Bệnh học

Bệnh Hắc Lào Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Nhận Biết Và Điều Trị Dứt Điểm

Bệnh hắc lào gây ra tình trạng ngứa ngáy dữ dội ở vùng da bị tổn thương. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi vị trí và mọi giới tính. Nếu không xử lý kịp thời và đúng cách thì bệnh sẽ tiến triển nặng và rất khó điều trị. Đọc ngay bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa hắc lào.

Hắc lào là gì? Bệnh có lây không?

Bệnh hắc lào (hay còn gọi là nấm da, lác đồng tiền) là một chứng ngoài da có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi, giới tính. Triệu chứng hắc lào có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể và gây ra các tình trạng ngứa ngáy khó chịu dữ dội trên da. 

Bệnh hắc lào gây các vết nấm da ngứa ngáy dữ dội
Bệnh hắc lào gây các vết nấm da ngứa ngáy dữ dội

Hắc lào tiếng anh gọi là bệnh dermatophytosis hoặc bệnh tiena, gây ra bởi các vi nấm thường gây bệnh ngoài da. Do đó, đây là một bệnh có tính chất LÂY LAN từ người sang người và từ động vật mang nguồn bệnh sang người.

Ở người hắc lào có thể lây qua nhiều con đường khác nhau như: tiếp xúc trực tiếp, sử dụng chung đồ sinh hoạt cá nhân,…

Ở động vật, khi mắc bệnh hắc lào sẽ có một số triệu chứng điển hình như:

  • Vật nuôi bị rụng lông, tạo thành các đốm tròn không có lông
  • Trên da có đốm và bong tróc vảy ngoài da
  • Những vùng da bị bệnh ở động vật thường khó mọc lông, hư tổn và gãy rụng liên tục
  • Móng vuốt của động vật có biểu hiện nhiễm nấm với viền trắng quanh móng

Nếu vật nuôi có các biểu hiện trên, nên đưa chúng đến cơ sở thú y và hạn chế tiếp xúc, ôm ấp, vuốt ve để ngăn ngừa lây bệnh. Ngoài ra, bệnh này dễ lây lan trong điều kiện môi trường ẩm ướt hoặc da có vết thương hở. Do đó, người bệnh cần lưu ý để phòng tránh hiệu quả

Một số hình ảnh bệnh hắc lào cho người bệnh tham khảo như sau:

Nguyên nhân bị bệnh hắc lào do đâu?

Bệnh hắc lào là căn bệnh ngoài da, gây ra bởi sự tấn công của nhóm vi nấm chuyên gây bệnh trên da (còn được gọi là dermatophytes). Một số loại nấm vẫn thường tồn tại trên da (ở lớp da chết), không gây hại hoặc ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, độ ẩm, chúng sẽ tấn công và gây bệnh ngoài da, trong đó có hắc lào

Các chủng nấm tồn tại trên da phải kể đến: Microsporum; Epidermophyton và Trichophyton. Những chủng nấm này sẽ phát triển mạnh mẽ và gây bệnh khi gặp các yếu tố thuận lợi, cụ thể như:

  • Vệ sinh cơ thể không thường xuyên: Các bệnh lý ngoài da luôn gắn liền với yếu tố vệ sinh của người mắc. Tắm rửa không thường xuyên, mặc quần áo bẩn nhiều ngày không thay, mắc quần áo ẩm ướt… là môi trường thuận lợi để vi nấm xâm nhập và gây bệnh trên da
  • Lây nhiễm từ người mắc bệnh: Bệnh này có thể lây nhiễm khi người khỏe mạnh vô tình tiếp xúc với vùng da bị bệnh. Tuy nhiên, nếu bản thân người tiếp xúc giữ vệ sinh cẩn thận sẽ có thể ngăn ngừa được tình trạng lây nhiễm.
Tiếp xúc nhiều với lông động vật cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh
Tiếp xúc nhiều với lông động vật cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh
  • Lây nhiễm từ vật nuôi: Vật nuôi trong gia đình cũng là nguồn lây nhiễm tương đối nguy hiểm. Hạn chế ôm ấp hoặc tiếp xúc với lông động vật để ngăn ngừa nguy cơ mắc hắc lào cũng như các bệnh lý truyền nhiễm khác.
  • Lây lan trong cộng đồng: Các vi nấm gây bệnh ngoài da thường tồn tại trong môi trường sống, đặc biệt những khu vực ẩm ướt như bể bơi, sông suối,… Do đó, những người thường đi bơi mà không vệ sinh đúng cách cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh hắc lào

Xác định được nguyên nhân và các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi nấm giúp người bệnh có hướng xử lý kịp thời, ngăn chặn bệnh lý ngoài da này.

Triệu chứng điển hình nhận biết bệnh hắc lào

Các triệu chứng của bệnh hắc lào từ khi mới khởi phát đã gây rất nhiều khó chịu cho người mắc. Ban đầu, các biểu hiện có thể chỉ xuất hiện khu trú nhưng nếu không phát hiện kịp thời và xử lý sớm, bệnh sẽ lan rộng khắp toàn thân.

Mọi người bệnh đều sẽ trải qua 2 giai đoạn chính của hắc lào, như sau:

  • Giai đoạn đầu: Mảng nấm da bắt đầu xuất hiện với hình dáng chung là tròn như đồng xu. Màu hồng đỏ, có thể có vảy và nổi mụn nước
  • Giai đoạn hai: Các mảng nấm da bắt đầu lan rộng về kích thước, có thể xuất hiện thêm ở những khu vực khác trên cơ thể. Trung tâm của vết tròn gần trở lại như vùng da lành nhưng vẫn có viền bao quanh

Cụ thể hơn, có thể nhận biết hắc lào thông qua vị trí mắc trên cơ thể

Hắc lào thông thường trên da

  • Các vết nấm da hình đồng xu và triệu chứng tương tự hai giai đoạn chính của bệnh
  • Xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể (vùng da rộng như lưng, bụng,…)

Hắc lào ở mặt

  • Xuất hiện ở các vị trí trên da mặt, khác khu vực có râu
  • Hiếm khi có hình tròn như đồng xu, thường chỉ tồn tại ở dạng vảy màu hồng đỏ
Tùy vị trí mắc bệnh hắc lào có biểu hiện đặc trưng 
Tùy vị trí mắc bệnh hắc lào có biểu hiện đặc trưng

Hắc lào tại vùng da đầu

  • Gây mẩn ngứa da đầu, khiến người bệnh ngứa dữ dội, rụng tóc thường xuyên
  • Tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ (3-7 tuổi)

Hắc lào vùng bàn chân

  • Gây ngứa, đóng vảy, bong tróc ở kẽ ngón chân (có thể xuất hiện ở cả gót chân)
  • Trong trường hợp nặng sẽ xuất hiện tình trạng phồng rộp ở chân

Hắc lào vùng bẹn

  • Tình trạng này thường xảy ra do sự vệ sinh kém, bỏ qua khu vực háng và mặt trong của đùi
  • Nổi mẩn đỏ nâu, hình dáng không nhất định

Hắc lào vùng cằm (vùng có râu)

  • Xuất hiện các đốm đỏ có vảy, sưng to 
  • Thường gặp ở vùng cằm, má và nửa cổ phía trên

Hắc lào ở tay

  • Thường gặp ở kẽ ngón tay, lòng bàn tay, hiếm khi gặp ở cả hai tay một lúc
  •  Hắc lào làm phần da tay dày lên so với vùng da lành

Hắc lào vùng móng (nấm móng)

  • Xuất hiện ở kẽ móng tay hoặc móng chân
  • Móng ngả vàng, tăng độ dày và dễ gãy hơn bình thường 

Bệnh hắc lào có nguy hiểm không? Chữa bao lâu thì khỏi?

Có thể khẳng định, bệnh hắc lào không nguy hiểm đến tính mạng nhưng các biểu hiện ngoài da ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của người bệnh. Cụ thể, người bệnh bị ngứa dữ dội ở vùng da bị hắc lào, gây khó chịu và bứt rứt.

Đặc biệt nếu người bệnh gặp tình trạng này vào mùa nóng, các vết hắc lào thường bị ứ đọng mồ hôi, gây ngứa nhiều hơn

Cơn ngứa kéo dài vào ban đêm khiến người bệnh khó ngủ, hay tỉnh giấc, lâu ngày dẫn đến suy nhược cơ thể. Một số nguy cơ tiềm ẩn cần lưu ý của bệnh này như sau:

  • Hắc lào móng có thể gây gãy móng hoàn toàn, vàng móng vĩnh viễn
  • Tiềm ẩn nguy cơ bội nhiễm vùng da bị tổn thương nếu không được điều trị triệt để
  • Nguy cơ hói đầu ở những người bị hắc lào ở vùng da đầu
  • Nguy cơ vô sinh khi mắc hắc lào ở bộ phận sinh dục

Như đã nói ở trên, bệnh hắc lào không nguy hiểm và hoàn toàn có thể chữa trị dứt điểm, không tái phát nếu áp dụng đúng phác đồ điều trị. Nếu dùng hợp thuốc và kịp thời, bệnh hắc lào có thể khỏi hoàn toàn chỉ sau 2-3 tuần điều trị tích cực.

Một số tình trạng nặng hơn như hắc lào ở vùng da đầu, vùng móng có thể kéo dài vài tháng. 

Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh lý ngoài da này là nhiễm trùng da (do bội nhiễm hoặc do vi khuẩn thứ phát), tuy nhiên rất hiếm gặp.

Cách chữa bệnh hắc lào hiệu quả

Điều trị bệnh hắc lào từ giai đoạn mới khởi phát là cách chữa dứt điểm bệnh nhanh chóng và hiệu quả nhất. Tùy vào vị trí bị bệnh mà người bệnh được chỉ định dùng thuốc trị hắc lào hợp lý.

Bôi thuốc gì trị bệnh hắc lào?

Có tình trạng có thể dùng nhóm thuốc bôi không kê đơn, mua và nhờ sự tư vấn của dược sĩ tại nhà thuốc. Trong trường hợp bệnh diễn tiến nặng, mãn tính người bệnh cần thăm khám và điều trị bệnh theo đúng chỉ định, phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc không kê đơn

Thường là nhóm thuốc bôi, dùng trong trường hợp hắc lào dạng nhẹ. Với nhóm thuốc này, người bệnh có thể tham khảo ý kiến tư vấn từ dược sĩ tại nhà thuốc. Về liều lượng và cách dùng, người bệnh đọc và làm theo hướng dẫn trong mỗi loại thuốc.

Lưu ý các thông tin trên vỏ thuốc để đảm bảo chất lượng khi sử dụng
Lưu ý các thông tin trên vỏ thuốc để đảm bảo chất lượng khi sử dụng

Tuy nhiên, việc dùng thuốc không kê đơn cũng tiềm ẩn rủi ro tác dụng phụ. Trong quá trình sử dụng, nếu người bệnh thấy các triệu chứng không thuyên giảm. Thậm chí có phần bị kích ứng, đỏ và diễn tiến nặng hơn thì cần ngưng dùng thuốc. Sau đó, đến gặp bác sĩ da liễu để được khám và xử lý kịp thời

Các dạng thuốc bôi thường dùng cho hắc lào như: Ketoconazole; Terbinafine; Miconazole;…

Thuốc kê đơn

Trong trường hợp bệnh nặng (hoặc dạng hắc lào ở đầu và móng), người bệnh thường được kê kèm theo dạng thuốc uống kháng nấm. Người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bởi thuốc có thể gây một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Một số loại thuốc thường trong nhóm này như: Griseofulvin; Fluconazole; Itraconazole;….

Chữa dứt điểm bệnh hắc lào theo Đông y

Bệnh hắc lào theo Đông y là chứng bệnh gây ra do khí huyết mất cân bằng, ứ trệ không lưu thông, khiến gan thận bị tổn thương. Các bài thuốc Đông y chữa chứng này tập trung vào thanh nhiệt, giải độc, lưu thông khí huyết và cải thiện các biểu hiện của bệnh ngoài da. 

Người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc Đông y trị chứng bệnh này như sau:

  • Bài thuốc 1: Người bệnh chuẩn bị hạt bồ kết tươi (12g); hạt muồng châu tươi (20g); cồn 70 độ (khoảng 100ml). Giã nát các loại hạt, ngâm vào cồn tối thiểu trong thời gian 1 tuần. Sau đó, dùng dung dịch này bôi lên vùng da bị hắc lào khoảng 2 lần/ngày, để khô tự nhiên và tránh bịt kín sau khi bôi thuốc
Bài thuốc Đông y trị bệnh lành tính, không lo tác dụng phụ
Bài thuốc Đông y trị bệnh lành tính, không lo tác dụng phụ
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị bài thuốc gồm củ chút chít (50g); vỏ cây đại tươi (50g); cồn 70 độ (100ml). Cũng tiến hành tương tự, giã nát các nguyên liệu, trộn đều với nhau và ngâm vào cồn 70 độ khoảng 7 ngày là có thể sử dụng. Mỗi ngày dùng thuốc từ 1-2 lần lên vùng da có tổn thương

Các bài thuốc Đông y có ưu điểm lành tính, có thể sử dụng lâu dài mà không để lại tác dụng phụ.  Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý, trong quá trình dùng thuốc nếu có các kích ứng ngoài da thì phải ngưng sử dụng và đi khám da liễu càng sớm càng tốt. 

Mặt khác, phương pháp Đông y muốn điều trị hiệu quả cần có sự kiên trì và đảm bảo dùng đúng và đủ liều lượng. Vì vậy, người bệnh phải đảm bảo dùng thuốc đủ trong ngày với thời gian điều trị tối thiểu (1-2 tháng)

Chữa hắc lào tại nhà bằng mẹo dân gian

Các mẹo dân gian tại nhà phù hợp để người bệnh cải thiện các triệu chứng ngoài da gây khó chịu của bệnh hắc lào. Hỗ trợ kháng nấm, làm dịu vết ngứa, kích thích lên da non và không để lại sẹo trên da. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người bệnh cũng cần lưu ý và tránh lạm dụng nếu tình trạng hắc lào không thuyên giảm, có nguy cơ lan rộng.

  • Chữa hắc lào bằng nghệ: Có nhiều cách sử dụng nghệ trong điều trị hắc lào. Cách đơn giản nhất là dùng nghệ tươi giã nát lấy nước cốt, hòa với nước muối loãng và dùng để bôi ngoài da. Ngoài ra, người bệnh có thể ngâm nghệ tươi với rượu trong nhiều ngày sau đó dùng bôi lên vùng da bị bệnh.
Cách chữa bệnh hắc lào với nghệ nhanh chóng và hiệu quả 
Cách chữa bệnh hắc lào với nghệ nhanh chóng và hiệu quả
  • Chữa hắc lào bằng tỏi: Sử dụng cách chữa hắc lào với tỏi cũng là một cách điều trị chứng bệnh ngoài da hiệu quả. Người bệnh có thể dùng 3 – 4 nhánh tỏi, đập dập và đắp lên vùng da bị hắc lào. Lưu ý vệ sinh da sạch sẽ trước và sau khi áp dụng bài thuốc này
  • Chữa hắc lào bằng muối: Muối có tính sát trùng nhẹ nên sử dụng tốt cho các chứng bệnh ngoài da tương đối hiệu quả. Chỉ cần hòa loãng muối với nước (hoặc dùng nước muối sinh lý có sẵn). Dùng bông gòn thấm lượng nước muối lên vết hắc lào mỗi ngày giúp các biểu hiện ngoài da của bệnh nhanh chóng cải thiện
  • Chữa hắc lào bằng chuối xanh: Sử dụng chuối xanh tươi trị cải thiện triệu chứng hắc lào ngoài da cũng là một biện pháp phổ biến thường được áp dụng. Người bệnh chỉ cần thực hiện đơn giản như sau: Rửa sạch, ngâm vào nước muối loãng 15 phút, thái thành miếng và chà xát lên vết hắc lào ngoài da. Không cần vệ sinh lại sau khi thực hiện và kiên trì dùng nhiều ngày để bệnh thuyên giảm nhanh chóng.

Bị hắc lào kiêng gì để nhanh khỏi? Phòng tránh ra sao?

Mắc bệnh hắc lào kiêng gì nhanh khỏi? – Theo đó, hắc lào là một bệnh da liễu do đó cần sự kiêng khem kỹ trong quá trình điều trị để cho hiệu quả nhanh chóng dứt điểm. Cụ thể, người bệnh cần lưu ý: 

  • Hạn chế gãi vùng da hắc lào để ngăn ngừa vùng nấm da lan rộng hoặc gây trầy xước, tạo vết thương hở, nhiễm trùng da
  • Giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt vùng da bị hắc lào bằng cách tắm rửa hàng ngày
  • Thay quần áo thường xuyên, nên mặc những bộ đồ thoáng mát, rộng rãi, tránh mặc bó sát
Giữ vệ sinh cơ thể để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả
Giữ vệ sinh cơ thể để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả
  • Nếu bị hắc lào ở da đầu, hạn chế đội mũ, quấn khăn khi không thật sự cần thiết
  • Nếu bị hắc lào ở móng, hạn chế việc sơn móng tay hoặc dùng hóa chất lên móng 
  • Hạn chế dùng mỹ phẩm trang điểm trong thời gian bị hắc lào (đặc biệt là có hắc lào ở vùng mặt, cổ,…)
  • Uống đủ nước mỗi ngày và dưỡng da đầy đủ bằng sản phẩm lành tính (không nên dùng các loại dưỡng da có nhiều tính năng trong thời gian này)
  • Nên đi khám nếu thấy biểu hiện hắc lào lan rộng, có diễn tiến trầm trọng để được chẩn đoán và điều trị kịp thời
  • Hạn chế nhóm thực phẩm đồ tanh, đồ nếp, đồ tinh bột và các chất kích thích để việc điều trị hiệu quả
  • Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, giặt giũ chăn ga, gối nằm thường xuyên, tránh để bẩn tạo môi trường cho vi nấm phát triển
  • Hạn chế tiếp xúc với vùng da bị hắc lào của người bệnh, ngăn ngừa lây nhiễm
  • Không quan hệ tình dục với người bị hắc lào, ngăn ngừa lây nhiễm qua đường tình dục
  • Hạn chế tiếp xúc với vật nuôi có dấu hiệu mang nguồn bệnh
  • Có thể luyện tập thể thao vừa sức để nâng cao sức đề kháng. Nhưng phải lưu ý vệ sinh da sạch sẽ sau khi vận động, tránh ứ đọng mồ hôi tại vùng da có thương tổn

Bệnh hắc lào là bệnh da liễu gây nhiều khó chịu cho người bệnh trong sinh hoạt và làm việc. Bệnh này có tính chất lây lan ra khắp cơ thể và lây nhiễm trong cộng đồng nếu không được xử lý kịp thời. Người bệnh hãy đi khám da liễu càng sớm càng tốt để được điều trị theo phác đồ phù hợp.

Câu hỏi thường gặp
Hắc lào là bệnh lý da liễu có nguy cơ xảy ra nhiễm trùng và để lại sẹo thâm cao. Vậy nên để đảm bảo an toàn và tránh biến chứng không đáng có thì người bệnh cần kiêng kỵ một số hoạt động để mau chóng hồi phục. Vậy hắc lào có nên tắm […]
Bệnh hắc lào có tự khỏi được không? Bao lâu thì hết? Là những câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Đây là một căn bệnh da liễu phổ biến, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Mặc dù các triệu chứng có thể kiểm soát được nhưng nếu bạn không […]
Hắc lào tắm lá gì để bệnh thuyên giảm tốt, hạn chế ngứa ngáy và viêm nhiễm lan rộng? Hiện nay chúng ta có rất phương thuốc điều trị bệnh hắc lào, bên cạnh đó bệnh nhân cũng khá ưa chuộng việc sử dụng một số thảo dược để nấu nước tắm. Trong bài viết […]
Có không ít người bệnh thường chủ quan khi nhận thấy dấu hiệu của bệnh da liễu, đặc biệt là hắc lào. Vậy hắc lào để lâu có sao không, có để thành sẹo không? Tuy bệnh lý này chỉ gây ra những tổn thương nhỏ bên ngoài da nhưng nếu để lâu dài, bệnh […]
Hắc lào là một bệnh nhiễm bào tử nấm phổ biến và có nguy cơ lây lan diện rộng hoặc lây cho người khác. Tuy nhiên, không phải lúc nào tình trạng ngứa ngáy khó chịu cũng là biểu hiện khi mắc bệnh lý da liễu này. Do đó, việc trang bị cho bản thân […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *