Cây Ké Đầu Ngựa – Công Dụng, Bài Thuốc Chữa Bệnh Và Địa Chỉ Mua
Cây ké đầu ngựa là thực vật mọc hoang nhiều ở nước ta. Rất ít nhiều người biết rằng, đây còn là dược liệu quý được dân gian sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, đau nhức xương khớp,… Vậy cách sử dụng dược liệu quen thuộc này để chữa bệnh ra sao, cần lưu ý những gì, mời bạn đọc theo dõi trong bài viết dưới đây.
Những thông tin tổng quan về cây ké đầu ngựa
Cây ké đầu ngựa còn có nhiều tên gọi khác như xương nhĩ, mac nháng, phắc ma, thương nhĩ,… Dược liệu có tên khoa học là Xanthium Strumarium L, thuộc họ Cúc – Asteraceae.
Tuỳ bộ phận sử dụng mà còn có nhiều tên khác nhau như thương nhĩ tử – quả và thương nhĩ thảo – toàn cây. Trong đó, phổ biến nhất vẫn là sử dụng quả.
Đặc điểm cây ké đầu ngựa trong tự nhiên
Cây thuốc có những đặc điểm rất dễ nhận biết, tiêu biểu như:
- Là cây thân thảo ít phân cành, cao khoảng từ 50 – 80cm, nhiều cây cao đến 2m. Thân cây cứng hình trụ, có các khía, có lông cứng, thân màu lục có các đốm màu nâu tím.
- Lá cây mọc so le, dài 4 – 10cm, rộng 4 – 12cm, hình tim và chia 3 – 5 thuỳ. Mép lá có răng cưa không đều, lông ngắn cứng ở hai mặt lá.
- Hoa màu lục nhạt có 2 loại, một loại mọc ở nách lá có thể cho quả và một loại mọc ở đầu cành ngắn, chỉ sản sinh phấn hoa.
- Nhiều người thắc mắc quả ké đầu ngựa thuộc loại quả gì? Đây là loại quả bế kép hình trứng, có vỏ thực chất là lá bắc. Quả rất cứng và dai, chia thành 2 ngăn, mỗi ngăn chứa 1 quả thật hình thoi dài 1,5cm. Quả có hai sừng nhọn ở đầu, phủ gai có móc dài 12 – 15mm nên dễ vướng mắc vào quần áo, tóc hay lông động vật rất khó gỡ ra.
Khu vực phân bổ phổ biến
Cây ké đầu ngựa mọc ở đâu phổ biến nhất? Cây mọc hoang nhiều ở khu vực đồi núi, nơi có ánh sáng nhiều, sinh trưởng nhanh vào mùa hè, sau khi có hoa thì lụi tàn dần.
Theo các tài liệu, cây được tìm thấy đầu tiên ở châu Mỹ, sau đó là các khu vực vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới như châu Á, châu Phi,…
Tại nước ta, cây được phát hiện nhiều ở vùng núi, từ trung du đến đồng bằng, đặc biệt nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Hiện nay, nhiều người dân và các cơ sở kinh doanh dược liệu cũng tự chủ nuôi trồng cây ké đầu ngựa để thu hoạch làm thuốc.
Bộ phận sử dụng làm thuốc chữa bệnh và cách chế biến
Khi thu hoạch, người ta thu hái toàn bộ cây thuốc trừ phần rễ cây, phổ biến nhất vẫn là quả cây ké đầu ngựa.
Vào tháng 5 – 9, người dân thu hoạch quả khi chưa ngả sang màu vàng, cắt cả cành đem phơi khô và đập rụng quả. Có thể dùng cả quả hoặc cắt lấy cành và lá cây để sử dụng.
Xem thêm: Giảo Cổ Lam – Công Dụng, Cách Dùng Hiệu Quả Và Giá Bán Mới Nhất
Nhiều nơi đem ké đầu ngựa bào chế thành cao thương nhĩ (dạng cao) hoặc thương nhĩ hoàn (dạng viên).
- Cao thương nhĩ: Sơ chế sạch sẽ toàn bộ cây thuốc, chặt thành khúc nhỏ rồi nấu bỏ bã, cô đặc thành cao mềm.
- Thương nhĩ hoàn: Dùng toàn bộ cây thuốc bỏ rễ, rửa sạch và nấu trong một tiếng cho sôi, lọc chắt lấy phần nước. Thêm nước rồi đun thêm một lần nữa, sau đó trộn hai lần nước, nấu cô đặc thành cao. Thêm một lượng bộ vừa đủ, trộn đều và vo thành viên hoàn uống dần.
Theo y học cây ké đầu ngựa có tác dụng gì với sức khoẻ?
Từ xa xưa, cây ké đầu ngựa đã được nghiên cứu và sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh. Nếu biết cách, loại cây cỏ mọc hoang này có thể sử dụng để chữa nhiều bệnh lý hiệu quả.
Công dụng cây ké đầu ngựa theo nghiên cứu Y học cổ truyền
Theo các tài liệu đông y cổ, ké đầu ngựa được xếp vào nhóm thuốc “tân ôn giải biểu”, có vị ngọt, tính ôn nhưng hơi độc, quy kinh Phế.
Vị thuốc này có tác dụng phong nhiệt, chữa phong thấp, phong thấp, giải cảm lạnh, chữa bệnh ngoại tà xâm nhập vào phần ngoài cơ thể.
Hiện nay, nhiều quốc gia như Việt Nam, Nga, Trung Quốc vẫn trồng nhiều ké đầu ngựa để sắc nước thuốc uống chữa bướu cổ, mụn nhọt.
Theo y học hiện đại có thể dùng cây ké đầu ngựa chữa bệnh gì?
Theo các nghiên cứu y học, trong quả ké đầu ngựa có chứa 30% chất béo, 3.3% chất nhựa, 1.27% glucozit và vitamin C.
Toàn thân cây có chứa nhiều iot, trong 1g quả có chứa 220mg iot, trong lg lá có chứa 200mg iot. Chính vì thế cây thuốc này thường được sử dụng nhiều trong điều trị bướu cổ.
Ngoài ra, mỗi bộ phận của cây thuốc đều được ứng dụng điều trị nhiều bệnh khác nhau như:
- Quả và hạt khô: Chữa bệnh ngoài da như eczema, mẩn ngứa, ghẻ, sâu bọ cắn. Dầu ép được dùng để chữa bệnh về bàng quang, liên cầu, herpes.
- Lá cây: Tác dụng lợi tiểu, chữa lao hạch, herpes, phòng chống giang mai.
- Rễ cây: Dùng trong điều trị lao hạch, ung thư. Cao từ rễ cây có thể dùng để chữa các vết viêm loét, mụn nhọt và áp xe.
- Toàn thân: Có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, an thần, chữa sốt rét, khí hư và bệnh tiết niệu.
Các bài thuốc dân gian ứng dụng tác dụng của cây ké đầu ngựa
Dưới đây là các bài thuốc được dân gian sử dụng rộng rãi để điều trị bệnh mà bạn đọc có thể tham khảo.
Sử dụng cây ké đầu ngựa trị sỏi thận
Bài viết hấp dẫn: Trinh Nữ Hoàng Cung: Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý Khi Sử Dụng
Để chữa sỏi thận khi kích thước còn nhỏ có thể tham khảo bài thuốc dưới đây:
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị 40g vòi voi, 20g ké đầu ngựa, 20g lá lốt, 10g ngưu tất đem sắc với nước sôi chia thành nhiều lần uống hết trong ngày.
- Bài thuốc 2: Sao vàng các dược liệu gồm 40g ngưu tất, 30g hy thiêm, 20g thổ phục linh, 16g cỏ nhọ nồi, 12g ké đầu ngựa, 12g ngải cứu rồi sắc nước uống.
Cách dùng cho người bướu cổ
Bài thuốc chữa bướu cổ này được sử dụng phổ biến tại nhiều quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Liên Xô cũ,…
- Cách 1: Hái quả ké đầu ngựa đem phơi khô rồi tán thành bột mịn. Mỗi ngày sử dụng 5g bột đem sắc thành nước thuốc. Chú ý cần giữ nước thuốc sôi trong khoảng 15 phút.
- Cách 2: Chuẩn bị bài thuốc gồm 40g xạ đen, 15g cây ké đầu ngựa đem sắc thành nước thuốc và chia uống mỗi ngày 2 lần.
Bài thuốc từ ké đầu ngựa chữa các bệnh xương khớp
Cây ké đầu ngựa trị bệnh gì hiệu quả thì bệnh xương khớp là câu trả lời. Bởi dược liệu này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa nhiều chứng bệnh về xương khớp như viêm khớp, viêm thấp khớp, phong thấp, tê bì tay chân,…
- Chữa phong thấp, tay chân co rút: Sử dụng 12g quả ké đầu ngựa, đem giã nát rồi sắc thành nước uống.
- Dùng cho người viêm khớp, thấp khớp: Sử dụng bài thuốc gồm 40g cỏ vòi voi, 20g mỗi loại ké đầu ngựa, lá lốt, 10g ngưu tất đem bào chế thành chè thuốc, hãm với nước sôi uống. Hoặc dùng 16g mỗi loại ngưu tất, hy thiêm, 12g mỗi loại ké đầu ngựa, cành dâu, thổ phục linh, cà gai leo, tỳ giải và 10g lá lốt sắc nước thuốc.
- Chữa đau nhức xương khớp: Sao vàng các dược liệu gồm 40g cỏ xước, 28g hy thiêm, 20g thổ phục linh, 16g cỏ nhọ nồi, 12g ngải cứu và 12g ké đầu ngựa. Sắc nước thuốc để uống trong ngày trong vòng 1 tuần.
- Chữa phong thấp, tê bại, đau buốt người: Dùng 12g ké đầu ngựa, 8g bạch chỉ, 8g kinh giới, 6g thiên niên kiện, 6g xuyên khung và sắc thuốc uống hàng ngày.
Cách chữa bệnh ngoài da được sử dụng phổ biến
Theo nghiên cứu, thành phần xanthium có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giúp làm lành vết thương, mụn nhọt, vết lở loét. Phần quả và hạt được sử dụng để chữa nhiều bệnh da liễu như mẩn ngứa, eczema, ghẻ lở,…
Có thể bạn quan tâm: Cây Bìm Bịp (Cây Xương Khỉ) – Công Dụng, Cách Dùng Và Địa Chỉ Mua
- Ké đầu ngựa trị mụn nhọt, chốc lở ngoài da: Bào chế thành chè uống từ 20gr kim ngân hoa, 10g ké đầu ngựa. Hoặc dùng 15g bồ công anh, 10g ké đầu ngựa, 10g sài đất, 5g kim ngân hoa, 2g cam thảo. Mỗi ngày lấy một ít hãm với 500ml nước sôi chia thành nhiều lần dùng.
- Mẹo chữa phong hủi: Dùng ké đầu ngựa giã nát và chắt lấy nước cốt, cô đặc thành cao. Lấy cá quả mổ bụng giữ ruột, cho 320g thuốc vào nấu chín với rượu. Ăn khoảng 3 – 5 con thì sẽ có hiệu quả, kiêng tuyệt đối muối trong 100 ngày.
- Chữa mẩn ngứa: Sắc nước thuốc từ lá cây ké đầu ngựa, lá thầu dầu tía, lá đắng cay, củ khúc khắc mỗi loại 12g, lá hoa hồng, lá khổ sâm, lá kinh giới, bạch chỉ, xà sàng mỗi loại 8g cùng nam sâm 4g.
- Chữa bệnh viêm da tiến triển cấp tính: Bài thuốc gồm có 16g mỗi loại ngưu tất, hy thiêm, 12g mỗi loại ké đầu ngựa, cành dâu, thổ phục linh, tỳ giải, lá lốt, cà gai leo đem sắc mỗi ngày một thang.
Dùng ké đầu ngựa chữa viêm xoang như thế nào?
Thành phần trong ké đầu ngựa có chứa chất kháng sinh, chống virus, giúp bảo vệ niêm mạc mũi, cải thiện tình trạng chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi do viêm xoang, viêm mũi dị ứng.
- Sắc mỗi ngày một thang thuốc gồm có 16g ké đầu ngựa, 12g hạ khô thảo, 8g tân di, 6g lá bạc hà, 4g cát cánh, 4g bạch chỉ và 4g cam thảo.
- Mỗi ngày chia nước thuốc thành nhiều lần và uống hết trong ngày.
Trong trường hợp nước mũi đặc, trong thì có thể dùng quả sao vàng và tán thành bột mịn. Mỗi ngày uống 4 – 8g bột thuốc cho đến khi khỏi hẳn.
Bí quyết chữa đau nhức răng từ dược liệu
Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần sắc nước thuốc từ quả của cây ké đầu ngựa và ngậm trong miệng khoảng 10 phút và nhổ ra. Thực hiện nhiều lần trong ngày cho đến khi khỏi đau răng.
Mua cây ké đầu ngựa ở đâu thì uy tín và giá bao nhiêu?
Hiện nay để đáp ứng nhu cầu sử dụng dược liệu ké đầu ngựa mà nhiều người dân, đơn vị kinh doanh đã nuôi trồng tự chủ cây thuốc này. Bạn đọc có thể mua dược liệu đã được sơ chế và phơi sấy khô tại các cửa hàng dược liệu, nhà thuốc đông y hoặc trên các kênh mua bán thương mại điện tử trực tuyến.
Qua khảo sát thì giá cây ké đầu ngựa khô đang được bán từ 85.000 đến hơn 100.000 VNĐ/kg tuỳ thời điểm. Tuy nhiên, để đảm bảo dược liệu sạch, không sử dụng hoá chất, thuốc kích thích sinh trưởng thì bạn nên mua tại các đơn vị uy tín.
Không nên bỏ lỡ: Dây Thìa Canh Có Công Dụng Gì? Nên Sử Dụng Như Thế Nào?
Một trong những đơn vị uy tín cung cấp dược liệu sạch đạt chuẩn GACP-WHO là Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng dược liệu Vietfarm. Bạn đọc có thể đặt mua dược liệu ké đầu ngựa tại Trung tâm và nhận hướng dẫn trực tiếp từ các bác sĩ đầu ngành để sử dụng sao cho hiệu quả.
Những điều cần lưu ý và kiêng kỵ khi sử dụng
Các nghiên cứu cho thấy, sử dụng cây ké đầu ngựa cần cẩn trọng với những điều dưới đây để đảm bảo an toàn, đem lại hiệu quả:
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cây ké đầu ngựa.
- Tuyệt đối không sử dụng khi có dấu hiệu huyết hư gây đau nhức đầu hoặc cây thuốc đang mọc mầm.
- Theo tài liệu cổ, bệnh nhân đang uống ké đầu ngựa ăn thịt heo, thịt ngựa sẽ bị nổi quầng đỏ khắp người.
- Khi sử dụng quá liều hoặc cơ thể dị ứng, mẫn cảm với các thành phần của dược liệu có thể gặp tác dụng phụ như mệt mỏi, đau nhức đầu, đau bụng, tiêu chảy.
Trên đây là những thông tin chi tiết về cây ké đầu ngựa, một loại cây cỏ mọc hoang nhưng có nhiều tác dụng tuyệt vời. Hy vọng rằng qua bài viết, bạn đọc có thể tham khảo thêm nhiều bài thuốc hữu dụng cho sức khoẻ.