Rượu Trị Mề Đay Tốt Không – Gợi Ý 5 Cách Sử Dụng Hiệu Quả Nhất
Từ lâu ông cha ta đã dùng rượu để xử lý những triệu chứng của bệnh mề đay như ngứa ngáy, sưng đỏ, phù nề,… Vậy dùng rượu trị mề đay có thực sự tốt không và cách chữa như thế nào là hiệu quả nhất? Bài viết sau đây sẽ thông tin chi tiết để bạn đọc hiểu rõ hơn về phương pháp chữa mề đay này.
Trị mề đay bằng rượu có hiệu quả không?
Nhắc đến rượu, người ta nghĩ ngay đến chất kích thích có hại cho sức khỏe, cần hạn chế sử dụng. Tuy nhiên, ít người biết rằng, với y học, rượu được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Theo y học cổ truyền, rượu có những tác dụng sau đây:
- Với đặc tính nóng, cay và khả năng kháng khuẩn, rượu có tác dụng sát khuẩn, sát trùng tốt với các chứng bệnh ngoài da, mề đay, da liễu khác
- Xoa bóp các chấn thương bên ngoài, chấn thương khớp, cơ và chân tay; giảm phù nề, sưng đau khi dùng ngoài
- Rượu còn dùng để kích thích tiêu hóa, giảm mùi vị hôi tanh của thực phẩm, tạo cảm giác ngon miệng khi ăn
- Được dùng làm chất dẫn trong một số bài thuốc y học cổ truyền khác, đặc biệt là ngâm cùng với thảo dược tự nhiên
Y học hiện đại cũng có nhiều nghiên cứu khẳng định tính sát khuẩn ngoài da của rượu. Ngoài ra, việc sử dụng rượu với mức độ đúng và đủ còn giúp cải thiện nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ, tăng tuổi thọ và giảm nguy cơ đái tháo đường.
Với tình trạng bệnh mề đay điều trị bằng rượu có thực sự hiệu quả không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến tình trạng bệnh. Ở mức độ nhẹ, rượu có thể làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy nổi mề đay trên da. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng sẽ không có nhiều hiệu quả và không điều trị bệnh tận gốc được.
5 mẹo dùng rượu trị mề đay tại nhà
Các mẹo dùng rượu trị mề đay tại nhà chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên về da liễu. Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng những bài thuốc này.
Xoa rượu trực tiếp
Trong dân gian lưu truyền mẹo sử dụng trực tiếp rượu trắng lên da với mục đích sát khuẩn các vết mề đay. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào chứng minh được đặc tính này. Nhưng có không ít trường hợp bệnh nhân sử dụng cho hiệu quả tốt..
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị ½ bát rượu trắng nhỏ, 1 ít bông gòn hoặc khăn vải mềm
- Chấm bông/khăn vải vào rượu, thoa nhẹ lên vết mề đay
- Thao tác nhẹ nhàng, chỉ thoa một lượng vừa đủ bao quanh vết mề đay
- Để da khô tự nhiên ít nhất 5 phút, không cần rửa lại với nước
Lưu ý: Không dùng cho các trường hợp mề đay có mủ hoặc có tổn thương da, vết thương hở
Mẹo dùng đỗ đen và rượu trị mề đay
Theo y học cổ truyền, đỗ đen có khả năng thanh nhiệt, giải độc, bổ ngũ tạng nên có thể sử dụng trong các bài thuốc dị ứng ngoài da. Kết hợp với rượu làm chất dẫn và tăng tính sát khuẩn, giúp bài thuốc hiệu quả hơn.
Nguyên liệu:
- Rượu trắng: 0,7 – 1 lít
- Đỗ đen: 1kg (nên chọn loại xanh lòng để đạt hiệu quả điều trị cao nhất)
Cách thực hiện:
- Ngâm đỗ đen khoảng 1-2 tiếng. Cho đỗ đen vào bình/bát lớn, thêm rượu vào ngập bề mặt đỗ đen, bịt kín (hạn chế bốc hơi rượu)
- Đem hỗn hợp chưng cách thủy trong vòng 30 phút. Đun nhỏ lửa và bịt kín sản phẩm, hạn chế bay hơi
- Để nguội, ăn cả cái và nước, mỗi lần dùng khoảng 2 chén nhỏ (chén uống trà) và dùng mỗi ngày một lần.
Bài thuốc kết hợp rượu và lá đinh lăng
Trong Đông y, lá đinh lăng được biết đến là vị thuốc có tính lợi tiểu, an thần, thải độc trong cơ thể. Sử dụng lá đinh lăng kết hợp với rượu trị mề đay có tác dụng cải thiện biểu hiện ngứa âm ỉ, sưng đỏ trên da, nổi mề đay về đêm gây mất ngủ, suy nhược cơ thể.
Nguyên liệu:
- Rễ đinh lăng: 4-5g (tươi); 2-3g (khô)
- Rượu trắng: 1-1,5 lít
Cách thực hiện:
- Với rễ đinh lăng tươi, lựa chọn rễ to, mập, rửa sạch hết đất bẩn, phơi 1-2 ngày cho khô se
- Rễ đinh lăng rửa sạch, để ráo nước. Chuẩn bị một cái bình lớn, có nắp. Xếp toàn bộ đinh lăng vào bình
- Rót rượu trắng vào bình đến khi ngập phần rễ đinh lăng
- Ngâm và bảo quản bình rượu ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời, để ít nhất 1 tháng có thể sử dụng
- Mỗi lần dùng 1 chén nhỏ rượu, nên dùng sau bữa ăn. Mỗi ngày chỉ nên sử dụng 1-2 chén tùy mức độ chứng mề đay
Lưu ý: Sử dụng với 1 lượng vừa đủ, không nên dùng quá nhiều có thể gây bỏng, tấy đỏ trên da.
XEM THÊM: 3 Cách Chữa Mề Đay Bằng Nắm Lá Đinh Lăng Cực Hiệu Quả Tại Nhà
Mẹo dùng rượu và kinh giới
Trong dân gian, kinh giới là vị thuốc có tác dụng giải độc, khu phong, trừ hàn nên cũng có thể sử dụng riêng lẻ để trị các bệnh ngoài da. Đặc biệt, thành phần menthol, limochen trong kinh giới có tác dụng sát khuẩn các vết thương ngoài, giảm ngứa rát, nóng đỏ hiệu quả. Khi kết hợp kinh giới với rượu sẽ cho hiệu quả giảm triệu chứng nhanh chóng.
Nguyên liệu:
- Lá kinh giới: 1 nắm
- Rượu trắng: 20ml hoặc một lượng vừa đủ
Cách thực hiện:
- Lá kinh giới rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 10 phút cho sạch bụi bẩn
- Cho vào cối, dùng chày giã nhuyễn
- Cho lượng rượu trắng vừa đủ, khuấy đều hỗn hợp
- Sử dụng hỗn hợp đắp lên da trong vòng 20-30 phút, có thể xoa nhẹ nhàng để bài thuốc thẩm thấu tốt nhất
- Áp dụng bài thuốc 2-3 lần/ngày để có tác dụng nhanh nhất, nên sử dụng trước khi đi ngủ để giảm ngứa, dễ ngủ hơn.
TÌM HIỂU THÊM: 5 Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Kinh Giới Hiệu Quả Cao Tại Nhà
Kết hợp rượu và quả nhàu trị mề đay
Cây nhàu (tên gọi khác: cây Ngao; Nhàu núi;…) là cây thuộc họ cà phê với nhiều công dụng chữa bệnh. Đặc biệt, quả nhàu trong đông y có vị hăng, tính mát, thích hợp sử dụng điều trị các bệnh mẩn ngứa ngoài da.
Theo y học hiện đại, trong quả nhàu có hoạt chất Phytochemicals – chất kháng khuẩn, kháng vi nấm hiệu quả. Bài thuốc sử dụng quả nhàu và rượu trị mề đay được ứng dụng nhiều trong dân gian với nhiều cách chế biến khác nhau. Cụ thể như:
- Cách 1: Ngâm rượu quả nhàu. Dùng quả nhàu khô (10-15 quả) và một lượng rượu trắng vừa đủ. Ngâm quả nhàu với rượu trong bình thủy kinh, có đậy nắp kín ít nhất 1 tháng là có thể sử dụng. Mỗi lần dùng chỉ nên uống 1 chén nhỏ, nên sử dụng trước bữa ăn
- Cách 2: Thoa rượu quả nhàu. Rửa sạch quả nhàu, giã nát, ép lấy phần nước cốt. Hòa với rượu, sử dụng bông hoặc vải sạch, thoa đều lên vùng da mề đay, mẩn ngứa hàng ngày. Có thể sử dụng nhiều lần trong ngày, để khô tự nhiên, không cần rửa lại với nước
Lưu ý khi điều trị mề đay bằng rượu tại nhà
Sử dụng rượu trị mề đay tại nhà là mẹo dân gian, do đó còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người bệnh. Để đảm bảo an toàn trong điều trị, người bệnh cần lưu ý:
- Dùng rượu chữa mề đay chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ ở giai đoạn đầu.
- Cách chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, cải thiện triệu chứng chứ không thể điều trị khỏi hoàn toàn
- Không sử dụng các bài thuốc thoa đắp lên vùng da có vết thương hở, tổn thương da, mề đay có mủ
- Các bài thuốc ngâm với rượu để càng lâu càng có hiệu quả.
- Không sử dụng những bài thuốc này cho người bệnh có vấn đề về gan, thận, tim mạch hoặc cao huyết áp
- Không sử dụng bài thuốc từ rượu cho phụ nữ có thai, trẻ nhỏ
- Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường trên da và trong cơ thể như mẩn đỏ, ngứa nhiều hơn, đau bụng, cần đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời
- Kết hợp mẹo dân gian này với chế độ dinh dưỡng hợp lý, kiêng thực phẩm gây dị ứng, bổ sung nhiều rau củ, hoa quả để bệnh mau khỏi
- Uống nhiều nước hàng ngày, tập thể dục thể thao vừa sức
- Giữ vệ sinh cơ thể, tắm rửa ít nhất 2 lần mỗi ngày với nước ấm hoặc nước lá (như lá chè xanh, lá khế,….)
Mẹo dân gian sử dụng rượu trị mề đay được lưu truyền và sử dụng phổ biến từ thời xưa. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng các bài thuốc này, cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng. Đồng thời, người bệnh cần kết hợp với phương pháp điều trị chính của bác sĩ, nghỉ ngơi, sinh hoạt khoa học để nhanh hết bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!