn
Các chất kích thích có thể khiến tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn

Bệnh chàm kiêng ăn gì – Tinh bột

Tinh bột được coi là thành phần thiết yếu của cơ thể vì chúng sản sinh ra năng lượng để cơ thể hoạt động. Nếu thiếu tinh bột, cơ thể sẽ dễ bị hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp, run chân tay,… Tuy nhiên môi trường có nhiều tinh bột lại tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng và khó điều trị hơn. Ngoài ra việc ăn nhiều tinh bột cũng có thể khiến cơ thể sản sinh lượng mỡ thừa, làm rối loạn chức năng gan và thúc đẩy bệnh diễn biến nặng hơn. Mặc dù vậy, người bệnh cũng không cần thiết phải cắt hoàn toàn tinh bột ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Thay vào đó bạn nên hạn chế ăn và chỉ ăn lượng vừa đủ.

Bị bệnh chàm kiêng ăn gì – Mật ong

Rất ngạc nhiên khi mật ong nằm trong danh sách những thực phẩm mà người bị bệnh chàm nên tránh sử dụng. Tuy nhiên trong thành phần của mật ong có chứa chất odium laury sulfate – một chất kích ứng gây dị ứng da khiến tình trạng viêm ngày càng nghiêm trọng, các triệu chứng đi kèm cũng không thuyên giảm. Vì vậy người bệnh nên tránh sử dụng mật ong hoặc những sản phẩm có chiết xuất từ mật ong để tránh làm bệnh nặng hơn.

Người bị chàm nên ăn gì?

Bên cạnh việc quan tâm đến người bị bệnh chàm kiêng ăn gì, các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến cáo người bệnh nên bổ sung một số loại thực phẩm sau đây để giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Bị chàm nên ăn gì – Thực phẩm giàu vitamin

Nhóm thực phẩm đầu tiên mà các chuyên gia khuyên người bệnh chàm nên bổ sung đó là rau xanh và trái cây tươi. Lý do là bởi những thực phẩm này có chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Chúng có khả năng chống viêm, giúp da mau phục hồi và khỏe đẹp trở lại. Một số loại vitamin tốt cho da bao gồm:

Thực phẩm giàu vitamin giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Thực phẩm giàu vitamin giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Vitamin A: Có tác dụng hạn chế quá trình viêm nhiễm, đồng thời tăng kháng thể và các tế bào lympho, nâng cao hệ miễn dịch, đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ trên da. Vitamin A thường có trong các loại củ quả đỏ như cà rốt, đu đủ, dưa đỏ, bí đỏ, đào, cà chua và các loại rau có màu xanh thẫm.
  • Vitamin B: Có khả năng duy trì quá trình trao đổi chất cũng như tăng khả năng phân chia của các tế bào da. Cung cấp đầy đủ vitamin B sẽ giúp cơ thể thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo các mô bị tổn thương. Những thực phẩm giàu vitamin B gồm bơ, cà chua, bí ngô, chuối, khoai lang và các loại rau xanh.
  • Vitamin C: Có khả năng chống oxy hóa, tái tạo collagen, giúp các vết sẹo nhanh lành, da dẻ mịn màng tươi trẻ. Người bị bệnh chàm nên bổ sung nhiều những thực phẩm giàu vitamin C như ổi, kiwi, quýt ngọt, bưởi, dâu tây…
  • Vitamin E: Giúp chống lại các tế bào gốc bị oxy hóa, bảo vệ da trước các tác nhân gây hại, đồng thời dưỡng ẩm và làm mềm da. Bạn có thể bổ sung vitamin E bằng cách ăn nhiều hạt hướng dương, mầm lúa mạch, giá đỗ, vừng, lạc… 

Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm có tác dụng thúc đẩy quá trình sản sinh các tế bào da mới, giúp người bệnh nhanh hồi phục các tổn thương trên da. Ngoài ra, chất dinh dưỡng này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể để chống chọi lại với các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Tuy nhiên, bạn chỉ nên bổ sung khoảng 30mg kẽm mỗi ngày. Một số loại thức ăn thường có nhiều kẽm như đậu Hà Lan, bột yến mạch, hạt bí, hạt lanh, hạt mè, hạt hướng dương… 

Người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu kẽm
Người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu kẽm

Thực phẩm giàu omega 3

Các loại thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá thu, cá chép, cá ngừ, cá trích, đậu nành… có khả năng giúp chống viêm, giảm ngứa, mụn nhọt và tăng cường phục hồi cho da. Omega 3 có khả năng chữa lành tổn thương từ sâu bên trong, cân bằng hoocmon, giúp kiểm soát lượng dầu, ngăn chặn da tiết bã nhờn, loại bỏ vết sừng ở da. Bên cạnh đó, omega 3 còn có tác dụng cân bằng độ ẩm tự nhiên và làm giảm nguy cơ viêm tắc nang lông, cải thiện tình trạng lở loét do bệnh chàm gây ra. Vì vậy đây là nhóm thực phẩm mà những người bị chàm nên bổ sung.

Thực phẩm giàu probiotic

Đường tiêu hóa ổn định sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch tốt, từ đó giúp cải thiện triệu chứng của bệnh chàm. Trong ruột có rất nhiều lợi khuẩn, giúp hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh. Trong các loại probiotic, Bifidobacteria và Lactobacillus là hai loại vi khuẩn có vai trò cực kỳ quan trọng. Đối với người bị chàm, bạn nên bổ sung probiotic sẽ giúp giảm 57% nguy cơ tiến triển bệnh và 44% bị dị ứng.

Người bị chàm nên ăn gì – Dầu thực vật

Các loại dầu thực vật như dầu dừa, dầu oliu, dầu hạt lanh, dầu anh thảo,… đều là những thực phẩm rất tốt cho người bị mắc các bệnh về da liễu, nhất là với bệnh chàm. Trong thành phần của những loại tinh dầu này đều có chứa axit béo omega 6, có thể ức chế quá trình hình thành prostaglandin – một yếu tố gây nên tình trạng viêm da. Đồng thời giúp chữa lành các triệu chứng liên quan đến bệnh chàm như nổi mụn nước, ngứa ngáy, sưng đỏ,… Mỗi ngày chỉ cần dùng 2-4g tinh dầu thực vật vào buổi tối, dùng chung với bữa ăn sẽ giúp bạn ngăn ngừa và điều trị bệnh chàm rất tốt.

Dầu thực vật có tác dụng kháng viêm diệt khuẩn rất tốt
Dầu thực vật có tác dụng kháng viêm diệt khuẩn rất tốt

Người bị chàm nên ăn gì – Các loại ngũ cốc, hạt

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nhóm ngũ cốc như yến mạch, hạt điều, quả óc chó, hạnh nhân… chứa hàm lượng axit béo vừa đủ đem lại nhiều tác dụng tích cực với người bệnh chàm. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn có khả năng sản sinh Prostaglandin có vai trò giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Do vậy người bệnh nên chú trọng bổ sung những thực phẩm này vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình.

Lưu ý trong quá trình điều trị bệnh chàm

Bên cạnh vấn đề bệnh chàm kiêng ăn gì và nên ăn gì, người bệnh cũng cần lưu ý thay đổi một số thói quen sinh hoạt hàng ngày để giúp bệnh nhanh khỏi, tránh bội nhiễm và tái phát.

  • Không ngâm mình trong bồn tắm bởi nó sẽ khiến da của bạn bị ngứa và đỏ. Với những người bị chàm, bạn nên nhớ chỉ được tắm nước ấm, không dùng xà phòng/sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh, tắm nhẹ nhàng, không làm khô da quá mức.
  • Không mặc áo len hoặc sợi tổng hợp bởi nó dễ gây ngứa ngoài da. Tốt nhất bạn nên mặc quần áo bằng vải cotton mềm mại để tránh cọ xát vết thương.
  • Bạn cũng nên giặt quần áo trước khi mặc vì chúng có thể chứa thuốc nhuộm hoặc hóa chất gây hại cho da.
  • Những chất tẩy rửa như bột giặt, xà phòng, sữa tắm có mùi thơm có thể gây hại cho làn da của người bệnh chàm. Nên chọn sản phẩm không có mùi thơm hoặc có mùi thơm nhẹ, dễ chịu. Nên dùng những sản phẩm dạng lỏng sẽ ít gây kích ứng da hơn dạng bột.
  • Không cào gãi để tránh làm tổn thương da. Để khắc phục được những cơn ngứa, bạn nên bôi kem dưỡng ẩm lên vùng da bị ngứa và cắt móng tay gọn gàng.
  • Thời tiết lạnh, khô vào mùa đông có thể gây ngứa da. Do đó, bạn hãy cố gắng giữ mát mẻ vào những ngày nóng bằng cách sử dụng quạt hay điều hòa để hạn chế tiết mồ hôi tiết ra. Đối với thời tiết lạnh và khô, nên sử dụng kem dưỡng ẩm để giúp da không bị khô rát, nứt nẻ.
  • Hạn chế căng thẳng, stress, bởi tình trạng căng thẳng sẽ khiến cơ thể sản sinh ra cortisol quá mức cho phép, điều này sẽ làm ức chế hệ thống miễn dịch, dẫn đến viêm da, gây ngứa da và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Khi sử dụng các loại thuốc trị bệnh chàm cần tham khỏa ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc người bị bệnh chàm kiêng ăn gì và nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi. Hy vọng thông qua bài viết này, người bệnh có thể xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nếu còn đang băn khoăn, bạn có thể tham khảo thêm những lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa để có được một thực đơn lành mạnh và tốt nhất cho sức khỏe.

Câu hỏi thường gặp
Chàm môi khiến da môi khô, nứt nẻ và bong tróc, ngứa ngáy, đặc biệt là vào mùa đông. Vậy bệnh chàm môi có lây không, có nguy hiểm không? Bài viết sau đây chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc này. Mời bạn đọc tham khảo! Chàm môi là […]
Bệnh chàm có lây không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Đây là một căn bệnh da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ xuất hiện do hệ miễn dịch còn quá yếu. Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh chàm nhưng họ vẫn […]
Làn da của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, thường dễ bị tổn thương và gặp phải các vấn đề da liễu. Trong đó, chàm sữa là một tình trạng về da rất thường gặp ở trẻ. Nhiều cha mẹ thắc mắc, không biết chàm sữa có để lại sẹo không và làm thế nào để […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *