Thuốc chữa

Thoái Hóa Khớp Gối Nên Uống Thuốc Gì? Top 10 Cái Tên Tốt Nhất

Tình trạng thoái hóa khớp gối không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn làm giảm khả năng vận động, sinh hoạt của người bệnh. Trong trường hợp này, dùng thuốc sẽ là cách điều trị phổ biến nhất, cho hiệu quả nhanh và dễ thực hiện, tuy nhiên không phải loại thuốc nào cũng đảm bảo an toàn. Vậy thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì? Dưới đây là gợi ý 10 sản phẩm hiệu quả, được bác sĩ khuyên dùng.

Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì? – 10 loại thuốc tốt nhất

Thoái hóa khớp là tình trạng viêm nhiễm, tổn thương các mô sụn, dây chằng và các mô mềm bao quanh khớp tại gối. Khi đó, biểu hiện đặc trưng của người bệnh là những cơn đau nhức dữ dội ở đầu gối, diễn tiến lần lượt theo từng giai đoạn.

Bệnh nếu được phát hiện và điều trị sớm hoàn toàn có thể chữa khỏi, không gây biến chứng nguy hiểm. 

“Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì tốt nhất?”
“Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì tốt nhất?”

Vấn đề đặt ra là “Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì?”. Chỉ định dùng thuốc ở người bệnh là phương pháp điều trị phổ biến, giúp cải thiện các cơn đau và ngăn ngừa bệnh diễn tiến nghiêm trọng và gây biến chứng. 

Dưới đây là một vài loại thuốc phổ biến và đang được sử dụng hiệu quả hiện nay, người bệnh có thể tham khảo.  

Paracetamol

“Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì?”. – Thuốc giảm đau là một trong các loại được chỉ định đầu tiên, có tác dụng giảm nhanh các cơn đau nhức, khó chịu. 

Paracetamol là loại thuốc giảm đau thuộc nhóm NSAID (nhóm thuốc không kê đơn). 

Cơ chế hoạt động của thuốc này là ức chế enzym cyclooxygenase (COX) – enzyme quan trọng ở hệ thần kinh trung ương đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp chất trung gian gây đau prostaglandin. 

Paracetamol - nhóm thuốc giảm đau điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả
Paracetamol – nhóm thuốc giảm đau điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả

Paracetamol có thể sử dụng cho mọi đối tượng kể cả người già (nếu dùng ở liều điều trị). Tuy nhiên, cần lưu ý không dùng thuốc này cho các trường hợp:

  • Người bệnh có nguy cơ mắc các bệnh lý về gan, thận, tim và phổi
  • Người bệnh có biểu hiện thiếu máu
  • Người bệnh bị thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase
  • Người có mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc

Nếu dùng thuốc này không đúng chỉ định và liều lượng cho từng độ tuổi cụ thể, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ sau:

  • Rối loạn tiêu hóa, ăn uống không ngon miệng
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Dạ dày bị co thắt và gây đau
  • Mồ hôi tiết nhiều
  • Người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ
  • Nước tiểu và phân có màu sẫm

Trong các trường hợp gặp dấu hiệu bất thường, tốt nhất người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời

Naproxen

Naproxen thuộc nhóm thuốc kháng viêm thường được kê cho người bệnh bị thoái hóa khớp gối. Với hoạt chất chính là Naproxen, thuốc được chỉ định sử dụng trong các trường hợp: Viêm khớp; viêm bao hoạt dịch; viêm gân; hỗ trợ điều trị một số tình trạng bệnh Gout;…

Naproxen - thuốc trị thoái hóa khớp gối
Naproxen – thuốc trị thoái hóa khớp gối

Liều dùng:

Thuốc Naproxen có nhiều dạng và hàm lượng khác nhau. Tùy mức độ và lứa tuổi của người bệnh để sử dụng với liều lượng thích hợp, cụ thể như sau:

  • Liều cho người lớn: Ở dạng giải phóng nhanh, dùng 500-1000mg/ngày chia 2 lần. Ở dạng giải phóng chậm, dùng 375-500 mg/ngày chia 2 lần
  • Liều cho đối tượng 2-17 tuổi: Tùy theo cân nặng để uống với liều lượng thích hợp, cụ thể là 5mg/kg, chia 2 lần/ngày. Dùng tối đa không quá 1000mg/ngày

Chống chỉ định:

  • Đối tượng người bệnh có mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc (bao gồm cả tá dược, chất phụ gia liên quan)
  • Đối tượng có các dấu hiệu bệnh về gan, thận, tim
  • Đối tượng bị cao huyết áp, máu đông
  • Đối tượng có tình trạng viêm loét trực tràng, dạ dày – tá tràng
  • Trẻ em dưới 2 tuổi và phụ nữ mang thai, đang cho con bú cũng được khuyến cáo không dùng loại thuốc này

Tác dụng phụ có thể gặp phải:

  • Rối loạn tiêu hóa gây đau bụng, táo bón
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Ợ nóng, cảm giác chán ăn, ăn uống không ngon miệng
  • Chóng mặt và buồn ngủ
  • Tăng huyết áp, đau ngực, khó thở (tác dụng phụ nghiêm trọng)

Nếu tác dụng phụ của người bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được xử lý và điều trị kịp thời. Người bệnh dùng thuốc theo chỉ định về liều lượng của bác sĩ chuyên khoa.

Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì? – Thuốc Meloxicam

Meloxicam – loại thuốc thuộc nhóm kháng viêm, giảm đau được chỉ định cho các trường hợp thoái hóa khớp gối. Thuốc này có các dạng bào chế chủ yếu như dạng tiêm, dạng đặt trực tràng hoặc dạng uống. 

Meloxicam - giải pháp cho “Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì?”
Meloxicam – giải pháp cho “Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì?”

Thông thường người bệnh sử dụng dạng uống hoặc đặt trực tràng cho các trường hợp: viêm khớp mãn tính, viêm khớp ở thanh thiếu niên, viêm cột sống dính khớp;…Dạng tiêm kê ngắn ngày trong trường hợp bệnh nặng và có các cơn đau cấp (đau khớp)

Thuốc chống chỉ định với các nhóm đối tượng:

  • Người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Người có vấn đề về dạ dày: viêm loét dạ dày – tá tràng; chảy máu dạ dày;….
  • Người có tiền sử mắc chứng viêm trực tràng, xuất huyết trực tràng
  • Người có vấn đề về gan, thận
  • Đối tượng phụ nữ có thai và cho con bú

Tác dụng phụ có thể gặp phải:

  • Rối loạn tiêu hóa gây đau bụng, táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi
  • Gây thiếu máu, giảm lượng bạch cầu, tiểu cầu
  • Nổi mề đay, mẩn ngứa ngoài da
  • Người bệnh có dấu hiệu tương tự cúm, ho, viêm hầu họng
  • Đau cơ, đau đầu, đánh trống ngực, đỏ mặt
  • Men gan tăng nhẹ

Thuốc giảm đau gây nghiện (opioid)

“Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì?” – Thuốc giảm đau gây nghiện (opioid) được sử dụng trong điều trị triệu chứng đau nhức khớp gối gây ra. Thuốc được dùng cho người bệnh ở giai đoạn đau trung bình hoặc nặng. 

Nhược điểm lớn nhất của nhóm thuốc này là có khả năng gây nghiện. Do đó, đây là nhóm phải kiểm soát đặc biệt nên người bệnh phải đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Dùng nhóm thuốc giảm đau gây nghiện cần có sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ
Dùng nhóm thuốc giảm đau gây nghiện cần có sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ

Loại thuốc giảm đau gây nghiện dùng phổ biến hiện nay là Tramadol. Thuốc được chỉ định dùng kết hợp với thuốc giảm đau Paracetamol không gây nghiện để tăng hiệu quả điều trị.

Nếu tình trạng bệnh không cải thiện, bác sĩ có thể đổi sang các thuốc có hoạt lực mạnh hơn như Morphin, Pethidin,…Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần lưu ý các tác dụng phụ sau như: chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, lo âu, mệt mỏi,…

Nhóm thuốc giảm đau gây nghiện chống chỉ định trong các trường hợp:

  • Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần hoạt chất và tá dược của thuốc
  • Người bệnh bị ngộ độc rượu
  • Người bệnh bị suy hô hấp cấp
  • Người bệnh đang sử dụng nhóm thuốc ức chế monoamine oxidase
  • Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ

Nhìn chung, tuy thuốc giảm đau gây nghiện opioid kiểm soát các cơn đau nhức hiệu quả nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng, gây nghiện nguy hiểm. Cụ thể, nghiện opioid đặc trưng bởi  sự buồn bã, lo âu, trụy tim mạch, mê sảng, giãn đồng tử,….

Thuốc chống thấp khớp

“Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì?”. Bác sĩ thường kê cho người bệnh một số loại thuốc chống thấp khớp để điều trị tình trạng thoái hóa khớp hoặc một số rối loạn tự miễn khác. 

Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế men dihydrofolate reductase đóng vai trò quan trọng trong quá trình biến đổi acid folic thành dạng tetrahydrofolate.

Với bệnh lý xương khớp, thuốc được chỉ định với mục đích bảo vệ phần mô sụn khớp khỏe mạnh, ngăn ngừa thoái hóa khớp diễn tiến nghiêm trọng. Bác sĩ thường chỉ định kết hợp với thuốc giảm đau NSAID để cải thiện hoàn toàn tình trạng thoái hóa khớp. 

Tuy nhiên, không sử dụng nhóm thuốc chống thấp khớp cho các đối tượng:

  • Người có dấu hiệu của bệnh gan, thận
  • Người bệnh bị suy dinh dưỡng, cơ thể suy nhược
  • Người bệnh có các bệnh lý nền về máu như: Giảm tiểu cầu, thiếu máu, suy giảm lượng bạch cầu
  • Phụ nữ có thai và trẻ nhỏ cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc

Nếu sử dụng quá liều hoặc không theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ: nổi mề đay, mẩn ngứa ngoài da, rối loạn kinh nguyệt, nhìn mờ, đau đầu,…Khi đó, người bệnh cần phải thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng xử lý kịp thời.

Thuốc Diacerein

Diacerein là thuốc nhóm anthraquinone, thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý như thoái hóa khớp, viêm khớp gối mãn tính. Trong thời gian đầu, người bệnh nên sử dụng kết hợp với thuốc giảm đau để cho hiệu quả giảm triệu chứng nhanh chóng.

Diacerein - thuốc trị thoái hóa khớp gối hiệu quả
Diacerein – thuốc trị thoái hóa khớp gối hiệu quả

Cần thận trọng khi dùng nhóm thuốc này cho các đối tượng sau:

  • Phụ nữ có thai và đang nuôi con bằng sữa mẹ
  • Người có tiền sử mắc các bệnh lý về gan, thận
  • Người thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa hoặc mắc các bệnh lý về đường ruột

Trong quá trình điều trị, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn, cụ thể như sau:

  • Bị rối loạn tiêu hóa, cảm giác khó chịu và xuất hiện các cơn đau dạ dày 
  • Chóng mặt, buồn nôn và nôn mửa
  • Xuất hiện các dấu hiệu của bệnh vàng da, vàng mắt
  • Nồng độ men gan tăng cao
  • Có các phản ứng dị ứng ngoài da

Diacerein là loại thuốc tác dụng chậm cần thời gian điều trị kéo dài do đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ. Người bệnh cần lưu ý sử dụng theo đúng phác đồ và hướng dẫn điều trị của bác sĩ. 

Thuốc Chondroitin

“Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì?” Thuốc Chondroitin cũng thường được kê cho người bệnh có biểu hiện thoái hóa khớp. Chất Chondroitin nói chung là chất tìm thấy trong các mô của cơ thể, có tác dụng ổn định, tái tạo và làm chậm quá trình tạo áp lực lên các mô khớp. 

Ngoài tác dụng điều trị bệnh xương khớp, người bệnh còn có thể sử dụng loại thuốc này như cách để phòng chống ung thư hoặc các bệnh lý về mắt. Người bệnh sử dụng thuốc này với liều cụ thể như sau: 200-400g/lần và uống 2-3 lần/ngày.

Cần thận trọng khi dùng thuốc cho các đối tượng:

  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú
  • Người đang sử dụng các nhóm thuốc đông máu, thuốc NSAID, nhóm thuốc salicylat
  • Người mắc hen suyễn
  • Người có tiền sử mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc

Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ như: phản ứng dị ứng trên da; phù nề mi mắt; phù chi; rối loạn tiêu hóa; rụng tóc; đau dạ dày;….

Glucosamine – thực phẩm bảo vệ sức khỏe tốt cho khớp gối

Người bệnh nên sử dụng kết hợp Glucosamine với thuốc Chondroitin tăng hiệu quả trong điều trị thoái hóa khớp gối. Đây là thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp, phục hồi mô sụn đã hư tổn.

Glucosamine - thực phẩm bảo vệ sức khỏe tốt cho xương khớp
Glucosamine – thực phẩm bảo vệ sức khỏe tốt cho xương khớp

Do đây là thực phẩm bảo vệ sức khỏe nên thường sẽ phải dùng liên tục trong thời Chống chỉ định:

  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ nhỏ, trẻ dưới 18 tuổi tốt nhất không nên sử dụng
  • Không dùng chung với nhóm thuốc trợ tim, thuốc giảm đau Paracetamol, thuốc điều trị tăng lipid máu,….

Tác dụng phụ của thuốc:

  • Rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón)
  • Buồn ngủ, hoa mắt, chóng mặt
  • Ợ nóng, ợ hơi

Nếu các tác dụng phụ không thuyên giảm và có dấu hiệu diễn tiến nặng, người bệnh nên báo ngay với bác sĩ điều trị để có hướng xử lý phù hợp

Thuốc tiêm Hyaluronic acid

“Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì?”. Trong trường hợp bệnh diễn tiến nặng, người bệnh có thể được chỉ định tiêm trực tiếp Hyaluronic acid vào khớp gối.

Khi đó, thuốc có tác dụng hiệu quả trong việc giảm đau, bảo vệ mô sụn khớp và tăng cường sự linh hoạt của khớp gối khi vận động.

Tuy nhiên, do thuốc dùng ở dạng tiêm nên tác dụng của thuốc tương đối mạnh, tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ như sau:

  • Xuất hiện cảm giác đau nhẹ tại vị trí tiêm
  • Người bệnh có khả năng bị phụ thuộc vào thuốc, phải tiêm thường xuyên mới có thể sản sinh dịch khớp
  • Có tình trạng chảy dịch khớp

Nhìn chung, với dạng thuốc tiêm này, người bệnh cần thực hiện tại các cơ sở y tế có chuyên môn về xương khớp. Chỉ sử dụng khi cần thiết và tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ. 

Bị thoái hóa khớp gối nên uống gì trong trường hợp có nhiễm khuẩn? – Thuốc kháng sinh

Thoái hóa khớp gối có nhiễm khuẩn là tình trạng nguy hiểm, nghiêm trọng hơn viêm khớp thông thường. Bên cạnh các cơn đau nhức tại vùng khớp bị thoái hóa, người bệnh còn xuất hiện một số triệu chứng toàn thân như hơi thở có mùi, sốt, giảm thân nhiệt (rét run), môi khô rát,…

Dùng kháng sinh khi có tình trạng nhiễm khuẩn ở vùng khớp gối bị thoái hóa
Dùng kháng sinh khi có tình trạng nhiễm khuẩn ở vùng khớp gối bị thoái hóa

Nếu nghi ngờ người bệnh có dấu hiệu nhiễm khuẩn, bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh làm các xét nghiệm cần thiết, nuôi cấy vi khuẩn xác định nguyên nhân chính gây nhiễm trùng,…

Dựa vào kết quả, người bệnh sẽ được kê kháng sinh với liều phù hợp (dùng trong 4-6 tuần) để điều trị và ngăn ngừa bội nhiễm

Một số loại kháng sinh được kê trong trường hợp này như sau: Vancomycin; Gentamycin; Amikacin; Clindamycin; Oxacillin;… Nếu người bệnh có tiền sử dị ứng với kháng sinh, cần thông báo với bác sĩ điều trị để có hướng thay đổi cho phù hợp.

Lưu ý khi dùng các nhóm thuốc trị thoái hóa khớp gối

Các loại thuốc trên đã giải quyết được vấn đề “Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì tốt?”. Tuy nhiên, trong quá trình, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau để hạn chế tác dụng phụ không mong muốn:

  • Không tự ý dùng thuốc, tốt nhất nên đi khám khi có các biểu hiện của bệnh và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị
  • Nên thông báo với bác sĩ nếu bản thân người bệnh có các bệnh lý nền hoặc đang dùng bất kỳ một loại thuốc nào khác
  • Không lạm dụng các thuốc giảm đau, cải thiện triệu chứng quá liều,….do có thể gây tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe chung của người bệnh
  • Nếu xuất hiện biểu hiện bất thường nào, cần thông báo ngay với bác sĩ để được có hướng xử lý phù hợp
  • Không sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc nếu không có hướng dẫn của bác sĩ
Không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào nếu chưa đi khám xác định mức độ bệnh
Không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào nếu chưa đi khám xác định mức độ bệnh
  • Không áp dụng cùng lúc các phương pháp điều trị bằng Tây y và Đông y
  • Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của người có chuyên môn
  • Thay đổi một số thói quen xấu trong sinh hoạt như lười vận động, ngồi nhiều, dùng đồ uống có cồn, hút thuốc lá,…
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, giữ cân nặng ở mức vừa phải, tránh tạo áp lực nhiều cho khớp gối
  • Nếu dùng thuốc lâu ngày không thấy bệnh thuyên giảm, người bệnh nên đi khám lại và có hướng chuyển sang phương án điều trị khác thích hợp hơn

Bài viết trên đã cung cấp 10 loại thuốc giải quyết vấn đề của người bệnh “Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì?”. Để có hướng dẫn cụ thể trong quá trình điều trị, người bệnh nên đi khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. 

Thông tin hữu ích:

Câu hỏi thường gặp
Người bị mắc bệnh xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp gối thường bị đau, cứng khớp gây ra các bất tiện trong đời sống sinh hoạt cũng như công việc. Nguyên nhân chủ yếu là do chất nhờn bôi trơn của khớp bị rối loạn, khiến tình trạng này càng trở nên tồi […]
Thoái hóa khớp gối có nên tập gym không là vấn đề rất nhiều người bệnh đang rất quan tâm đến. Các chuyên gia cho biết, nếu tập luyện đúng cách không những không gây ảnh hưởng đến sức khỏe hệ xương khớp mà còn hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh. […]
Việc đi bộ có phải là lựa chọn tốt cho những người đang gặp phải tình trạng thoái hóa khớp gối? Đây là một thắc mắc mà nhiều người đang đối diện. Thoái hóa khớp gối là một vấn đề thường gặp, đòi hỏi sự nghiêm túc và kiên nhẫn trong quá trình điều trị. […]
Trong trường hợp các khớp gối bị tổn thương, hư hỏng nặng nề và những phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả như mong muốn, phẫu thuật sẽ được chỉ định. Vậy có nên thay khớp gối nhân tạo không, quy trình thực hiện hiện như thế nào và chi phí […]
Thoái hóa khớp gối sẽ làm các mô, sụn bảo vệ đầu xương bị bào mòn dần theo thời gian, từ đó gây tổn thương cho các khớp ở gối. Vậy thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không và làm sao cải thiện? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp chi […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *