Bệnh học

Hắc Lào Ở Mặt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Hắc lào ở mặt do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và khiến da mặt bị tổn thương, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Đặc biệt, da mặt lại nhạy cảm hơn những vùng da khác nên dễ bị gặp biến chứng nếu không xử lý đúng cách. Đọc ngay bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý da liễu này.

Hắc lào ở mặt là gì? Có nguy hiểm không?

Hắc lào ở mặt là tình trạng bệnh da liễu gây ra bởi các chủng nấm da, biểu hiện đặc trưng trên da là các vết mẩn ngứa dữ dội, có thể lan rộng. Vị trí gây ra ở vùng mặt nên gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến ngoại hình và sự tự tin của người bệnh. 

Có thể khẳng định, đây KHÔNG PHẢI BỆNH NGUY HIỂM, có thể chữa trị dứt điểm bằng các dạng thuốc bôi hoặc thuốc uống (trong tình trạng nặng).

Tuy nhiên, bệnh này có tính chất lây lan, nếu không điều trị kịp thời có thể lan ra khắp mặt và các vùng khác trên cơ thể (ví dụ như chân tay, lưng, bụng, thậm chí cả bộ phận sinh dục)

Bệnh hắc lào ở mặt nghiêm trọng hơn các vùng da khác trên cơ thể 
Bệnh hắc lào ở mặt nghiêm trọng hơn các vùng da khác trên cơ thể

Hắc lào ở mặt tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Bởi, vùng da mặt tương đối nhạy cảm nên mức độ bệnh thường diễn tiến nặng hơn. 

Không những thế, da mặt được coi là vùng da hở liên quan trực tiếp đến yếu tố ngoại hình của người bệnh. Hắc lào gây ra trên mặt có thể khiến người bệnh tự ti và ngại giao tiếp, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, khó chữa hơn do tâm lý người bệnh suy sụp

Tùy thuộc vào thời gian diễn tiến của bệnh mà nguy cơ biến chứng có thể khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Bị hắc lào dưới 1 tháng: Tình trạng nhẹ, có thể trị dứt điểm bằng các loại thuốc bôi tại nhà. Người bệnh ở giai đoạn này không cần quá lo lắng
  • Bị hắc lào từ 1 – 12 tháng: Có khả năng để lại sẹo, vùng hắc lào lan rộng ra toàn thân và khó điều trị hơn
  • Bị hắc lào trên 1 năm: Có nguy cơ ảnh hưởng sâu rộng vào máu, khó chữa và có thể phải sống với căn bệnh này suốt đời

Đặc biệt, hắc lào ở mặt nếu không được xử lý tốt sẽ rất dễ gây bội nhiễm, tổn thương sâu và để lại sẹo khó xóa, do da mặt thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố ô nhiễm từ môi trường. Chính vì vậy, để ngăn ngừa các biến chứng, ảnh hưởng của bệnh cần chủ động đi khám và điều trị hắc lào sớm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Nguyên nhân gây bệnh hắc lào ở mặt

Hắc lào ở mặt cũng giống như các tình trạng bệnh hắc lào khác, gây ra bởi các chủng nấm gây bệnh ngoài da (cụ thể là chủng Trichophyton; Epidermophyton; Microsporum). Các nhóm vi nấm này vẫn thường tồn tại trên da nhưng không gây bất kỳ biểu hiện bệnh lý gì. 

Khi gặp yếu tố nguy cơ thuận lợi tạo “môi trường” cho vi nấm tấn công, các biểu hiện của bệnh hắc lào sẽ xuất hiện. Các yếu tố nguy cơ đó phải kể đến như sau:

  • Không coi trọng vệ sinh da mặt: Vệ sinh là yếu tố quan trọng hàng đầu trong bất kỳ bệnh lý da liễu nào, đặc biệt là hắc lào ở mặt. Người bệnh nên  sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ để làm sạch da mặt, ngăn ngừa bệnh.
  • Nước sinh hoạt không đảm bảo: Nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, đổi màu, không đảm bảo vệ sinh cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi nấm.
Nguồn nước rửa mặt ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây bệnh
Nguồn nước rửa mặt ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây bệnh
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Những người có sức đề kháng kém, làn da nhạy cảm sẽ dễ mắc các bệnh lý ngoài da hơn, trong đó đặc biệt là hắc lào hoặc các bệnh về nấm da
  • Chế độ dinh dưỡng không phù hợp: Chế độ ăn ảnh hưởng trực tiếp đến sức đề kháng. Ăn uống không đủ dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh, điển hình là các triệu chứng ngoài da
  • Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời: Ánh nắng mặt trời chứa tia UV có hại cho da nê, đặc biệt là vùng da tổn thương như hắc lào. Do đó, cần có biện pháp ngăn ngừa và bảo vệ da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Vô tình tiếp xúc với người mắc bệnh: Bệnh hắc lào ở mặt nói riêng và hắc lào nói chung là bệnh lý có khả năng lây lan từ người sang người. Do đó, nếu trong quá trình giao tiếp vô tình tiếp xúc với vùng da mặt bị tổn thương của người bệnh, người khỏe mạnh cũng có thể bị lây nhiễm
  • Lây lan từ các địa điểm công cộng: Các khu vực công cộng ẩm ướt như hồ bơi, sông suối,..cũng là địa điểm lý tưởng cho vi nấm gây bệnh ngoài da lây bệnh. Khi đó, tình trạng hắc lào không chỉ xuất hiện trên mặt mà có thể phát triển thành hắc lào toàn thân.

Cách nhận biết triệu chứng hắc lào mặt

Hắc lào ở mặt có các biểu hiện tương tự với các tình trạng hắc lào thông thường khác. Triệu chứng ngoài da điển hình với các vết nấm da tròn như đồng xu, ửng đỏ, mụn nước li ti mọc xung quanh viền tạo thành ranh giới rõ ràng.

Tuy nhiên, tùy theo lứa tuổi mà có thể những đặc trưng riêng của bệnh. Do đó, người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân có thể dựa vào các triệu chứng dưới đây để nhanh chóng nhận biết bệnh lý này.

Triệu chứng hắc lào ở mặt đối với người lớn

Ở người lớn, từ thời điểm bệnh hắc lào bắt đầu xuất hiện cụ thể như sau:

  • Các vết nấm bắt đầu xuất hiện trên da với hình dáng tròn như đồng xu, ửng hồng nhẹ
  • Mụn nước li ti xuất hiện, thường mọc ở sát viền, tạo thành ranh giới rõ ràng giữa vùng da bị bệnh và vùng da lành xung quanh
  • Người bệnh bị ngứa dữ dội ở vết hắc lào
  • Vết nấm da hình tròn nhanh chóng lan rộng ra khắp cơ thể
  • Với vùng da mặt: Các vết nấm trên da tập trung tại má, cằm, mũi và tai
Các vết hắc lào ở mặt hình đồng xu với ranh giới rõ ràng 
Các vết hắc lào ở mặt hình đồng xu với ranh giới rõ ràng

Triệu chứng hắc lào ở mặt đối với trẻ em

Về cơ bản, triệu chứng hắc lào ở mặt đối với trẻ em cũng tương tự như các giai đoạn ở người lớn. Tuy nhiên, tình trạng ở trẻ nhỏ thường diễn tiến nặng hơn do làn da của trẻ tương đối nhạy cảm và dễ lây lan diện rộng hơn người trưởng thành.

Các biểu hiện ngoài da của bệnh hắc lào gây khó chịu, bứt rứt ở trẻ nhỏ. Trẻ ngứa ngáy khắp mặt, thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn, khó ngủ. Ba mẹ nên chủ động đưa trẻ đi khám sớm để có hướng điều trị phù hợp , tránh tự ý dùng thuốc bôi hoặc các loại thuốc uống cho trẻ. 

Cách chữa trị bệnh hắc lào ở mặt

So với các vùng khác trên cơ thể, da mặt có phần nhạy cảm hơn nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn và kéo dài lâu hơn. Tùy mức độ và thể trạng của người bệnh mà có phương pháp điều trị phù hợp.

Với tình trạng bệnh nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể tự điều trị hắc lào tại nhà bằng mẹo dân gian và các loại thuốc bôi không cần kê đơn. Tuy nhiên, tình trạng hắc lào ở mặt thường diễn tiến nghiêm trọng hơn các vùng da khác nên tốt nhất, người bệnh nên đi khám da liễu để được chỉ định điều trị phù hợp

Chữa hắc lào ở mặt tại nhà

Khi các triệu chứng hắc lào mới xuất hiện trên mặt, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp mẹo tại nhà. Những phương pháp này đều khá dễ thực hiện, nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm và có thể áp dụng cho nhiều đối tượng (kể cả trẻ nhỏ). Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo một số mẹo chữa bệnh sau đây:

  • Bài thuốc chữa hắc lào ở mặt với nghệ tươi: Sử dụng nghệ tươi vừa giúp cải thiện vết mẩn đỏ ngoài da, vừa giúp trị sẹo trên mặt. Người bệnh chỉ cần trộn mật ong với nghệ tươi theo tỷ lệ 1:1 và sử dụng trên mặt, mỗi ngày dùng 2 lần. Nên dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ và vệ sinh lại mặt vào sáng hôm sau (do nghệ để lại màu tương đối rõ trên da)
  • Mẹo chữa hắc lào với dầu dừa: Người bệnh có thể sử dụng dầu dừa nguyên chất để trị các chứng hắc lào hiệu quả. Dùng khoảng 2-3 lần/ngày, thoa dầu dừa và giữ trên da khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. 
Dùng dầu dừa trị hắc lào ngoài da
Dùng dầu dừa trị hắc lào ngoài da
  • Bài thuốc tại nhà với rau răm: Rau răm có thành phần hoạt chất với tác dụng diệt nấm hiệu quả. Do đó, người bệnh có thể sử dụng rau răm kết hợp với rượu (tăng tính sát khuẩn) và điều trị tình trạng hắc lào. Khi sử dụng, dùng bông gòn thấm rượu rau răm và thấm lên vùng da tổn thương, để khô tự nhiên, không băng kín

Cần lưu ý không lạm dụng các bài thuốc mẹo này nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm, nặng và có kích ứng gây ngứa.

Hắc lào ở mặt dùng thuốc gì điều trị?

Phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để điều trị hắc lào ở mặt phải kể đến việc dùng thuốc Tây y. Thuốc Tây y với tác dụng nhanh, giúp kìm hãm và ngăn chặn sự phát triển của các vi nấm ngoài da nhanh chóng. Tuy nhiên, với thuốc Tây y, người bệnh cần đi khám và dùng thuốc theo đơn (ngoại trừ một số loại thuốc bôi thuộc danh mục thuốc không kê đơn).

Người bệnh cần dùng các nhóm thuốc trị hắc lào ở mặt như sau:

  • Thuốc kháng nấm: Nếu tình trạng nhiễm nấm nghiêm trọng, có biểu hiện ăn sâu vào da hoặc lan rộng, người bệnh cần dùng các nhóm thuốc kháng nấm để điều trị. Một số loại thuốc thường dùng như Terbinafine; Griseofulvin; Ketoconazole;…..
Các dạng thuốc bôi da được áp dụng phổ biến
Các dạng thuốc bôi da được áp dụng phổ biến
  • Thuốc bôi ngoài da: Chỉ định với tác dụng ngăn ngừa sự lây lan vi nấm ra các vùng da xung quanh. Đồng thời, giảm ngứa, giảm nóng đỏ ngoài da
  • Thuốc an thần: Kê trong trường hợp người bệnh bị ngứa ngáy, khó chịu về đêm nghiêm trọng. Dùng thuốc an thần đúng liều giúp người bệnh ngủ ngon hơn, không bị tỉnh giữa đêm vì cơn ngứa ở mặt

Người bệnh cần lưu ý dùng đúng theo chỉ định trong đơn thuốc của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều lượng tránh tác dụng phụ. Bên cạnh đó, nếu có đang sử dụng các loại thuốc khác (thuốc bổ, vitamin,…) cần thông báo với bác sĩ để ngăn ngừa sự tương tác có thể xảy ra giữa các nhóm thuốc

Lưu ý trong điều trị và phòng tránh bệnh hắc lào ở mặt

Các vết hắc lào ở mặt tồn tại lâu ngày có nguy cơ để lại biến chứng, kéo dài dai dẳng và dễ tái phát ở những lần sau. Người bệnh cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn được bệnh lý này trên da.

  • Chủ động điều trị từ khi bệnh còn nhẹ, các biểu hiện mới khởi phát sẽ nhanh khỏi hơn
  • Nếu các vết thương tổn trên da có biểu hiện mưng mủ, chảy dịch, xước da,…người bệnh nên đi khám để dùng thuốc phòng ngừa bội nhiễm ngay, tránh biến chứng
  • Hạn chế gãi ngứa, cọ sát các vết ngứa 
  • Giữ vệ sinh cơ thể đúng cách giúp ngăn ngừa các bệnh lý ngoài da khác nhau (bao gồm cả hắc lào ở mặt)
Rửa mặt hàng ngày ngăn ngừa bệnh hắc lào ở mặt
Rửa mặt hàng ngày ngăn ngừa bệnh hắc lào ở mặt
  • Lưu ý khi dùng mỹ phẩm trên da mặt, phải ngưng sử dụng ngay nếu như có các kích ứng trên da
  • Hạn chế tiếp xúc với vùng da bị bệnh của người mắc hắc lào
  • Hạn chế đưa tay sờ lên da mặt (đặc biệt khi tay chưa rửa sạch với sản phẩm làm sạch phù hợp)
  • Hạn chế tiếp xúc với vật nuôi có biểu hiện mang nguồn bệnh (rụng lông, có vết tròn đóng vảy trên thân,…)
  • Chú ý tới nguồn nước sinh hoạt, sử dụng các thiết bị lọc nước nếu nhận thấy nước có tình trạng ô nhiễm
  • Cần dùng trang phục bảo hộ (áo chống nắng, khẩu trang, mũ,…) khi ra ngoài, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng
  • Có thể dùng trà thảo dược, hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc cơ thể, giúp tiêu diệt các vi nấm trên da hiệu quả hơn
  • Hạn chế đi bơi ở vùng nước bị ô nhiễm. Cần lưu ý vệ sinh kỹ càng sau mỗi lần đi bơi ở bể bơi công cộng, ngăn ngừa lây nhiễm từ cộng đồng 
  • Bổ sung các nhóm thực phẩm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể (tỏi, sữa chua và hành,….)
  • Hạn chế ăn nhiều đồ nếp, rau muống, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, hải sản,….để bệnh nhanh khỏi
  • Vận động vừa sức, tập luyện hàng ngày, nâng cao sức khỏe chung để cơ thể chủ động chống lại sự tấn công của vi nấm

Hắc lào ở mặt là tình trạng bệnh lý ngoài da, ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình và tâm lý của người bệnh. Chủ động nhận biết và đi thăm khám da liễu từ sớm giúp người bệnh có phương hướng điều trị dứt điểm nhanh chóng. Đồng thời, kết hợp với các biện pháp để hạn chế tối đa sự lây lan ra toàn thân và lây cho người khác.

Câu hỏi thường gặp
Có không ít người bệnh thường chủ quan khi nhận thấy dấu hiệu của bệnh da liễu, đặc biệt là hắc lào. Vậy hắc lào để lâu có sao không, có để thành sẹo không? Tuy bệnh lý này chỉ gây ra những tổn thương nhỏ bên ngoài da nhưng nếu để lâu dài, bệnh […]
Hắc lào tắm lá gì để bệnh thuyên giảm tốt, hạn chế ngứa ngáy và viêm nhiễm lan rộng? Hiện nay chúng ta có rất phương thuốc điều trị bệnh hắc lào, bên cạnh đó bệnh nhân cũng khá ưa chuộng việc sử dụng một số thảo dược để nấu nước tắm. Trong bài viết […]
Hắc lào là một bệnh nhiễm bào tử nấm phổ biến và có nguy cơ lây lan diện rộng hoặc lây cho người khác. Tuy nhiên, không phải lúc nào tình trạng ngứa ngáy khó chịu cũng là biểu hiện khi mắc bệnh lý da liễu này. Do đó, việc trang bị cho bản thân […]
Bị hắc lào có ăn được thịt vịt không là câu hỏi khá nhiều bệnh nhân quan tâm tìm hiểu. Chúng ta biết rằng, hắc lào tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng khả năng tái phát rất cao nếu bạn sử dụng những thực phẩm gây kích ứng. Theo đó, vịt là một […]
Hắc lào là bệnh lý da liễu có nguy cơ xảy ra nhiễm trùng và để lại sẹo thâm cao. Vậy nên để đảm bảo an toàn và tránh biến chứng không đáng có thì người bệnh cần kiêng kỵ một số hoạt động để mau chóng hồi phục. Vậy hắc lào có nên tắm […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *