Hắc Lào Ăn Vào Máu Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? [Giải Đáp Chi Tiết]
Hắc lào ăn vào máu khiến bệnh lý về da này tái phát nhiều lần và rất dễ để điều trị dứt điểm. Một khi mầm bệnh đã đi vào máu thì nguy cơ nhiễm trùng máu là vô cùng lớn. Vì thế người bệnh cần chủ động tìm hiểu kiến thức cũng như áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp. Tốt nhất, người bệnh nên chủ động tới các cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị ngay khi bệnh mới có những dấu hiệu đầu tiên. Chủ đề bài viết dưới đây sẽ thông tin tới bạn đọc những thông tin hữu ích nhất về vấn đề trên.
Hắc lào ăn vào máu là như thế nào?
Theo dân gian lưu truyền, hắc lào ăn vào máu hiện tượng các vi nấm, vi khuẩn gây bệnh ăn sâu xuống da và tồn tại trong máu. Nhưng thực chất, các vi nấm này thuộc loại nấm thượng hoại sinh, thường ăn keratin – sừng có trong tóc, móng.
Chính vì thế, chúng không thể tồn tại trong máu vì keratin không có trong máu. Nếu các vi nấm gây hắc lào tồn tại trong máu thì chúng cũng không có thức ăn, năng lượng cho vi nấm sinh sôi và phát triển. Hơn nữa, hắc lào thuộc chủng vi nấm da cạn, nên chúng chỉ có thể phát triển và sống trong môi trường da.
Cụm từ “hắc lào ăn vào máu” thực chất là cách gọi của dân gian cho tình trạng hắc lào mãn tính. Cụm từ này chỉ tình trạng hắc lào nặng, đã diễn ra nhiều năm và có thể tái phát lại thường xuyên giống như thể đã là thành phần cố hữu của người bệnh.
Ngay cả khi đã điều trị hết bệnh hắc lào trên da, người bệnh ăn phải loại thức ăn kiêng kỵ, bệnh hắc lào vẫn có thể tái phát lại như bình thường. Điều đáng nói là bệnh sẽ xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Do đó, rất khó để xác định và chữa dứt điểm căn bệnh này.
Bên cạnh đó, người bệnh không chỉ cảm thấy ngứa rát ở vùng da bị nổi hắc lào mà sẽ lan sang toàn cơ thể.
Triệu chứng điển hình của bệnh là xuất hiện các mảng da nổi đỏ thâm hoặc trắng có viền, có hình dạng tròn nhỏ, có mụn nước ẩn chứa mủ và gây ngứa ngáy. Những đốm hắc lào sẽ nổi khắp cơ thể, gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.
Hắc lào ăn vào máu có nguy hiểm không?
Bệnh hắc lào ăn vào máu có nguy hiểm không có lẽ là một thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Căn bệnh này ở cấp độ nhẹ không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài trong một khoảng thời gian, bệnh hắc lào sẽ tiến triển nặng thành bệnh mãn tính và gây ra những hệ lụy dai dẳng.
Thứ nhất, hắc lào mãn tính sẽ gây ra những cơn ngứa ngáy đau rát dữ dội và phồng rộp trên da. Điều này khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.
Khi thời tiết nắng nóng kéo dài, da tiết nhiều mồ hôi sẽ làm hắc lào trở nên trầm trọng hơn. Lúc này, cơn ngứa sẽ càng kéo dài dai dẳng. Bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon và gây suy nhược cơ thể.
Chưa kể đến bệnh hắc lào nổi trên da gây mất thẩm mỹ và khiến người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm.
Thứ hai, bệnh hắc lào mãn tính sẽ tái phát lại nhiều lần. Việc này sẽ gây khó khăn trong thời gian điều trị. Hơn nữa, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ sống chung với bệnh hắc lào suốt đời và không thể chữa khỏi khi bệnh có thể tái phát bất kỳ lúc nào.
Ngoài ra, bệnh hắc lào nặng còn để lại những biến chứng cho cơ thể nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách:
- Để lại thâm sẹo: Bệnh hắc lào nặng khiến da sẽ bị tổn thương sâu. Hơn nữa, bề mặt da thường dễ nhiễm trùng và trợt loét. Do đó, bệnh có thể để lại trên da những vết thâm sẹo gây mất thẩm mỹ
- Bội nhiễm: Khi mắc phải tình trạng hắc lào nặng, người bệnh có nguy cơ bị bội nhiễm rất cao. Bệnh sẽ lan rộng trên cơ thể, gây viêm mô tế bào và có thể xảy ra ở lớp sâu nhất của da
- Hắc lào chàm hóa: Đây là một tình trạng hắc lào đã biến chứng nặng nề và gây tổn thương trầm trọng ở da. Vùng da bị bệnh sẽ xuất hiện liken hóa. Khi sờ vào sẽ thấy khô ráp, thâm sạm và có tiết dịch mủ. Vùng da bị bệnh sẽ không thể tái tạo và phục hồi như ban đầu sau khi điều trị khỏi.
Vì vậy, người bị hắc lào cần chủ động và tích cực điều trị để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cách trị hắc lào ăn vào máu
Hiện nay, các chuyên gia nhận định rằng việc chữa bệnh hắc lào ngấm vào máu cần có sự kết hợp của hai yếu tố là thuốc điều trị và dinh dưỡng cho người bệnh. Khi đồng nhất hai yếu tố này, bệnh hắc lào sẽ mau chóng thuyên giảm.
Chưa hết, quy trình điều trị bệnh hắc lào mãn tính thường kéo dài ngay cả khi trên da đã không còn xuất hiện các đốm hắc lào. Việc điều trị kéo dài này với mục đích tiêu diệt tận gốc các tế bào vi nấm, để chúng không thể sinh sản và tái phát trên da.
Sử dụng thuốc Tây y
Dùng thuốc Tây y là một cách điều trị bệnh hắc lào đi vào máu được nhiều người lựa chọn. Thuốc sẽ có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn và kiểm soát vùng da bị bệnh.
Tuy nhiên, bệnh nhân nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị để không gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Một số loại thuốc Tây trị hắc lào ăn vào máu như sau:
- Thuốc kem bôi kháng nấm: Thuốc này có tác dụng ức chế các hoạt động của vi khuẩn nấm. Từ đó, thuốc giúp da hạn chế tổn thương lan rộng và giảm cảm giác đau rát, ngứa ngáy. Một số loại thuốc kháng nấm dạng kem bôi thường được sử dụng như ketoconazol, miconazol…
- Thuốc kháng nấm dạng uống: Thuốc này thường được sử dụng kết hợp với dạng kem bôi để tăng hiệu quả trong thời gian điều trị. Bởi vì hắc lào mãn tính là tình trạng nặng, vi khuẩn phát triển rất nhanh. Một số loại thuốc kháng nấm dạng uống thường được sử dụng phải kể đến như fluconazole, itraconazole…
- Dung dịch sát khuẩn: Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng các dung dịch kháng khuẩn như hồ nước, yarish khi da xuất hiện các mụn nước, gây lở loét và chảy dịch. Các loại dung dịch sát khuẩn này có tác dụng làm da dịu nhẹ và kháng khuẩn hiệu quả.
Khi được điều trị theo đúng phác đồ, các vi nấm sẽ mất khả năng lây lan sau 48 giờ. Nếu mắc bệnh hắc lào lâu năm, người bệnh cần chữa trị trong một thời gian dài vì nấm đã thích nghi với một vài thành phần có trong thuốc điều trị
Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý mua thuốc về uống hoặc bôi. Khi phát hiện bệnh, bệnh nhân nên đến các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đó, bệnh nhân nên uống hoặc bôi thuốc đủ liều lượng, không tự ý sử dụng thuốc tương đương mà không có chỉ định của bác sĩ.
Điều trị hắc lào bằng Đông y
Theo Đông y, bệnh hắc lào xảy ra do nhiệt độc, khí huyết hư tổn, gan thận âm hư gây ra. Bài thuốc Đông y sẽ tập trung điều trị từ nguyên căn của bệnh. Qua đó, giúp người bệnh thanh nhiệt, giải độc, điều hòa nội tiết tố và giảm các tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy.
- Bài thuốc 1: Vị thuốc thổ phục, bạch tiễn bì, sơn đậu căn, hoàng dược tử, hạ khô thảo và thảo hà xa. Người bệnh nghiền tất cả thảo dược thành bột mịn, làm thành viên hoàn. Mỗi ngày, bạn uống 12g vào buổi sáng và tối sau bữa ăn. Người bệnh nên kiên trì uống thuốc một tháng để bệnh nhanh chóng hồi phục.
- Bài thuốc 2: Vị thuốc thủy ngưu giác phiến, bạch tiễn bì, tảo hưu, sinh địa, thổ phục linh, ngân hòa, tự hoa địa đinh, ngân hoa, xích thược, toàn yết, bản lam căn, khổ sâm, hải đồng bì. Cách làm như bài thuốc 1.
Các bài thuốc Đông y chữa bệnh hắc lào nhiễm vào máu thường lành tính, hiệu quả và ít xảy ra các tác dụng phụ. Tuy nhiên, thuốc Đông y thường phát huy tác dụng khá chậm và người bệnh nên kiên trì điều trị mỗi ngày. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên đến các bác sĩ Đông y để chẩn đoán bệnh và có bài thuốc chữa trị cho phù hợp.
Biện pháp chăm sóc tại nhà
Ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc, các biện pháp chăm sóc tại nhà sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và rút ngắn thời gian điều trị.
Chăm sóc đúng cách còn giúp bệnh hắc lào không tiến triển nặng và gây ra các biến chứng nặng nề cho người bệnh. Cụ thể, một số biện pháp chăm sóc người bệnh hắc lào tại nhà như sau:
- Bệnh nhân không nên gãi và chà xát mạnh lên vùng da bị bệnh gây lở loét và viêm nhiễm nghiêm trọng
- Trước khi bôi thuốc, người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ vùng da, để khô thoáng giúp tăng hiệu quả điều trị
- Trong quá trình điều trị, nếu cơ thể xảy ra những phản ứng đối với thuốc hoặc bệnh diễn biến nặng hơn thì nên đến bác sĩ điều trị kịp thời
- Người bệnh nên uống đầy đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung nước trái cây để tằng cường vitamin và chất khoáng giúp duy trì độ ẩm và hình thành hàng rào bảo vệ da
- Lựa chọn và sử dụng các sản phẩm vệ sinh và chăm sóc da dịu nhẹ, lành tính, không chứa chất tẩy và hóa chất độc hại
- Trải qua 2 – 4 tuần điều trị, nếu cảm thấy tình trạng không được cải thiện thì bệnh nhân cần thông báo đến bác sĩ.
- Người bệnh nên lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát thấm hút mồ hôi tốt
- Tránh hoạt động và vận động mạnh trong thời gian điều trị. Vì điều này có thể khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi gây cảm giác ngứa ngáy dữ dội và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển
- Bệnh nhân nên ngủ đủ giấc mỗi ngày từ 7 – 8 tiếng, không được thức khuya quá 11 giờ và hạn chế tiếp xúc với những người khỏe mạnh
- Không tự ý sử dụng các bài thuốc dân gian chữa bệnh tại nhà khi mắc bệnh hắc lào mãn tính mà không tham khảo ý kiến bác sĩ
- Khi bệnh có dấu hiệu tổn thương dần phục hồi, bệnh nhân nên sử dụng thêm các chất dưỡng ẩm để dưỡng da. Tốt nhất, bạn nên chọn sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Bị hắc lào nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Như đã nói, chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh hắc lào lâu năm. Khi kết hợp thuốc điều trị và chế độ dinh dưỡng đúng cách, bệnh nhân mới mau chóng khỏi bệnh.
Theo đó, người bệnh nên bổ sung đầy đủ vitamin và chất dinh dưỡng cho cơ thể trong quá trình chữa bệnh. Cụ thể:
- Vitamin A: Chất này sẽ giúp cơ thể cải thiện hệ miễn dịch và tạo ra bạch cầu để tiêu diệt các loại nấm trên da. Chưa kể, vitamin A còn có công dụng làm lành vết thương rất tốt. Một số thực phẩm chứa vitamin A như cà rốt, bí đỏ, rau xanh…
- Vitamin E: Đây là một loại vitamin có công dụng làm đẹp da và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Do đó, người bệnh nên bổ sung vitamin E vào mỗi bữa ăn của mình. Một số thực phẩm chứa dồi dào lượng vitamin E như dầu oliu, hạnh nhân, hạt dẻ…
Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung tỏi trong vào bữa ăn của mình. Theo nhiều nghiên cứu, tỏi có chứa allicin. Chất này là một loại kháng sinh, có thể giúp tiêu diệt các vi khuẩn nấm trong cơ thể
Người bệnh không nên ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng và kích thích da, có mùi tanh như thịt bỏ, hải sản, gan và sử dụng các chất gây nghiện như thuốc lá, rượu, bia…
Bệnh hắc lào ăn vào máu là bệnh mãn tính có thể tái phát lại thường xuyên. Chính vì thế, khi thấy những triệu chứng đầu tiên của bệnh, bệnh nhân nên đến bác sĩ thăm khám kịp thời và có cách chữa trị hiệu quả để hạn chế bệnh tiến triển nặng hơn.
ArrayArrayClick đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!