Lòng Bàn Tay Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị
Lòng bàn tay nổi mẩn đỏ ngứa là triệu chứng của các bệnh da liễu hoặc cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh gan và một số căn bệnh nguy hiểm khác. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này và cách điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về căn bệnh này.
Lòng bàn tay nổi mẩn đỏ ngứa là dấu hiệu của bệnh gì?
Theo các chuyên gia cho biết, hiện tượng lòng bàn tay nổi mẩn đỏ ngứa thường xuất hiện đốm đỏ, mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gây ngứa ngáy dữ dội, cơn ngứa tăng dần khi người bệnh cào gãi hoặc tiếp xúc với các chất dị nguyên như phấn hoa, bụi bẩn, xà phòng, nhựa cây,….
Mặc dù hiện tượng nổi mẩn đỏ ngứa này không quá nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài kèm theo nhiều triệu chứng khác nhau và diễn ra trong thời gian dài thì người bệnh không nên chủ quan mà hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Bởi tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở lòng bàn tay và chân có thể là do những nguyên nhân này gây ra.
- Bệnh mề đay mẩn ngứa
Mẩn ngứa ở lòng bàn tay hay bàn chân có thể là triệu chứng điển hình của bệnh mề đay mẩn ngứa. Tình trạng này xảy ra do tác động của các hoạt chất hóa học trung gian histamin gây viêm. Các chuyên gia gia liễu cho biết, bệnh mề đay không phải là một căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên căn bệnh này lại thường tái phát nhiều lần. Nếu không điều trị sớm và dứt điểm có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây khó chịu cho người bệnh.
- Bệnh viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là một bệnh da liễu mãn tính, có xu hướng bùng phát định kỳ. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do môi trường ô nhiễm, thời tiết chuyển lạnh hoặc do thuốc, hóa mỹ phẩm. Đặc trưng của bệnh này đó là vùng da bị bệnh bị tổn thương, nổi mẩn đỏ, gây ngứa ngáy. Thông thường cơn ngứa có thể xuất hiện ở cánh tay, mặt, bụng, lòng bàn tay hoặc bàn chân.
- Bệnh ghẻ ngứa
Lòng bàn tay nổi mẩn đỏ ngứa có thể là dấu hiệu của bệnh ghẻ ngứa. Bệnh do ký loại sinh trùng ghẻ gây ra. Biểu hiện nổi bật của bệnh này đó là tình trạng ngứa ngáy không chỉ ở lòng bàn tay, bàn chân mà còn ngứa ở phần bụng dưới, háng, bộ phận sinh dục,… Những cơn ngứa thường xuất hiện nhiều vào ban đêm khiến người bị bị trằn trọc, khó ngủ. Nếu không được điều trị cẩn thận, về lâu dài bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Ghẻ ngứa có thể lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua giao tiếp, bắt tay, dùng chung đồ cá nhân,…. Do đó bệnh nhân cần điều trị căn bệnh này càng sớm càng tốt.
- Do tình trạng ứ mật
Ứ mật có thể là nguyên nhân khiến lòng bàn tay bị nổi mẩn đỏ ngứa. Thông thường lượng acid mật được bài tiết trong gan sẽ chảy vào các ống dẫn gan rồi mới đi đến túi mật. Nhiệm vụ chính của loại chất lỏng này đó là giúp tiêu hóa và hấp thu chất béo, điều chỉnh sự cân bằng nồng độ triglyceride, cholesterol và glucose. Ngoài ra, chúng còn thực hiện chức năng loại bỏ các chất độc được tích tụ trong gan. Trong trường hợp acid mật bị ứ lại và không chảy vào gan mà chảy vào máu sẽ gây kích thích các sợi dây thần kinh cảm giác dưới da, dẫn đến tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân, nổi mụn ở lưng, ngực, cánh tay,….
- Do mắc bệnh xơ gan
Xơ gan ứ mật xảy ra khi hiện tượng ứ mật trong gan diễn ra trong thời gian dài nhưng không được điều trị cẩn thận. Trong giai đoạn đầu của bệnh, bạn có thể sẽ bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân. Triệu chứng này thường diễn ra dữ dội vào ban đêm. Ngoài hiện tượng ngứa ngáy, người bệnh còn bắt gặp các biểu hiện khác như khô miệng, khô mắt, cơ thể mệt mỏi, nước tiểu có màu vàng đậm.
- Nội tiết tố thay đổi
Thay đổi nội tiết tố cũng là một trong những vấn đề thường gặp ở phái nữ. Đặc biệt là phụ nữ đang mang thai hoặc giai đoạn tiền mãn kinh. Trong trường hợp này, nội tiết tố của cơ thể bị thay đổi, làm ảnh hưởng đến dòng chảy của mật, dẫn đến tình trạng ngứa ngáy ở lòng bàn tay, chân, lưng và bụng.
- Bệnh lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ là một căn bệnh tự nhiễm của các mô liên kết. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến mọi bộ phận trên cơ thể. Trong đó nổi mẩn ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân là triệu chứng nhận biết điển hình nhất. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải một số các dấu hiệu khác như phát ban, đau khớp, mệt mỏi, ảnh hưởng đến xương khớp, tim mạch và thận, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng.
Cách điều trị tình trạng lòng bàn tay nổi mẩn đỏ ngứa
Hiện nay có rất nhiều cách để điều trị tình trạng lòng bàn tay mẩn đỏ như dùng thuốc Tây y, Đông y và mẹo dân gian. Mỗi biện pháp sẽ có những ưu nhược điểm riêng và phù hợp với từng cơ địa của mỗi người bệnh. Dưới đây là chi tiết cách chữa nổi mẩn đỏ ngứa ở mu bàn tay, bạn có thể tham khảo:
Chữa lòng bàn tay nổi mẩn đỏ bằng thuốc Tây
Thuốc Tây y dùng điều trị lòng bàn tay nổi mẩn đỏ ngứa có 2 dạng đó là thuốc uống và thuốc bôi ngoài da. Để làm giảm tình trạng nổi mẩn ngứa trên da, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng một số loại thuốc sau:
- Sử dụng thuốc kháng histamin H1: Thuốc kháng histamin H1 bao gồm: Loratadin, Desloratadine, Fexofenadine, Cetirizine,… có tác dụng ức chế hoạt động giải phóng histamin và cải thiện các triệu chứng do bệnh dị ứng gây ra. Tuy nhiên khi sử dụng nhóm thuốc này, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn ngủ, giảm tập trung, chóng mặt,…
- Thuốc chống viêm chứa corticoid: Corticoid đường uống hoặc dạng tiêm có thể được sử dụng nhằm giảm viêm, sưng đỏ và ngứa ngáy đối với những trường hợp bị mề đay gây phù mạch. Tuy nhiên nhóm thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng như loãng xương, tăng huyết áp, tăng nguy cơ nhiễm trùng, viêm loét dạ dày, đục thủy tinh thể,… vì vậy bạn chỉ nên sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ.
- Thuốc chống trầm cảm: Với trường hợp nổi mề đay ở tay kéo dài do trầm cảm, bác sĩ có thể kê cho bạn sử dụng thuốc của nhóm này. Khi sử dụng thuốc chống trầm cảm, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt,…
- Thuốc ức chế miễn dịch: Trong trường hợp người bệnh bị nổi mẩn đỏ ngứa ở lòng bàn tay và chân do bệnh mề đay, bạn có thể sử dụng thuốc ức chế miễn dịch như Tacrolimus và Cyclosporine để ngăn chặn quá trình giải phóng histamin và giảm các triệu chứng ngứa ngáy trên da.
- Thuốc bôi ngoài da: Bác sĩ điều trị sẽ khuyên người bệnh nên dùng thuốc mỡ sau khi chườm giảm ngứa. Ngoài ra, một số loại kem dưỡng ẩm da như Vaseline®, Lubriderm® hoặc Eucerin® cũng có thể cũng giúp da bớt khô và làm giảm ngứa tốt. Người bệnh chỉ cần bôi trực tiếp vào vết thương sau khi đã rửa sạch tay/chân với nước.
Ưu điểm của điều trị bằng phương pháp này đó là thuốc cho tác dụng nhanh, sử dụng tiện lợi, dễ dàng. Tuy nhiên các loại thuốc Tây đều tiềm ẩn nguy cơ gây ra các tác dụng phụ khi sử dụng. Do vậy, người bệnh cần sử dụng theo hướng dẫn mà không được phép tự ý mua thuốc về sử dụng, tránh gặp phải hậu quả không mong muốn.
Điều trị lòng bàn tay bị nổi mẩn đỏ ngứa bằng thuốc Đông y
Các bài thuốc Đông y là sự kết hợp giữa các loại dược liệu tự nhiên khác nhau theo liều lượng phù hợp với tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người.
Trong Đông y, nguyên tắc điều trị nổi mẩn ngứa ở tay, chân đó là phải tiêu độc, trừ tà, an thần, bổ phế, giúp tăng cường sức đề kháng, bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Một số cây thuốc Đông y được dùng nhiều trong điều trị tình trạng nổi mẩn ngứa đó là: Diệp hạ châu, hạ khô thảo, bồ công anh, hoàng kỳ, xích đồng, tơ hồng xanh, cà gai, lá chanh, sài hồ nam, ngải cứu, phòng phong, xuyên khung, kim ngân cành, đơn đỏ, ké đầu ngựa, cúc tần, đương quy, diệp hạ châu, hồng hoa…
Ưu điểm:
- Ưu điểm của việc chữa bệnh bằng thuốc Đông y đó là an toàn, không tác dụng phụ, có thể dùng cho cả trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ có thai.
- Thuốc không chỉ điều trị chứng mẩn ngứa mà còn giúp bồi bổ cơ thể từ bên trong, giúp cơ thể chống lại nhiều tác nhân gây bệnh khác.
- Bài thuốc có thể chữa được một số bệnh da liễu khác như chàm eczema, vảy nến, viêm da, dị ứng…
Nhược điểm:
- Thuốc có tác dụng chậm, hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người bệnh.
- Mất nhiều thời gian để sắc thuốc, thuốc có vị đắng, khó uống.
Người bệnh khi muốn điều trị lòng bàn tay nổi mẩn đỏ ngứa bằng thuốc Đông y cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và bốc thuốc. Tránh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc bán trôi nổi trên thị trường. Ngoài ra, mỗi người đều sẽ có những đơn thuốc với liều lượng khác nhau để phù hợp với tình trạng bệnh và cơ địa. Do đó bạn không nên dùng thuốc của người khác để uống. Càng không được tự ý gia giảm liều lượng mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Áp dụng mẹo dân gian khi bị nổi mẩn đỏ lòng bàn tay
Mẹo dân gian được khuyến khích nên sử dụng cho những bệnh nhân bị nổi mẩn đỏ ngứa ở lòng bàn tay và chân giai đoạn đầu. Phương pháp này có ưu điểm đó là sử dụng các bài thuốc dân gian, thực hiện đơn giản, dễ sử dụng, an toàn và không gây tác dụng phụ cho sức khỏe.
Dưới đây là một số mẹo điều trị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn tay bằng phương pháp dân gian, bạn có thể tham khảo:
- Vệ sinh da bằng nước muối loãng: Nước muối sinh lý hoặc nước muối loãng có tác dụng giúp kháng viêm, diệt khuẩn, giảm cảm giác ngứa ngáy ở tay chân một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bạn hãy pha 1/2 thìa muối biển vào thau nước ấm, sau đó ngâm tay chân vào đó trong vòng 10 phút. Mỗi ngày có thể áp dụng ít nhất 1 lần để đạt được kết quả tốt.
- Chườm lạnh: Khi lòng bàn tay nổi mẩn đỏ ngứa, bạn có thể lấy vài viên đá để chườm lạnh lên vùng da bị tổn thương khoảng 10 phút. Nước lạnh sẽ giúp cơn ngứa nhanh chóng được xoa dịu. Đây là một phương pháp điều trị hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.
- Uống trà thảo mộc: Một số loại trà như như hoa hồng, trà hoa cúc có thể kích thích quá trình đào thải độc tố ra bên ngoài. Do đó khi bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn tay, bạn có thể uống các loại trà thảo mộc thay nước lọc mỗi ngày.
- Dùng nước lá thảo mộc: Ngoài nước muối sinh lý, người bệnh cũng có thể sử dụng một số loại lá như lá khế, trà xanh, trầu không, lá ổi,… đun lấy nước để vệ sinh vùng da tay, da chân bị ngứa ngáy. Mỗi ngày thực hiện 1 lần cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
Ưu điểm của phương pháp chữa lòng bàn tay nổi mẩn đỏ ngứa bằng mẹo dân gian đó là an toàn, lành tính, có thể dùng được cho mọi đối tượng. Tuy nhiên phương pháp này không được khuyến khích dùng trong những trường hợp bệnh nặng, bệnh đã ở giai đoạn nghiêm trọng. Bởi dược tính của những nguyên liệu được sử dụng không mạnh, nếu cố chấp sử dụng có thể sẽ khiến bạn bỏ qua “thời điểm vàng” để điều trị bệnh, khiến bệnh khó được chữa khỏi.
Lưu ý khi điều trị lòng bàn tay bàn chân nổi mẩn đỏ ngứa
Kết hợp với việc sử dụng thuốc điều trị, người bệnh có lòng bàn tay nổi mẩn đỏ ngứa cần tuân thủ chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, giúp bệnh nhanh chóng được hồi phục và ngăn ngừa tái phát.
Cụ thể, dưới đây là một vài lưu ý quan trọng người bệnh cần nắm rõ:
- Thiết lập chế độ ăn uống đủ chất, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, bạn nên uống đủ nước, mỗi ngày từ 2 – 2,5 lít nước để cấp ẩm cho da, hỗ trợ quá trình đào thải độc tố.
- Hạn chế để lòng bàn tay, bàn chân tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, mỹ phẩm, côn trùng, mủ nhựa cây hoặc kim loại có nguy cơ gây kích ứng. Trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc, bạn cần mang theo đồ bảo hộ, bao tay và ủng, tránh để làn da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
- Khi thời tiết thay đổi đột ngột, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh, bạn nên giữ ấm cho cơ thể, thực hiện dưỡng ẩm da tay, da chân để tránh bị khô ráp, bong tróc và gây ngứa ngáy, nổi mẩn.
- Thường xuyên vệ sinh da tay, da chân với xà phòng để diệt khuẩn, giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm nấm và ghẻ. Ngoài ra bạn cũng nên hạn chế mang giày quá chật hoặc bít chân trong thời gian dài vì nó có thể gây ma sát và nổi mẩn ngứa.
- Người bệnh cũng nên kiêng các nhóm thực phẩm như hải sản, tôm, cua, cá, thịt gà, thuốc lá, rượu bia,… để tránh bệnh nặng hơn. Khi bệnh đã khỏi hẳn thì bạn có thể ăn uống lại bình thường.
- Cần điều trị bệnh theo những hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngưng sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về hiện tượng lòng bàn tay nổi mẩn đỏ ngứa. Khi gặp phải hiện tượng này, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để tiến hành các xét nghiệm cần thiết, nhằm biết được chắc chắn nguyên nhân gây bệnh là gì. Từ đó mới tìm được phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!