Bệnh học

Nổi Mẩn Đỏ Ở Ngực Là Bệnh Gì? Điều Trị Như Thế Nào?

Nổi mẩn đỏ ở ngực có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như mặc áo ngực quá chật, viêm da, nấm da… Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm, thậm chí là ung thư vú. Vậy bị nổi mụn đỏ ở ngực là gì? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng này.

Nổi mẩn đỏ ở ngực là gì?

Nổi mẩn đỏ ở ngực là hiện tượng da liễu khá phổ biến mà nhiều người gặp phải. Triệu chứng này thường xảy ra ở nam giới và nữ giới trong độ tuổi trưởng thành, nhất là những người có làn da nhạy cảm.

Các nốt mẩn đỏ có thể ngứa hoặc không ngứa, xuất hiện nhiều ở vùng ngực và lưng, tạo thành từng mảng hoặc phân bố rải rác thành những nốt mụn li ti. Mặc dù không gây nhiều khó chịu cho người bệnh nhưng các nốt mẩn đỏ này có thể gây mất thẩm mỹ, khiến nữ giới tự ti khi mặc những bộ đầm trễ cổ hoặc hở lưng.

Nổi mẩn đỏ ở ngực là hiện tượng da liễu khá phổ biến mà nhiều người gặp phải
Nổi mẩn đỏ ở ngực là hiện tượng da liễu khá phổ biến mà nhiều người gặp phải

Theo các chuyên gia da liễu, hiện tượng bị nổi mụn đỏ ở ngực xảy ra ở nam và nữ hoàn toàn không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, ở mức độ nghiêm trọng, trên da của người bệnh có thể xuất hiện các nốt mụn mủ có nước màu vàng, nếu vỡ ra có thể gây đau rát. Thậm chí người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những triệu chứng nghiêm trọng khác như: Phù mạch, khó thở, nhiễm trùng da, sốt, cơ thể suy nhược, để lại sẹo xấu trên da, có thể làm ảnh hưởng đến xương khớp, phổi, thần kinh, tụt huyết áp, sốc phản vệ,…. 

Nguyên nhân gây nổi mụn đỏ ở ngực và lưng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nổi mẩn đỏ ở ngực. Các chuyên gia cho biết, vùng da ở ngực và lưng là nơi có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Do đó vùng da này rất dễ gặp phải tình trạng đổ mồ hôi, nổi mụn, ngứa ngáy,…

Cụ thể, sau đây là những yếu tố nguy cơ có thể khiến cho một người dễ bị nổi mụn ở ngực và lưng:

  • Kích thước ngực lớn: Những người có vòng 1 lớn hơn thường dễ bị nổi mụn hơn. Bởi chúng thường chạm vào nhau và không có khoảng trống ở giữa. Quá trình ma sát tạo ra khiến độ ẩm tăng lên làm tăng nguy cơ nổi mụn.
  • Mặc áo lót chật: Nếu bạn mặc áo ngực quá chật và nhỏ hơn kích thước của ngực thì sẽ làm tăng nguy cơ bị nổi mụn ở ngực do độ ẩm tăng lên.
  • Sử dụng chất kích ứng: Các chất gây kích ứng như kem tẩy lông, sáp tẩy lông, nước hoa, mỹ phẩm, xà phòng, bột giặt từ quần áo… có thể gây ra phản ứng với da, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và nổi mụn.
  • Đổ mồ hôi quá nhiều: Hiện tượng nổi mẩn đỏ ở ngực cũng có thể là do người bệnh bị đổ mồ hôi quá nhiều khiến tuyến bã nhờn bị tắc nghẽn, từ đó nổi mụn nhiều hơn.
  • Nội tiết tố bị thay đổi: Khi nội tiết tố bị thay đổi thì các phần khác trong cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể, sự gia tăng nội tiết tố trong cơ thể sẽ làm cho tuyến bã nhờn bị hoạt động quá mức, dẫn đến nổi mụn trứng cá.
  • Chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ: Tiêu thụ quá nhiều thức ăn dầu mỡ, carbonhydrate hoặc chất béo chuyển hóa có thể làm tăng lượng mỡ lắng đọng trên bầu ngực, tăng cân, gây ma sát nhiều hơn dẫn đến nổi mụn.
  • Căng thẳng, stress: Căng thẳng stress khiến cơ thể sản sinh ra nhiều cortisol, gây tăng tiết bã nhờn từ các nang lông và gây ra mụn trứng cá ở vùng lưng và ngực.
  • Nhiễm trùng ở các tuyến vú: Một nguyên nhân khác gây nổi mẩn đỏ ở ngực có thể là tuyến vú của bạn bị nhiễm trùng, đặc biệt là trong thời kỳ cho con bú, có thể xuất hiện dưới dạng mụn và mẩn đỏ và đau xung quanh ngực.
  • Rôm sảy do thời tiết nóng bức: Rôm sảy là tình trạng da bị kích ứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân chính là do thời tiết nắng nóng khiến làn da đổ nhiều mồ hôi. Triệu chứng điển hình của bệnh là các nốt mẩn đỏ li ti mọc tập trung hoặc rải rác trên da. Các nốt rôm sảy này thường xuất hiện nhiều ở vùng lưng, ngực, cổ,…
  • Phát ban do thời tiết nắng nóng: Nổi mề đay, phát ban là bệnh lý da liễu thường gặp khi vào mùa hè. Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ tuy nhiên người lớn cũng có thể mắc phải. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là trên da xuất hiện các vùng da nổi mẩn đỏ, hồng hoặc trắng, bên trong chứa dịch nước và không gây ngứa. 
  • Ung thư vú: Hiện tượng nổi mẩn đỏ ở ngực có thể liên quan tới ung thư vú dạng viêm và thường bị bỏ qua. Người bệnh bị ung thư vú thường bị ngứa nhiều, nổi mẩn đỏ, da sần sùi vùng ngực. Nguyên nhân khác là do các tế bào ung thư phát triển nhanh, chặn mạch máu và bạch huyết dưới da, khiến cho chất lỏng tích tụ dưới da gây kích thích. 
Bị nổi mẩn đỏ ngứa ở ngực có thể là do nhiều căn bệnh khác nhau gây nên
Bị nổi mẩn đỏ ngứa ở ngực có thể là do nhiều căn bệnh khác nhau gây nên

Cách điều trị bệnh nổi mẩn đỏ ở ngực

Nổi mẩn đỏ ở ngực không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm. Tuy nhiên các chuyên gia da liễu vẫn khuyến khích bạn nên sớm đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. 

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị tình trạng nổi mụn đỏ ở ngực và lưng như dùng thuốc Tây y, thuốc Đông y và các mẹo dân gian. Mỗi phương pháp đều phù hợp với cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người. Bạn có thể căn cứ vào bệnh tình của mình để lựa chọn được phương pháp phù hợp.

Điều trị nổi mẩn đỏ ở ngực và lưng bằng thuốc Tây y

Khi bị nổi mẩn đỏ ngứa ở ngực, trước tiên các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, sau đó kê đơn thuốc phù hợp. Những loại thuốc điều trị nổi mẩn đỏ ngứa ở ngực thường gặp đó là:

  • Thuốc kháng histamin: Các loại thuốc kháng histamin có tác dụng làm giảm nhanh những cơn ngứa, ức chế phản ứng của hệ miễn dịch với tất cả các tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên thuốc này có thể gây buồn ngủ, mất tập trung nên thường được dùng vào buổi tối. Thuốc kháng histamin dạng uống và bôi bao gồm Cetirizin, Clorpheniramin, Loratadin, Fexofenadine, Diphenhydramine…
  • Thuốc Corticoid: Có tác dụng giảm viêm mạnh, cải thiện tình trạng viêm nhiễm, nổi mẩn trên da, xoa dịu cơn ngứa ngáy ở lưng, ngực. Thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như mỏng da, teo da, tăng huyết áp, loãng xương, ứ nước… Vì vậy bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh dùng các thuốc dạng bôi trong ngắn để giảm thiểu nguy cơ gặp phải tác dụng phụ.
  • Thuốc mỡ: Thuốc mỡ dùng để bôi da giúp kháng viêm, diệt khuẩn bao gồm pramoxine hoặc hydrocortison. 
  • Một số loại thuốc khác: Các thuốc chữa nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng khác có thể được chỉ định như thuốc kháng viêm (trong trường hợp có viêm nhiễm), thuốc kháng sinh, kem bôi dưỡng ẩm, thuốc trị nấm (trong trường hợp có viêm nhiễm), Acid salicylic,…
Thuốc Tây y có thể được dùng để điều trị nổi mẩn ngứa ở ngực
Thuốc Tây y có thể được dùng để điều trị nổi mẩn ngứa ở ngực

Thuốc Tây y trong điều trị nổi mẩn đỏ ở ngực có ưu điểm là cho tác dụng nhanh, hiệu quả. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, buồn ngủ, làm mỏng da, suy gan thận, đau dạ dày… Vì vậy khi dùng thuốc, người bệnh tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng hoặc tự ý ngưng sử dụng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Chữa bệnh nổi mẩn đỏ ở ngực không ngứa bằng phương pháp dân gian

Với những người bị nổi mẩn đỏ ở ngực giai đoạn nhẹ, mới chớm bị bệnh, bạn có thể tham khảo sử dụng các mẹo dân gian để điều trị bệnh. Những mẹo dân gian này có ưu điểm là an toàn, lành tính, có thể tận dụng nguồn nguyên liệu trong nhà để tiết kiệm chi phí điều trị. 

Tuy nhiên do dược tính không đủ mạnh nên thời gian chữa bệnh khá lâu. Ngoài ra những mẹo này cũng không thích hợp dùng cho người bị nổi mẩn đỏ ở mức độ nghiêm trọng.

Những nguyên liệu tự nhiên giúp trị bệnh nổi mẩn đỏ hiệu quả
Những nguyên liệu tự nhiên giúp trị bệnh nổi mẩn đỏ hiệu quả

Dưới đây là một số mẹo giúp người bệnh có thể điều trị nổi mẩn đỏ tại nhà hiệu quả:

  • Sử dụng chanh tươi: Đây là cách trị nổi mẩn đỏ ở ngực cực kỳ đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện. Trước tiên bạn cần lấy nước cốt chanh tươi thấm vào bông gòn, sau đó thoa trực tiếp nên ngực và để 5 phút rồi rửa lại với nước sạch. Mỗi tuần thực hiện khoảng 2-3 lần để đạt được hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên với những người có làn da nhạy cảm bạn không nên áp dụng cách làm này.
  • Sử dụng giấm táo: Giấm tạo được biết đến với tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm. Vì thế việc sử dụng giấm táo sẽ giúp làm dịu đi các nốt mụn đỏ trên da, tránh tình trạng ngứa ngáy, đỏ rát. Bạn pha giấm táo với nước lọc rồi thấm vào bông tẩy trang và thoa đều lên vùng da bị mụn. Thực hiện đều đặn mỗi ngày đến khi tình trạng nổi mẩn đỏ được chữa khỏi.
  • Chườm đá lạnh: Đá lạnh cực lành tính, phù hợp với mọi loại da. Massage bằng đá lạnh mỗi ngày sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, giúp da của bạn sẽ trở nên sáng hồng, rạng ngời hơn. Dùng túi chườm chuyên dụng hoặc khăn vải bọc lại các viên đá rồi áp lên vùng da tổn thương khoảng 15-20 giây. Lặp lại động tác này trong khoảng 10-15 phút.
  • Tắm với bột yến mạch: Yến mạch có chứa rất nhiều photpho, sắt, mangan, folate, kẽm, magie, đồng, vitamin B1, B3, B5, B6, E, canxi, kali, salenium,… giúp kháng viêm và làm lành các vết thương. Từ đó hỗ trợ điều trị tình trạng khô da, mẩn đỏ, dị ứng da, mụn trứng cá,… giúp làn da trở nên trắng mịn, mềm mại. Đối với những chị em bị nổi mụn đỏ ở ngực, bạn chỉ cần cho một vài thìa bột yến mạch vào bồn tắm rồi ngâm mình trong nước khoảng 15 phút, sau đó tắm sạch lại với nước sạch.
  • Uống nước lá cây đinh lăng: Lá đinh lăng có tác dụng trị mụn hiệu quả nhờ có chứa nhiều lysine, methionine, glucozit, vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6. Để chữa nổi mẩn đỏ ở ngực, bạn chỉ cần phơi khô lá đinh lăng, nấu với 80g đinh lăng với 500ml nước đến khi cạn còn một nửa thì tắt bếp, gạn lấy nước cốt và uống 2 lần/ngày cho đến khi khỏi bệnh.

Chữa nổi mẩn đỏ ở ngực và lưng bằng thuốc Đông y

Ngoài sử dụng cách chữa nổi mụn đỏ ở ngực và lưng bằng thuốc Tây y, người bệnh có thể tham khảo cách điều trị bằng thuốc Đông y. Đây là phương pháp điều trị bệnh giúp tác động sâu vào căn nguyên của bệnh. Do đó việc sử dụng thuốc Đông y không chỉ giúp điều trị tận gốc mầm bệnh, cải thiện triệu chứng mà còn ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.

Thông qua quá trình bắt mạch, quan sát các triệu chứng bên ngoài, các lương y sẽ xác định căn nguyên và tình trạng bệnh. Sau đó bốc thuốc, gia giảm liều lượng sao cho phù hợp với từng người.

Một số loại dược liệu thường được các thầy thuốc sử dụng trong điều trị chứng nổi mẩn đỏ ở ngực đó là Phòng phong, xuyên khung, bồ công anh, kim ngân cành, đơn đỏ, cúc tần, ké đầu ngựa, ngải cứu, đương quy, hoàng kỳ, diệp hạ châu, hồng hoa, sài đất, phù bình, kim ngân cành, ngưu bàng tử, cát cánh, tang diệp, ý dĩ, bạch truật, đương quy, sinh địa… 

Chữa nổi mẩn đỏ ở ngực và lưng bằng thuốc Đông y
Chữa nổi mẩn đỏ ở ngực và lưng bằng thuốc Đông y

Những ưu điểm của thuốc Đông y trong trị nổi mẩn đỏ ngứa và không ngứa bao gồm:

  • Giúp mang lại hiệu quả toàn diện, bền vững, bồi bổ cơ thể từ bên trong, có thể chữa khỏi bệnh dứt điểm mà không lo tái phát.
  • An toàn cho sức khỏe nhờ sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để trị bệnh.
  • Có thể dùng để điều trị cho nhiều đối tượng khác nhau, kể cả trẻ em, phụ nữ mang thai và người đang cho con bú.
  • Những bài thuốc này còn có tác dụng điều trị hiệu quả trong điều trị bệnh viêm da cơ địa, chàm, viêm da dị ứng,…

Tuy nhiên thuốc Đông y cũng tồn tại những điểm hạn chế như:

  • Thuốc Đông y mang đến hiệu quả quả từ từ, không nhanh như thuốc Tây. Người bệnh buộc phải kiên trì sử dụng trong thời gian từ 2-3 tháng mới có thể thấy được hiệu quả như ý.
  • Trước khi uống cần đun sắc thuốc nên tốn nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị.
  • Thuốc được sắc từ các loại dược liệu nên có vị đắng và hơi khó uống.

Lưu ý: Để không phải sử dụng nhầm thuốc hoặc mua phải thuốc kém chất lượng, người bệnh cần tới khám và bốc thuốc tại những địa chỉ uy tín, được Bộ Y tế cấp phép hoạt động.

Lưu ý khi điều trị nổi mẩn đỏ ở ngực

Nổi mẩn đỏ ở ngực là một trong những hiện tượng da liễu khá phổ biến. Lương y Tuấn cho biết ngoại trừ các dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm thì tình trạng này hoàn toàn có thể phòng ngừa và hỗ trợ điều trị theo các cách như sau:

  • Chăm sóc da hiệu quả và đúng cách để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm dưới da. Tốt nhất nên tắm gội mỗi ngày 1 lần để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn và tuyến bã nhờn.
  • Nên chú ý dưỡng ẩm da mỗi ngày, lựa chọn những loại kem dưỡng không mùi hương, có thể giúp ngăn ngừa tình trạng khô da, mẩn ngứa ở ngực là lưng.
  • Không nên dùng những loại xà phòng, nước hoa, mỹ phẩm, các sản phẩm giặt quần áo có tính chất tẩy rửa mạnh, dễ tránh gây dị ứng, kích ứng cho da.
  • Nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để giúp tăng cường độ ẩm cho làn da, mát gan, giải độc, phòng tránh nổi mẩn đỏ trên lưng và ngực.
  • Không dùng rượu, bia, thuốc lá, các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ để tránh làm tăng gánh nặng cho gan, khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh.
  • Nếu tình trạng nổi mẩn đỏ ở ngực không ngứa có kèm theo triệu chứng sưng, đau, phát ban và kéo dài tới vài tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Trên đây là một số thông tin quan trọng về tình trạng nổi mẩn đỏ ở ngực bạn có thể tham khảo. Hiện tượng này mặc dù có thể không quá nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu nó kéo dài và xuất hiện thêm nhiều triệu chứng lạ thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Bình luận (60)

  1. Kha Nhã Đan says: Trả lời

    Nghe nói thuốc mề đay đỗ minh còn được lên báo lớn nữa à, có thật không?

    1. Nguyễn Minh Thư says:

      Báo đời sống và pháp luật có đưa tin đây, đúng là đầu báo lớn dấy. Ngoài ra tôi hấy còn nhiều đàu báo uy tín nữa cũng đưa tin như 24h, sức khoẻ đời sống

    2. hoàng văn tùng says:

      Chưa chắc lên báo là uy tín đâu, thuốc nhà tôi 3 đời cũng lên youtube các kiểu mà bán thuốc có ra gì đâu, toàn thấy phốt

    3. Đặng Hà says:

      nhà tôi 3 đời nó tự chảy quảng cáo trên youtube còn mấy trang báo lớn này không phải cứ thích lên là lên, người ta còn phải tìm hiểu, xác nhận thông tin chính thống rồi mới dám đăng bài đó. Không lôm côm như báo lá cải đâu. Ông chưa tin thì lên gg search đọc các bài của báo vtv viết về nhà thuốc đmđ thì yên tâm hẳn. Vtv là đài truyền hình quốc gia rồi, không phải bàn cãi nhiều

  2. Phi Yến says: Trả lời

    trong thời gian sử dụng thuốc mề đay đỗ minh để điều trị em muốn kết hợp thêm kem bôi ngoài da để mẩn đỏ mau lặn thì có được ko nhỉ?

    1. Trần Lê Anh Thư says:

      Cai này bà nên hỏi qua ý kiến bsi ấy, nhưng tôi nghĩ là không cần thiết đâu, vì thuốc nam nó đã trị tận gốc bệnh cho bà rồi, đã toàn diện lắm rồi. Kem bôi cũng chỉ hỗ trợ thêm ngoài da thôi nên nó cũng không giúp ích được nhiều. Chỉ có sau bà khỏi mà da để lại vết thâm thì dùng kem bôi trị thâm thôi

    2. Phi Nhung Trương says:

      dùng thuốc thì chú ý kiêng khem, ăn uống theo chỉ dẫn của bác sĩ là ok r chứ k cần thiết dùng thêm kem bôi ngoài da làm gì đâu bạn. Mề đay nó phát ra là do nguyên nhân từ bên trong cơ thể, bạn bôi ngoài da cũng chả để làm gì mấy

  3. Ngọc Ánh says: Trả lời

    Ai còn nghi ngờ về liệu trình điều trị mẩn ngứa ở nhà thuốc đỗ minh đường hay nghi ngờ về hiệu quả bài thuốc mề đay đỗ minh thì có thể vào đây tham khảo sẽ rõ hiệu quả của thuốc. Cá x mình dùng thuốc này thấy tốt thực sự, dùng hết thuốc là khỏi dứt luôn chứ k bị tái phát lại nữa

    1. Quế Chi says:

      Tôi cũng từng dùng thuốc mề đay đỗ minh rồi nên hiểu rõ hiệu quả. Năm ngoái do thay đổi thời tiết, vùng ngực tôi bị phát ban, nổi đầy mẩn đỏ, có dùng thuốc tây nhưng nóng trong người quá nên ko dùng tiếp. Chuyển qua thuốc mề đay đỗ minh thì dùng tầm 2 tuần là mẩn đỏ có dấu hiệu lặn bớt, ko còn nổi dày đặc như lúc trước nữa. Sử dụng thuốc tầm 1 tháng thì vùng ngực đỡ ngứa rát hơn rất nhiều, mẩn đỏ lặn được hơn 1 nữa. Dùng thuốc hết tháng thứ 2 cũng kết thúc liệu trình điều trị, mẩn đỏ lặn hết hoàn toàn. Ngưng thuốc cũng gần 2 năm rồi mà trộm vía không thấy nổi mẩn lại hay gì, thích lắm luôn

    2. Công Nông says:

      Vậy là nhanh rồi ấy, trước em bị mề đay mẩn ngứa mà dùng thuốc này 3 thangd mới khỏi đây, chị điều trị 2 tháng như thế là quá nhanh rồi, chị có dùng thêm thuốc bôi hay gì ko vậy ạ?

    3. Ngọc Nữ says:

      @Công Nông chị kia chắc bị dị ứng nhẹ thôi nên sử dụng thuốc tầm 2 tháng là đỡ rồi, vs có thể cơ địa chị ấp đáp ứng thuốc tốt nữa, còn bị dị ứng hay mề đay nặng sử dụng thuốc 3 tháng trở lên mới hết hẳn hoàn toàn ấy. Tôi dung cũng mất 3 tháng da mới trở lại như bth, thuốc tác dụng chậm nhưng được cái lành tính nên cũng yên tâm

    4. Trần Thị Chiêu Chiêu says:

      dùng thuốc lâu thế các bác có bị tích nước hay phù người không? Em thấy thằng em họ em 1 dạo nó dùng thuốc nam xog bị tích nước, tăn cân vèo vèo, sợ lắm

    5. Hoàng Anh Kiệt says:

      Thuốc nam mà sử dụng gây phù nề tay chân rồi tích nước cho cơ thể la thuốc dởm,trộn linh tinh vào nên mới thế. Còn thuốc được làm từ dược liệu sạch, đảm bảo 100% dược liệu thiên nhiên, ko pha trộn lung tung thì có dùng đến cả năm cũng không gặp mấy hiện tượng đó đâu bác ơi

  4. Hướng Dương Một Nắng says: Trả lời

    Ko biết ngoài giờ hành chính tầm 6 giờ tối đến 7 giờ tối nhà thuốc đỗ minh đường có làm việc ko? Tôi là công nhân ngày nào đi làm về cũng hơn 6h nên chỉ có thể đi khám buổi tối được thôi

    1. Bùi Thị Tuyết Nga says:

      Nhà thuốc ko nhận khám ngoài giờ hành chính đâu bạn, ngoài 5h30 họ chỉ nhận tư vấn online qua điện thoại thôi. Bạn có được nghĩ chủ nhật ko? nhà thuốc có làm việc luôn ngày thứ 7, chủ nhật đấy. Nếu rảnh chủ nhật thì qua nhà thuốc thăm khám trực tiếp cũng được. Còn nếu bận luôn chủ nhật thì ngoài giờ hành chính có thể gọi vào số hotline: 0938 449 768 – 0932 088 186 để bsi tư vấn liệu trình điều trị rồi gửi thuốc về cho

    2. Dương Thảo Vy says:

      Tư vấn ngoài giờ hành chính như thế có phải trả thêm phí không bạn?

    3. Lan Hương Gái Sài Gòn says:

      Bên này họ khám và tư vấn miễn phí mà nên trong giờ hay ngoài giờ cũng như nhau. Đỗ Minh Đường ưu đãi cho bệnh nhân lắm, chỉ thu tiền thuốc thôi, ngoài ra tiền khám r tư vấn các kiểu họ k tính phí nhé

  5. Trinh Tỷ says: Trả lời

    thuốc mề đay đỗ minh là thuốc nam mà sao lại đựng trong lọ thủy tinh thế kia, trước ba mình dùng thuốc nam thấy họ toàn gói thuốc vào giấy báo theo từng thang ấy. Thuốc này mua về dùng thế nào đây?

    1. Trâm Sarah says:

      Do nhà thuốc muốn tiện cho bệnh nhân nên bào chế thuốc thành dạng cao tinh chất hết rồi đấy, khi uống cứ pha cao thuốc vào nước nóng rồi uống trực tiếp luôn thôi, khỏi phải đun sắc như các loại thuốc nam thông thường. Tôi cũng thích dùng thuốc nam kiểu này hơn thuốc truyền thống

    2. Camellia Yu says:

      tớ cũng giống cậu đấy, sử dụng thuốc mề đay đỗ minh thích nhắt khoản đỡ đun sắc, chứ nay cuối năm ngày nào cũng bục mặt ở cơ quan. Phải tốn thêm thời gian đun sắc thuốc 3-4 tiếng nữa chắc điên luôn quá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *