Tin tức

Xương Cụt: Vị Trí, Cấu Tạo, Chức Năng Và Bệnh Lý Liên Quan

Xương cụt nằm ngay dưới xương cùng và chính là phần xương cuối cùng của đốt sống. Tuy có kích thước khá nhỏ nhưng chúng lại có nhiệm vụ quan trọng để giúp cơ thể cân bằng khi ngồi cũng như cố định các cơ quan khác như gân, dây chằng, cơ và hỗ trợ nâng cột sống. Để hiểu hơn về chiếc xương này, mời bạn đọc tham khảo thêm trong nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi.

Xương cụt là gì?

Xương cụt nằm ngay bên dưới xương cùng, ở vị trí dưới cùng của cột sống, là một xương nhỏ có hình tam giác ngược, thường được tạo thành từ sự hợp nhất của 3, 4 hoặc 5 xương cuối cùng của cột sống. Quá trình hợp nhất này thường bắt đầu ở độ tuổi 20 và hoàn tất trước độ tuổi 30.

Hình dáng của xương cụt
Hình dáng của xương cụt

Trước khi quá trình hợp nhất diễn ra thì các đốt sống này có cấu trúc tương tự nhưng những đốt sống khác của cột sống. Trong quá trình hợp nhất, xương cụt được kết nối với xương cùng bằng một khớp bán động, không linh hoạt và rất ít di động.

Sự hợp nhất xương cùng và xương cụt xảy ra sớm hơn ở nam giới, độ cong của xương phân bố đều trên toàn bộ chiều dài xương. Trong khi đó, xương cùng của nữ thường rộng hơn, ít cong hơn và thường hướng về phía sau nhiều hơn của nam. Ở nữ, độ cong xảy ra ở phần đuôi của xương.

Số lượng đốt sống tạo nên xương cùng có thể tăng thêm do sự hợp nhất thêm của đốt sống, số lượng cũng có thể giảm xuống do đốt sống xương cùng đầu tiên bị đẩy lên phía thắt lưng. Theo số liệu trong một nghiên cứu, 77% người có 5 đốt sống xương cùng, 21.7% có 6 đốt, 1% có 4 đốt và 0,2% có 7 đốt. Bên cạnh đó, cũng có thể có trường hợp không có xương cùng và xương cụt.

Đau xương cụt có nguy hiểm không?

Đau xương cụt thường KHÔNG NGUY HIỂM nhưng có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nó có thể làm cho việc ngồi lâu trở nên đau đớn, gây khó khăn khi di chuyển từ tư thế ngồi sang đứng và làm giảm khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Cấu tạo xương cụt

Xương cụt là phần xa cột sống xa nhất ở các loài linh trưởng không có đuôi, bao gồm cả con người. Cấu tạo cụ thể của xương này như sau:

Xem thêm:

Vị trí xương cụt
Vị trí xương cụt
  • Hình dáng: Là một tam giác ngược, trước khi hoàn thành quá trình hợp nhất với xương cùng là xương này là các đốt sống kém phát triển, có hình dạng giống nốt xương thông thường. Hình dáng xương có thể khác nhau giữa các giới tính và các cá thể riêng biệt.
  • Số lượng đốt sống: Từ 3 đến 5, thường là 4 đốt, các đốt sống này được gọi là Co1 đến Co4. Một số người có thể có ba hoặc năm đốt sống xương cụt.
  • Vị trí: Phần đáy của xương khớp với đỉnh xương cùng.

Chức năng của xương

Mặt dù xương cụt có kích thước nhỏ nhưng lại có chức năng quan trọng, dù trong một số trường hợp chức này của xương này không điển hình. Cụ thể như sau:

  • Là vị trí chèn cố định cho nhiều cơ, gân và dây chằng xung quanh.
  • Giúp hỗ trợ phân chia trọng lượng của cơ thể, giữ cân bằng cơ thể người khi ngồi. Khi ở tư thế ngả lưng sẽ làm tăng áp lực lên xương cụt, hỗ trợ hậu môn nằm đúng vị trí.
  • Hỗ trợ nâng đỡ và ổn định vùng cột sống.
  • Hỗ trợ các hoạt động di chuyển, đi, đứng, ngồi của con người.
  • Xương cụt kết nối với các cơ quan khác trong cơ thể con người, vì vậy nên nếu xương này bị đau sẽ gây ra cảm giác đau toàn bộ cột sống, cơn đau có thể lan sang vùng hông.
  • Giúp hỗ trợ và cân bằng vận động của khớp, khiến khớp hoạt động linh hoạt hơn.

Một số vấn đề thường gặp tại vị trí này

Vấn đề thường gặp nhất là đau xương cụt, trong đó đối tượng dễ mắc bệnh này nhất là phụ nữ mang thai, đặt vòng tránh thai, người cao tuổi,… Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý đau xương cụt như: Tư thế ngồi không đúng, bị chấn thương, mắc bệnh lý viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu, tử cung bất thường,…

Cơn đau có thể lây lan ra vùng xương hông
Cơn đau có thể lây lan ra vùng xương hông

Theo số liệu thống kê, phụ nữ có nguy cơ bị chấn thương xương cụt cao gấp 5 lần nam giới, nguyên nhân chính thường là:

  • Phụ nữ có cấu trúc khung chậu rộng, có thể khiến khả năng xoay của khung chậu bị giảm, khiến xương này dễ bị chấn thương hơn.
  • Khi ngồi, phụ nữ có xu hướng dồn nhiều lượng cơ thể lên xương chậu, dẫn đến chấn thương và đau đớn.
  • Quá trình sinh con có thể gây ra chấn thương cấp tính, thậm chí là gãy xương khi em bé di chuyển qua xương cụt.
  • Chuột rút cơ vùng chậu cũng có thể gây ra hiện tượng đau xương cụt.
  • Phụ nữ trong thời kỳ tiền kinh nguyệt cũng cũng có nhiều nguy cơ đau xương cụt hơn.

Nguyên nhân gây ra bệnh lý đau xương cụt

  • Chấn thương trực tiếp: Thường xảy ra khi bị té ngã tác động lên xương cụt. Các tác động này có thể gây bầm tím xương, trật khớp xương, thậm chí là gãy xương
  • Áp lực kéo dài lặp lại thường xuyên: Những hoạt động gây áp lực kéo dài lên xương cụt như cưỡi ngựa hoặc ngồi trên về mặt cứng trong thời gian dài,… có thể làm tổn thương xương, tuy cơn đau dạng này thường không kéo dài nhưng tình trạng viêm và các triệu chứng khác cần được điều trị kịp thời.
  • Khối u hoặc nhiễm trùng: Nguyên nhân này khá hiếm gặp, tuy nhiên đôi khi xương cụt vẫn có thể bị viêm hoặc nhiễm trùng, gây ra cảm giác đau đớn.
  • Ảnh hưởng của các bệnh lý khác: Đau xương này cũng có thể liên quan đến các vấn đề về sức khỏe ở các vị trí khác thuộc cột sống hoặc xương chậu. Ví dụ như thoát vị đĩa đệm thắt lưng, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng,…
  • Do thừa cân, béo phì: Trọng lượng cao đè ép lên xương cụt trong thời gian dài có thể gây ra các cơn đau.

Ở hầu hết các trường hợp đau xương cụt, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị không xâm lấn. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật để tránh các rủi ro liên quan. Cụ thể như sau:

  • Điều trị bảo tồn: Được dùng trong các trường hợp nhẹ, đau xương cụt vô căn, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp như: Sử dụng đệm đặc biệt khi ngồi để làm giảm áp lực lên xương, áp dụng vật lý trị liệu, tránh các bài tập và hoạt động mạnh, dùng thuốc giảm đau,…
  • Điều trị phẫu thuật: Phương pháp này được áp dụng sau khi phương pháp điều trị bảo tồn không có hiệu quả. Khoảng 75% người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng hoàn toàn và phục hồi tính linh hoạt ở cột sống sau khi phẫu thuật.

Một số vấn đề cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe xương cụt

Hiện nay số người mắc phải bệnh lý đau xương cụt ngày càng tăng. Tùy theo nguyên nhân và cường độ đau mà mỗi trường hợp sẽ có cách điều trị khác nhau. Tuy nhiên, để giữ xương luôn khỏe mạnh thì ai cũng nên thực hiện một số lưu ý sau:

Có thể bạn quan tâm:

  • Dây Chằng Là Gì? Cấu Tạo, Chức Năng Và Các Biện Pháp Bảo Vệ
Tư thế ngồi đúng
Tư thế ngồi đúng
  • Không mang vác các vật quá nặng khiến xương cụt bị tổn thương.
  • Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao để tăng sức để kháng cho cơ thể. Trong quá trình chơi thể thao cần chú ý cẩn thận để tránh té ngã, tránh gây ảnh hưởng đến xương cụt.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ các thành phần dinh dưỡng có lợi cho xương, giúp hỗ trợ kiểm soát bệnh lý đau xương.
  • Rèn luyện tư thế ngồi đúng đắn, hơi ngả người về phía trước để không dồn tất cả trọng lượng cơ thể về phía xương cụt, gây áp lực làm đau xương.
  • Nên sử dụng nệm hoặc các vật mềm lót bên dưới trước khi ngồi để làm giảm triệu chứng đau và cải thiện bệnh.
  • Có thể áp dụng phương pháp chườm nóng, chườm lạnh, châm cứu hoặc bấm huyệt ngay bên trên vị trí đau để cải thiện triệu chứng.
  • Khi điều trị nên tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Xây dựng chế độ sống lành mạnh, thời gian sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

Trên đây là tổng hợp thông tin chi tiết về xương cụt và bệnh lý liên quan. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo, vị trí, chức năng cũng như cách bảo vệ xương này luôn khỏe mạnh.

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *