Bé Bị Nổi Mẩn Đỏ: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý, Điều Trị Kịp Thời
Bé bị nổi mẩn đỏ trên da kèm những triệu chứng khác khiến các bậc phụ huynh lo lắng vì có thể đây là triệu chứng của những bệnh lý nguy hiểm. Nên xử lý và điều trị khi trẻ xuất hiện tình trạng da liễu như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cần nắm rõ để đảm bảo sức khỏe của bé khi xuất hiện những nốt mẩn đỏ bất thường trên da.
Triệu chứng nổi mẩn đỏ trên da trẻ nhỏ
Bé bị nổi mẩn đỏ thực tế là tình trạng xuất hiện khá phổ biến vì đa dạng nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân do kích ứng hay thay đổi đột ngột khiến da của trẻ bị nổi mẩn đỏ không quá đáng lo ngại do chúng sẽ thường biến mất trong vòng vài tuần.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nổi mẩn đỏ trên da của trẻ có thể là triệu chứng của một số bệnh khác, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu cha mẹ không phát hiện để đưa bé đi khám, điều trị kịp thời.
Để đảm bảo tốt nhất và phòng ngừa, cha mẹ cần quan sát, kiểm soát các triệu chứng nổi mẩn đỏ của bé để thăm khám bác sĩ kịp thời, cụ thể:
- Nổi mẩn đỏ trên da của trẻ nhỏ thường là những nốt mụn nhỏ màu đỏ lan rộng hoặc nổi thành từng đám trên da bé. Chúng thường tập trung ở các vùng như mặt, da đầu, tay chân, bụng, lưng hoặc trên khắp cơ thể.
- Các nốt ban đỏ này lúc đầu có thể chỉ xuất hiện trên một phần da nhỏ của bé sau đó dần lan sang vùng da xung quanh cho đến khi nổi khắp cơ thể.
- Vùng da xung quanh nốt mụn thường bị đỏ.
- Nếu các nốt mụn đỏ bị nhiễm trùng có thể kèm theo mủ trắng, màu vàng hay xanh,…
- Vùng da nơi xuất hiện mẩn đỏ có thể dày sừng hơn, khô nứt, sau đó xuất hiện cảm giác đau rát, chảy nước và đóng vảy. Bé sẽ cảm thấy khó chịu, ngứa ngày cùng các biểu hiện khác như: Quấy khóc, bỏ ăn, ngủ không ngon giấc,….
- Vùng da bị tổn thương dần xuất hiện tình trạng trầy xước, thậm chí nhiễm trùng da và chảy máu.
- Bé bị nổi mẩn đỏ kéo dài, đi kèm ngứa rát, sốt cao.
Nếu xuất hiện bất cứ triệu chứng nào như trên khi xuất hiện mẩn đỏ trên da bé, cha mẹ cần đưa bé thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp, kịp thời.
Nguyên nhân gì khiến bé bị nổi mẩn đỏ?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng nổi mẩn đỏ trên da ở trẻ em. Đó không chỉ là biểu hiện của tình trạng sinh lý bình thường, kích ứng nhẹ do da bé nhạy cảm mà còn có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý viêm da ở trẻ em. Vì vậy, các bậc cha mẹ trong tình huống này không thể chủ quan.
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ phổ biến:
- Mụn sữa ở trẻ sơ sinh: Đây là biểu hiện sinh lý xuất hiện phổ biến ở trẻ sơ sinh trong độ tuổi bú sữa mẹ. Những mụn sữa này là do hormone mà em bé nhận được từ mẹ. Những nốt mẩn đỏ hơi ngứa này không gây lo ngại và không khiến con bạn khó chịu. Sau một thời gian, có thể là vài tuần, mụn sữa có thể tự biến mắt mà không cần điều trị.
- Phát ban: Rất nhiều trẻ nhỏ nổi các nốt mẩn đỏ tương tự như những vết muỗi đốt, tuy nhiên phần đầu của mụn này sẽ xuất hiện nước hoặc có mủ. Giống như mụn sữa, trẻ nhỏ nổi phát ban cũng sẽ không cảm thấy khó chịu với những nốt mẩn này và chúng sẽ hết sau vài tuần. Đối với tình trạng này, cha mẹ cần lưu ý không được nặn, làm mỡ mụn nước để tránh gây tổn thương cho làn da nhạy cảm của bé.
- Nhiễm trùng: Virus và vi khuẩn có thể khiến cho bé bị sốt nổi mẩn đỏ khắp người và gây ra một số bệnh như bệnh ban đào, bệnh tinh hồng nhiệt, bệnh tay chân miệng, ban đỏ nhiễm khuẩn, bệnh thủy đậu,… Tình trạng nhiễm khuẩn gây mẩn đỏ thường đi kèm cơn sốt và các triệu chứng khác như phát ban, mệt mỏi, nôn, đau họng, biếng ăn, khó chịu. Lúc này, phụ huynh cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời.
- Dị ứng: Da của trẻ nhỏ vô cùng mỏng manh và yếu ớt, do đó khi tiếp xúc với những chất gây dị ứng, hóa chất, thay đổi thời tiết hay chế độ dinh dưỡng, da của bé có thể bị nổi mẩn đỏ. Nếu không được xử trí và điều trị kịp thời, những nốt mẩn này có thể nhanh chóng biến thành những vết loét, lan rộng và nhiễm trùng, thậm chí gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
- Rôm sảy: Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng da bị nổi mẩn đỏ ở trẻ nhỏ. Lúc này, trên da của bé sẽ xuất hiện những nốt hoặc từng mảng màu đỏ, có thể đi kèm cơn ngứa ngáy nhẹ. Rôm sảy thường gặp vào mùa hè khi lỗ chân lông bị tắc và mồ hôi của bé không thể thoát qua da.
Chỉ khi xác định được nguyên nhân, mức độ nguy hiểm của tình trạng nổi mẩn đỏ trên da của bé, các bậc phụ huynh và bác sĩ mới có phương pháp xử lý, điều trị phù hợp, hạn chế bệnh diễn tiến nặng hay gây biến chứng nguy hiểm.
Các phương pháp điều trị tình trạng nổi mẩn đỏ ở trẻ nhỏ
Khi bé có dấu hiệu nổi mẩn đỏ kéo dài, ngứa rát khó chịu hoặc kèm sốt, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để thăm khám bác sĩ. Dựa trên kết quả xét nghiệm , chẩn đoán, bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị phù hợp cho trẻ.
Dưới đây là các cách điều trị mẩn đỏ cho trẻ nhỏ phổ biến nhất theo hướng dẫn hoặc chỉ dẫn của chuyên gia, bác sĩ:
Hỗ trợ cải thiện triệu chứng bằng các mẹo dân gian tại nhà
Trong một số trường hợp bé mẩn ngứa dị ứng hoặc phát ban, rôm sảy do tác nhân môi trường sống, tình trạng ở mức độ nhẹ mà bác sĩ thường không yêu cầu sử dụng thuốc hoặc pháp trị Tây y.
Lúc này, để trẻ nhanh chóng tiêu mẩn đỏ, cha mẹ có thể tham khảo một số cách kiểm soát triệu chứng tại nhà như:
- Tắm hoặc đắp lá kinh giới: Cha mẹ có thể nấu nước kinh giới để tắm hoặc giã nát lá để đắp trực tiếp lên vùng da của bé bị nổi mẩn đỏ.
- Đắp chuối xanh: Thái lát chuối xanh để đắp lên vết mẩn đỏ trên da bé.
- Chườm đá lạnh: Bọc đá lạnh vào khăn mềm sạch rồi chườm lên vùng da bị tổn thương của trẻ trong khoảng 2 – 3 phút, thực hiện nhiều lần trong ngày.
- Tắm nước lá hẹ: Dùng lá hẹ để nấu nước, hòa thêm một ít muối tinh trắng để làm nước tắm cho trẻ.
Những phương pháp trên chỉ giúp cải thiện triệu chứng cho một số trường hợp. Do đó, cha mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước để đảm bảo phù hợp và hiệu quả.
Điều trị nổi mẩn đỏ ở trẻ nhỏ bằng thuốc Tây y
Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh lý gây nên tình trạng mẩn đỏ trên da của trẻ, các bác sĩ sẽ có chỉ định dùng thuốc khác nhau. Thuốc trị mẩn đỏ ở trẻ có thể ở dạng uống, bôi hay tiêm.
Tuy nhiên, việc sử dụng bất cứ loại thuốc Tây y nào cho bé đều cần có sự đồng ý, kê đơn cụ thể của bác sĩ chuyên môn, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh và dưới 6 tháng tuổi.
Một số nhóm thuốc thường được bác sĩ chỉ định sử dụng trong điều trị mẩn đỏ ngứa rát trên da cho trẻ bao gồm:
- Thuốc chứa Steroid dạng bôi ngoài da.
- Thuốc kháng sinh Histamin H1 dạng uống hoặc tiêm.
- Thuốc uống hoặc bôi chống viêm sưng.
- Thuốc uống hoặc bôi nhóm kháng nấm, kháng virus và diệt ký sinh trùng.
Sử dụng thuốc Đông y để chữa nổi mẩn đỏ ở trẻ
Một trong những cách điều trị mề đay, nổi mẩn đỏ ở trẻ nhỏ được nhiều phụ huynh lựa chọ là sử dụng các bài thuốc Đông Y. Việc áp dụng cần có sự tham khảo, chỉ dẫn của thầy thuốc, chuyên gia để sử dụng sản phẩm, bài thuốc phù hợp, được bào chế theo tỷ lệ chuẩn.
Để hạn chế tối đã các tác dụng phụ, liệu pháp y học cổ truyền trị mẩn đỏ ở trẻ nhỏ cần sử dụng bài thuốc, sản phẩm có thành phần 100% thảo dược tự nhiên lành tính.
Lưu ý cho các bậc phụ huynh khi trẻ bị nổi mẩn đỏ
Nếu thấy trẻ nổi mẩn đỏ trên da, cha mẹ nên làm những điều sau:
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ: Khi trẻ mới nổi mẩn, chưa kèm triệu chứng đặc biệt nào, bố mẹ cần chú ý việc vệ sinh da của bé mỗi ngày. Tuy nhiên, mỗi loại bệnh sẽ có cách vệ sinh khác nhau, do đó sau khi xác định nguyên nhân nổi mẩn đỏ, bố mẹ cần có cách vệ sinh da trẻ nhỏ để phù hợp với tính chất của bệnh. Trong quá trình vệ sinh, phụ huynh cần tránh làm xây xát mạnh làm tổn thương cho bé. Ngoài ra, khi chăm sóc cho con nhỏ, cha mẹ cần chú ý rửa tay sạch để đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé.
- Tránh những chất gây dị ứng: Đây là thời điểm làn da của trẻ cực kỳ nhạy cảm, phụ huynh nên tránh để con nhỏ tiếp xúc với các yếu tố có thể gây kích ứng hoặc dị ứng da. Từ đó cũng phòng ngừa nguy cơ tình trạng dị ứng ngày càng nghiêm trọng.
- Lưu ý khi mặc quần áo cho bé: Thời điểm trẻ bị nổi mẩn đỏ trên da, đặc biệt với trường hợp có mụn nước, mủ hoặc do rôm sảy, cha mẹ cần lưu ý khi lựa chọn quần áo mặc cho bé. Không nên cho trẻ mặc quần áo quá chật, sử dụng chất liệu khô cứng, không mềm mại, có thể chạm vào vết mẩn, ma sát làm vỡ mụn nước khiến bé đau ngứa hay tình trạng mẩn đỏ lan rộng. Thay vào đó, phụ huynh nên cho con mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu mềm mại để hạn chế gây trầy xước da.
- Không cho bé gãi vào vùng da bị tổn thương: Tuyệt đối không nên cho trẻ chạm vào hoặc gãi thường xuyên các vết ngứa khiến vùng da nổi mẩn bị tổn thương nặng hoặc nhiễm trùng.
- Theo dõi triệu chứng và dự đoán nguyên nhân: Như đã nói ở trên, bé bị nổi mẩn đỏ có thể là biểu hiện sinh lý thông thường hoặc triệu chứng bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý các biểu hiện của trẻ khi bắt đầu xuất hiện các nốt mẩn đỏ trên da, kiểm soát tình trạng và dự đoán nguyên nhân để có cách xử lý phù hợp.
- Đưa bé khi khám sớm: Để đảm bảo sức khỏe của bé, khi tình trạng mẩn đỏ xuất hiện quá 1 tuần hoặc đi kèm các triệu chứng khác, gây khó chịu cho trẻ, cha mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ sớm. Tuyệt đối không tự điều trị hay cho bé sử dụng thuốc khi chưa có chẩn đoán, chỉ định của bác sĩ.
- Phòng ngừa lây nhiễm: Một số trường hợp trẻ xuất hiện mẩn đỏ trên da là dấu hiệu của một số bệnh lây truyền. Do đó, phụ huynh nên chủ động cách ly cho con để phòng lây nhiễm trước khi thăm khám cụ thể.
- Chú ý chế độ dinh dưỡng đủ chất: Trong thời gian nổi mẩn đỏ, bé cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ các nhóm chất và hạn chế các thực phẩm lạ có nguy cơ kích ứng cao để tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa bệnh trở nặng. Đối với trẻ ở độ tuổi bú sữa, mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong giai đoạn này.
- Tiêm phòng đầy đủ: Phụ huynh nên cho bé tiêm phòng các loại vắc-xin các bệnh lý cơ bản theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Hi vọng những thông tin được cung cấp trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng bé bị nổi mẩn đỏ trên da giúp xác định nguyên nhân kịp thời, có cách điều trị dứt điểm nhanh chóng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!