Hắc Lào Để Lâu Có Sao Không, Có Sẹo Không? Giải Đáp Từ Chuyên Gia
Có không ít người bệnh thường chủ quan khi nhận thấy dấu hiệu của bệnh da liễu, đặc biệt là hắc lào. Vậy hắc lào để lâu có sao không, có để thành sẹo không? Tuy bệnh lý này chỉ gây ra những tổn thương nhỏ bên ngoài da nhưng nếu để lâu dài, bệnh có nguy cơ phát triển rộng trông cực mất thẩm mỹ. Vì thế mà các chuyên gia khuyên rằng, người bệnh cần trị hắc lào càng sớm càng tốt để nhanh chóng lấy lại làn da mịn màng, phòng biến chứng không đáng có. Chi tiết mời bạn đọc tham khảo thêm trong nội dung bài viết dưới đây.
Bệnh hắc lào để lâu có sao không? Có gây biến chứng gì không?
Hắc lào là một chứng bệnh do các vi nấm gây ra trên bề mặt tế bào, tạo thành các lớp mẩn đỏ hoặc mụn nước.
Bệnh không làm suy giảm chức năng phủ tạng chính bên trong cơ thể, không gây nguy hiểm trực tiếp tính mạng. Nhưng khả năng người bệnh gặp phải những phiền toái cản trở công việc, các mối quan hệ xã hội,… là điều không thể tránh khỏi.
Nếu không tìm cách can thiệp và xử lý kịp thời, sức khỏe người bệnh cũng sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ vì bệnh tiến triển rất nhanh qua các giai đoạn.
Câu trả lời chắc chắn là CÓ. Đây vốn dĩ là một căn bệnh có tốc độ lây lan và phát triển khá nhanh chóng. Nếu ủ lâu, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng với những phiền toái vô cùng khó chịu.
- Các mảng đỏ bắt đầu lan rộng, chiếm đến 20 – 50 cm, tập trung từ 30 – 40 đốm một vùng
- Hắc lào lây lan trên tất cả các bộ phận. Màu sắc chuyển từ đỏ sang tím rồi sang đen.
- Không có sự kết vảy rồi bong tróc lớp da cũ, hình thành lớp da mới, kết vảy chai sần, vùng da bị hắc lào càng ngày càng cứng lại và dày lên.
- Cơn ngứa xảy ra thường xuyên, cả ngày cả đêm gây bực bội, mất ngủ. Người bệnh càng gãi càng ngứa và dễ lây lan sang các vùng da khác.
Nhiều chuyên gia cũng đã lên tiếng cảnh báo về hệ lụy của việc để bệnh hắc lào quá lâu không chữa. Bệnh hắc lào để lâu không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm do tình trạng bội nhiễm nấm gây ra.
- Bệnh hắc lào để lâu làm gia tăng nguy cơ lây lan từ vùng da tổn thương sang vùng da lành lặn và cho những người xung quanh. Điều này dễ khiến người bệnh mất tự tin, thu hẹp các mối quan hệ, tệ hại hơn là bị mọi người xa lánh
- Càng để lâu, vi nấm càng có điều kiện thuận lợi để phát triển. Chúng có thể tự sản sinh ra các kháng thể chống lại cơ chế tiêu diệt của thuốc, việc điều trị vì thế sẽ kéo dài dai dẳng.
- Khi không được ngăn chặn kịp thời, nhiễm trùng ở vết thương dễ xảy ra. Hắc lào có thể biến chứng sang hắc lào chàm hóa rất nguy hiểm.
Bên cạnh đó, khi để bệnh hắc lào tồn tại trong thời gian dài có thể dẫn viêm nhiễm, lở loét, hoại tử vùng da bị tổn thương. Biểu hiện rõ nhất là tình trạng chảy dịch vàng, nổi mụn nước, mưng mủ xảy ra liên tục nhiều lần mà không thể giải quyết triệt để.
Nếu kéo dài quá lâu, mọi phương pháp điều trị đều trở nên vô hiệu. Không ít người vì chủ quan đã phải sống chung với bệnh cả đời, sẵn sàng chuẩn bị tâm lý bệnh tái phát bất cứ lúc nào.
Về lâu dài, tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý, dễ gây tự kỷ, hay cáu gắt, dẫn đến stress, mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Chính vì những biến chứng nguy hiểm đó, người bệnh nên điều trị càng sớm càng tốt.
Điều trị hắc lào như thế nào? Bao lâu thì khỏi?
Hiện nay, y học hiện đại phát triển, Y học cổ truyền cũng ngày càng được nâng tầm hiệu quả chữa trị, người bệnh có rất nhiều cách để xử lý bệnh.
Điều trị bệnh hắc lào bằng cách nào?
Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn đọc biết cách điều trị bệnh hắc lào. Trước khi áp dụng bất kỳ cách nào, người bệnh đều nên tham khảo kỹ lưỡng ý kiến chuyên gia để lựa chọn được bài thuốc trị hắc lào hiệu tốt nhất, tránh những phản ứng không mong muốn xảy ra.
Điều trị hắc lào bằng Tây y
Mục đích chính là giảm nhanh các triệu chứng ngứa rát khó chịu. Thuốc thường được dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Đây chủ yếu là những thuốc kháng sinh, có tác dụng kháng nấm, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh.
Người bệnh có thể sử dụng thuốc uống hoặc các loại thuốc trị hắc lào bôi ngoài da. Một số loại thuốc trị hắc lào thông dụng thường được dùng như:
- Thuốc uống: Ketoconazol, Fluconazole, Itraconazole,…
- Kem bôi: Ketoconazol, Ciclopirox, Butenafine,Terbinafine, Oxiconazole,…
Những thuốc này tuy đem lại hiệu quả khá nhanh nhưng khả năng gây ra tác dụng phụ cũng rất cao. Người bệnh nên tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định lựa chọn để tránh ảnh hưởng sức khỏe.
Mẹo dân gian điều trị hắc lào
Đây cũng là một lựa chọn hợp lý cho người bị bệnh hắc lào nhưng chỉ nên dùng trong giai đoạn bệnh khởi phát.
Người bệnh có thể sử dụng những vị thảo dược có sẵn và biến chúng thành mẹo chữa hắc lào như dùng: Rau răm, cây muồng trâu, chuối xanh, bồ kết, đu đủ xanh, nghệ, tỏi,…
Những mẹo vặt dân gian này đem lại hiệu quả khá tốt nhưng chưa được kiểm chứng bằng khoa học. Hơn nữa nếu người bệnh áp dụng không đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng khiến bệnh hắc lào trở nên tồi tệ hơn.
Đông y chữa bệnh hắc lào
Người bệnh có thể tìm đến các cơ sở da liễu Đông y để thăm khám và tham khảo ý kiến của chuyên gia để tìm được bài thuốc đặc trị tốt nhất.
So với các giải pháp khác, đây vẫn là cách chữa hắc lào được đánh giá cao hơn cả. Vì thành phần dược liệu trong các bài thuốc Đông y có thể đảm bảo sự an toàn, lại lành tính cho người bệnh. Đồng thời cơ chế tác động dựa trên nguyên tắc điều trị gốc bệnh sẽ giúp bệnh được giải quyết triệt để hơn.
Điều trị hắc lào bao lâu thì khỏi?
Thời gian điều trị hắc lào bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí bị bệnh, mức độ bệnh, phương pháp được lựa chọn, thói quen sinh hoạt, vệ sinh và chế độ ăn uống kiêng khem được chỉ định. Ngoài ra, sự kiên trì của người bệnh trong từng liệu trình cũng là yếu tố then chốt quyết định vấn đề này.
Khi bệnh còn ở giai đoạn nhẹ, thời gian trung bình để loại bỏ bệnh là từ 1 – 18 tuần, hoặc 4 – 24 tuần tùy theo vị trí hắc lào phát sinh.
Khi bị hắc lào lâu năm, việc điều trị trở nên khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều.
- Nếu bệnh đã lây lan và chuyển biến thành hắc lào chàm hóa: Người bệnh cần bỏ ra 3, 6 hoặc 9 tháng để xử lý triệt để.
- Nếu đã biến chứng thành hắc lào mãn tính: Thời gian xử lý bệnh không thể cố định và cũng rất khó chữa khỏi. Chữa 1 – 2 tháng bệnh sẽ hết, nhưng sau đó 1 – 2 tuần bệnh lại tái phát và kéo dài dai dẳng đến hết đời.
Việc xác định thời điểm điều trị bệnh là điều vô cùng quan trọng. Giai đoạn vàng giúp chấm dứt nhanh chóng và hiệu quả hắc lào là tuần 1, tuần 2 khi bệnh mới khởi phát.
Khi đó mầm bệnh vẫn còn non, vi nấm chưa hình thành chân rễ để ăn sâu vào tế bào biểu bì nên dễ loại bỏ hơn.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn đúng phương pháp đặc trị, kết hợp với sự kiên trì và tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ cũng sẽ giúp rút ngắn thời gian xử lý bệnh. Bệnh có thể khỏi sớm hơn so với dự kiến từ 2 – 3 tuần.
Lời khuyên từ bác sĩ cho người bị hắc lào
Sau khi hiểu được vấn đề hắc lào để lâu có sao không, người bệnh nên thay đổi thói quen để phòng bệnh và hỗ trợ cho quá trình điều trị hiệu quả tốt hơn.
Dưới đây là một số lời khuyên dành cho người bị hắc lào:
- Thăm khám và xử lý sớm ngay khi có những dấu hiệu ban đầu của bệnh. Trong quá trình điều trị, cần thực hiện tốt lời khuyên và hướng dẫn, chỉ định từ chuyên gia để có hiệu quả tốt nhất.
- Dùng thuốc đúng và đều, không bỏ dở giữa chừng tránh làm cho vi nấm kháng thuốc khiến bệnh trầm trọng hơn.
- Giữ gìn vệ sinh bề mặt da sạch sẽ, không gãi. Đồng thời hạn chế để chỗ hắc lào dính nước, không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác để tránh lây truyền bệnh.
- Uống đầy đủ ít nhất 2 lít nước/ngày để cung cấp khoáng chất và bổ sung độ ẩm cho da. Nếu dùng dưỡng ẩm hoặc kem chống nắng thì nên dùng các sản phẩm có thành phần tự nhiên dịu nhẹ và tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi dùng.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt nghỉ ngơi khoa học để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp chống lại bệnh từ bên trong. Người bị hắc lào nên kiêng ăn những thực phẩm như thịt đỏ, hải sản,…tránh bệnh trở nặng.
- Vệ sinh sạch sẽ chăn, ga, gối, đệm và môi trường sống xung quanh để hạn chế môi trường phát triển cho vi khuẩn. Hạn chế để vùng da bị hắc lào tiếp xúc với chó, mèo,… Nếu có nuôi những loại động vật này thì nên tắm cho chúng thường xuyên.
Trên đây là những nội dung chính giúp bạn trả lời câu hỏi “Bệnh hắc lào để lâu có sao không?”. Hi vọng đã giúp bạn có thêm kiến thức để hiểu và biết cách phòng tránh sao cho có hiệu quả. Chúc bạn sớm tìm được cách xử lý hắc lào tốt nhất để sớm khỏi bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!