Hắc Lào Có Ngứa Không? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Dứt Điểm
Hắc lào là một bệnh nhiễm bào tử nấm phổ biến và có nguy cơ lây lan diện rộng hoặc lây cho người khác. Tuy nhiên, không phải lúc nào tình trạng ngứa ngáy khó chịu cũng là biểu hiện khi mắc bệnh lý da liễu này. Do đó, việc trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản cũng như triệu chứng gây bệnh là điều quan trọng để giúp bản thân điều trị bệnh hiệu quả hơn. Hiểu được vấn đề này, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh hắc lào có ngứa không và các phương pháp điều trị dứt điểm an toàn.
Bị hắc lào có ngứa không? – Giải đáp từ chuyên gia
Hắc lào là bệnh lý ngoài da, phát sinh khi da bị nhiễm trùng do nấm, gây nên những tổn thương tế bào biểu bì, biểu hiện ra bề mặt, hình thành các nốt mẩn đỏ chứa nước hoặc mủ.
Khi bị hắc lào có ngứa không? – Câu trả lời chắc chắn là CÓ. Thậm chí, đây còn là dấu hiệu nhận biết dễ thấy nhất kèm theo tình trạng nổi mẩn. Càng gãi, người bệnh càng thấy vết ngứa lan rộng và trở nên nghiêm trọng, khó điều trị hơn.
Nguyên nhân gây ra ngứa khi bị hắc lào là do:
- Vi khuẩn tập trung dưới da, bào tử nấm bám chặt vào da sẽ phát triển và phá hủy phần da bị tổn thương. Tại các vị trí này, da sẽ có biểu hiện kích ứng, ngứa, tấy đỏ do viêm nhiễm bên trong.
- Bào tử nấm luôn tiết ra một loại độc tố gây hại cho cơ thể. Khi chúng xâm nhập, cơ thể sẽ có cơ chế tự kích hoạt hệ miễn dịch, sản sinh ra các kháng thể để chống lại. Khi quá trình này xảy ra sẽ giải phóng nhiều histamin. Đây chính là tác nhân gây ngứa quan trọng nhất.
Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà cơn ngứa cũng có tần suất và mức độ khác nhau. Thông thường, cảm giác ngứa sẽ có xu hướng gia tăng nặng hơn khi:
- Bệnh nhân hắc lào lâu năm, điều trị nhiều không khỏi
- Cơ thể đổ mồ hôi khi ra nắng hoặc vận động nhiều, mặc quần áo bó sát khiến mồ hôi không thoát ra được. Lúc này, cả vi khuẩn dưới da và vi khuẩn trên bề mặt đều tập trung tấn công khiến tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng hơn.
- Ngứa cũng thường gia tăng về đêm và xảy ra nhiều hơn ở các vùng bị bệnh nhạy cảm như hắc lào ở cổ nách, lưng, ngực, mông, bẹn, đùi, bộ phận sinh dục,…
Tình trạng ngứa khi bị hắc lào nếu không được khắc phục sớm sẽ khiến người bệnh dễ mất ngủ, không tập trung được khi làm việc, gây mất tự tin trong giao tiếp, cản trở mọi hoạt động sinh hoạt.
Chính vì vậy, người bệnh cần sớm tìm cách ngăn chặn tình trạng này lây lan. Đồng thời người bệnh cần kết hợp với việc điều trị hắc lào từ sớm để ngứa không có khả năng tái phát trở lại.
Cách điều trị hắc lào gây ngứa hiệu quả
Có rất nhiều cách giúp người bệnh khắc phục và giảm nhanh cơn ngứa tấn công khi bị hắc lào. Dưới đây là một số gợi ý thông dụng nhất cho các trường hợp hắc lào gây ngứa cấp và mãn tính. Bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng để sớm loại bỏ triệu chứng này.
Mẹo dân gian giúp bệnh hắc lào bớt ngứa
Trong những trường hợp nhẹ, cơn ngứa không quá nghiêm trọng và chỉ thi thoảng mới xảy ra thì người bệnh có thể áp dụng phương pháp này. Các mẹo dân gian trị ngứa do hắc lào thường có cách thực hiện khá đơn giản nên được nhiều người áp dụng.
Một số mẹo giảm ngứa khi bị hắc lào như:
- Dùng lá trà xanh đun sôi với nước sạch, đợi nước ấm ấm để rửa vùng da hắc lào hoặc tắm toàn thân.
- Giảm viêm, sát trùng, hết ngứa nhờ hỗn hợp nước cốt chanh pha loãng với nước thoa đều lên da.
- Giấm táo pha loãng chấm lên vùng da bị tổn thương hoặc tắm bằng nước giấm táo có thể cải thiện hắc lào và ngứa cho những trường hợp bệnh nặng.
- 3 – 4 tép tỏi giã nát, đắp trực tiếp lên phần da bị ngứa là một loại kháng sinh tự nhiên giúp kháng viêm, giảm ngứa.
- Nha đam trị ngứa, tăng cường độ ẩm cho các loại da khô, giúp ngăn chặn tình trạng ngứa hiệu quả.
Những mẹo này thường sử dụng những nguyên liệu khá đơn giản, lành tính nên phần nào vẫn đảm bảo an toàn cho người bệnh. Nhưng hiệu quả của chúng chỉ được truyền miệng chứ chưa được khoa học chứng minh. Bạn đọc nên cân nhắc trước khi thực hiện và không nên lạm dụng quá.
Trong những trường hợp bệnh nặng, tốt nhất nên đi khám và dùng thuốc đặc trị theo hướng dẫn để tránh các biến chứng không mong muốn.
Thuốc Tây y giảm ngứa do bệnh hắc lào
Nếu được chẩn đoán bị hắc lào và thấy có biểu hiện ngứa lây lan, trong những trường hợp cấp bách, bệnh nhân có thể tìm đến y sỹ, dược sĩ để tham khảo và tìm mua các loại thuốc Tây. Thông thường thuốc giảm ngứa do hắc lào hay được sử dụng sẽ là kem bôi, kem chống nấm, thuốc dạng mỡ hoặc dạng gel.
Những loại thuốc này được dùng ngoài da, bôi trực tiếp tại vị trí bị hắc lào và bị ngứa. Thuốc sẽ ức chế tạm thời hoạt động của vi khuẩn để ngăn chặn nấm ngứa lây lan. Đồng thời thuốc cũng giúp giảm đau rát, mang lại cảm giác dễ chịu hơn cho người bệnh.
Một số thuốc trị hắc lào phổ biến thường được người bệnh lựa chọn như: Ketoconazol, Ciclopirox, Terbinafine, Miconazole, Fluconazole,…
Các thuốc này không tác dụng bằng đường uống nên không gây ảnh hưởng đến chức năng phủ tạng. Người bệnh có thể sử dụng tại nhà, chỉ cần mua đúng loại theo đơn và dùng đúng cách theo hướng dẫn.
Tuy nhiên, một số cơ địa không phù hợp với thành phần thuốc có thể gây ra kích ứng, mẩn đỏ hoặc gây ngứa nghiêm trọng hơn. Hãy thử dùng trước với một lượng thuốc nhỏ và theo dõi thường xuyên. Nếu thấy có biểu hiện khác hãy dừng ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Cách chữa ngứa hắc lào từ Đông y
Theo các chuyên gia Đông y, để chữa được ngứa do bệnh hắc lào gây lên, ngoài việc ngăn chặn triệu chứng tạm thời, cần xử lý triệt để bệnh hắc lào.
Đông y điều trị tình trạng này dựa trên nguyên tắc thanh nhiệt, giải độc, điều hòa nội tiết cơ thể, cân bằng âm dương, tiêu trùng, hoạt huyết để tăng kháng thể chống lại bệnh từ bên trong.
Phương pháp Đông y thường dùng kết hợp các bài thuốc uống với dạng ngâm hoặc đắp, bôi để tận dụng tốt nhất dược tính của dược liệu. Kết hợp thuốc như vậy vừa điều trị căn nguyên, vừa loại bỏ triệu chứng bệnh hiệu quả.
- Bài thuốc uống trị ngứa hắc lào
Người bệnh có thể dùng các vị thuốc sau đun sắc. Bao gồm: Hoàng cầm (10g), Ngưu bàng tử (8g), Kim ngân hoa (12), Ké đầu ngựa (20g), Xích thược (8g), Hoàng liên (12g).
Liều dùng: Chia thuốc đã sắc uống 2 lần/ngày. 1 thang dùng trong 2 – 3 ngày.
Cũng những vị thuốc trên, có thể tận dụng khi thuốc nhạt, đun lần cuối để ngâm hoặc tắm.
- Bài thuốc bôi, đắp từ thảo dược đơn giản
Nguyên liệu: Lá trầu không (10 lá), quả khế (2 quả), hạt muồng châu (100gr)
Tất cả đem giã nhuyễn, trộn đều rồi cho vào miếng vải sạch, đắp lên vùng bị ngứa do hắc lào gây ra.
Ngoài ra, người bệnh có thể ngâm những vị thuốc như hạt muồng châu, hạt bồ kết, vỏ cây đại tươi, rễ cây bạch hoa xà,… với cồn nhẹ trong khoảng 1 tuần thành hỗn hợp thuốc. Sau đó lấy bôi lên vùng da hắc lào.
Những cách chữa bằng Đông y này khá hiệu quả nhưng đòi hỏi sự kiên trì từ người bệnh. Để an toàn và yên tâm nhất, trước khi áp dụng, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến từ các chuyên gia Đông y để có lời khuyên thích hợp.
Lưu ý khi bệnh hắc lào có ngứa & Hướng dẫn phòng bệnh hiệu quả
Hắc lào gây ngứa là nỗi ám ảnh với đại đa số người bệnh. Chính vì vậy, ngoài việc tìm cách xử lý tận gốc bệnh sao cho hiệu quả nhất, bệnh nhân cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt, vệ sinh cá nhân hằng ngày.
Điều này không chỉ hỗ trợ các phương pháp điều trị có tác dụng tốt hơn mà còn hạn chế sự lây lan, phát triển của vi khuẩn.
Lưu ý khi bị ngứa do hắc lào gây nên
- Hạn chế dùng tay gãi lên vùng da tổn thương dù có bị ngứa khó chịu đến đâu. Việc gãi hoặc chà rửa dễ khiến tổn thương nghiêm trọng hơn dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, khô thoáng, không nên mặc đồ chật hoặc đồ còn ẩm ướt.
- Nếu cơ thể đổ nhiều mồ hôi nhiều do lao động nặng, vận động thường xuyên hoặc thời tiết nóng nực thì nên dùng khăn thấm khô da và tắm rửa thường xuyên. Đồng thời thay quần áo ngay khi có thể, tránh để mồ hôi lưu lại lâu trên da.
- Dùng nước ấm vệ sinh khu vực da bị bệnh 3 – 4 lần trên ngày để hạn chế môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tích tụ. Có thể dùng các loại nước lá tươi mát như chè xanh, trầu không.
- Tránh sử dụng các chất tẩy rửa hoặc xà phòng, sữa tắm hóa học vì dễ khiến da bị kích ứng, gây ngứa nhiều hơn.
- Thoa kem dưỡng ẩm để da không bị khô, có thể giúp làm dịu cơn ngứa.
- Khi đi ra ngoài, nên che chắn kỹ và thoa kem chống nắng dịu nhẹ cho vùng da bị hắc lào. Điều này sẽ giúp da tránh tiếp xúc trực tiếp các yếu tố môi trường, không bị kích ứng lan rộng.
- Thăm khám và chữa bệnh càng sớm càng tốt. Khi dùng thuốc điều trị phải dùng đều đặn, không ngắt quãng vì dễ gây nhờn thuốc khiến vi khuẩn khó bị tiêu diệt hơn.
- Không được tự ý thay đổi hoặc kết hợp thuốc, tuân thủ đúng thời gian và liệu trình bác sĩ đưa ra để có hiệu quả tốt nhất.
Hướng dẫn phòng bệnh hiệu quả
- Không dùng chung quần áo, đồ dùng với người bị bệnh hắc lào để phòng nguy cơ bệnh lây lan, viêm nhiễm.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân thường xuyên; dọn dẹp nhà cửa, giặt giữ quần áo sạch sẽ; lưu ý phòng ngủ luôn khô thoáng, không để ẩm ướt.
- Xây dựng chế độ làm việc – sinh hoạt – nghỉ ngơi khoa học, hợp lý để có sức khỏe tốt nhất.
- Ăn uống, kiêng khem một cách khoa học để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước để cung cấp độ ẩm cho da, tăng cường vitamin giúp tăng sức đề kháng chống lại sự tấn công của vi khuẩn từ bên trong. Người bị hắc lào kiêng ăn những thực phẩm như: thịt đỏ, hải sản,…tránh bệnh trở nặng.
- Thoa kem dưỡng ẩm, kem chống nắng, đặc biệt là khi đi ra ngoài để làm dịu cơn ngứa, tránh gây tổn thương cho vùng da hắc lào do các yếu tố môi trường tác động..
- Tránh các thực phẩm dễ khiến cơn ngứa và bệnh hắc lào phát sinh như: Hải sản, đồ quá ngọt hoặc quá mặn, thức ăn giàu đạm, đồ hợp, đồ chua cay hoặc đã lên men…
Trên đây là những thông tin chung giúp trả lời cho câu hỏi khi bị bệnh hắc lào có ngứa không. Đồng thời bài viết đã đưa ra những gợi ý khắc phục và phòng tránh bệnh sao cho có hiệu quả nhất. Hi vọng đã giúp bạn có thêm kiến thức để chủ động xử lý căn bệnh này. Chúc bạn sớm thoát khỏi những phiền toái do bệnh hắc lào và cơn ngứa của nó gây nên.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!