Tin tức

Hắc Lào Vùng Kín: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Hắc lào là một căn bệnh da liễu thường phát sinh tại những khu vực ẩm ướt và dễ tiếp xúc với nguồn nước bẩn như vùng kín, mông, háng,… Bệnh hắc lào vùng kín gây ra những triệu chứng cực kỳ khó chịu như mẩn đỏ, ngứa rát, mưng mủ,… nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ lây lan ra các khu vực khác, tăng kích thước và chàm hóa. Vậy xử lý bệnh hắc hào ở vùng kín như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ những thông tin xoay quanh căn bệnh này.

Hắc lào vùng kín là gì?

Vùng kín là bộ phận rất dễ bị mắc các bệnh viêm nhiễm da liễu. Nguyên nhân là bởi vùng da này có nếp gấp, tiết nhiều mồ hôi, lại thường xuyên cọ xát với quần áo nên dễ gây ra các vết hăm, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển gây bệnh.

Trong đó, hắc lào (lác đồng tiền) là một dạng tổn thương da nông do các vi nấm Microsporum, Trychophyton hoặc Epidermophyton gây ra. Khi gặp điều kiện thuận lợi, các loại nấm men này sẽ phát triển mạnh, đào thải chất chuyển hóa, gây tổn thương lớp thượng bì và làm phát sinh các dấu hiệu lâm sàng của bệnh hắc lào.

Hắc lào vùng kín là căn bệnh da liễu do các loại vi nấm gây nên
Hắc lào vùng kín là căn bệnh da liễu do các loại vi nấm gây nên

Tổn thương do hắc lào gây ra thường khiến người bệnh bị ngứa ngáy âm ỉ. Mức độ ngứa có thể tăng lên khi người bệnh bị đổ nhiều mồ hôi. Bệnh có đáp ứng tốt với điều trị và nhanh chóng thuyên giảm nếu được xử lý kịp thời. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, bệnh hắc lào có thể phát triển thành thể mãn tính, có nguy cơ nhiễm khuẩn cao và thường xuyên tái phát nhiều lần trong năm.

Những đối tượng dễ bị hắc lào vùng kín là những người thường xuyên làm việc trong môi trường ẩm ướt, kém vệ sinh, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi. Khi đó, nấm men và vi khuẩn sẽ dễ dàng gây bệnh. Ngoài ra, những người thường xuyên đi bơi lội tại các vùng nước bẩn cũng sẽ dễ bị nhiễm bệnh hắc lào, ghẻ lở. Bởi đây là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng.

Triệu chứng của bệnh hắc lào ở vùng kín nữ giới và nam giới

Triệu chứng của bệnh hắc lào vùng kín tương đối điển hình và rất dễ nhận biết. Thống kê cho thấy, bệnh bùng phát mạnh vào mùa hè, thường xuất hiện ở vùng kín và những vùng da có nếp gấp lớn như quanh thắt lưng, kẽ mông và kẽ bẹn ở hai bên.

Cụ thể, dấu hiệu nhận biết bệnh hắc lào ở vùng kín nam giới và nữ giới như sau:

  • Vùng kín xuất hiện đám da đỏ, hơi phù nề hoặc có ranh giới rõ ràng với những vùng da xung quanh.
  • Vùng da tổn thương có hình tròn như đồng xu, ở giữa có hiện tượng bong vảy nhẹ và có mụn nước li ti bao xung quanh.
  • Tổn thương có xu hướng lan rộng sang những khu vực khác theo thời gian.
  • Một số vùng da bị bệnh có xu hướng liên kết tạo thành mảng lớn hình đa cung.
  • Người bệnh có thể không cảm thấy đau đớn nhưng lại có hiện tượng ngứa ngáy và hơi rát, đặc biệt là khi da bị ma sát với quần áo hoặc tiết nhiều mồ hôi.
Bệnh có các dấu hiệu nhận biết khá rõ ràng trên da
Bệnh có các dấu hiệu nhận biết khá rõ ràng trên da

Nguyên nhân gây bệnh hắc lào vùng kín

Nguyên nhân gây bệnh hắc lào vùng kín là do nhiễm nấm Trychophyton, Microsporum, Epidermophyton. Các loại nấm này không tự tổng hợp chất hữu cơ mà buộc phải ký sinh vào vật chủ là con người hoặc động vật.

Một số nguyên nhân chính dẫn đến bệnh hắc lào ở háng và vùng kín như:

  • Lây nhiễm từ người khác: Các loại vi nấm đều có khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua hoạt động quan hệ tình dục. 
  • Lây nhiễm từ động vật: Những loại nấm men này cũng ký sinh trên một số loài động vật khác như chó, mèo, ngựa,… Do đó bạn có thể bị nhiễm hắc lào ở bìu do tiếp xúc với những loài động vật bị nấm men ký sinh.
  • Lây nhiễm từ môi trường: Người bệnh cũng có thể bị hắc lào do lây nhiễm vi nấm từ môi trường bên ngoài như đất, nước, không khí, cây cỏ,…
  • Do đặc điểm của vùng kín: Vùng kín là vị trí da tiết nhiều mồ hôi nhất, lại thường xuyên phải mặc quần áo dày gây bí bách. Khi nhiệt độ cao gặp điều kiện ẩm ướt sẽ tạo điều thuận lợi để vi nấm phát triển gây tổn thương da.
  • Vệ sinh cơ thể kém: Việc vệ sinh cơ thể kém sẽ khiến da tích tụ nhiều bụi bẩn, mồ hôi và bã nhờn, tạo điều kiện để nấm men xâm nhập, sinh sôi, làm tổ tại lớp thượng bì. 
  • Sinh sống trong khu vực nóng ẩm: Vi nấm gây bệnh hắc lào vùng kín có xu hướng phát triển mạnh mẽ ở nhiệt độ từ 27-35 độ C. Chính vì vậy bệnh hắc lào thường xuất hiện vào mùa hè và ít xuất hiện vào mùa đông khi thời tiết khô hanh.
  • Do lạm dụng chất tẩy rửa mạnh: Vùng da ở vùng kín thường mỏng, nhạy cảm và dễ kích ứng. Vì vậy việc làm dụng xà phòng có thể khiến hàng rào bảo vệ da bị phá vỡ, tạo điều kiện để nấm men xâm nhập và gây tổn thương lâm sàng. 
  • Một số yếu tố khác: Ngoài những nguyên nhân trên, bệnh hắc lào ở vùng kín nam giới, nữ giới còn xuất hiện do những nguyên nhân như: Sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, thường xuyên mặc quần áo chật, không thấm hút mồ hôi, mặc quần áo còn ẩm ướt, chưa khô,….
Lạm dụng chất tẩy rửa mạnh là nguyên nhân khiến bệnh hắc lào phát triển
Lạm dụng chất tẩy rửa mạnh là nguyên nhân khiến bệnh hắc lào phát triển

Hắc lào vùng kín nam giới, nữ giới có nguy hiểm không?

Như đã chia sẻ ở trên, tác nhân gây bệnh hắc lào ở vùng kín chính là chủng nấm dermatophytes, loại vi nấm này có khả năng lây nhiễm cực kỳ cao. Vì vậy trong thời gian điều trị, người bệnh cần tránh quan hệ tình dục hoặc sử dụng chung khăn tắm, quần áo, chăn gối với người khác để tránh lây nhiễm cho bạn bè, người thân. Nếu không có biện pháp phòng ngừa, bệnh hắc lào có thể lây nhiễm cho tất cả các thành viên trong gia đình.

Nhìn chung bệnh hắc lào vùng kín là một bệnh da liễu lành tính. Chủng nấm dermatophytes chủ yếu sinh sống và phát triển trên lớp sừng của da. Do đó bệnh chỉ gây tổn thương ở khu vực ngoài da và hoàn toàn không xâm nhập vào sâu bên trong lớp trung bì, hạ bì. Hầu hết các trường hợp bị hắc lào vùng kín đều sẽ thuyên giảm sau vài tuần nếu người bệnh chăm sóc và điều trị đúng cách.

Tuy nhiên nếu người bệnh chủ quan, không điều trị kịp thời và tích cực, bệnh hắc lào vùng kín có thể gây ra một số ảnh hưởng nặng nề như:

  • Suy giảm đời sống tình dục: Vì có khả năng lây nhiễm cao nên người bệnh bị lác đồng tiền cần kiêng cữ các hoạt động tình dục trong suốt thời gian điều trị. Nếu không chữa trị tích cực, bệnh có thể lây lan ra những khu vực khác và có xu hướng phát triển thành thể mãn tính. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống tình dục của các cặp đôi.
  • Bội nhiễm da: Da ở vùng kín thường mỏng hơn những vùng da khác nhưng lại có tần suất ma sát cao hơn. Do đó nếu không được chăm sóc đúng cách, vùng da này có thể bị bội nhiễm, gây ra các triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, sưng đỏ, nóng rát và đau nhức.
  • Chàm hóa: Chàm hóa là hiện tượng vùng da bị hắc lào phát triển thành bệnh chàm. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc các vết thương bị ma sát nhiều với quần áo hoặc do người bệnh cào gãi trong một thời gian dài. Tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy đau rát và ngứa ngáy dai dẳng, dữ dội.
  • Giảm chất lượng cuộc sống: Hắc lào ở vùng kín không được điều trị có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính. Ở giai đoạn này, bệnh có thể phát triển dai dẳng và dễ tái phát nhiều lần. Ngoài tổn thương da, bệnh còn gây ngứa ngáy khó chịu. Các triệu chứng cơ năng của bệnh làm ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ và gây ra nhiều phiền toái khi sinh hoạt, làm việc.
Da có thể bị bội nhiễm nếu không được điều trị kịp thời
Da có thể bị bội nhiễm nếu không được điều trị kịp thời

Có thể thấy, bệnh hắc lào vùng kín gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt là đời sống tình dục. Do đó, bệnh nhân cần tìm gặp bác sĩ ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường. Bác sĩ sẽ chẩn đoán, đánh giá mức độ bệnh và đề ra phương án điều trị phù hợp.

Điều trị bệnh hắc lào vùng kín như thế nào?

Bệnh hắc lào ở vùng kín không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn tác động tiêu cực đến đời sống tình dục. Vì vậy nên chủ động thăm khám và điều trị bệnh ký này trong thời gian sớm nhất.

Trên thực tế, những trường hợp can thiệp đều có đáp ứng tốt và thuyên giảm nhanh. Ngược lại nếu người bệnh chủ quan và lơ là trong việc thăm khám sẽ khiến các vết thương dễ lan rộng và tái phát nhiều lần.

Hiện tại người bệnh có thể áp dụng 3 cách trị hắc lào ở vùng kín như sau:

Cách chữa bệnh hắc lào ở vùng kín bằng thuốc Tây y

Thuốc Tây thường được chỉ định sử dụng ngay sau khi có kết quả chẩn đoán. Bác sĩ sẽ ưu tiên cho bạn dùng các loại thuốc bôi tại chỗ. Tuy nhiên với những trường hợp bị bệnh nặng, cần kết hợp cả thuốc bôi và thuốc uống để kiểm soát sự phát triển của các vi nấm.

Trị bệnh hắc lào vùng kín bằng thuốc Tây y được nhiều người áp dụng
Trị bệnh hắc lào vùng kín bằng thuốc Tây y được nhiều người áp dụng

Một số loại thuốc điều trị bệnh hắc lào vùng kín nam, nữ giới có thể sử dụng bao gồm:

  • Thuốc bôi ASA: Loại thuốc này có chứa Aspirin, Ethanol và Natri salicylat, có tác dụng giảm đau nhức, giảm viêm và loại bỏ tế bào da chết, hỗ trợ ức chế hoạt động của vi nấm gây bệnh hắc lào.
  • Cồn BSI: BSI là dung dịch bao gồm Axit salicylic, Iodine và Axit benzoic. Đây là loại thuốc dùng để bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương, có tác dụng giúp sát trùng, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, làm mềm da và tiêu diệt nấm men.
  • Thuốc mỡ Benzosali: Benzosali có chứa thành phần chính là Axit salicylic và Axit benzoic, có tác dụng sát trùng, chống viêm, ngăn chặn nấm men phát triển và loại bỏ tế bào thượng bì. Có thể phối hợp loại thuốc này với cồn BSI hoặc ASA để tăng khả năng điều trị.
  • Thuốc bôi Nizoral: Trong thành phần của thuốc này có chứa hoạt chất kháng nấm Ketoconazole, giúp ức chế sự phát triển của vi nấm Epidermophyton, Trichophyton, Microsporum, Mentagrophytes,… Nizoral được chỉ định cho những người bị các bệnh ngoài da như hắc lào, lang ben,…
  • Thuốc bôi Lamisil: Lamisil có chứa thành phần chính là Terbinafine, giúp ức chế sự phát triển của nấm Candida, Trichophyton và Pityrosporum,… Hoạt chất này hoạt động bằng cách ức chế tổng hợp sterol ở nấm, làm thiếu hụt squalene và ergosterol nội bào khiến các vi nấm bị tiêu diệt.
  • Thuốc kháng nấm dạng uống: Các loại thuốc kháng nấm theo đường uống như Itraconazol, Ketoconazol được chỉ định cho người bị hắc lào vùng kín có nguy cơ lan rộng và không đáp ứng với các loại thuốc dạng bôi. Những thuốc này có tác dụng ức chế sự phát triển của vi nấm nhưng có thể gây độc gan và ảnh hưởng đến khả năng sinh lý của người bệnh. Do đó, trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người suy giảm chức năng gan thận nên thận trọng khi sử dụng.
  • Thuốc histamin chống ngứa: Bị hắc lào ở vùng kín nam có thể gây ngứa ngáy dai dẳng, tạo cảm giác khó chịu và bứt rứt. Để làm giảm tình trạng này, các bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc kháng histamin đặc trị như Cetirizin, Loratadin, Chlorpheniramine,…

Lưu ý: Da ở vùng kín thường mỏng và dễ xảy ra phản ứng khi dùng thuốc bôi tại chỗ. Do đó người bệnh chỉ nên sử dụng với liều lượng và tần suất hợp lý do bác sĩ kê đơn. Tùy tiện dùng thuốc không theo hướng dẫn có thể làm tăng nguy cơ bị kích ứng da và phát sinh các tác dụng phụ nghiêm trọng khác.

Cách chữa hắc lào ở vùng kín bằng thuốc Đông y

Theo Đông y, bệnh hắc lào vùng kín là do phong tà, tổn hư khí huyết, ứ trệ khí đới, gan thận âm hư. Do đó, việc điều trị bệnh hắc lào sẽ tập trung vào công dụng giúp thanh nhiệt, giải độc và điều hòa nội tiết trong cơ thể. Mục đích là để làm giảm các triệu chứng bên ngoài của bệnh và loại bỏ căn nguyên gốc rễ từ bên trong.

Các bài thuốc Đông y để chữa bệnh hắc lào vùng kín nam, nữ giới thường được bào chế ở 3 dạng là: Dạng thuốc uống, dạng ngâm rửa và dạng bôi, giúp điều trị bệnh một cách tích cực và mang lại hiệu quả cao.

Chữa hắc lào bằng thuốc Đông y được nhiều người bệnh tin tưởng áp dụng
Chữa hắc lào bằng thuốc Đông y được nhiều người bệnh tin tưởng áp dụng

Mỗi bài thuốc trị hắc lào của Đông y đều được bào chế từ các thành phần dược liệu tự nhiên như: Đan sâm, thổ phục linh, bạch linh, quế chi, kê huyết đằng, dạ dao đằng, sa sâm, khổ sâm, đơn đỏ, hoàng liên, sài đất, xuyên tâm liên, sa đằng từ, hồng hoa, kim ngân hoa, đương quy,… Do đó, người bệnh hoàn toàn có thể an tâm khi sử dụng bởi nó rất an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ cho người dùng.

Nhược điểm duy nhất của phương pháp chữa bệnh này đó là có thời gian tác dụng lâu và khá cầu trì trong việc sắc thuốc. Tuy nhiên nếu kiên trì áp dụng, sau khoảng 2-3 tháng các triệu chứng ngứa ngáy, viêm nhiễm của bệnh hắc lào sẽ được giảm đi rõ rệt.

Chữa hắc lào ở vùng kín bằng phương pháp dân gian

Bên cạnh những cách chữa hắc lào ở vùng kín bằng thuốc Tây y và Đông y, người bệnh có thể tận dụng các loại dược liệu tự nhiên có đặc tính kháng nấm, giảm viêm để giúp cải thiện các triệu chứng do bệnh hắc lào gây ra.

Một số cách chữa hắc lào bằng mẹo dân gian có thể kể đến như:

  • Nha đam: Gel nha đam có chứa chất kháng khuẩn, giảm viêm và ức chế nấm men cực hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng 1 nhánh nha đam, cắt bỏ vỏ và rửa sạch, sau đó thoa đều lên vùng da bị bệnh. Mỗi ngày áp dụng từ 2-3 lần sẽ giúp làm dịu những cơn ngứa ngáy khó chịu và giảm viêm nhiễm hiệu quả.
  • Dầu dừa: Acid lauric trong dầu dừa có đặc tính kháng nấm rất tốt, giúp kìm hãm sự phát triển của nhiều axit béo, giúp dưỡng ẩm, giảm viêm và làm dịu các vết thương. Bạn chỉ cần bôi dầu dừa trực tiếp lên vùng da bị hắc lào khoảng 2 lần/ngày và không cần rửa lại, sau khoảng 14 ngày sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt.
  • Lá trầu không: Lá trầu không có đặc tính kháng virus, kháng nấm và vi khuẩn hiệu quả, đồng thời giúp giảm ngứa, cải thiện tình trạng viêm nhiễm, sưng đỏ. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể dùng 1 nắm lá trầu không, đem đun lấy nước, để nguội bớt rồi dùng nước này để ngâm rửa vùng kín, vừa giúp chữa hắc lào, vừa hỗ trợ điều trị nhiều bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác.
  • Chuối xanh: Trong nhựa chuối tiêu xanh có chứa các hợp chất có tác dụng tốt trong việc ức chế sự phát triển của vi nấm, giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương và làm mờ sẹo hiệu quả. Người bệnh chỉ cần thái chuối thành những lát mỏng, đắp lên da khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước sạch. Mỗi ngày áp dụng 2 lần sẽ đem lại hiệu quả như mong muốn.
  • Rau răm: Rau răm có tính cay nồng, được biết đến như một chất sát khuẩn tự nhiên nên người bệnh có thể dùng loại dược liệu này để chữa hắc lào ở vùng kín. Bạn lấy nắm rau răm rửa sạch rồi giã nát, gạn lấy nước cốt và sử dụng dung dịch này để thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Mỗi ngày dùng 1-2 lần, sau khoảng 6 – 8 tuần bệnh sẽ dần cải thiện.
Nha đam chữa bệnh hắc lào hiệu quả
Nha đam chữa bệnh hắc lào hiệu quả

Bệnh hắc lào nên ăn gì, kiêng gì?

Để bệnh hắc lào vùng kín nhanh khỏi và không bị tái phát, người bệnh cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng. Vậy người bị hắc lào nên kiêng gì và ăn gì để bệnh nhanh khỏi? 

Thực phẩm nên kiêng:

  • Hải sản, đồ tanh: Đồ tanh là yếu tố kích thích bệnh hắc lào lan rộng. Đây cũng là nhóm thực phẩm chứa nhiều protein lạ, dễ gây dị ứng và chuyển biến nặng.
  • Thịt gà: Thịt gà là thực phẩm có tính lạnh, người bị hắc lào khi ăn dễ gây ra hiện tượng ngứa ngáy khó chịu.
  • Thịt bò: Các loại thịt đỏ dù không khiến bệnh nặng thêm nhưng lại gây ra các vết sẹo thâm xấu xí khi lành bệnh.
  • Đồ nếp: Bao gồm cơm nếp, xôi, ngô, bánh chưng,… là những thực phẩm cần tránh khi bị bệnh hắc lào. Những đồ ăn này sẽ làm tăng tình trạng mưng mủ, khiến da bị tổn thương và khó điều trị.
  • Đồ ăn cay nóng: Thực phẩm cay nóng dễ khiến cơ thể đổ mồ hôi. Điều này sẽ khiến bệnh hắc lào vùng kín bị nhiễm khuẩn, những tổn thương ngày càng lan rộng.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa có thể khiến tình trạng ngứa ngáy khó chịu do bệnh hắc lào ngày càng tăng cao.
  • Rau muống: Người bị hắc lào nên tránh ăn rau muống bởi nó có nguy cơ để lại sẹo lồi sau khi bệnh được chữa khỏi.
  • Các chất kích thích: Việc sử dụng rượu bia sẽ khiến các vi nấm trên da phát triển mạnh mẽ hơn, làm cho bệnh hắc lào vùng kín ngày càng trở nên nghiêm trọng và khó điều trị.
Người bệnh nên kiêng ăn đồ nếp
Người bệnh nên kiêng ăn đồ nếp

Thực phẩm nên ăn:

  • Gừng: Gừng chứa gingerol và shogaol có khả năng kháng nấm, giảm nhiễm trùng, ức chế sự phát triển của nấm Candida và nhiều bệnh ngoài da khác.
  • Tỏi và hành tây: Tỏi và hành tây đều có chứa allicin – một hợp chất có đặc tính kháng nấm tự nhiên, giúp ức chế sự phát triển và sinh sản của tế bào nấm gây bệnh hắc lào.
  • Axit béo omega-3: Omega-3 có trong các loại cá béo có tác dụng giúp tăng sản xuất các hợp chất chống viêm, cải thiện hệ miễn dịch để sửa chữa bất kỳ tổn thương nào trên cơ thể.
  • Beta-carotene: Beta-carotene có trong cam, ớt chuông, rau cải, súp lơ… giúp cơ thể sản sinh nhiều vitamin A, giúp làm lành các mô da, hỗ trợ ngăn ngừa sẹo do hắc lào để lại.
  • Vitamin E: Vitamin E giúp tăng cường miễn dịch, tăng khả năng chống lại nấm gây hắc lào, thúc đẩy sản sinh các mô da, giảm sẹo và nuôi dưỡng da chắc khỏe. 

Biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh hắc lào triệt để

Hắc lào vùng kín là một bệnh da liễu cực kỳ khó chịu, không những gây ra các cơn ngứa ngáy, đau rát cho người bệnh mà còn khiến bạn cảm thấy tự ti, không dám gần gũi với bạn tình. Vì vậy việc phòng ngừa và điều trị triệt để căn bệnh này được rất nhiều người quan tâm.

Phòng ngừa và điều trị bệnh hắc lào là điều quan trọng
Phòng ngừa và điều trị bệnh hắc lào là điều quan trọng

Dưới đây là một số lưu ý giúp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả:

  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là khu vực vùng kín, bẹn, mông. Bởi vị trí này thường đổ nhiều mồ hôi, đồng thời chịu nhiều sự cọ sát của quần áo nên rất dễ bị viêm nhiễm và khó điều trị.
  • Những người bị hắc lào ở vùng kín nên mặc quần áo thoải mái, rộng rãi, chất liệu mềm mỏng và dễ thấm hút mồ hôi. Không nên mặc những loại quần áo bó sát, vải dày và cứng, gây bí bách.
  • Tránh lạm dụng xà phòng hoặc sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh. Tốt nhất bạn nên mua những sản phẩm tắm rửa được bào chế từ dược liệu tự nhiên như cám gạo, nghệ, khổ qua, trà xanh… để vệ sinh cơ thể.
  • Vào mùa hè khi da bị đổ nhiều mồ hôi, bạn nên chủ động tắm rửa nhiều lần trong ngày để cơ thể được sạch sẽ, khô thoáng, không cho vi khuẩn có điều kiện để phát triển.
  • Hạn chế tiếp xúc với thú cưng bởi các loại nấm gây bệnh hắc lào có thể ký sinh ở một số loài động vật như mèo và chó. Khi bế thú cưng, loại vi khuẩn này có thể len lỏi vào quần áo và gây bệnh hắc lào vùng kín hoặc những bệnh viêm nhiễm khác.
  • Không sử dụng chung đồ cá nhân với người khác, đặc biệt là quần áo, khăn tắm,…. để tránh bị lây nhiễm chéo.
  • Cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, hợp lý, nên uống nhiều nước, bổ sung các loại trái cây và rau củ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Người bệnh nếu đang sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc ức chế miễn dịch trong thời gian dài cần thông báo với bác sĩ để được chỉ định các biện pháp điều trị hợp lý.

Trên đây là một số thông tin khá đầy đủ về bệnh hắc lào vùng kín. Đây là một căn bệnh da liễu có thể điều trị khỏi ở những giai đoạn đầu. Do đó, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

ArrayArray
Câu hỏi thường gặp
Hắc lào hay còn gọi là lác đồng tiền, nấm da, đây là căn bệnh da liễu tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu và bứt rứt. Nếu người bệnh chủ quan trong việc điều trị thì bệnh rất dễ tiến triển thành […]
Hắc lào là một bệnh nhiễm bào tử nấm phổ biến và có nguy cơ lây lan diện rộng hoặc lây cho người khác. Tuy nhiên, không phải lúc nào tình trạng ngứa ngáy khó chịu cũng là biểu hiện khi mắc bệnh lý da liễu này. Do đó, việc trang bị cho bản thân […]
Tại Việt Nam, khi đến tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, nam giới đều sẽ bắt đầu thăm khám sức khỏe và đăng ký ghi tên để vào các doanh trại rèn luyện. Tuy nhiên, trong quy định cũng ghi rõ về những trường hợp mắc một số bệnh sẽ không tuyển. Vậy cụ […]
Có không ít người bệnh thường chủ quan khi nhận thấy dấu hiệu của bệnh da liễu, đặc biệt là hắc lào. Vậy hắc lào để lâu có sao không, có để thành sẹo không? Tuy bệnh lý này chỉ gây ra những tổn thương nhỏ bên ngoài da nhưng nếu để lâu dài, bệnh […]
Hắc lào là một loại bệnh ngoài da có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Vì căn bệnh này do vi nấm và vi khuẩn gây nên, do đó nhiều người lo lắng không biết bệnh hắc lào có lây không? Cách phòng bệnh như thế nào cho hiệu quả? Để […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *