Nổi Mẩn Đỏ Không Ngứa Là Biểu hiện Của Bệnh Gì?
Nổi mẩn đỏ không ngứa là vấn đề về da khá phổ biến và nhiều người bệnh gặp phải. Triệu chứng này thường biểu hiện của bệnh lý như lang ben, zona, dị ứng,… Hiện tượng này không nguy hiểm tính mạng nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt
Nổi mẩn đỏ không ngứa là biểu hiện của bệnh gì?
Nhiều trường hợp người bệnh xuất hiện nổi mẩn đỏ, nhưng không có biểu hiện ngứa, sốt. Tình trạng này khiến người bệnh hoang mang, không biết bệnh nguyên nhân do đâu.
Nổi mẩn đỏ không ngứa là triệu chứng của bệnh không ngứa như:
- Giãn mao mạch
Giãn mao mạch là hiện tượng mạch máu trên da bị giãn hoặc phình khiến da xuất hiện mạch máu nhỏ li ti, đốm, vùng đỏ dưới da kèm theo triệu chứng chảy máu cam, đi ngoài ra máu,… Vết đỏ này mất khi dùng ngón tay ấn, khi bỏ tay ra sẽ xuất hiện trở lại.
- Viêm mao mạch dị ứng
Bệnh dị ứng tổn thương lan tỏa hệ thống ở nhiều cơ quan ruột, gan, thận, khớp,… Biểu hiện của bệnh đó là xuất hiện nổi mẩn đỏ ở mặt, lưng, ngực, tay chân kèm theo triệu chứng như buồn nôn, đau khớp, rối loạn tiêu hóa,…
- Lupus ban đỏ
Đây là bệnh tự miễn, ảnh hưởng đến cơ quan trên cơ thể như da, phổi, tim, thận,… Bệnh xuất hiện đốm, vùng da đỏ trên da ngoài ra kèm theo triệu chứng cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, đau khớp, rối loạn kinh nguyệt ở nữ,…
- Lang ben
Lang ben, hắc lào là bệnh da liễu thường gặp do nấm Malassezia furfur (Pityrosporum ovale). Virus phát triển, gây viêm nhiễm và xuất hiện ban dát da đỏ hoặc trắng kích thước và hình dạng khác nhau.
Các ban dát da này không gây ngứa hoặc ít ngứa, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Bệnh dễ lây lan từ vùng da này sang vùng da khác và từ người này qua người khác.
- Vảy phấn hồng
Bệnh không chỉ gây phát ban đỏ trên da còn khiến người bệnh mệt mỏi, nhức đầu, sốt, đau rát cổ họng,… Những vùng da này có thể bị bong tróc, đóng vảy, sần sùi gây mất thẩm mỹ.
- Sốt phát ban
Bệnh sốt phát ban thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, trẻ nóng sốt, xuất hiện nổi đốm đỏ không ngứa khắp người. Ngoài ra trẻ kèm theo triệu chứng tiêu chảy, đau họng, đau bụng, đau cơ,… Đôi khi, căn bệnh này bị nhầm lẫn với nổi mề đay.
- Bệnh zona
Bệnh là căn bệnh viêm nhiễm gây ra với triệu chứng đặc trưng xuất hiện ban dát đỏ trên da, người bệnh đau rát, khó chịu và có xu hướng lan rộng ra vùng da lành,… Khi bị bệnh, cần đi khám tại cơ sở y tế, nguy hiểm như nhiễm trùng da, viêm phổi, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, liệt cơ mặt,…
- Rôm sảy
Rôm sảy khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường bùng phát mạnh khi thời tiết nóng, đổ mồ hôi nhiều. Dấu hiệu bệnh xuất hiện mẩn đỏ ở vùng da tiết nhiều mồ hôi như cổ, nách, ngực… nhưng không ngứa hoặc sốt.
- Ung thư da
Dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư da là xuất hiện nốt đỏ trên da, không gây ngứa. Theo thời gian, bệnh kéo dài các đốm đỏ này sẽ xuất hiện mật độ dày.
Người bệnh cần nhận biết, thăm khám bác sĩ để xác định tình trạng bệnh và phác đồ điều trị phù hợp tránh bệnh biến chứng nguy hiểm hơn.
- Dị ứng
Khi người bệnh dị ứng với dị nguyên như thuốc, phấn hoa, lông thú, thực phẩm,… gây xuất hiện nổi mẩn đỏ, không sốt, có thể gây ngứa hoặc không.
- Bệnh u máu
Là tình trạng phát sinh một khối dạng u do sự tăng sinh quá mức của mạch máu gây nên. Bệnh biểu hiện ở 3 cấp độ: Cấp thứ nhất bệnh nhẹ, xuất hiện nổi đốm màu đỏ, tím, phớt xanh. Cấp thứ hai ở mức trung bình: Khối u phát triển, nổi và gồ trên bề mặt da. Cấp thứ ba khi khối u vỡ ra hoặc biến chứng khiến chảy máu, gây lở loét, khối u máu to lên, chèn ép vào tạng và cơ quan chủ đích.
- Ban xuất huyết
Đây là bệnh tự phát, xuất hiện nốt phát ban đỏ, tím, khi hồng cầu thoát ra khỏi mạch máu và đi vào lớp niêm mạc dưới. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng và thường xảy ra khi bạn gặp một số vấn đề sức khỏe, chấn thương ở một bộ phận cơ thể.
- Nhiễm virus siêu vi
Nổi mẩn đỏ ngoài da là triệu chứng ban đầu của bệnh nhiễm virus siêu vi. Ngoài ra bệnh xuất hiện triệu chứng như sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi. Nổi mẩn đỏ không gây ngứa và biến mất sau khi xuất hiện 7-10 được điều trị đúng cách.
Như vậy tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa là triệu chứng của nhiều bệnh lý, người bệnh cần nguyên nhân điều trị phương pháp phù hợp.
Bệnh có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám?
Tình trạng nổi mẩn đỏ trên da tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp và công việc. Bên cạnh đó bệnh là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như zona, u máu, ung thư da,…
Nếu không phát hiện và điều trị đúng cách gây ra biến chứng nặng nhiễm trùng da, ảnh hưởng đến cơ quan khác.
Nhiều trường hợp người bệnh sức đề kháng tốt triệu chứng bệnh khỏi sau một vài giờ. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác da nổi mẩn đỏ biến chứng nặng, không thuyên giảm, cần được tiếp nhận điều trị y tế khi:
- Triệu chứng nổi mẩn đỏ xuất hiện diện tích lớn, không tự biến mất sau một vài giờ.
- Người bệnh kèm theo sốt, đau người.
- Cơ thể mệt mỏi.
- Da bị nứt nẻ, bong tróc.
Như vậy, người bệnh không nên chủ quan, khi phát nhận biết dấu hiệu của bệnh, cần theo dõi và đi thăm khám bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Cách phòng tránh tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa trên da
Bên cạnh những cách điều trị nổi mẩn ngứa, để phòng và tránh tái phát tình trạng nổi mẩn đỏ trên da bạn cần lưu ý những điều sau:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, sử dụng sữa tắm độ PH trung bình, dịu nhẹ, tránh gây kích ứng da.
- Tránh tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi mạt, lông thú, thực phẩm gây dị ứng như tôm, cua, mực,…
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, bạn nên uống nước trái cây giúp cung cấp vitamin và chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể.
- Tránh xa môi trường ô nhiễm, chứa chất độc hại. Khi đi ra ngoài cần có biện pháp phòng tránh như đeo khẩu trang, sử dụng kem chống nắng, dụng cụ che chắn da tránh tác động của ánh nắng mặt trời.
- Chế độ ăn khoa học hợp lý không sử dụng đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ,… Thay vào đó nên bổ sung nhiều rau xanh, thực phẩm giàu Omega 3 giúp thanh lọc cơ thể, giải độc tăng sức đề kháng cơ thể
- Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục đều đặn, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, áp lực…
- Trường hợp nổi mẩn đỏ kèm theo ngứa, người bệnh hạn chế gãi, chà xát, làm xây xước, lở loét, viêm nhiễm vùng da bị tổn thương.
- Không sử dụng rượu bia, hút thuốc lá hay chất kích thích khác
- Khi có dấu hiệu nổi mẩn đỏ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc. Trường hợp kéo dài cần đi thăm khám và điều trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ
- Trong quá trình điều trị không được sử dụng thuốc ngắt quãng, tự ý dừng thuốc khiến bệnh không khỏi và biến chứng nặng hơn.
- Người bệnh không nên tự ý sử dụng phương pháp điều trị Đông y kết hợp Tây y khi chưa có định chỉ định bác sĩ, tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Bài viết cung cấp thông tin và bệnh nổi mẩn đỏ không ngứa giúp bạn đọc hiểu rõ hơn. Đây là triệu chứng của nhiều bệnh lý, người bệnh cần nhận biết, theo dõi đi thăm khám tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, người bệnh nên sử dụng biện pháp chăm sóc hỗ trợ quá trình điều trị và tránh bệnh tái phát.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!