Tin tức

Đau Khớp Gối Khi Lên Xuống Cầu Thang: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Tình trạng đau khớp gối khi lên xuống cầu thang xuất hiện do nhiều lý do khác nhau. Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng vận động, thậm chí gây nguy hiểm cho người bệnh nếu chẳng may trượt chân, đứng không vững. Ngoài ra đây cũng là biểu hiện của một số chứng bệnh mãn tính, nguy hiểm. Để cải thiện cũng như phòng tránh hiện tượng này, bạn đọc hãy tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị và những lưu ý quan trọng trong bài viết dưới đây.

Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang có nguyên nhân do đâu?

Mỗi khi bạn cử động hoặc lên xuống cầu thang, cả trọng lực của cơ thể đều đổ dồn xuống đầu gối theo từng bước đi. Chính điều này khiến các sụn khớp dễ bị bào mòn, khớp gối có nguy cơ bị thoái hóa và các vùng gân khớp xung quanh gối bị tổn thương và đau nhức.

Do đó, mỗi khi khớp gối bị tổn thương ở mô sụn, dây chằng, khi leo lên xuống cầu thang bạn sẽ cảm thấy đau nhức khó chịu. 

Đau đầu gối khi lên xuống cầu thang là biểu hiện của nhiều bệnh lý về xương khớp
Đau đầu gối khi lên xuống cầu thang là biểu hiện của nhiều bệnh lý về xương khớp

Bên cạnh đó, đau khớp gối khi lên xuống cầu thang còn là dấu hiệu của một số bệnh lý như sau:

  • Viêm khớp: Nếu bạn cảm thấy sưng viêm đầu gối kèm theo những cơn đau nhức khi lên xuống cầu thang thì có nguy cơ bạn mắc phải bệnh viêm khớp. Viêm khớp là tình trạng thoái hóa, các mô sụn bị phá vỡ và dây chằng bị tổn thương bên trong khớp gối.
  • Nhiễm trùng đầu gối: Hiện tượng nhiễm trùng đầu gối thường gặp do bạn bị té ngã, mang vác quá sức khiến đầu gối phải chịu một áp lực lớn và xuất hiện vết bầm tím. Các triệu chứng của nhiễm trùng đầu gối phải kể đến như bầm tím, sưng tấy, đau khi lên xuống cầu thang…
  • Thoái hóa khớp: Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang còn là biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp. Theo đó, các tổn thương tích tụ lâu dài trong khớp gối do vận động quá mức, thiếu canxi sẽ hình thành bệnh thoái hóa khớp. 
  • Viêm bao hoạt dịch: Bao hoạt dịch là một túi chất lỏng bao quanh đầu gối tiết ra các chất nhờn giúp khớp gối di chuyển dễ dàng và linh động hơn. Khi bị viêm bao hoạt dịch, đầu gối sẽ bị đau nhức và cơ xương khớp bị tổn thương. 
  • Chấn thương sụn khớp: Khớp gối được bao bọc bởi một lớp sụn khớp. Vì một số lý do nào đó mà sụn khớp bị tổn thương khiến khớp gối trở nên đau nhức và khó khăn trong việc di chuyển. 
  • Chấn thương dây chằng trung gian: Đầu gối là nơi tập trung của nhiều dây thần kinh quan trọng và hệ thống dây chằng bên trong. Khi hoạt động quá mức, dây chằng bị tổn thương, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau đớn bên trong đầu gối, đặc biệt là lúc vận động lên xuống cầu thang. 
  • Khô khớp gối: Khi dịch nhờn trong khớp gối bị thiếu hụt, khớp gối sẽ bị khô và ma sát nhiều giữa hai khớp gối. Từ đó, tạo nên cảm giác đau đớn và rất khó khăn trong việc vận động, sinh hoạt. 

Bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa khám và xác định chính xác nguyên nhân gây đau khớp gối khi lên xuống cầu thang. Qua đó, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. 

Hiện tượng đau khớp gối khi lên xuống cầu thang có nguy hiểm không?

Có thể thấy, đau khớp gối khi lên xuống cầu thang là một tình trạng khá phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải, đặc biệt là những người lớn tuổi. Do đó, bạn đừng nên chủ quan, bởi đau khớp gối có thể là triệu chứng của những bệnh lý về xương khớp nguy hiểm như thoái hóa khớp, viêm khớp, gai khớp gối…

Những bệnh này nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nặng nề cho sức khỏe như gây teo cơ, liệt chi và thậm chí là bại liệt vĩnh viễn.

Bệnh sẽ nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách
Bệnh đau khớp gối sẽ nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách

Chưa kể, đau khớp gối khi lên xuống cầu thang sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc di chuyển và vận động hàng ngày của người bệnh. Bạn sẽ cảm thấy đau nhức, mệt mỏi từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. 

Chính vì thế, khi phát hiện những dấu hiệu bệnh, bạn đừng nên lơ là mà hãy đến bác sĩ thăm khám và điều trị sớm nhất có thể. 

Cách giảm đau khớp gối khi lên xuống cầu thang

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh đau khớp gối khi lên xuống cầu thang như điều trị theo Tây y, Đông y và các phương pháp hỗ trợ. 

Thuốc Tây chữa đau đầu gối

Sử dụng thuốc Tây y cũng là một cách điều trị đau đầu gối khi lên xuống cầu thang hiệu quả. Theo đó, tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc điều trị. 

  • Nhóm thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau điều trị tình trạng đau khớp gối phải kể đến như Paracetamol, Tylenol… Nhóm thuốc này có công dụng giảm bớt các cơn đau và những triệu chứng đau khớp gối. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ như nổi ban đỏ, nhức đầu, sốt… Vì vậy, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Nhóm thuốc kháng viêm: Ngoài những loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm thường được bác sĩ kê toa cho người bị đau khớp gối khi lên xuống cầu thang. Thuốc này cũng có công dụng giảm đau, điều trị các bệnh lý về khớp như viêm khớp, viêm cứng khớp… Một số loại thuốc kháng viêm thường được dùng là Ibuprofen, Aleve… 
  • Thuốc Glucosamine Sulfate: Thành phần chính có trong thuốc là Glucosamine Sulfate có công dụng giảm đau, hạ sốt. Thuốc thường được chỉ định cho những người mắc bệnh đau nhức xương khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp gối…
Thuốc Tây y có thể điều trị bệnh đau khớp gối hiệu quả
Thuốc Tây y có thể điều trị bệnh đau khớp gối hiệu quả

Tuy nhiên, các loại thuốc Tây ngày nay thường gây ra nhiều tác dụng phụ như nóng trong người, buồn nôn, đau dạ dày và tổn hại gan thận nếu quá lạm dụng. Do đó, bệnh nhân cần được bác sĩ tư vấn liều dùng thuốc cho phù hợp. 

Điều trị đau khớp gối khi lên xuống cầu thang bằng thuốc Đông y

Trong Đông y, tình trạng đau khớp gối xảy ra do phong hàn, thấp tà xâm nhập vào cơ thể khiến khí huyết khó lưu thông, gây suy yếu và sưng đau ở vùng khớp gối. Do đó, nguyên tắc điều trị bệnh trong Đông y chủ yếu là điều hòa khí huyết, giảm các triệu chứng của tình trạng đau khớp gối.

  • Bài thuốc 1: Lá lốt khô, ngưu tất, trần bì, cam thảo nam mỗi vị 10g, bán hạ chê, quế thông mỗi vị 5g, thổ phục linh, trinh nữ, thiên niên kiện mỗi vị 20g. Sắc lấy nước và chia làm 2 lần uống mỗi ngày.
  • Bài thuốc 2: Phòng phong, bạch thược, phục linh mỗi vị 10g, đương quy, ngưu tất, đỗ trọng mỗi vị 12g, 16g tang ký sinh, xuyên khung, tần giao mỗi vị 8g. Sắc lấy nước và uống mỗi ngày. 

Thông thường, uống thuốc Đông y trong một thời gian dài thuốc mới phát huy công dụng. Do đó, người bệnh nên kiên trì uống thuốc không được bỏ giữa chừng. Hơn nữa, người bệnh nên đến phòng khám y học cổ truyền để bốc thuốc và không được mua các thuốc bán tràn lan, không rõ nguồn gốc trên thị trường. 

Mẹo dân gian chữa đau đầu gối

Các bài thuốc dân gian chữa đau đầu gối tại nhà thường được nhiều người áp dụng bởi tính an toàn và tiết kiệm chi phí. Người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian chữa đau đầu gối khi lên xuống cầu thang dưới đây:

  • Muối và lá đu đủ: Muối và lá đu đủ khi kết hợp lại có khả năng làm giảm đáng kể các cơn đau ở đầu gối. Bạn chỉ cần rang muối nóng và cho vào miếng vải mỏng, lót một lá đu đủ lên gối và chườm túi muối nóng lên. Bạn có thể thực hiện mỗi ngày vài lần, bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
  • Nghệ và phèn chua: Nghệ có chứa nhiều hoạt chất có công dụng kháng viêm và giảm đau. Khi kết hợp nghệ với phèn chua, bạn sẽ có ngay một bài thuốc hay để tự chữa bệnh đau khớp gối tại nhà. Bạn chỉ cần giã nhuyễn hỗn hợp phèn chua và nghệ, đắp hỗn hợp lên vết thương và bó lại bằng vải. 
  • Lá mướp hương: Ít ai ngờ rằng lá mướp hương có công dụng tuyệt vời giúp giảm nhanh cảm giác đau nhức ở khớp gối khi lên xuống cầu thang. Bạn lấy lá mướp hương và giã nhuyễn với muối. Đắp lên gối ngày 2 lần, các triệu chứng sẽ thuyên giảm.
Bệnh nhân có thể chữa bệnh đau khớp gối bằng nghệ và phèn chua
Bệnh nhân có thể chữa bệnh đau khớp gối bằng nghệ và phèn chua

Tuy các bài thuốc dân gian tại nhà thường dễ áp dụng và an toàn nhưng bạn chỉ nên áp dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ hoặc mới khởi phát. Nếu tình trạng bệnh đã trở nặng, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa điều trị kịp thời. 

Các phương pháp hỗ trợ điều trị đau đầu gối khi lên xuống cầu thang

Bên cạnh việc dùng thuốc, các phương pháp hỗ trợ giảm đau cho đầu gối cũng rất hiệu quả và được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Bệnh nhân có thể áp dụng một số cách điều trị hỗ trợ như sau:

  • Tập vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu là phương pháp hiệu quả bạn có thể áp dụng điều trị đau khớp gối. Tập vật lý trị liệu bao gồm phương pháp giãn gân, co duỗi chân, siêu âm trị liệu…
  • Massage đầu gối: Bạn có thể tự massage đầu gối tại nhà hoặc nhờ các chuyên gia hướng dẫn. Phương pháp này giúp khí huyết trong đầu gối được lưu thông đều đặn. Từ đó, khớp gối sẽ giảm viêm sưng và đau nhức khi lên xuống cầu thang.
  • Sử dụng thiết bị trợ giúp: Để hỗ trợ hoạt động đi lại và vận động của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng những dụng cụ y tế hỗ trợ như nẹp, gậy, nạng…
Người bệnh có thể xoa bóp khớp gối mỗi ngày để điều trị bệnh
Người bệnh có thể xoa bóp khớp gối mỗi ngày để điều trị bệnh

Khi bệnh ở giai đoạn nặng nhất, tất cả các phương pháp điều trị trên đều không đạt hiệu quả, phẫu thuật là cách điều trị cuối cùng để phục hồi khớp gối cho bệnh nhân. Phương pháp phẫu thuật thường áp dụng cho các trường hợp bệnh nhân đã bị tổn thương sâu và rất khó để hồi phục. 

Phẫu thuật thay khớp gối nhằm tái tạo hoặc thay thế các khớp bị thoái hóa bằng khớp nhân tạo.

Lưu ý khi bị đau khớp gối khi lên xuống cầu thang

Khi mắc phải tình trạng đau đầu gối khi lên xuống cầu thang, bệnh nhân cần phải lưu ý một số vấn đề sau để bệnh sớm thuyên giảm:

  • Duy trì cơ thể ở một mức cân nặng hợp lý, không nên để tăng cân mất kiểm soát, gây béo phì.
  • Không nên sử dụng các chất gây hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu, bia, đồ uống có ga…
  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là canxi và vitamin D giúp xương khớp chắc khỏe.
  • Tập thể dục mỗi ngày để duy trì sự linh hoạt ở khớp gối, hạn chế bệnh tật.
  • Không nên ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, từ 1,5 – 2 lít nước để giữ cho các mô sụn được bôi trơn.
  • Không nên khuân vác đồ nặng hoặc vận động quá mạnh gây nên tổn thương ở khớp.
  • Khi gặp chấn thương ở đầu gối, bệnh nhân nên điều trị triệt để, tránh để bệnh chuyển biến sang các bệnh lý trầm trọng khác.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những bệnh lý tiềm ẩn về xương khớp gây hại cho sức khỏe.

Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang có thể chữa khỏi nếu phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu bệnh đã ở mức độ nặng thì rất khó để điều trị dứt điểm. Vì thế, bệnh nhân cần đến bệnh viện khám và chữa bệnh theo phác đồ ngay khi có những dấu hiệu đau nhức khớp gối. 

Đừng bỏ qua:

ArrayArray
Câu hỏi thường gặp
Thoái hóa khớp gối sẽ làm các mô, sụn bảo vệ đầu xương bị bào mòn dần theo thời gian, từ đó gây tổn thương cho các khớp ở gối. Vậy thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không và làm sao cải thiện? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp chi […]
Thoái hóa khớp gối có nên tập gym không là vấn đề rất nhiều người bệnh đang rất quan tâm đến. Các chuyên gia cho biết, nếu tập luyện đúng cách không những không gây ảnh hưởng đến sức khỏe hệ xương khớp mà còn hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh. […]
Trong trường hợp các khớp gối bị tổn thương, hư hỏng nặng nề và những phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả như mong muốn, phẫu thuật sẽ được chỉ định. Vậy có nên thay khớp gối nhân tạo không, quy trình thực hiện hiện như thế nào và chi phí […]
Người bị mắc bệnh xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp gối thường bị đau, cứng khớp gây ra các bất tiện trong đời sống sinh hoạt cũng như công việc. Nguyên nhân chủ yếu là do chất nhờn bôi trơn của khớp bị rối loạn, khiến tình trạng này càng trở nên tồi […]
Việc đi bộ có phải là lựa chọn tốt cho những người đang gặp phải tình trạng thoái hóa khớp gối? Đây là một thắc mắc mà nhiều người đang đối diện. Thoái hóa khớp gối là một vấn đề thường gặp, đòi hỏi sự nghiêm túc và kiên nhẫn trong quá trình điều trị. […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *