Hỏi đáp

[Tìm Hiểu] Thoái Hóa Khớp Gối Có Nguy Hiểm Không Và Cách Cải Thiện?

Thoái hóa khớp gối sẽ làm các mô, sụn bảo vệ đầu xương bị bào mòn dần theo thời gian, từ đó gây tổn thương cho các khớp ở gối. Vậy thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không và làm sao cải thiện? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết đến với độc giả.

Tình trạng thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?

Thoái hóa khớp gối là tình trạng xương khớp bị tổn thương gây nên triệu chứng đau, nhức, tê bì và căng cứng ở khớp gối. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh trong quá trình vận động, đi lại, làm việc. 

Bệnh thoái hóa khớp thường xuất hiện phổ biến những người trên 60 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, bệnh ngày một trẻ hóa, ngay cả những người trong độ tuổi từ 20 – 30 cũng có thể mắc bệnh.

Bệnh thoái hóa khớp gối đang trẻ hóa và rất nhiều người có nguy cơ mắc phải
Bệnh thoái hóa khớp gối đang trẻ hóa và rất nhiều người có nguy cơ mắc phải

Theo nghiên cứu, thoái hóa khớp gối là bệnh lý về xương khớp khá nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Bệnh sẽ gây ra những cơn đau nhức kéo dài dai dẳng, khớp bị sưng viêm và gây suy nhược cơ thể. Ngoài ra, bệnh sẽ ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của người bệnh như gây lo lắng, mất ăn, mất ngủ và trầm cảm. 

Theo thống kê trong những năm qua, bệnh thoái hóa khớp gây nên những vấn đề nghiêm trọng như sau:

  • Tình trạng đau đớn khớp thường xuyên và kéo dài gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày như khả năng vận động, đi lại.
  • Khi thiếu vận động kéo dài, các tinh thể canxi sẽ tích tụ nhiều trong sụn, gây nên tình trạng sưng viêm và đau khớp dai dẳng.
  • Người cao tuổi mắc bệnh thoái hóa khớp sẽ có nguy cơ té ngã và chấn thương cao gấp 2,5 lần so với những người không mắc bệnh. 
  • Thoái hóa khớp gây viêm nhiễm, gãy xương sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu, nhiễm trùng bên trong hoặc xung quanh khớp. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ bị tàn tật vĩnh viễn.
  • Bệnh thoái hóa khớp sẽ làm tăng nguy cơ đứt gân và các dây chằng xung quanh khớp gối.
  • Xương sụn bị tổn thương sẽ chèn ép lân dây thần kinh. Các dây thần kinh sẽ không thể hoạt động bình thường, khiến triệu chứng bệnh trầm trọng hơn. 

Do vậy, khi nghi ngờ bản thân mắc bệnh thoái hóa khớp, người bệnh không nên chủ quan mà cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời. 

Các biến chứng khi mắc bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là một bệnh lý có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho xương khớp nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh gây ra những biến chứng điển hình như sau:

Mất ngủ

Thông thường, tình trạng đau nhức khớp gối thường diễn ra trầm trọng hơn về ban đêm. Điều này ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ, quá trình nghỉ ngơi và hồi phục bệnh của bệnh nhân. Nếu ngủ không đủ giấc, các cơn đau ở khớp sẽ diễn ra nặng nề hơn.

Bên cạnh đó, việc thiếu ngủ còn gây ra tình trạng cứng khớp, khó hoạt động và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe xương khớp và toàn bộ cơ thể.

Tăng cân béo phì

Đau nhức khớp gối thường xuyên khiến người bệnh lười vận động, giảm khả năng tập luyện thể dục thể thao. Từ đó, bệnh thoái hóa khớp sẽ khiến người bệnh thiếu vận động, gây tăng cân béo phì mất kiểm soát.

Biến chứng nguy hiểm mà thoái hóa khớp gối gây ra là béo phì, tăng cân mất kiểm soát
Biến chứng nguy hiểm mà thoái hóa khớp gối gây ra là béo phì, tăng cân mất kiểm soát

Mà hệ lụy của việc tăng cân béo phì trầm trọng thế nào thì ai cũng biết. Không chỉ gây đè nén bởi khớp gối phải nâng đỡ trọng lượng quá tải của cơ thể, nó còn gây ra những căn bệnh nguy hại đến sức khỏe như bệnh tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp… 

Một số những biến chứng khác

Chưa hết, bệnh thoái hóa khớp còn gây ra những biến chứng nặng nề đối với xương khớp như:

  • Bị hoại tử xương, dễ gãy xương cẳng chân.
  • Chảy máu ở vùng nhiễm trùng khớp.
  • Suy giảm chức năng của gân và dây chằng xung quanh khớp.
  • Chèn ép lên các dây thần kinh.
  • Khớp gối bị biến dạng dẫn đến các dáng đi đứng không bình thường.
  • Teo cơ, liệt chi thậm chí là tàn tật.

Có thể thấy, thoái hóa khớp là một bệnh lý xương khớp mãn tính, phát triển lâu dài và có nguy cơ dẫn đến tàn tật. Do đó, khi phát hiện các triệu chứng, người bệnh nên đến bệnh viện để xét nghiệm, chụp X quang và điều trị bệnh sớm nhất. 

Cách cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối

Hiện nay, theo nghiên cứu, chưa có biện pháp nào có thể chữa dứt điểm bệnh thoái hóa khớp. Mà các phương pháp điều trị chỉ có thể giúp giảm triệu chứng, ngăn ngừa bệnh biến chứng sang những bệnh lý trầm trọng khác. 

Sử dụng thuốc Tây y

Hiện nay, việc sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh thoái hóa khớp gối ngày càng trở nên phổ biến. Mục đích của việc dùng thuốc Tây là cải thiện các cơn đau nhanh chóng, giảm sưng viêm và tăng khả năng vận động của khớp. 

Một số loại thuốc Tây dùng điều trị thoái hóa khớp như:

  • Thuốc Paracetamol: Đây là loại thuốc giảm đau không kê toa và thường được sử dụng để điều trị bệnh xương khớp. Thuốc có công dụng làm giảm các cơn đau từ mức độ nhẹ đến trung bình. Trong thời gian uống thuốc, người bệnh không nên uống rượu bia vì chất cồn có thể làm tăng độc tính của thuốc lên gan, thận.
  • Thuốc chống viêm không steroid: Thuốc được bào chế dưới dạng bôi và uống. Thuốc không chỉ giảm đau hiệu quả mà còn giúp chống viêm nhiễm ở khớp gối. Tuy nhiên, thuốc chống viêm không steroid có thể gây viêm loét dạ dày, rối loạn đông máu và suy giảm chức năng gan.
Các loại thuốc Tây cho tác dụng giảm đau nhức khớp gối nhanh chóng
Các loại thuốc Tây cho tác dụng giảm đau nhức khớp gối nhanh chóng
  • Thuốc giảm đau gây nghiện: Đây là loại thuốc có công dụng giảm triệu chứng đau từ mức độ trung bình đến nặng. Thuốc còn giúp người bệnh an thần, thoải mái và giảm lo âu căng thẳng. Tuy nhiên, trong thời gian sử dụng thuốc, bạn có thể gặp phải những tác dụng phụ như buồn nôn, táo bón, ngứa da, bí tiểu, đổ mồ hôi…

Các loại thuốc Tây y thường gây ra nhiều tác dụng phụ khi sử dụng và ảnh hưởng nhiều đến chức năng của gan thận. Do đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng và không lạm dụng thuốc gây nên những tình trạng nguy hiểm cho cơ thể. 

Đông y điều trị bệnh thoái hóa khớp gối

Trong Đông y, bệnh thoái hóa khớp còn gọi là chứng tý. Bệnh xảy ra do tà khí xâm nhập vào cơ thể khiến khí huyết không thể lưu thông và một phần là do gan thận suy yếu.

Nguyên tắc điều trị thoái hóa khớp gối trong Đông y nhằm giúp lưu thông khí huyết, đưa tà khí ra khỏi cơ thể đồng thời bồi bổ can thận, hạn chế bệnh tái phát. Một số bài thuốc Đông y thường áp dụng để điều trị bệnh thoái hóa khớp như sau:

  • Bài thuốc 1: 12g mỗi vị độc hoạt, sinh địa, đảng sâm, đương quy, ngưu tất và đỗ trọng, 4g mỗi vị tế tân, quế chi và cam thảo, 10g mỗi vị phòng phong, phục linh và bạch thược, 8g mỗi vị tần giao và xuyên khung, 16g tang ký sinh. Các nguyên liệu mang sắc lấy nước và uống đều đặn mỗi ngày.
  • Bài thuốc 2: 10g mỗi vị thiên niên kiệu và lá lốt, 12g hà thủ ô, mắc cỡ và sinh địa, 16g mỗi vị cỏ xước và thổ phục linh. Sắc lấy nước và uống nhiều lần trong ngày. 

Bài thuốc Đông y điều trị bệnh thoái hóa khớp thường cần một thời gian dài mới phát huy tác dụng, do vậy bệnh nhân cần uống thuốc đều đặn mỗi ngày. Để an toàn khi điều trị, bệnh nhân cần đến phòng khám Đông y thăm khám và bốc thuốc theo đúng tình trạng bệnh. 

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà

Đối với tình trạng bệnh thoái hóa khớp ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể điều trị bằng các mẹo dân gian tại nhà. Cách này thường được nhiều người áp dụng vì tiết kiệm chi phí, an toàn và nguồn nguyên liệu dễ tìm. Người bệnh có thể điều trị bằng các loại thuốc như sau:

  • Lá lốt: Có chứa nhiều dưỡng chất có dược tính cao giúp giảm tình trạng sưng viêm, đau nhức và phục hồi hoạt động xương khớp. Bạn chỉ cần lấy khoảng 200g lá lốt tươi sạch, nấu lấy nước và uống mỗi ngày. Bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm
  • Cây gối hạc: Vị thuốc này có công dụng kích thích quá trình lưu thông khí huyết đến các khớp gối. Từ đó, giúp làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp và nâng cao sức khỏe cho người bệnh. Cách thực hiện: Bạn nấu cây gối hạc cùng với ké đầu ngựa, kim ngân, lá thông rồi chắt lấy nước uống để cải thiện tình trạng bệnh. 
  • Củ nghệ: Nghệ có tác dụng giúp giảm đau, kháng viêm, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và tái tạo sụn khớp. Bạn chỉ cần trộn hỗn hợp bột nghệ với lòng đỏ trứng gà và dầu dừa. Uống một lần mỗi ngày hỗn hợp này để điều trị bệnh. 
Dân gian lưu truyền củ nghệ có khả năng điều trị bệnh thoái hóa khớp hiệu quả
Dân gian lưu truyền củ nghệ có khả năng điều trị bệnh thoái hóa khớp hiệu quả

Các mẹo dân gian điều trị bệnh tại nhà chỉ phát huy tác dụng đối với trường hợp bệnh nhẹ hoặc mới khởi phát. Khi bệnh đã tiến triển nặng, người bệnh cần đến bác sĩ thăm khám và điều trị theo phác đồ. 

Phẫu thuật

Trong những trường hợp bị thoái hóa khớp gối nghiêm trọng và có nguy cơ bại liệt cao, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân. Một số những phương pháp phẫu thuật thoái hóa khớp gối phổ biến như sau:

  • Ghép sụn: Bác sĩ sẽ lấy các mô sụn khỏe mạnh, bình thường ghép vào phần sụn bị tổn thương ở khớp gối. Cách này chỉ được áp dụng cho người trẻ tuổi và có các tổn thương nhỏ.
  • Phẫu thuật nội soi: Phần lót khớp bị tổn thương sẽ được loại bỏ nhằm giảm viêm và tình trạng sưng đau.
  • Cắt bỏ xương: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và cắt bỏ phần xương chày (xương ống chân) hoặc xương đùi để định hình và ổn định lại phần khớp gối. 
  • Thay khớp gối: Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể loại bỏ một phần khớp gối và xương bị tổn thương, sau đó thay thế bằng khớp kim loại và khớp nhựa để phục hồi các chức năng ở khớp.

Các phương pháp hỗ trợ

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp điều trị hỗ trợ ngay tại nhà nhằm giảm bớt các triệu chứng đau nhức và sưng viêm ở khớp gối. Nhìn chung, khi bị thoái hóa khớp, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây:

  • Chườm nóng, chườm lạnh: Phương pháp chườm nóng/lạnh có tác dụng giảm đau và sưng viêm nhanh chóng. Bởi cách này giúp giãn cơ, dây chằng và giảm kích thích lên hệ thống thần kinh gây đau đớn. 
  • Xoa bóp: Khi bị đau nhức, bệnh nhân có thể xoa bóp khớp gối nhẹ nhàng. Cách này sẽ giúp kích thích máu lưu thông đến khớp gối dễ dàng hơn và giảm tình trạng đau nhức. 
Xoa bóp khớp gối giúp giảm tình trạng đau nhức và căng cơ
Xoa bóp khớp gối giúp giảm tình trạng đau nhức và căng cơ
  • Tập vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu đúng cách sẽ hỗ trợ khớp gối phục hồi chức năng và linh hoạt hơn khi vận động. Tuy nhiên, khi tập vật lý trị liệu, bệnh nhân nên có sự hỗ trợ của các chuyên gia để giảm những chấn thương ngoài ý muốn. 
  • Bấm huyệt: Bấm huyệt là phương pháp tác động vào các huyệt đạo có liên quan đến khớp gối nhằm giảm tình trạng nhức mỏi, tê bì. Đây cũng là một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp an toàn mà bạn có thể áp dụng.
  • Sử dụng thiết bị hỗ trợ: Người bệnh có thể sử dụng các thiết bị như mang nẹp, gậy hoặc mang giày chống sốc để hạn chế các tổn thương và cải thiện triệu chứng ở khớp gối. 

Các phương pháp điều trị hỗ trợ có thể được kết hợp song song với việc uống thuốc để bệnh nhanh chóng thuyên giảm. 

Một số lưu ý khi mắc bệnh thoái hóa khớp gối

Khi mắc bệnh thoái hóa khớp gối, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau để bệnh không gây nên những biến chứng trầm trọng cho cơ thể:

  • Hạn chế đi lại quá nhiều, khuân vác vật nặng vì sẽ gây tổn thương nhiều lên khớp gối.
  • Cùng với đó, người bệnh không nên vận động mạnh, mang giày cao gót, đứng lên ngồi xuống đột ngột vì có thể gây tổn thương lên gối. 
  • Tăng cường tập luyện thể thao và vật lý trị liệu để cải thiện tình trạng của khớp gối. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ để áp dụng bài tập cho phù hợp.
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, nước uống có ga, thuốc lá trong quá trình điều trị bệnh.
  • Thư giãn, nghỉ ngơi điều độ, tránh làm việc quá sức gây lo lắng và căng thẳng.
  • Bổ sung các vitamin tốt cho xương khớp thông qua các bữa ăn hàng ngày.
Người bệnh nên bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp mỗi ngày
Người bệnh nên bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp mỗi ngày
  • Thay đổi tư thế, đi đứng ngồi, hạn chế sai tư thế vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến tình trạng của khớp gối.
  • Uống thuốc đúng theo liều lượng quy định của bác sĩ và tái khám đúng hẹn. 

Thông qua những chia sẻ trong bài viết trên, bạn đã hiểu được bệnh thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không cùng một số cách điều trị bệnh hiệu quả. Nếu bạn phát hiện ra triệu chứng của bệnh thì đừng nên lơ là mà hãy đến cơ sở y tế uy tín kiểm tra và điều trị bệnh sớm nhất. Tránh để bệnh diễn biến nặng sang các biến chứng nguy hiểm và rất khó điều trị. 

Đọc ngay:

Câu hỏi thường gặp
Thoái hóa khớp gối có nên tập gym không là vấn đề rất nhiều người bệnh đang rất quan tâm đến. Các chuyên gia cho biết, nếu tập luyện đúng cách không những không gây ảnh hưởng đến sức khỏe hệ xương khớp mà còn hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh. […]
Thoái hóa khớp gối sẽ làm các mô, sụn bảo vệ đầu xương bị bào mòn dần theo thời gian, từ đó gây tổn thương cho các khớp ở gối. Vậy thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không và làm sao cải thiện? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp chi […]
Việc đi bộ có phải là lựa chọn tốt cho những người đang gặp phải tình trạng thoái hóa khớp gối? Đây là một thắc mắc mà nhiều người đang đối diện. Thoái hóa khớp gối là một vấn đề thường gặp, đòi hỏi sự nghiêm túc và kiên nhẫn trong quá trình điều trị. […]
Trong trường hợp các khớp gối bị tổn thương, hư hỏng nặng nề và những phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả như mong muốn, phẫu thuật sẽ được chỉ định. Vậy có nên thay khớp gối nhân tạo không, quy trình thực hiện hiện như thế nào và chi phí […]
Người bị mắc bệnh xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp gối thường bị đau, cứng khớp gây ra các bất tiện trong đời sống sinh hoạt cũng như công việc. Nguyên nhân chủ yếu là do chất nhờn bôi trơn của khớp bị rối loạn, khiến tình trạng này càng trở nên tồi […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *