Đầu Gối Đau Khi Co Duỗi Do Đâu? Cách Điều Trị
Thông thường đầu gối đau khi co duỗi thường do nguyên nhân chấn thương khi chơi thể thao, hoặc lao động, tai nạn,… Tuy nhiên, điều này cũng có thể xảy ra khi bạn mắc các bệnh liên quan đến viêm khớp, thoái hóa khớp. Để giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn, chúng tôi đã tổng hợp lại những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.
Đầu gối đau khi co duỗi là biểu hiện của bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Đầu gối đau khi co duỗi chân là căn bệnh mà nhiều người hay gặp phải hiện nay. Đau đầu gối có thể xuất phát từ chấn thương làm đứt dây chằng hoặc rách sụn.
Bệnh gây ra cho bệnh nhân những cơn đau buốt tại đầu gối, làm suy giảm chức năng di chuyển, đi lại. Bên cạnh đó, một số căn bệnh liên quan như bệnh gout, viêm khớp… cũng có thể gây ra tình trạng đau đầu gối khi co duỗi chân.
Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, nếu không có sự phát hiện kịp thời và liệu trình điều trị đúng cách, thì bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Nguy hiểm hơn, đau đầu gối có khả năng biến chứng sang bệnh viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, thậm chí là teo chi bại liệt. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc phục hồi chức năng sau này của bệnh nhân.
Hiện nay, đau đầu gối khi co duỗi chân đang có xu hướng trẻ hóa ở độ tuổi từ 22 – 45 tuổi, do ảnh hưởng từ thói quen ăn uống, sinh hoạt và lười vận động.
Nguyên nhân của đau đầu gối khi co duỗi chân
Đầu gối đau khi co duỗi chân thường xuyên xảy ra với tần suất đều đặn nhưng người bệnh thường hay chủ quan và thờ ơ. Vậy để điều trị dứt điểm, chúng ta cần đi tìm hiểu đâu là nguyên nhân và triệu chứng của căn bệnh này?
Tình trạng đầu gối đau khi co duỗi chân khởi phát với nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như sau:
Thoái hóa xương khớp, loãng xương, viêm khớp gối
Một trong những nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do thoái hóa xương khớp, loãng xương, viêm khớp… Nguyên nhân này thường gặp ở các bệnh nhân lớn tuổi, khi phần sụn khớp gối bị bào mòn và mất đi theo năm tháng.
Bởi lớp sụn có chức năng quan trọng là bôi trơn đầu gối giúp hai đầu xương chuyển động linh hoạt, không va chạm vào nhau. Khi lớp sụn bị ăn mòn, hai đầu xương sẽ cọ xát nhiều hơn mỗi khi cử động và gây đau đầu gối khi co duỗi chân.
Đầu gối đau khi co duỗi chân do chấn thương
Nguyên nhân thứ hai gây ra hiện tượng đầu gối đau khi co duỗi chân là tình trạng chấn thương ở chân. Điều này xuất hiện do bệnh nhân gặp phải các tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp, vận động thể thao quá mức…
Người bệnh gặp các chấn thương từ nhẹ đến nghiêm trọng chẳng hạn như rách dây chằng, rách sụn chêm đầu gối, gãy xương bánh chè.
Nếu không được điều trị đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh có thể sẽ gặp các biến chứng đau nhức khi co duỗi chân, gập chân. Đặc biệt khi điều kiện khí hậu thời tiết thay đổi đột ngột có thể gây ra sưng khớp gối, tê nhức, đau dữ đội.
Thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng hằng ngày
Theo các công trình nghiên cứu khoa học gần đây, tốc độ trẻ hóa của bệnh đau đầu gối đang có xu hướng tăng cao ở lứa tuổi thanh niên, người đang trong độ tuổi lao động từ 22 – 40 tuổi.
Một trong những nguyên nhân chính gây ra là do thói quen sinh hoạt chẳng hạn như lười vận động, luyện tập thể dục thể thao. Hay do đặc thù công việc khi phải hoạt động chân quá lâu trong một tư thế nhất định hoặc ngồi sai tư thế.
Ngoài ra, các món ăn nhanh như pizza, xúc xích, gà rán, nước uống có ga… dễ gây ra tình trạng béo phì, thừa cân. Từ đó trọng lượng cơ thể sẽ tập trung dồn lên hai đầu gối, lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng lớp sụn khớp bị bào mòn gây đau nhức khi đầu gối co duỗi hay gập lúc di chuyển.
Bên cạnh đó, chế độ ăn không đủ chất, thiếu canxi, stress công việc, sử dụng thường xuyên thuốc lá, rượu bia cũng là một trong những tác động làm ảnh hưởng đến các vấn đề về xương khớp.
Triệu chứng của bệnh
Những triệu chứng thường gặp của bệnh đầu gối đau khi co duỗi chân:
- Đầu gối kêu lục khục mỗi khi vận động, co duỗi khớp, đi lên xuống cầu thang hoặc khi quỳ gối, ngồi xổm. Hiện tượng chỉ giảm đau khi nghỉ ngơi, không hoạt động.
- Xuất hiện tình trạng cứng khớp, khó cử động khi ngồi bất động lâu trong một tư thế, thời tiết thay đổi bất thường.
- Khớp gối sưng to, tấy đỏ do viêm, nhiễm trùng tràn dịch khớp gối.
Điều trị đầu gối đau khi co duỗi như thế nào?
Đầu gối đau khi co duỗi chân khiến bệnh nhân gặp khá nhiều sự bất tiện trong hoạt động đời sống hằng ngày. Cơn đau có thể kéo dài theo từng cơn nếu người bệnh không phát hiện nhanh chóng và kịp thời chữa trị dứt điểm.
Tuy nhiên, tùy vào nguyên nhân cũng như triệu chứng bệnh mà mỗi bệnh nhân có pháp đồ điều trị riêng biệt. Với những trường hợp được bác sĩ chỉ định nhẹ có thể uống thuốc kết hợp với điều trị tại gia, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn các phương pháp chữa bệnh đông y, bấm huyệt, các mẹo dân gian. Trong những trường hợp xấu nhất, bệnh diễn biến nghiêm trọng sẽ được bác sĩ chỉ định tiến hành phẫu thuật điều trị kịp thời.
Cách trị đầu gối đau tại nhà
Khi phát hiện sớm các triệu chứng đầu gối đau do co duỗi chân, được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà.
- Xoa bóp, bấm huyệt: Thông thường người bệnh sẽ sử dụng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt để điều trị những cơn đau. Các động tác xoa bóp và bấm huyệt được thực hiện kéo dài liên tục trong 1 giờ đồng hồ. Công dụng của phương pháp này giúp giải tỏa sự chèn ép, dịu nhanh cơn đau để bệnh nhân dễ dàng di chuyển và vận động bình thường.
- Chườm nóng và chườm lạnh: Phương pháp này giúp làm dịu những cơn đau tê buốt, giảm sưng viêm. Bệnh nhân có thể sử dụng túi chườm nóng hoặc túi chườm lạnh đắp trực tiếp vào vùng đầu gối bị đau khi co duỗi.
- Tập vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu thường là phương pháp điều trị xương khớp hiệu quả. Bệnh nhân nên tập một vài động tác nhẹ giúp kích thích khớp gối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Nếu bệnh có những biến chứng trở nặng hơn, bạn nên nhanh chóng đi thăm khám tại các bệnh viện có bác sĩ chuyên điều trị về xương khớp, để tiến hành chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh đau khớp gối khi co duỗi
Bên cạnh phương pháp xoa bóp, bấm huyệt, bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau và kháng viêm kết hợp. Các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc dạng xịt, thoa, gel hoặc dán để giảm các cơn đau.
Những loại thuốc này thường gồm các thành phần như menthol, salicylate, capsaicin hoặc có thể kết hợp các loại thuốc với nhau.
- Thuốc Inflapain (dạng viên nang mềm, gel bôi): Một dòng sản phẩm chuyên biệt chăm sóc sụn khớp với công nghệ tiên tiến. Inflapain chứa đầy đủ các hoạt chất curcumin, gừng, glucosamine, chondroitin và có tác dụng toàn diện trong điều trị và phòng ngừa đau, viêm khớp gối hiệu quả.
- Thuốc Glucosamine: Chứa hoạt chất amino-monosaccharide có chức năng tổng hợp proteoglycan và tế bào ở sụn. Thuốc có công dụng giảm đau nhức và phục hồi chức năng xương khớp.
- Thuốc Corticoid: Là hoạt chất tổng hợp có tác dụng tương tự hormone cortisone được tuyến thượng thận bài tiết. Thuốc này được bào chế ở dạng như thuốc bôi ngoài, dạng uống và dạng tiêm.
- Thuốc Chondroitin: Giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp chất nhầy được màng bao hoạt dịch sản sinh. Thuốc có có chức năng giảm ma sát và áp lực lên mô sụn.
Với những gợi ý về các loại thuốc điều trị trên, bạn nên tham khảo ý kiến của bạn sĩ để lựa chọn ra loại thuốc thích hợp nhất. Nếu trong quá trình khi dùng thuốc gặp những biến chứng bất thường bạn nên cần ngưng thuốc ngay và thông báo với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Đông y trị bệnh đầu gối đau khi co duỗi
Ngoài điều trị bằng thuốc tây y, người bệnh cũng có thể chữa trị với các phương thuốc đông y khi kết hợp các vị thuốc lại mang những hiệu quả vượt trội.
Một lưu ý khi sử dụng các bài thuốc đông y là bệnh nhân nên tuân thủ đúng các yêu cầu của bác sĩ, tránh tình trạng gia giảm, thêm bớt các thành phần, dẫn nên những hậu quả không mong muốn.
- Bài thuốc 1: Vị thuốc gồm sinh địa, đảng sâm, cây quế chi, cam thảo, sen tàu, tần giao, bạch thược, ngưu tất, phòng phong, độc hoạt, đương quy, cây phục linh. Các vị thuốc sắc cho vào ấm, đun sôi dung hằng ngày để mang lại hiệu quả.
- Bài thuốc 2: Vị thuốc bao gồm thiên niên kiện, cây lá lốt, hà thủ ô, mắc cỡ, đảng sâm, cây cỏ xước, quế chi. Tương tự như trên, bạn nên sắc thuốc cho vào ấm, đun sôi, để nguội dùng uống hằng ngày.
Để an toàn khi sử dụng, bệnh nhân nên đến bác sĩ y học cổ truyền thăm khám và điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ. Khi uống thuốc Đông y, bệnh nhân phải kiên trì uống thuốc trong một thời gian dài thì bệnh mới thuyên giảm.
Mẹo dân gian chữa bệnh đau đầu gối khi co duỗi
Hiện nay việc dùng thuốc giảm đau trong quá trình điều trị đầu gối đau khi co duỗi chân gây nhiều phản ứng phụ như nhờn thuốc, kháng thuốc. Do vậy, khi điều trị bệnh đau đầu gối nhiều người đã tìm tới những kinh nghiệm dân gian chữa đau đầu gối hiệu quả.
- Chườm nóng bằng muối ngải cứu: Ngải cứu có thể giảm đau tốt, muối hạt to có công dụng giữ nhiệt tốt. Bạn rang nóng hai nguyên liệu này và cho vào túi vải và chườm nóng lên vùng đầu gối sẽ giúp giảm cơn đau cực nhanh.
- Hạt cải bẹ trắng và muối: Hạt cải bẹ trắng giã với muối hạt to rồi đắp vào vùng bị đau đầu gối để vậy ngủ qua đêm, thực hiện vài lần sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt.
- Hỗn hợp nghệ tươi và phèn chua: Giã nát nghệ và phèn chua trộn hỗn hợp sánh đặc đắp vào chỗ bị đau 2 lần/ngày giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả.
- Lá mướp và muối: Giã nát lá mướp với muối đắp lên vùng đầu gối bị đau nhức và để khoảng 20 phút. Cách này có thể giúp điều trị bệnh xương khớp hiệu quả.
Lưu ý mẹo dân gian điều trị bệnh tại nhà chỉ có công dụng giúp giảm các triệu chứng và thích hợp điều trị bệnh ở mức độ nhẹ. Khi bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân nên đến bác sĩ thăm khám.
Lưu ý khi điều trị bệnh và biện pháp chăm sóc tại nhà
Đầu gối đau khi co duỗi chân chỉ được điều trị tận gốc khi bạn phát hiện sớm và có phác đồ điều trị khoa học từ các bác sĩ chuyên ngành. Bên cạnh đó bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề trong khi điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân:
- Bệnh nhân nên thăm khám sức khỏe định kỳ tại các bệnh viện chuyên ngành xương khớp.
- Thông báo ngay với bác sĩ điều trị những thành phần, loại thuốc gây dị ứng với cơ địa bệnh nhân.
- Đối với các bệnh nhân là phụ nữ đang mang thai, phụ nữ cho con bú nên thông báo và cẩn thận khi sử dụng thuốc trong quá trình điều trị.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung các loại vitamin C, D, canxi như bưởi, cam, quýt, xoài… Các loại thực phẩm chứa acid béo omega-3 như cá thu, cá hồi, cá trích… Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, các chất chứa cồn như rượu bia, hay các loại nước như soda, cà phê…
- Xây dựng lối sống khoa học, kiểm soát và duy trì cân nặng hợp lý. Ngủ đủ giấc, không nên thức khuya dậy muộn, hạn chế stress, áp lực từ công việc, xã hội.
- Xây dựng thói quen luyện tập, rèn luyện nâng cao sức khỏe. Với các bệnh nhân nên kiên trì luyện tập các bài tập phục hồi chức năng xương khớp. Kết hợp đi bộ vận động nhẹ nhàng, không quá sức.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc trôi nổi trên thị trường hoặc tin vào các lời đồn thổi chữa bệnh không có kiểm chứng khoa học xác thực.
- Nếu cơn đau xảy ra bạn có thể sử dụng ngay các biện pháp xoa bóp, bấm huyệt, chườm nóng lạnh. Đồng thời áp dụng các phương pháp ngồi thiền, tập yoga để nâng cao sức đề kháng và dẻo dai cho cơ thể.
Thông qua những chia sẻ trong bài viết trên, bạn đã có thêm kiến thức về tình trạng đầu gối đau khi co duỗi cũng như những phương pháp điều trị bệnh thích hợp. Do đó, khi phát hiện triệu chứng, người bệnh không nên chủ quan mà cần đến bác sĩ thăm khám sớm nhất.
ArrayArrayĐừng bỏ qua:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!