Tin tức

[Tìm Hiểu] Khớp Gối Thiếu Chất Nhờn Do Đâu Và Cách Cải Thiện Bệnh

Tình trạng khớp gối thiếu chất nhờn hay còn được gọi là hiện tượng khô khớp, biểu hiện cụ thể là những âm thanh lạo xạo, lục cục mỗi khi vận động. Đây là hiện tượng khá phổ biến hiện nay, khiến nhiều người lo lắng, băn khoăn không biết nguyên nhân do đâu và phải làm gì để cải thiện. Trong bài viết phía dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến độc giả một số thông tin cần thiết về căn bệnh này.

Tình trạng khớp gối thiếu chất nhờn là gì?

Khớp gối thiếu chất nhờn là tình trạng khớp không tiết ra các dịch nhờn bôi trơn hoặc lượng dịch này tiết ra quá ít. Khi hoạt động, khớp gối sẽ bị đau và phát ra những âm thanh lục cục, lạo xạo.

Khớp gối thiếu chất nhờn gây ra tình trạng đau nhức và khó khăn khi di chuyển
Khớp gối thiếu chất nhờn gây ra tình trạng đau nhức và khó khăn khi di chuyển

Những đối tượng thường có nguy cơ bị khô khớp gối phải kể đến như:

  • Người cao tuổi.
  • Người làm việc văn phòng, ít vận động và đi lại.
  • Người lao động nặng, thường xuyên khuân vác các vật nặng.
  • Người bị thừa cân, béo phì.
  • Những người mắc các vấn đề về khớp gối như viêm khớp, trật khớp.
  • Người thường xuyên sử dụng rượu, bia, nước có ga gây hại cho sức khỏe.
  • Người có chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu đi các chất có lợi cho xương khớp như canxi, vitamin D, vitamin B1…

Nguyên nhân và biểu hiện của khô khớp gối

Tình trạng khô khớp gối xảy ra với rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể, các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này là:

  • Sụn khớp, xương dưới sụn bị tổn thương: Khi khớp gối bị chấn thương hoặc bị thoái hóa khớp, về lâu dài, xương dưới sụn sẽ mất đi nhiều dịch chất nhờn, khiến khớp bị sần sùi và nứt vỡ. Phần sụn bị khô sẽ tăng ma sát với nhau gây nên cảm giác đau nhức khi di chuyển. 
  • Giảm dịch tiết ở khớp: Tuổi tác càng lớn, xương khớp cũng lão hóa dần khiến cho lượng chất nhờn trong khớp cũng giảm đáng kể. Khi đó, tình trạng đau nhức xương khớp sẽ trầm trọng hơn.
  • Chấn thương: Khi chơi thể thao hoặc gặp tai nạn, khớp gối bị chấn thương. Từ đó, các lớp sụn sẽ bị khô, bào mòn và ảnh hưởng nhiều đến việc sinh hoạt, đi lại hàng ngày. 
  • Môi trường làm việc: Những người thường xuyên lao động nặng nhọc có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến xương khớp cao hơn.
  • Thừa cân, béo phì: Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị thiếu chất nhờn ở khớp gối. Khi bị béo phì, khớp gối phải chịu áp lực lớn để nâng đỡ cơ thể, từ đó, gây ra các bệnh lý liên quan đến xương khớp. 
Chấn thương là nguyên nhân gây nên tình trạng khô khớp gối
Chấn thương là nguyên nhân gây nên tình trạng khô khớp gối

Người bệnh nên cảnh giác với những dấu hiệu sau đây vì chúng là biểu hiện đặc trưng của tình trạng khớp gối thiếu chất nhờn:

  • Khớp gối bị đau nhẹ, đau âm ỉ và đau nhiều hơn khi vận động, đi lại.
  • Khi vận động, lên xuống cầu thang, khớp gối phát ra những tiếng kêu lạo xạo, lục cục. Bệnh càng nặng, các tiếng kêu này càng rõ ràng hơn.
  • Cơn đau khớp xảy ra nhiều hơn vào ban đêm và sáng thức dậy, đặc biệt vào những ngày thời tiết thay đổi đột ngột. 

Khi phát hiện những triệu chứng trên, bạn không nên chủ quan mà cần đến bác sĩ thăm khám và điều trị đúng lúc. Tránh để bệnh tiến triển thành các bệnh lý về khớp trầm trọng. 

Khớp gối thiếu chất nhờn có nguy hiểm không? Tại sao cần bổ sung chất nhờn cho khớp gối?

Có thể thấy, khô khớp gối ngày càng trẻ hóa và rất nhiều người mắc phải. Tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Không những phát ra những tiếng lục cục khi di chuyển, thiếu chất nhờn trong khớp gối còn gây đau nhức khi vận động như co, duỗi khớp gối. Đặc biệt khi ngồi xổm, cảm giác đau ở khớp sẽ trầm trọng hơn. Các cơn đau này sẽ tái phát lại liên tục gây thêm tình trạng sưng viêm ở khớp.

Ở giai đoạn nặng, các chất nhờn trong khớp gối giảm nhanh khiến sụn mòn dần và dễ dẫn đến bệnh thoái hóa khớp. Khi di chuyển, bạn sẽ nghe tiếng lộp cộp giống như xương vỡ vụn bên trong.

Nếu không được điều trị kịp thời, khớp gối sẽ bị hư hỏng nặng khiến dáng đứng không thẳng, làm vẹo xương. Ngoài ra, bệnh khô khớp còn dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như vận động đi lại khó khăn, chân bị mất cảm giác, teo cơ, thậm chí là bại liệt khớp gối. 

Thế nên, duy trì lượng chất nhờn trong khớp gối là rất cần thiết cho các quá trình vận động, sinh hoạt của con người. Từ đó, giúp phòng ngừa và hạn chế các bệnh lý nguy hiểm cho xương khớp và sức khỏe. 

Cách bổ sung chất nhờn cho khớp gối hiệu quả

Điều trị tình trạng thiếu chất nhờn trong khớp gối hiện nay có rất nhiều cách. Phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. 

Dùng thuốc Tây bổ sung chất nhờn

Điều trị khớp gối thiếu chất nhờn bằng thuốc Tây y được nhiều bệnh nhân lựa chọn vì thuốc đạt hiệu quả khá nhanh. Nhìn chung, tình trạng khô khớp gối sẽ được bác sĩ chỉ định uống một số loại thuốc như: 

  • Thuốc chống viêm, giảm đau như Paracetamol, Tramadol, thuốc giảm đau không chứa steroid.
  • Thuốc giúp phục hồi chức năng của khớp giúp chống thoái hóa và tái tạo mô sụn như collagen type 2, chondroitin…

Ngoài việc sử dụng thuốc uống, bệnh nhân mắc bệnh khô khớp gối nặng có thể áp dụng phương pháp tiêm acid hyaluronic nội khớp. Dung dịch này có công dụng tăng chất nhờn trong khớp và giảm ma sát ở các đầu xương.

Bệnh nhân sẽ được tiêm trực tiếp dịch nhờn vào khớp gối và có hiệu quả trong vòng 6 – 12 tháng. Tuy nhiên, chi phí để thực hiện phương pháp tiêm acid hyaluronic khá cao. 

Điều trị khô khớp gối bằng cách tiêm chất nhờn vào khớp
Điều trị khô khớp gối bằng cách tiêm chất nhờn vào khớp

Ngoài ra, khi mắc bệnh, bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc về uống khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn phải tuân thủ liều lượng sử dụng thuốc, không được lạm dụng vì dễ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. 

Đông y điều trị tình trạng khô khớp gối

Theo y học cổ truyền, bệnh xương khớp đều liên quan đến thận và gan. Vì vậy, nguyên tắc điều trị khớp gối thiếu chất nhờn không chỉ chú trọng vào việc giảm đau, tiêu viêm và tái tạo sụn khớp mà còn bổ gan, thận và tăng sức đề kháng cho cơ thể. 

Trong Đông y, có rất nhiều dược liệu thiên nhiên khi kết hợp lại tạo thành các bài thuốc có công dụng phục hồi gan thận và điều trị bệnh xương khớp hiệu quả. Cụ thể, bệnh nhân có thể tham khảo các bài thuốc như sau:

  • Bài thuốc 1: Đỗ trọng, ngưu tất, dây đau xương, hy thiêm, xuyên quy, phòng phong. Bài thuốc có công dụng lưu thông khí huyết và giảm các triệu chứng xương khớp.
  • Bài thuốc 2: Xích đồng, cành sung, nhân trần, tơ hồng xanh, cà gai. Bài thuốc có chức năng bổ thận, lưu thông khí huyết và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Bài thuốc 3: Hạ khô thảo, kim ngân hoa, sài đất, diệp hạ châu, nhân trần, bồ công anh. Bài thuốc có công dụng tăng cường chức năng gan, bài trừ độc tố, tiêu viêm và giảm tình trạng đau nhức xương khớp.
Các bài thuốc Đông y giúp tăng dịch chất nhờn và giảm đau nhức
Các bài thuốc Đông y giúp tăng dịch chất nhờn và giảm đau nhức

Để lựa chọn được bài thuốc Đông y an toàn và phù hợp với tình trạng bệnh, bệnh nhân nên đến bác sĩ y học cổ truyền thăm khám và sử dụng thuốc theo liều lượng quy định. Bên cạnh đó, thuốc Đông y thường phát huy công dụng chậm hơn Tây y nên người bệnh cần phải kiên trì uống thuốc liên tục mỗi ngày mới đạt được kết quả. 

Ngoài ra, bệnh nhân có thể kết hợp điều trị bằng thuốc với các bài tập vật lý trị liệu. Bài tập vật lý trị liệu có tác dụng giảm tình trạng khô khớp, giảm đau sưng viêm và tái tạo mô sụn. 

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp tối ưu nhất chữa bệnh khớp gối thiếu chất nhờn ở giai đoạn nặng. Cách điều trị này thường áp dụng cho người ở tuổi trung niên, khó khăn khi di chuyển hoặc không đạt hiệu quả khi điều trị bệnh bằng thuốc, vật lý trị liệu. 

Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật thay khớp gối cho bệnh nhân để cải thiện chức năng hoạt động như bình thường. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, các vùng khớp lân cận sẽ có nguy cơ thoái hóa hoặc xảy ra biến chứng nhiễm trùng. Do đó, bệnh nhân nên đến bác sĩ kiểm tra từ sớm khi phát hiện dấu hiệu khớp gối bị thiếu chất nhờn để điều trị kịp thời. 

Mẹo dân gian chữa khớp gối thiếu chất nhờn tại nhà

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc Tây, thuốc Đông y, hiện nay dân gian lan truyền rất nhiều cây thuốc tự nhiên có công dụng tăng chất nhờn cho khớp gối hiệu quả. Người bị khô khớp gối có thế tham khảo một số vị thuốc như sau:

  • Cây nho dại (nho rừng): Cây nho rừng có tính bình, vị ngọt, là một loại thảo dược thường dùng để chống viêm, chữa phong thấp, cầm máu. Bên cạnh đó, cây nho rừng còn là một vị thuốc chữa bệnh đau nhức khớp gối hiệu quả và hạn chế khô khớp gối. Người bệnh chỉ cần lấy lá nho rừng, giã nát và đắp lên vùng đầu gối hoặc đun nước và ngâm chân vào. 
  • Cây kê huyết đằng: Cây chứa nhiều hoạt chất có công dụng bổ khí thông huyết, làm mạnh xương cốt… Nhắc đến cây thuốc điều trị khớp gối thiếu chất nhờn, chắc chắn không thể bỏ qua kê huyết đằng. Người bệnh chỉ cần giã nát và đắp lên vùng khớp gối bị bệnh là được. 
  • Đậu bắp: Đậu bắp là thực phẩm có chứa một lượng chất nhầy cung cấp cho khớp gối, đồng thời giúp giảm cơn đau nhức và tiếng kêu ở khớp mỗi khi di chuyển. Người bệnh có thể uống đậu bắp ngâm trong nước nóng mỗi ngày để điều trị bệnh. 
Đậu bắp là thực phẩm giúp tăng dịch tiết chất nhờn cho khớp gối
Đậu bắp là thực phẩm giúp tăng dịch tiết chất nhờn cho khớp gối

Thực tế, có rất nhiều cây thuốc thiên nhiên có công dụng chữa bệnh khớp gối thiếu chất nhờn. Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ thích hợp điều trị cho bệnh ở mức độ nhẹ hoặc mới khởi phát. Nếu bệnh đã diễn biến nặng, người bệnh nên đến bác sĩ điều trị bằng các phương pháp y học. 

Khớp gối thiếu chất nhờn nên ăn gì để bổ sung?

Chế độ ăn uống mỗi ngày cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc điều trị khớp gối thiếu chất nhờn. Theo các chuyên gia, có rất nhiều thực phẩm rất tốt cho khớp gối mà bạn có thể bổ sung hàng ngày, chẳng hạn như:

  • Thực phẩm chứa nhiều omega 3: Omega 3 là một dưỡng chất giúp tăng dịch chất nhờn hiệu quả ở khớp gối, từ đó, giúp hạn chế tình trạng đau nhức và thoái hóa khớp. Bạn có thể tìm thấy hàm lượng omega 3 cao trong cá hồi, cá thu, bơ, lạc…
  • Rau cải có màu xanh đậm: Nhiều nghiên cứu cho thấy các loại rau cung cấp một lượng vitamin K và canxi dồi dào. Các chất này rất tốt cho cấu trúc của xương khớp và cải thiện bệnh thoái hóa khớp gối. Do đó, bạn nên bổ sung nhiều loại rau như cải xoăn, cải thìa, bắp cải… vào bữa ăn hàng ngày của mình. 
  • Các loại ngũ cốc: Ngũ cốc là nhóm thực phẩm giàu năng lượng nhưng ít chất béo và cung cấp nhiều vitamin cần thiết làm chậm quá trình lão hóa khớp. Một số loại ngũ cốc có lợi mà bạn nên bổ sung như yến mạch, mè, lúa mì, đậu nành…
Lúa mì, hạt óc chó, yến mạch có công dụng giảm đau khớp hiệu quả
Lúa mì, hạt óc chó, yến mạch có công dụng giảm đau khớp hiệu quả
  • Nước cam: Nước cam là một loại đồ ăn có nhiều lợi ích tuyệt vời cho xương khớp. Vitamin C trong nước cam có công dụng chống viêm, giảm đau và ngăn ngừa hiện tượng thoái hóa khớp. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung vitamin C cho cơ thể từ quả bưởi, dâu, ớt chuông…

Bên cạnh bổ sung những thực phẩm có lợi cho khớp gối, bệnh nhân cũng nên lưu ý kiêng cữ những thực phẩm khiến tình trạng thiếu chất nhờn trong khớp gối trở nên trầm trọng hơn. 

  • Nội tạng động vật: Ăn nhiều nội tạng động vật khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh gout và làm lượng dịch chất nhờn trong khớp gối giảm đi. Do đó, người bệnh mắc bệnh khô khớp gối nên hạn chế ăn các loại thực phẩm này.
  • Thực phẩm nhiều muối lên men: Người mắc bệnh khô khớp gối nói riêng và mắc bệnh xương khớp nói chung nên hạn chế ăn các loại thực phẩm được lên men, ngâm muối chua như cà pháo ngâm, hành muối, kim chi… 
Người bị đau khớp gối nên hạn chế ăn các thực phẩm lên men, muối chua
Người bị đau khớp gối nên hạn chế ăn các thực phẩm lên men, muối chua
  • Đồ uống chứa chất kích thích, có cồn: Các loại đồ uống có cồn sẽ bào mòn xương khớp của bạn và khiến lượng dịch khớp sản sinh ra ít hơn. Do đó, khi mắc bệnh khô khớp gối, bạn nên hạn chế uống rượu bia, cà phê…

Lưu ý khi bị khô khớp gối

Tình trạng khô khớp gối nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh. Vì thế, bên cạnh việc điều trị bằng các phương pháp trên, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Duy trì mức cân nặng hợp lý, hạn chế thừa cân và béo phì.
  • Tập luyện các bài tập thể thao nhẹ nhàng tại nhà giúp xương khớp linh hoạt và phòng ngừa bệnh tật.
  • Không nên vận động quá mạnh, khuân vác nặng khiến khớp gối bị tổn thương.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý, bổ sung đầy đủ những chất cần thiết cho xương khớp như canxi, vitamin D, vitamin K…
  • Không nên ăn các loại thực phẩm quá mặn, cay, nóng, chứa nhiều dầu mỡ hoặc thức ăn nhanh.
  • Không nên ngồi quá lâu một chỗ mà nên vận động đi lại, thay đổi tư thế.
  • Xoa bóp khớp gối mỗi ngày để máu huyết lưu thông đều đặn.
  • Hạn chế căng thẳng, lo âu và làm việc quá sức.
  • Uống đủ nước mỗi ngày và uống nước trái cây để xương khớp chắc khỏe.
  • Kiểm tra sức khỏe xương khớp định kỳ để kịp thời phát hiện những bệnh tiềm ẩn trong cơ thể. 

Thông qua những chia sẻ trong bài viết trên, bạn đã biết được nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị khớp gối thiếu chất nhờn hiệu quả. Khi tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài, bệnh nhân phải đến ngay bác sĩ thăm khám và điều trị. 

ArrayArray
Câu hỏi thường gặp
Thoái hóa khớp gối sẽ làm các mô, sụn bảo vệ đầu xương bị bào mòn dần theo thời gian, từ đó gây tổn thương cho các khớp ở gối. Vậy thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không và làm sao cải thiện? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp chi […]
Người bị mắc bệnh xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp gối thường bị đau, cứng khớp gây ra các bất tiện trong đời sống sinh hoạt cũng như công việc. Nguyên nhân chủ yếu là do chất nhờn bôi trơn của khớp bị rối loạn, khiến tình trạng này càng trở nên tồi […]
Trong trường hợp các khớp gối bị tổn thương, hư hỏng nặng nề và những phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả như mong muốn, phẫu thuật sẽ được chỉ định. Vậy có nên thay khớp gối nhân tạo không, quy trình thực hiện hiện như thế nào và chi phí […]
Thoái hóa khớp gối có nên tập gym không là vấn đề rất nhiều người bệnh đang rất quan tâm đến. Các chuyên gia cho biết, nếu tập luyện đúng cách không những không gây ảnh hưởng đến sức khỏe hệ xương khớp mà còn hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh. […]
Việc đi bộ có phải là lựa chọn tốt cho những người đang gặp phải tình trạng thoái hóa khớp gối? Đây là một thắc mắc mà nhiều người đang đối diện. Thoái hóa khớp gối là một vấn đề thường gặp, đòi hỏi sự nghiêm túc và kiên nhẫn trong quá trình điều trị. […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *