Cây Huyết Rồng: Đặc Điểm, Bài Thuốc, Giá Bán Và Lưu Ý Sử Dụng
Cây huyết rồng là loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc điều trị các bệnh lý nhức xương khớp, thiếu máu, đau lưng,…trong Đông y. Giúp mọi người hiểu rõ hơn về vị thuốc này, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết từ đặc đặc điểm, dược tính, giá bán cũng như cách dùng hiệu quả nhất.
Đặc điểm sinh thái cây huyết rồng
Mỗi loại dược liệu có một đặc điểm, dược tính khác nhau. Huyết rồng là loài cây mọc hoang ngoài tự nhiên với nhiều tên gọi khác nhau như Kê huyết đằng, Dây máu, Hồng đằng, Đại huyết đằng, Đại hoàng đằng,… Và nó có tên khoa học là Sargentodoxa Cuneata (thuộc họ huyết đằng).
Đặc điểm dược liệu
Sở dữu cây huyết rồng có tên gọi như vậy là vì khi chặt phần thân cây sẽ có phần nhựa màu đỏ chảy ra như máu. Đặc biệt khi đem nấu lên làm nước uống thì nước cũng có màu đỏ rất bắt mắt.
Hiện nay có rất nhiều loại cây huyết rồng khác nhau, nhưng nhìn chung chúng đều có đặc điểm bên ngoài giống nhau. Đây là cây dạng leo có thân gỗ, thân cây khi còn non sẽ có lông tơ mọc xung quanh còn khi trưởng thành có hình trụ màu hơi nâu và kích thước khá to, chắc khỏe.
Lá cây Huyết rồng thường mọc ở phần đầu cành cây và cuống của cây, thuộc loại lá kép, mỗi cành có 3 lá chét. Những chiếc lá ở giữa thường to hơn hai lá bên cạnh. Hoa huyết rồng mọc thành các chùm hình chùy khác nhau, dài khoảng 15 – 20m trông rất đẹp mắt với màu đỏ nổi bật. Bên cạnh đó, quả của cây huyết rồng được phân tán đi khắp nơi do được nhiều loài chim ăn. Quả khi chín khá dài hình lưỡi liềm, nó có thể dài tới 12cm với tối đa 36 hạt.
Phân bổ
Cây huyết rồng có thời gian sinh trưởng khá lâu, nên nó được coi là một loài cây thuốc chữa bệnh khá hiếm ở nước ta. Trên thế giới, bạn sẽ có thể dễ dàng bắt gặp loại dược liệu này ở khu vực phía Tây Ấn Độ hoặc tại các vùng núi, cánh rừng hoang ở phía nam của Trung Quốc.
Tại Việt Nam, cây Huyết rồng có được phân bố phổ biến ở một số tỉnh miền núi Tây Nguyên và phía Bắc như: Gia Lai, Kon Tum, Hòa Bình, Điện Biên, Thanh Hóa,…
Tuy nhiên, khi môi trường bị đe dọa, hệ sinh thái rừng núi bị thu hẹp và thảm thực thật bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi ngành công nghiệp. Đồng thời do quá trình khai thác mạnh mẽ khiến cho cây huyết rồng ngày càng trở nên quý hiếm và khó thu mua hơn trước.
Thu hoạch và bảo quản
Toàn bộ phần thân cây huyết rồng được thu hoạch làm dược liệu chữa bệnh.
- Thu hái: Cây được thu hái quanh khi đã trưởng thành, không sử dụng dược liệu khi cây còn non. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của những người dân trồng cây vào khoảng từ tháng 8 – tháng 10 hàng năm là mùa thu hoạch cây huyết rồng tốt nhất. Và những loại cây huyết rồng có càng nhiều nhựa và mủ thì chất lượng càng cao.
- Chế biến: Dược liệu được thu hái sẽ bỏ hết phần thân leo, lá cành chỉ sử dụng phần thân cây. Những thân cây huyết rồng thu hái được sẽ được đem đi ngâm nước khoảng 5 – 7 tiếng để làm sạch, sau đó thái từng lát nhỏ rồi đem đi phơi phô. Nếu bạn muốn dùng tươi thì chỉ cần rửa sạch, tiến hành thái vát cây thành những phiến mỏng là có thể dùng ngay.
- Bảo quản: Dược liệu khô được bảo quản ở những nơi có nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Nếu muốn bảo quản sử dụng lâu dài bạn cần sao loại cây này và đóng gói cẩn thận để tránh bị mọt hay ẩm mốc.
Tác dụng của cây huyết rồng theo y học
Từ thời xa xưa ông cha ta đã biết dùng cây huyết rồng để làm nước uống giúp bổ huyết, giải độc cơ thể và hỗ trợ làm đẹp mịn da. Đặc biệt là được sử dụng phổ biến cho phụ nữ sau sinh bị ra nhiều máu.
Theo y học cổ truyền
Theo ghi chép trong một số tài liệu Trung Dược Học, huyết rồng là dược liệu có tính bình, vị đắng hậu ngọt (khi mới dùng thấy hơi đắng ở đầu lưỡi nhưng nuốt sẽ để lại vị ngọt ở cuống họng), mùi thơm nhẹ. Và dược liệu này được quy vào 3 kinh Can, Thận, Tỳ.
Bài viết hấp dẫn: Cây Lạc Tiên Trị Mất Ngủ Hiệu Quả Khó Ngờ – Cách Dùng Đơn Giản Từ Bác Sĩ
Cây huyết rồng có tác dụng lợi huyết, chỉ thống, thư cân. táo vị, hành huyết, thông kinh hoạt lạc, chắc gân xương. Với những tác dụng tuyệt vời này dược liệu huyết rồng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc như:
- Hoa mắt chóng mặt, kinh nguyệt không đều: Do có tính ấm nên dược liệu này giúp đào thải hàn khí tích tụ, làm ấm cơ thể giúp hỗ trợ điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt. Tình trạng thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt cũng được cải thiện đáng kể.
- Hỗ trợ điều trị xương khớp: Các bệnh lý đau lưng, đau dây thần kinh hông, tê thấp, viêm khớp dạng thấp,… sau khi sử dụng cây huyết rồng một thời gian sẽ thấy tình trạng bệnh cải thiện đáng kể.
- Chữa đau dạ dày: Cây huyết rồng được dùng nhiều trong các bài thuốc có tác dụng kháng viêm, trung hoà acid trong dạ dày, chữa phù nề và hỗ trợ làm lành các vết loét.
- Bên cạnh đó nó còn có tác dụng bổ khí huyết, hỗ trợ điều trị chứng suy nhược cơ thể, thiếu máu, đổ mồ hôi trộm.
Theo y học hiện đại
Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học, cây huyết rồng có chứa lượng lớn các thành phần hoạt chất có tác dụng sinh học cao như: formononetin, liriodendrin, salidroid, emodin, calycosin, 4 loại sapogenol triterpen và flavonoid,… Những dược chất này đem lại những tác dụng tuyệt vời trong việc điều trị các bệnh lý, cụ thể:
- Tác động lên hệ tim mạch và thần kinh trung ương, có tác dụng an thần và giảm đau hiệu quả.
- Hỗ trợ giảm các chỉ số huyết áp một cách an toàn.
- Hỗ trợ quá trình ức chế tình trạng viêm khớp nhanh chóng.
- Dược liệu này còn có tác dụng gây mê khi được sử dụng đúng liều lượng.
- Ngoài ra, nước sắc từ cây huyết rồng còn có khả năng gây ức chế cơ tim ếch.
Hiện nay, có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu và sử dụng loại dược liệu này trong các loại thuốc chữa bệnh. Chắc chắn trong tương lai không xa cây huyết rồng sẽ được ứng dụng rộng rãi trong y học hiện đại.
Những bài thuốc chữa bệnh phổ biến từ cây huyết rồng
Cây huyết rồng được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh dân gian đem lại hiệu quả tốt. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài thuốc được sử dụng phổ biến dưới đây:
Bài thuốc chữa đau khớp, viêm khớp dạng thấp
Cây huyết rồng khi được ngâm với rượu thành một bài rượu thuốc tốt cho cho những ai đang bị đau nhức gân xương.
Nguyên liệu: 12g huyết rồng khô, 12g rễ gối hạc, 13g cây mua núi, 10g rễ phòng kỷ, 10g dây đau xương, 10g vỏ thân ngũ gia bì chân chim và 1 lít rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Đem tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị đi rửa thật sạch với nước, sau đó để khô ráo.
- Cho nguyên liệu vào bình thuỷ tinh đã được làm sạch để ngâm cùng 1 lít rượu. Cần đảm bảo từ nguyên liệu tới bình ngâm đều khô, không có dính nước nếu không bình rượu thuốc sẽ bị hỏng.
- Sau 30 – 45 ngày là bạn có thể đem bình rượu thuốc ra sử dụng. Bạn uống ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 20ml. Kiên trì sử dụng sau 2 tuần sẽ thấy tình trạng đau nhức xương khớp thuyên giảm đáng kể.
Bài thuốc chữa bệnh đau lưng
Với những ai đang bị chứng đau mỏi lưng hành hạ lâu ngày sử dụng thuốc tây không đỡ thì thử áp dụng bài thuốc từ cây huyết rồng hiệu quả, an toàn.
Không nên bỏ lỡ: Cây Ké Đầu Ngựa – Công Dụng, Bài Thuốc Chữa Bệnh Và Địa Chỉ Mua
Nguyên liệu: Thân cây huyết rồng, tỷ giải, ý dĩ, rễ trinh nữ mỗi loại 16g, cỏ xước 12g, thiên niên kiện và rễ lá lốt mỗi loại 8g, trần bì 6g.
Cách thực hiện:
- Cho các nguyên liệu vào sắc cùng 3 bát nước.
- Khi nước sôi thì để lửa nhỏ đến khi nước trong ấm còn khoảng 1 bát thì tắt bếp.
- Uống bát nước khi còn ấm trong ngày, không để qua đêm.
Bài thuốc chữa thiếu máu bằng cây huyết rồng
Người đang có triệu chứng thiếu máu lên não, cơ thể xanh xao thiếu máu có thể khắc phục bằng cách áp dụng bài thuốc này với các thực hiện rất đơn giản.
Nguyên liệu: Gồm có 300g cây huyết rồng, 1 lít rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Lấy dược liệu huyết rồng đã phơi khô đem đi tán thành bột mịn.
- Ngâm bột huyết rồng với 1 lít rượu nếp trắng đã chuẩn bị. Chờ khoảng 2 – 3 tuần là có thể sử dụng được.
- Mỗi ngày bạn lấy khoảng 25ml để uống, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối sau bữa ăn.
Bài thuốc chữa chứng đau dây thần kinh bên hông
Người bệnh bị đau thần kinh hông có thể tham khảo một trong 2 bài thuốc dưới đây từ cây huyết rồng.
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị các nguyên liệu huyết rồng, ngưu tất, dây đau xương, cẩu tích mỗi vị 20g, cốt toái bổ 12g, ba kích 12g, thiên niên kiện 8g. Tất cả dược liệu cần đem đi rửa sạch, sau đó cho vào nước ấm sắc cùng 600ml. Đun ấm sôi cho thấy khi nước cạn còn một nửa thì tắt bếp, uống thuốc ngay khi nước còn ấm và chỉ sử dụng trong ngày.
- Bài buốc 2: Bạn cần có các nguyên liệu huyết rồng 20g, hồng hoa 12g, đào nhân 12g, ngưu tất 12g, nghệ vàng 12g, nhọ nồi 10g, cam thảo 5g. Cho các dược liệu vào đun cùng 500ml nước, khi ấm thuốc sôi thì để lửa nhỏ đến khi nước trong ấm còn khoảng 100ml thì tắt bếp. Với bát thuốc này bạn chia làm 2 lần để uống vào sáng và chiều. Kiên trì uống liên tục sau 2 tháng bạn sẽ thấy tình trạng đau nhức dây thần kinh hông của mình thuyên giảm.
Bài đọc thêm: Cây Dứa Dại: Công Dụng, Cách Dùng Và Những Lưu Ý Cần Biết
Dùng cây huyết rồng chữa đau dạ dày
Bài thuốc gồm có các nguyên liệu cây huyết rồng, củ hoài sơn, rau má khô, hà thủ ô đỏ, y dĩ, đỗ đen, cam thảo mỗi vị 12g và đảng sâm 16g.
Các thực hiện:
- Rửa sạch các vị thuốc đã chuẩn bị ở trên trước khi đem đi sắc.
- Cho các vị thuốc vào ấm để sắc cùng 1 lít nước. Khi nước đã sôi thì hạ nhỏ lửa rồi đun tới khi nước trong ấm còn khoảng 1/2 thì tắt bếp.
- Lấy nước uống 3 lần/ngày sau các bữa ăn, không để thuốc qua đêm.
- Sử dụng liên tục trong vòng 2 tuần bạn sẽ thấy cơn đau dạ dày giảm thiểu.
Lưu ý khi sử dụng dược liệu huyết rồng
Mặc dù đem lại nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe của con người. Nhưng khi dùng dược liệu này làm bài thuốc chữa bệnh bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không sử dụng cây huyết rồng cho những người bị dị ứng hay mẫn cảm với các thành phần hoạt chất có trong dược liệu.
- Trước khi sử dụng các bài thuốc dân gian từ cây huyết rồng, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Tốt nhất là nên tới thăm khám và được kê bài thuốc tại các phòng khám, bệnh viện y học cổ truyền.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc trong giai đoạn cho con bú hay trẻ nhỏ tuyệt đối không tự ý sử dụng các bài thuốc có chứa dược liệu huyết rồng để chữa bệnh. Bởi việc này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của em bé.
- Những người tuyệt đối không dùng cây huyết rồng gồm có: người bị cao huyết áp, người có khí huyết không thông, người gặp các bệnh lý về khí trệ.
- Để bài thuốc đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn cần kiên trì áp dụng theo đúng liều lượng và thời gian uống theo chỉ định của bác sĩ.
- Nếu sử dụng cây huyết rồng khô vào mùa mưa, mùa đông có độ ẩm không khí cao bạn nên đem dược liệu đi sấy lại hoặc phơi trong những ngày có ánh nắng mặt trời để bảo quản được lâu hơn. Ngoài ra, khi lấy dược liệu bạn nên dùng gang tay và không quên buộc kín để tránh vi khuẩn có cơ hội xâm nhập.
Mua cây huyết rồng chất lượng ở đâu?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở phòng khám đông y, các trang thương mại điện tử bán cây huyết rồng với các mức giá khác nhau. Theo khảo sát của chúng tôi, giá của dược liệu này đang dao động khoảng từ 140.000 – 500.000 VNĐ/kg tùy theo chất lượng sản phẩm. Vì vậy, bạn cần là một người mua hàng thông thái để chọn mua được sản phẩm chất lượng.
Xem thêm: Cây Cối Xay Có Công Dụng Gì? Bài Thuốc Chữa Bệnh Và Giá Bán
Nếu bạn chưa biết mua cây huyết rồng ở đâu uy tín thì hãy tới trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng Dược liệu Vietfarm. Đây là một địa chỉ chuyên nuôi trồng dược liệu theo hướng tự nhiên và đảm bảo an toàn về chất lượng từ hạt giống, cây trồng. Quy trình sản xuất dược liệu cây huyết rồng được đảm bảo đạt chuẩn quốc tế GACP – WHO. Cây huyết rồng khô Vietfarm được đóng gói trong túi zip 500g, 1kg rất tiện lợi trong quá trình sử dụng và bảo quản.
Hy vọng những thông tin tổng quan trên đây đã giúp bạn đã hiểu rõ hơn về loại dược liệu quý này. Bạn đọc có thể theo dõi trang để có thêm những kiến thức hữu ích về cây thuốc!