Notice: Function WP_Scripts::localize được gọi không chính xác. Tham số $l10n phải là mảng. Để gửi dữ liệu không có kiểu cố định, vui lòng sử dụng hàm wp_add_inline_script(). Vui lòng xem Hướng dẫn Debug trong WordPress để biết thêm thông tin. (Thông điệp này đã được thêm vào trong phiên bản 5.7.0.) in /home/vnmedipharm.net/public_html/wp-includes/functions.php on line 6078
Cây Mã Đề - Công Dụng, Cách Dùng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
Notice: Trying to get property 'permalink' of non-object in /home/vnmedipharm.net/public_html/wp-content/plugins/wordpress-seo/src/context/meta-tags-context.php on line 308
Dược liệu

Cây Mã Đề – Công Dụng, Cách Dùng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng

Cây mã đề là một loại cây quen thuộc ở mọi miền nông thôn tại nước ta. Thế nhưng không nhiều người biết, đây còn là một loại dược liệu với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khoẻ. Cùng tìm hiểu về công dụng, cách dùng cũng như những lưu ý khi sử dụng để đảm bảo an toàn trong bài viết dưới đây của chuyên trang. 

Những thông tin tổng quan về cây mã đề

Cây mã đề có tên khoa học là Plantago Asiatica L (Plantago major L var Asiatica Decaisne), thuộc họ cây mã đề Plantaginaceae. Tại nhiều địa phương, dược liệu còn được biết đến với các tên gọi khác như cây bông mã đề, mã tiền xá, mã đề thảo, ngưu thiệt thảo,…

Đặc điểm thực vật và hình ảnh cây mã đề trong tự nhiên

Cây mã đề là cây thân thảo sống lâu năm, rất quen thuộc với người dân sinh sống ở các vùng nông thôn. Một số đặc điểm thực vật của cây bông mã đề trong tự nhiên:

Cây mã đề là cây thân thảo sống lâu năm sống chủ yếu ở vùng nông thôn
Cây mã đề là cây thân thảo sống lâu năm sống chủ yếu ở vùng nông thôn
  • Cây cao khoảng 10 – 15cm, sinh sản bằng cách chia nhánh hoặc trồng bằng hạt.
  • Lá cây mã đề mọc thành cụm ở gốc, cuống lá dài, phiến lá hình thìa hoặc hình trứng, đầu hơi tù, có gân chạy dọc sống lá, đồng quy ở ngọn và gốc lá.
  • Hoa lưỡng tính mọc thành bông dài từ kẽ lá. Hoa có 4 đài xếp chéo nhau, nhị mảnh dài, 2 lá noãn chứa tiểu noãn, tràng hoa màu nâu gồm 4 thuỳ nằm xen kẽ giữa các lá đài.
  • Quả nang có hình chóp, dài khoảng 4mm, chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng hơi dẹt.

Cần lưu ý phân biệt giữa cây mã đề với cây mã đề nước để tránh nhầm lẫn trong sử dụng.

Khu vực phân bổ cây thuốc và bộ phận thu hoạch

Nhiều người thắc mắc cây mã đề mọc ở đâu phổ biến? Cây bông mã đề là loại cây mọc hoang trong tự nhiên, có thể tìm thấy nhiều ở ven đường, ven bìa rừng ở các vùng núi nước ta. Cây thuốc sinh trưởng ở khu vực đất ẩm, đất nhiều dinh dưỡng thì càng tốt, lá và bông càng lớn.

Dược liệu có thể thu hái quanh năm, người dân thường thu hoạch toàn bộ cây, bỏ rễ để phơi hoặc sấy khô làm thuốc. Phần lá cây có tên gọi trong đông y là mã đề thảo, hạt cây được gọi là xa tiền tử. Không chỉ thế, ở nhiều địa phương loại cây này được sử dụng như một món ăn dân dã quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày.

Bài viết hấp dẫn: Cây Mật Gấu Có Tác Dụng Gì? Cách Dùng Và Lưu Ý Khi Sử Dụng

Hạt của cây thuốc gọi là xa tiền tử
Hạt của cây thuốc gọi là xa tiền tử

Hiện nay, nhiều đơn vị đã tiến hành trồng cây mã đề để khai thác dược liệu. Loại cây này sinh trưởng nhanh chóng, có thể tách nhánh bằng rễ cây mã đề hoặc trồng bằng hạt đều được.

Giải đáp cây mã đề chữa bệnh gì theo y học?

Không chỉ là một loại cây mọc hoang, mã đề nếu biết cách sử dụng sẽ đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ.

Theo y học cổ truyền cây mã đề trị bệnh gì?

Theo ghi chép của các tài liệu y học cổ truyền, mã đề có vị ngọt, tính lạnh, quy kinh thận, phế, bàng quang.

Dược liệu có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù, tiêu thũng, kháng viêm, chống loét, giải độc tố, lợi mật, tiêu đờm, trừ ho, chống lỵ,… Do đó đây là dược liệu được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa ho, viêm phế quản, tiểu rắt, tiểu ra máu, viêm gan, viêm mật, viêm dạ dày, viêm thận, viêm bàng quang, sỏi tiết niệu,…

Cây mã đề tác dụng gì theo nghiên cứu y học hiện đại?

Theo nghiên cứu, mỗi một bộ phận của cây thuốc đều có chứa nhiều thành phần hoá học tốt cho sức khoẻ.

  • Lá mã đề: Chứa thành phần iridoid, acid phenolic,, este phenylpropanoic, majoroside, chất nhầy. Đặc biệt cứ 100g lá cây chứa lượng vitamin A tương đương 1 củ cà rốt. Cùng thành phần canxi, khoáng chất tốt cho cơ thể.
  • Toàn thân: Chứa thành phần chính glucozit, chất nhầy và chất đắng.
  • Hạt mã đề (xa tiền tử): Chứa L-arabinose, D-galactose, acid uronoic, dầu béo,…

Bài viết liên quan: Cây Ké Đầu Ngựa – Công Dụng, Bài Thuốc Chữa Bệnh Và Địa Chỉ Mua

Cây mã đề được nghiên cứu đem lại nhiều công dụng cho sức khoẻ
Cây mã đề được nghiên cứu đem lại nhiều công dụng cho sức khoẻ

Với các thành phần hoá học cũng như vitamin, khoáng chất dồi dào mà cây mã đề đem lại nhiều công dụng tuyệt vời.

  • Hỗ trợ điều trị bệnh thận, bệnh đường tiết niệu như viêm tiết niệu, viêm cầu thận cấp và mãn tính, bí tiểu, viêm bàng quang,…
  • Tiêu trừ đờm, giảm ho, tăng hưng phấn thần kinh bài tiết niêm dịch phế quản và ống tiêu hoá, đem lại tác động tốt tới trung khu hô hấp, giúp hơi thở đều và sâu.
  • Kháng viêm, giải độc, làm lành vết thương hở, chữa mụn, sát khuẩn.
  • Hỗ trợ quá trình cai thuốc lá, trị sốt xuất huyết, chảy máu cam, chữa đau mắt đỏ, tiêu chảy ở trẻ, cao huyết áp,…
  • Hỗ trợ ngăn ngừa và phòng chống ung thư, tăng cường đề kháng, bền thành mạch.

Các cách dùng cây mã đề chữa bệnh đơn giản ngay tại nhà

Để phát huy tối đa công dụng của dược liệu, bạn đọc có thể tham khảo các bài thuốc chữa bệnh từ mã đề được sử dụng phổ biến dưới đây.

Tác dụng của cây mã đề khô với bệnh thận

Dược liệu được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh thận như viêm cầu thận, viêm bể thận, sỏi thận,…

  • Chữa viêm cầu thận cấp tính: Dùng 6g mỗi loại gồm cây mã đề khô, đại táo, ma hoàng, quế chi, cam thảo, thạch cao để sắc mỗi ngày một thang.
  • Chữa viêm cầu thận mạn tính: Sắc mỗi ngày một thang thuốc gồm 16g mã đề, 12g mỗi loại gồm phục linh, rễ cỏ tranh, hoàng bá, hoàng liên; 8g mỗi loại mộc thông, trư linh.
  • Chữa viêm bể thận cấp tính: Dùng 50g cây mã đề tươi, 50g rễ cỏ tranh tươi, 50g cỏ bấc đèn tươi sắc nước thuốc, chia thành 2 phần uống trong ngày. Bài thuốc này cần sử dụng liên tục trong 5 – 7 ngày.

Cách sử dụng cây mã đề chữa bệnh đường tiết niệu

Những người bị bệnh đường tiết niệu như viêm tiết niệu, viêm bàng quang, tiểu rắt, tiểu khó, tiểu ra máu, sỏi,… có thể dùng cây mã đề.

Không thể bỏ qua: Cây Lạc Tiên: Đặc Điểm, Công Dụng, Bài Thuốc, Giá Bán & Địa Chỉ Mua

Dược liệu nổi tiếng với các bài thuốc chữa bệnh đường tiết niệu
Dược liệu nổi tiếng với các bài thuốc chữa bệnh đường tiết niệu
  • Chữa viêm đường tiết niệu cấp tính: Bài thuốc gồm có 20g mã đề, 15g lá chi tử, 15g hoàng cầm, 15g bồ công anh, 20g kim tiền thảo, 30g rễ cỏ tranh, 20g cỏ nhọ nồi, 15g ích mẫu, 6g cam thảo. Thang thuốc này sắc để uống hàng ngày, dùng liên tục trong 7 – 10 ngày.
  • Chữa bí tiểu tiện: Sắc nước từ 12g hạt mã đề, chắt nước thuốc để uống nhiều lần trong ngày. Có thể kết hợp thêm lá dược liệu để sắc nước cùng.
  • Lợi tiểu: Dùng 10g xa tiền tử cùng 2g cam thảo đem sắc cùng 600ml nước cho đến khi còn 200ml thì chia uống ngày 3 lần.
  • Trị chứng tiểu ra máu: Giã và lấy phần nước cốt từ 50g mã đề tươi và 50g cỏ nhọ nồi tươi. Sau đó chia nước thuốc thành 3 phần bằng nhau để uống hoặc có thể đun thành nước uống hàng ngày.
  • Cây mã đề chữa viêm bàng quang cấp tính: Thang thuốc gồm có 16g mã đề, 12g phục linh, 12g hoàng bá, 12g hoàng liên, 8g trư linh, 8g mộc thông, 8g rễ cỏ tranh, 8g hoạt thạch, 8g bán hạ chế.
  • Sỏi bàng quang: Sắc mỗi ngày một thang thuốc chia 2 lần uống trong 5 ngày liên tục gồm có 30g mã đề, 30g lá diếp cá, 30g kim tiền thảo.
  • Chữa sỏi tiết niệu: Dùng 30g kim tiền thảo, 20g rễ cây cỏ tranh cùng 20g mã đề để sắc thành nước uống mỗi ngày một thang.

Bài thuốc từ cây mã đề chữa ho

Lá và rễ cây mã đề có tác dụng gì? Khi bị ho, ho có đờm, viêm phế quản, bạn có thể sử dụng bài thuốc dưới đây.

  • Chữa ho, ho có đờm: Chuẩn bị 10g mã đề, 2g cam thảo cùng với 2g cát cánh sắc cùng 400ml nước cho đến khi còn 150ml thì chia uống ngày 3 lần.
  • Chữa ho dai dẳng, phổi nóng: Dùng 20 – 50g dược liệu tươi để sắc nước thuốc, uống mỗi ngày 3 lần cách nhau 3 tiếng.
  • Chữa viêm phế quản: Cắt nhỏ 150g mã đề tươi cùng 5 quả mướp non để sắc nước thuốc. Chia uống hết mỗi ngày 3 lần, liên tục trong 5 ngày sẽ khỏi.

Bí quyết dùng cây mã đề trị nám, tàn nhang và mụn

Làm đẹp da là câu trả lời cho thắc mắc cây mã đề tác dụng gì mà nhiều người không biết. Dược liệu này có thể dùng để trị nám, tàn nhang và điều trị mụn rất hiệu quả.

Có thể bạn chưa biết: Cây Nhân Trần Và Những Công Dụng Khó Ngờ Với Sức Khoẻ

Uống nước mã đề giúp đẹp da, trị mụn, sạch nám và tàn nhang
Uống nước mã đề giúp đẹp da, trị mụn, sạch nám và tàn nhang

Có nhiều cách dùng dược liệu để trị nám tàn nhang và mụn như sau:

  • Cách 1: Dùng 3 – 4 lá cây giã hoặc xay nhuyễn để đắp lên da mặt, sau khoảng 20 phút thì rửa sạch với nước.
  • Cách 2: Sắc nước thuốc từ 20g dược liệu khô hoặc một nắm lá tươi cùng 400ml nước, đun trên lửa nhỏ trong khoảng 30 phút. Sau đó lọc bỏ bã, chắt phần nước thuốc và uống trong ngày.

Bạn có thể áp dụng cùng lúc 2 cách cây mã đề trị mụn, nám phía trên để thêm hiệu quả.

Hỗ trợ hạ huyết áp

Với người bị cao huyết áp có thể dùng bài thuốc gồm 30g mã đề tươi, 20g hạ khô thảo, 12g hạt muồng và 12g ích mẫu thảo để sắc nước uống.

Chữa các bệnh về gan

Cây mã đề có tác dụng gì bệnh gan? Một số bài thuốc dân gian hay mà bạn đọc có thể tham khảo.

  • Chữa viêm gan siêu vi: Dùng các cây thuốc gồm 40g nhân trần, 20g mỗi loại mã đề, lá mơ, chi tử đem thái nhỏ và phơi khô. Mỗi ngày uống 100 – 150ml nước pha từ dược liệu như trà.
  • Chữa viêm gan cấp tính: Thang thuốc chữa bệnh gồm có 40g nhân trần, 20g hạ khô thảo, 20g mã đề, 16g đại phúc bì, 12g đẳng sâm dùng mỗi ngày.
  • Chữa viêm gan mạn tính: Cho bệnh nhân uống mỗi ngày một thang thuốc gồm 20g nhân trần, 16g mỗi loại đẳng sâm, ý dĩ, 12g mỗi loại mã đề, bạch truật, phục linh, trạch tả cùng 8g trư linh.

Cây mã đề chữa rắn cắn – Bí quyết dân gian nên biết

Nghiên cứu cho thấy, dược liệu có chất làm se với lực hút mạnh mẽ, trong lá và thân có hoạt chất aucubin có tác dụng chống độc. Vì thế dược liệu thường được dùng để hút độc, hút mảnh vụn ra khỏi da, làm dịu vết cắn côn trùng, rắn và cả chó cắn.

Ngay khi bị rắn cắn, dùng 10 lá mã đề cho nạn nhân nhai kỹ trong miệng, nuốt phần nước. Phần bã còn lại dùng để đắp vào vết cắn, sau đó đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Cây mã đề nấu nước uống chữa lỵ

Khi bị lỵ cấp tính và mãn tính, bài thuốc dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết nhanh chóng tình trạng bệnh.

Tìm hiểu thêm: Cây Xạ Đen: Đặc Điểm, Công Dụng, Cách Dùng, Giá Bán Và Địa Chỉ Mua

Sắc nước thuốc từ cây mã đề tươi chữa kiết lỵ
Sắc nước thuốc từ cây mã đề tươi chữa kiết lỵ
  • Chuẩn bị 30g mã đề tươi cùng 30g rau sam tươi.
  • Rửa sạch dược liệu sau đó sắc thành nước thuốc thay trà hàng ngày.

Chữa chảy máu cam

Dùng lá cây mã đề có tác dụng gì khi bị chảy máu cam? Cách làm dưới đây sẽ giúp người bệnh ngưng chảy máu cam nhanh chóng.

  • Hái cây thuốc tươi, rửa sạch sẽ sau đó đem giã nát.
  • Thêm nước lọc vào cho ẩm rồi vắt thật kỹ để lấy phần nước cốt và uống.
  • Đặt người bệnh nằm và kê gối cao đầu, dùng bã thuốc đắp lên trán.

Cách cải thiện rụng tóc từ dược liệu

Dùng dược liệu đem rửa sạch sau đó phơi khô và đốt thành than. Tiếp đó trộn than cùng với dấm, ngâm trong khoảng 1 tuần và thoa lên phần tóc bị rụng mỗi ngày.

Chữa đau mắt đỏ

Chuẩn bị thang thuốc gồm có 20g lá dâu, 15g mã đề tươi, 15g kinh giới và 10g cúc hoa để sắc thành nước thuốc. Mỗi ngày sắc một thang, chia làm 3 phần uống hết trong ngày và dùng liên tục trong 5 ngày.

Cây mã đề có công dụng gì – Chữa chốc lở ở trẻ em

Khi trẻ nhỏ bị chốc lở không khỏi, bạn có thể dùng một nắm cây thuốc tươi đem rửa sạch, thái nhỏ và nấu cùng 100g – 150g giò sống. Cho trẻ ăn vài ngày thì sẽ khỏi.

Chữa phù thũng

Khi bị phù thũng, tích nước, bạn có thể sắc nước thuốc gồm 30g mã đề tươi, 20g phục linh bì, 20g đông qua bì (vỏ bí xanh), 15g đại phúc bì để uống. Kiên trì uống hàng ngày sẽ cải thiện các triệu chứng nhanh chóng.

Mua cây mã đề ở đâu uy tín và giá bao nhiêu?

Cây mã đề là loại thảo dược mọc hoang, dễ dàng tìm thấy ở nhiều địa phương tại nước ta. Hiện nay, nhiều đơn vị đã chủ động nuôi trồng với mục đích thu hoạch dược liệu và cung cấp ra thị trường.

Xem thêm: Củ Mài là Gì? Công Dụng Đối Với Sức Khỏe? Giá bán Và Địa Chỉ Mua

Mã đề khô của Trung tâm dược liệu Vietfarm uy tín chất lượng
Mã đề khô của Trung tâm dược liệu Vietfarm uy tín chất lượng

Trong trường hợp bạn không thể tìm thấy dược liệu quanh nhà hoặc có nhu cầu mua để sử dụng lâu dài thì có thể tìm tại các cửa hàng đông y, hiệu thuốc, cửa hàng dược liệu.

Tuy nhiên trước tình trạng dược liệu kém chất lượng, rác dược liệu từ Trung Quốc, không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc dược liệu sấy diêm sinh độc hại. Thì người tiêu dùng cần thiết phải tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ mua dược liệu uy tín để đảm bảo cho sức khoẻ.

Và Trung tâm Nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu Quốc Gia Vietfarm là một trong những thương hiệu cung cấp dược liệu uy tín hàng đầu hiện nay mà bạn đọc có thể tham khảo.

Những điều lưu ý khi sử dụng dược liệu mã đề

Cây mã đề có nhiều tác dụng và được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn nhất cho sức khoẻ, bạn đọc cần chú ý những điều dưới đây trước khi sử dụng.

  • Dược liệu có tính lợi tiểu nên không dùng dược liệu như nước giải khát hàng ngày. Để tránh tình trạng tiểu đêm nhiều lần thì nên hạn chế dùng vào buổi chiều tối.
  • Người đang bị táo bón, đi tiểu nhiều lần, thận hư yếu, suy thận mãn tính thì không nên sử dụng.
  • Phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu không được sử dụng nước mã đề để tránh sảy thai.

Trên đây là những thông tin về dược liệu cây mã đề, vốn là một loại cây quen thuộc nhưng ẩn chứa nhiều tác dụng tuyệt với cho sức khoẻ. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn đọc có thêm những kiến thức thú vị về các loại dược liệu quanh ta.

Câu hỏi thường gặp
Dây thìa canh là một trong những “dược liệu vàng” của Đông y Việt Nam. Thảo dược có tính mát, hương thơm cùng vị ngọt tự nhiên có tác dụng trong việc giảm mỡ máu, ổn định đường huyết, thanh nhiệt, giải độc và mát gan. Với những tác dụng đặc biệt, dây thìa canh […]
Cà gai leo là dược liệu được dùng nhiều trong y học với công dụng hỗ trợ điều trị bệnh gan và các bệnh về xương khớp. Cà gai leo rất dễ trồng nên nhiều người thường có xu hướng mua dược liệu này về trồng để dùng dần. Vậy nên mua giống cây cà […]