Mặt Nổi Mẩn Đỏ: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý An Toàn, Hiệu Quả
Mặt nổi mẩn đỏ là tình trạng rất dễ gặp hiện nay và khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong một số trường hợp, hiện tượng này không quá nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng trên da mặt, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Vậy nên ngay khi thấy những dấu hiệu trên da, người bệnh cần đi khám để được tư vấn xử lý và điều trị kịp thời.
Những nguyên nhân gây ra tình trạng mặt nổi mẩn đỏ
Da mặt nổi mẩn đỏ ngứa có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, thậm chí trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh cũng có thể gặp phải. Hiện tượng này do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể cảnh báo các bệnh về da. Sau đây là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mặt bị nổi mẩn đỏ.
Mặt bị mẩn đỏ do dị ứng da
Dị ứng da là tình trạng cơ thể phản ứng lại với những tác nhân xấu gây hại trên da. Hầu hết các trường hợp bị dị ứng da sẽ hình thành những nốt mẩn đỏ nhưng không gây ngứa. Lúc này người bệnh sẽ thấy da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa mà không biết vì sao.
Các trường hợp bị dị ứng chủ yếu do những yếu tố sau đây:
- Dị ứng thời tiết: Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa có thể là do bạn bị dị ứng thời tiết. Tình trạng thời tiết thay đổi thất thường sẽ khiến những người có cơ địa nhạy cảm bị đỏ da.
- Dị ứng mỹ phẩm: Mặt nổi mẩn đỏ cũng có thể do bạn quá lạm dụng mỹ phẩm, dùng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc. Lúc này da sẽ bị kích và gây ra những mảng mẩn đỏ.
- Dị ứng thực phẩm: Cơ thể thường phản ứng với những thực phẩm lạ khiến cơ thể không thể hấp thu được. Lúc này da mặt nổi mẩn đỏ và kèm theo các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn, nôn.
Da mặt bị giãn mao mạch
Da mặt bị giãn mao mạch là tình trạng hệ thống mao mạch dưới da bị phồng, làm xuất hiện các mạch máu li ti như mạng nhện. Chúng thường có màu xanh hoặc đỏ, không gây ngứa hay khó chịu cho người bệnh.
Hiện tượng này xuất hiện nhiều ở những người có làn da mỏng, độ đàn hồi không tốt. Trong đó, các vị trí như má, mũi, hai bên thái dương, quai hàm chính là những vị trí có độ đàn hồi kém nhất. Nguyên nhân sâu xa khiến mặt mẩn đỏ dẫn đến giãn mao mạch chính là tuổi tác, di truyền, lạm dụng mỹ phẩm hoặc do rối loạn nội tiết tố.
Nổi mề đay
Mề đay là bệnh lý ngoài da khá phổ biến ở nước ta và có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Triệu chứng của bệnh thường giống với tình trạng dị ứng, khiến da mặt nổi mẩn đỏ ngứa hoặc không ngứa, có nốt sần.
Với tình trạng nhẹ, những mẩn đỏ sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Nhưng các mảng đỏ có thể lan rộng, tái phát và kéo dài, khiến người bệnh bị tụt huyết áp, khó thở, khó chịu.
Mặt nổi mẩn đỏ do nhiễm virus
Nhiễm virus siêu vi sẽ khiến người bệnh bị sốt, mệt mỏi, mặt nổi mẩn đỏ hoặc nổi mẩn khắp người. Bệnh thường kéo dài từ 3 – 7 ngày rồi giảm dần. Với những người hợp nặng, bệnh sẽ gây ra những ảnh hưởng ở đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu và khiến sức khỏe bệnh nhân ngày càng xấu hơn.
Bị viêm da tiết bã
Viêm da tiết bã hay còn gọi là viêm da dầu, chàm da mỡ, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ở mặt. Đây là tình trạng da bị viêm nhiễm, xuất hiện nhiều dầu nhờn kèm các lớp vảy trắng dễ gây bong tróc. Bệnh thường có xu hướng kéo dài mãn tính mà khó xử lý dứt điểm.
Các nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân khiến mặt nổi mẩn đỏ ở trên, các chuyên gia cũng tìm ra một số nguyên do khác gây ra tình trạng này như:
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể khiến da mặt bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt, người bệnh có thể uống thuốc để giảm triệu chứng.
- Da bị cháy nắng: Nếu da tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím quá lâu thì sẽ bị nổi mẩn đỏ, gây bong tróc và sưng tấy.
- Chức năng gan thận suy giảm: Gan thận bị suy giảm chức năng sẽ khiến quá trình đào thải độc tố bị trì trệ, điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và gây nổi mẩn đỏ trên mặt.
- Vết bớt: Trẻ sơ sinh sau có thể xuất hiện các vết bớt màu đỏ trên da mặt do sự rối loạn bất thường trong da, còn gọi là vết bớt mạch máu hoặc vết chàm sữa.
Dấu hiệu nhận biết mặt nổi mẩn đỏ
Da mặt nổi mẩn đỏ đặc trưng bởi những tổn thương xuất hiện nhiều, lan khắp mặt, trán và cằm. Rất nhiều người đã tự ti, ngại giao tiếp vì tình trạng này bởi những dấu hiệu như:
- Các nốt mẩn đỏ ngứa hoặc không ngứa, kích thước nhỏ, hình dáng không đa dạng xuất hiện.
- Vùng da bị nổi mẩn đỏ trở nên khô ráp, sần sùi, có thể thấy rõ sự khác biệt với vùng da xung quanh.
- Da mặt nóng rát, bị ngứa hoặc châm chích nhẹ (nếu tình trạng nặng).
- Mặt bị sưng đỏ.
- Một số khác có thể bị sưng, phù nề ở môi, tai, hốc mắt,….
Mặt nổi mẩn đỏ như mụn có nguy hiểm không?
Mặt bị nổi mẩn đỏ ngứa hay không ngứa thực ra không phải bệnh lý quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nó gây ra nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ngoại hình và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Nếu có phương pháp điều trị đúng và kịp thời, bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Nếu không, bệnh sẽ có diễn biến phức tạp hơn, lan rộng hơn và cần gặp đến bác sĩ da liễu để được tư vấn điều trị phù hợp. Khi gặp những triệu chứng sau đây, bạn nên đi khám ngay vì nó có thể là dấu hiệu của một tình trạng nguy hiểm:
- Nốt mẩn đỏ ngứa xuất hiện nhiều trên mặt, lan xuống cổ, cánh tay, vai,…
- Da có cảm giác nóng rát, nứt nẻ và bong tróc.
- Người bệnh xuất hiện mụn nước trắng li ti ở trên da.
- Bệnh gây sốt, buồn nôn và mệt mỏi kéo dài.
4 cách trị da mặt nổi mẩn đỏ tốt nhất hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều cách trị da mặt bị mẩn đỏ ngứa như: Dùng thuốc, dùng kem dưỡng, dùng mẹo dân gian,… Mỗi cách sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng và phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi người.
Bạn đọc có thể tham khảo một số cách chữa mẩn đỏ da mặt bằng các mẹo đơn giản tại nhà sau đây:
Cách chữa mặt nổi mẩn đỏ ngay tại nhà với mẹo dân gian
Trong dân gian có lưu truyền khá nhiều cách xử lý tình trạng nổi mẩn đỏ da mặt và được nhiều người áp dụng. Phương pháp này có cách thực hiện khá đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, tiết kiệm chi phí và có thể mang đến hiệu quả cao.
Cách trị da mặt bị mẩn đỏ với nha đam
Nha đam được biết đến là một nguyên liệu làm đẹp không thể thiếu của chị em. Trong cây lô hội có chứa nhiều thành phần giúp kháng viêm, sát khuẩn, giúp giảm tình trạng mặt nổi mẩn đỏ khá tốt. Bên cạnh đó, trong nha đam còn có vitamin E rất tốt trong việc giữ ẩm cho da.
Cách thực hiện:
- Lấy một bẹ nha đam và rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, gọt sạch vỏ bên ngoài rồi cắt khúc nhỏ.
- Cho toàn bộ nha đam đã chuẩn bị vào máy xay và xay nhuyễn.
- Vệ sinh da mặt sạch sẽ rồi lấy khăn mềm thấm khô.
- Thoa một lượng nha đam vừa xay được lên mặt, để nguyên trong 20 phút rồi rửa lại mặt với nước.
- Mỗi tuần bạn thực hiện 2 – 3 lần để cải thiện tình trạng da mặt nổi mẩn đỏ.
Chườm lạnh
Nếu tình trạng nổi mẩn đỏ ở da mặt ở giai đoạn đầu, mới bùng phát, thì bạn có thể dùng biện pháp chườm lạnh. Nhiệt lạnh sẽ giúp co thắt các mạch máu, kích thích tuần hoàn trên da và giảm những mẩn đỏ có trên da. Cách làm này cũng có thể dùng để điều trị nổi mẩn đỏ ở tay, chân và ngực.
Các thực hiện:
- Rửa sạch mặt với nước (nên dùng nước ấm) để loại bỏ những bụi bẩn trên da (có thể tẩy trang).
- Dùng 1 – 2 viên đá bọc vào khăn sạch rồi chườm lên mặt trong 2 – 3 phút.
- Có thể dùng thêm kem dưỡng da sau đó để tăng hiệu quả điều trị.
Lưu ý, bạn không nên chườm đá trực tiếp lên mặt vì có thể khiến da bị tổn thương. Bên cạnh đó, việc chườm đá quá lâu vào một vị trí cũng có thể gây bỏng da. Tốt hơn hết, bạn nên vừa chườm, vừa kết hợp massage theo vòng tròn.
Cách trị mẩn đỏ ở mặt bằng sữa chua không đường và yến mạch
Hỗn hợp yến mạch và sữa chua không đường là một giải pháp hữu ích đối với chị em phụ nữ. Bởi trong hỗn hợp này có chứa nhiều dưỡng chất có thể kiểm soát tình trạng nổi mẩn đỏ, nổi mề đay. Ngoài ra, yến mạch cùng sữa chua cũng giúp bạn có làn da khỏe mạnh, mịn màng hơn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 2 thìa yến mạch cùng 1/2 thìa sữa chua không đường.
- Ngâm yến mạch trong khoảng 10 phút rồi lọc lấy phần cặn.
- Trộn cặn vừa lọc được cùng sữa chua không đường.
- Sau khi đã vệ sinh da mặt, bạn dùng một lượng hỗn hợp sữa chua yến mạch thoa lên da.
- Thư giãn trong 15 – 20 phút rồi rửa lại mặt cùng nước ấm.
- Mỗi tuần dùng 2 – 3 lần bạn sẽ thấy các nốt mẩn đỏ trên da nhanh chóng giảm dần.
Cách trị da mặt nổi mẩn đỏ ngứa bằng thuốc Tây y
Nếu da mặt nổi mẩn đỏ ngứa nghiêm trọng, xuất hiện tình trạng bong tróc da nguy hiểm,hãy đi khám tại những địa chỉ uy tín. Thông thường, các bác sĩ, chuyên gia sẽ kê đơn thuốc cho người bệnh bằng những nhóm thuốc phổ biến như:
- Thuốc bôi chứa corticoid
Thuốc bôi ngoài da chứa corticoid thường được dùng khi tình trạng nổi mẩn đỏ da mặt bị bội nhiễm, gây hiện tượng sưng viêm nặng nề. Dùng thuốc sẽ giúp bạn cải thiện nhanh chóng những phản ứng viêm nhiễm, dị ứng trên da.
Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên dùng theo đúng liều lượng và hướng dẫn từ bác sĩ, không lạm dụng bởi nó có thể làm bào mòn da, mỏng da.
- Thuốc kháng histamin H1
Các thuốc kháng histamin H1 hoạt động bằng cách ức chế các phản ứng tiết histamin, từ đó những triệu chứng trên da giảm dần. Người bệnh sẽ không còn thấy ngứa hoặc đỏ da, da khỏe hơn.
Một số thuốc kháng histamin nhóm H1 được dùng phổ biến gồm: Clorpheniramin maleat, Gentrisone, Promethazin hydroclorid, Hydroxyzin hydroclorid,…
- Thuốc ức chế miễn dịch
Thuốc ức chế miễn dịch được kê đơn trong trường hợp cơ thể bệnh nhân không thể đáp ứng được những thuốc kể trên. Một số thuốc phổ biến gồm: Tacrolimus, Mycophenolate, Cyclosporine,…
Người bệnh không tự ý dùng thuốc này mà chưa có sự chỉ định từ bác sĩ vì nó có nhiều tác dụng phụ gây suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.
- Thuốc chống viêm nhiễm, sát trùng ngoài da
Các thuốc trong nhóm này thường được chỉ định để ngăn ngừa bội nhiễm và giảm kích ứng da. Những sản phẩm thường dùng gồm: Oxy già, chế phẩm chứa iod hoặc cồn,…
Sử dụng kem dưỡng ẩm để giảm mẩn đỏ trên da mặt
Các loại kem dưỡng ẩm trên thị trường có rất nhiều, giúp cung cấp độ ẩm cho da và phục hồi da đang bị tổn thương, hạn chế đỏ da. Một số sản phẩm người bệnh có thể tham khảo nếu da mặt nổi mẩn đỏ gồm:
Kem bôi giảm mẩn đỏ La Roche-Posay Lipikar Baume AP+
La Roche-Posay Lipikar Baume AP+ là kem dưỡng giảm đỏ da, kích ứng da đến từ Pháp và được nhiều người sử dụng hiện nay. Thành phần chính của sản phẩm là Aqua Posae Filiformis – một thành phần độc quyền giúp khôi phục da, bảo vệ da. La Roche-Posay Lipikar Baume AP+ có thể dùng được cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
Công dụng:
- Làm dịu và giảm những kích ứng, tình trạng ngứa da, đỏ da.
- Phục hồi và ổn định sự cân bằng của cấu trúc da mặt, ngăn da bị tổn thương. Bổ sung cho da những dưỡng chất cần thiết để phục hồi hàng rào bảo vệ da.
Cách dùng: Sau khi làm sạch da bạn thoa lượng kem vừa đủ lên vùng da mặt bị nổi mẩn đỏ.
Atoskin Cream
Atoskin Cream cũng được rất nhiều chuyên gia khuyên dùng cho những ai bị nổi mẩn đỏ trên da mặt. Sản phẩm ứng dụng công nghệ enzyme bio-derma giúp loại bỏ nhanh chóng tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da.
Công dụng:
- Dưỡng ẩm da, cải thiện tình trạng da khô, da nổi mẩn đỏ và da bị bong tróc, nứt nẻ.
- Dùng dưỡng ẩm da, giúp da khỏe mạnh và mềm mịn, hạn chế bệnh về da.
Cách dùng: Thoa lượng kem vừa đủ lên da mỗi ngày 1 – 2 lần sau khi da được làm sạch.
SVR Cicavit+ Cream
SVR Cicavit+ Cream là kem dưỡng giúp giảm mẩn đỏ, dưỡng ẩm cho da đến từ Pháp. Khi dùng sản phẩm, bạn sẽ thấy da mặt dịu hơn, không còn tình trạng kích ứng, phù hợp cho nhiều loại da khác nhau.
Công dụng:
- Tái tạo da nhanh chóng, làm lành những tổn thương trên da mà không để lại sẹo.
- Hỗ trợ giảm tình trạng ngứa da, nổi mẩn đỏ trên da và tình trạng da khô ráp.
- Hình thành hàng rào bảo vệ da, giúp da khỏe mạnh hơn, hạn chế những tác nhân xấu gây tổn thương.
Cách dùng: Thoa một lớp kem vừa đủ lên da rồi massage nhẹ nhàng, mỗi ngày 2 lần
Cách trị nổi mẩn đỏ trên da mặt bằng thuốc Đông y
Ngoài 3 giải pháp trên, người bệnh cũng có thể dùng các bài thuốc Đông y để giảm tình trạng mặt nổi mẩn đỏ. Đông y quan niệm rằng da bị nổi mẩn, ngứa ngày là do cơ thể suy nhược, khí huyết rối loạn, các chức năng của gan, thận bị suy giảm. Bên cạnh đó, việc tà ngoại xâm nhập cũng khiến quá trình thải độc tố bị suy giảm.
Cách trị da mặt bị dị ứng mẩn đỏ bằng Đông y sẽ theo cơ chế tác động từ trong ra ngoài, xử lý tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Các vị thuốc sử dụng sẽ vừa hỗ trợ điều trị, đồng thời giúp cơ thể tăng cường sức khỏe, bổ sung khí huyết và ngăn bệnh tái phát.
Bài thuốc số 1
- Nguyên liệu: Tiêu mạch nha, cúc hoa, tiêu tân lang, phục linh, xích thượng, kim ngân hoa, chỉ xác, bạch tiễn bì.
- Cách thực hiện: Khi đã chuẩn bị đủ các nguyên liệu trên, bạn cho một lượng nước vừa đủ và sắc để uống trong ngày. Mỗi ngày lên chia thành 3 lần uống để giúp thuốc phát huy công dụng.
Bài thuốc số 2
- Nguyên liệu: Bạch thược, huyền sâm, sinh địa hoàng, hà thủ ô, đan bì, đương quy, cam thảo, thuyền y, xuyên khung.
- Cách thực hiện: Tất cả nguyên liệu trên sắc cùng 1 lít nước, đến khi chỉ còn 450ml thì dừng lại và chia thuốc thành 3 lần để uống trong ngày.
Bài thuốc số 3
- Nguyên liệu: Sinh địa, đan bì, kim ngân hoa, bèo cái, kinh giới, liên kiều, cam hảo, thuyền thoái, phòng phong.
- Cách thực hiện: Người bệnh sắc thuốc cùng với lửa nhỏ và chia thuốc thành 3 lần để dùng uống trong ngày.
Bài thuốc số 4: Tiêu ban Giải độc thang giảm mẩn đỏ da
Tiêu ban Giải độc thang là bài thuốc khá nổi tiếng của Trung tâm Thuốc dân tộc. Đây bà bài thuốc kế thừa và phát triển từ nhiều bài thuốc cổ truyền xưa, giúp bệnh nhân bị mẩn đỏ, khô ngứa da mặt nhanh chóng phục hồi, khỏi bệnh dứt điểm.
Bài thuốc là sự kết hợp giữa 30 vị thuốc như: Phòng phong, bồ công anh, đơn đỏ, ké đầu ngựa, xuyên khung, ngải cứu, bách bộ,… Tất cả đều tốt trong việc giải độc, tiêu ban, sát trùng, giảm ngứa,… Tiêu ban Giải độc thang cam kết 100% thảo dược sạch, đạt chuẩn theo tiêu chuẩn của WHO, đáp ứng tiêu chí “3 không”: Không nhờn thuốc, không nghiện thuốc và không tác dụng phụ.
Bài thuốc số 5: Bài thuốc Tiêu ban hoàn bì thang
Tiêu ban hoàn bì thang là bài thuốc giúp đẩy lùi nhanh chóng tình trạng mẩn ngứa da mặt, nổi mề đay. Đây là giải pháp được hoàn thiện từ công trình nghiên cứu khoa học dựa trên phương thuốc quý của triều Nguyễn, bài thuốc giúp đặc trị mọi thể loại mề đay, mẩn ngứa, mẩn đỏ.
Liệu trình điều trị:
- Tiêu ban hoàn bì thang: Giúp giải dị ứng, loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây bệnh, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, tăng khả năng cơ thể chống chọi với các dị nguyên để ngăn bệnh tái phát.
- Nhất Nam giải độc hoàn: Chế phẩm này có tác dụng tăng cường đào thải độc tố, loại bỏ những mẩn ngứa nhanh chóng, an toàn.
- Nhất Nam Bình Can: Giúp nâng cao chức năng của tạng phủ, đồng thời cân bằng khí huyết, ngăn tà khí xâm nhập.
Bài thuốc số 6: Mề đay Đỗ Minh
Mề đay Đỗ Minh là bài thuốc đã có hơn 150 năm tuổi của dòng họ Đỗ Minh. Các chuyên gia của nhà thuốc đã khéo léo kết hợp những vị thuốc để chữa bệnh, giúp người bệnh khỏi dứt điểm bệnh mề đay, tình trạng mẩn ngứa trên da với 3 bài thuốc nhỏ:
- Thuốc trị mẩn đỏ, mề đay.
- Thuốc bổ gan dưỡng huyết.
- Thuốc bổ thận giải độc.
Cả 3 bài thuốc nhỏ là sự kết hợp của hơn 50 thảo dược quý mang đến công dụng toàn diện, cải thiện làn da mặt đang bị nổi mẩn đỏ nhanh chóng. Ngoài ra, các vị thuốc cũng giúp tăng cường hấp thu dưỡng chất, dưỡng tâm, an thần, nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, ẩm mượt hơn, hạn chế tình trạng mặt nổi mẩn đỏ tái phát.
Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa tình trạng da mặt nổi mẩn đỏ
Biết cách chăm sóc da sẽ giúp người bệnh rút ngắn được thời gian điều trị, đồng thời phòng bệnh tái phát hiệu quả. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia dành cho những ai đang gặp phải tình trạng này.
- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống, thuốc bôi hoặc những loại kem dưỡng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
- Tránh chạm tay nhiều lần lên mặt hoặc cào gãi thường xuyên vì có thể gây nhiễm trùng, khiến da bị tổn thương nặng nề hơn.
- Nên dùng nước ấm để rửa mặt và lau cùng khăn khô, mềm. Bạn cũng nên thường xuyên giặt đồ, phơi khô khăn mặt để tránh vi khuẩn trú ngụ.
- Sử dụng các sữa rửa mặt dịu nhẹ, tẩy trang không chứa cồn để tránh gây kích ứng cho da, hãy ưu tiên dùng những sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên.
- Việc thoa kem dưỡng ẩm vào buổi tối là rất cần thiết nên bạn đừng bỏ qua, nó sẽ giúp da được cấp ẩm và mềm mượt hơn.
- Không sử dụng sản phẩm rẻ tiền, không rõ nguồn gốc vì có thể khiến da bị tổn thương.
- Nếu trang điểm, hãy tẩy trang sạch sẽ trước khi đi ngủ vì những mỹ phẩm còn sót lại trên da có thể gây ra tình trạng dị ứng, mẩn ngứa.
- Khi ra ngoài, cần che chắn thật kỹ, thoa kem chống nắng phù hợp, dùng thêm khẩu trang, áo chống nắng để không làm tình trạng mẩn đỏ nặng nề hơn.
- Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung thêm nhiều rau xanh, nước lọc mỗi ngày để giúp da luôn ẩm mượt, mịn màng.
- Hạn chế dùng những thực phẩm cay nóng, đồ có cồn hay thuốc lá vì chúng chính là nguyên nhân gây tổn thương da.
Da mặt nổi mẩn đỏ là tình trạng khá phổ biến và ai cũng có thể gặp phải. Vậy nên bạn cần có lối sống lành mạnh, khoa học, bảo vệ da thật tốt để tránh bị tổn thương. Bên cạnh đó, nếu nhận thấy tình trạng da có dấu hiệu bất thường thì cần liên hệ với chuyên gia để được hướng dẫn xử lý phù hợp, tránh biến chứng nguy hiểm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!