Nổi Mề Đay Kiêng Ăn Gì Và Nên Ăn Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi?
Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với những người bị nổi mề đay mẩn ngứa. Bởi nó có thể cung cấp các dưỡng chất để hỗ trợ cơ thể cơ thể thải độc hoặc khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Vậy nổi mề đay kiêng ăn gì và nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi? Bài viết dưới đây hãy cùng lắng nghe những lời khuyên hữu ích từ chuyên gia.
Nên ăn gì khi bị nổi mề đay?
Theo chuyên gia về da liễu, ngoài điều trị bằng thuốc Tây y, Đông y hay nhiều phương pháp khác nhau, chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian điều trị bệnh.
Việc người bệnh bổ sung những thực phẩm không tốt có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến bệnh trầm trọng hơn. Vì thế, khi bị nổi mề đay sau sinh chị em nên bổ sung những thực phẩm như:
Rau xanh
Người bệnh nên bổ sung nhiều rau xanh như súp lơ, bắp cải, rau cải,… giúp cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất tăng sức đề kháng. Ngoài ra, thực phẩm này còn giúp thanh nhiệt giải độc, ngăn ngừa tác nhân gây bệnh mề đay.
Ngoài ra, rau xanh giúp cải thiện và tái tạo vùng da bị tổn thương, bong tróc, viêm, sưng tấy do mề đay.
Thực phẩm chống viêm
Những thực phẩm chống viêm như tỏi, nghệ,… chứa nhiều thành phần kháng sinh tự nhiên, chống viêm sát khuẩn. Không chỉ giảm ngứa, điều trị mề đay hiệu quả, nhóm thực phẩm này còn giúp điều trị bệnh ngoài da khác như viêm da cơ địa, bệnh chàm…
Ngoài ra, trong nhóm thực phẩm này còn chứa hàm lượng lớn vitamin có tác dụng tăng sức đề kháng vệ miễn dịch, giúp tái tạo hồi phục vùng da bị bong tróc lở loét. Do đó, người bệnh cần bổ sung thực phẩm trong thực đơn hằng ngày đặc biệt là phụ nữ sau sinh.
Thực phẩm nhiều Omega 3
Một trong những nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay là do mắc lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp tự miễn,… làm giải phóng histamin gây ra bệnh mề đay. Thực phẩm omega 3 hấp thụ vào cơ thể giúp giảm tình trạng này, hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng.
Không chỉ thế, nhóm thực phẩm này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng, tái tạo vùng da bị tổn thương. Người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, dầu đậu nành, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó,… trong thực đơn.
Thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, E
Người bệnh nên bổ sung những thực phẩm như cam, bưởi, chanh, cà rốt, khoang lang, bí ngô,… để cung cấp vitamin cần thiết cho cơ thể.
Bên cạnh đó, thực phẩm chứa vitamin này có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp ngăn ngừa tác nhân gây bệnh, kiểm soát bệnh mề đay và những tổn thương trên da.
Đặc biệt, vitamin trong nhóm thực phẩm này còn làm chậm quá trình lão hóa và tăng sức đề kháng cho da nhạy cảm.
Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể
Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể giúp tăng cường hoạt động tiêu hóa, thải độc, giúp loại bỏ dị nguyên gây dị ứng giảm nguy bệnh mề đay. Nước còn giúp cải thiện vùng da bị khô, bong tróc, giảm cảm giác khó chịu, sưng tấy khi bị bệnh.
Người bệnh nên bổ sung 2 – 2,5l nước/ngày. Bên cạnh nước lọc, người bệnh có thể uống thêm nước ép trái cây nhằm cung cấp vitamin cho cơ thể, cải thiện làn da, hỗ trợ điều trị bệnh mề đay hiệu quả.
Nước gừng
Trong Đông y, gừng vị cay, tính ấm, chống ngứa và ức chế cơn đau,… giúp điều trị bệnh da về da như nổi mề đay, chàm, viêm da cơ địa. Ngoài ra, thành phần Gingerol trong gừng còn có tác dụng chống viêm, sát trùng giảm ngứa tại chỗ.
Do đó, người bệnh nên sử dụng gừng thái lát đun sôi và sử dụng khi còn ấm để giúp điều tri mề đay hiệu quả.
Nước trà xanh
Thành phần trong trà xanh tác dụng thanh lọc cơ thể, giải độc, ức chế sản sinh histamine – một trong những nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay. Bạn nên hãm nước trà uống hằng ngày giúp ngứa, nổi mẩn, bệnh hồi phục nhanh chóng.
Bị nổi mề đay kiêng ăn gì?
Ngoài những thực phẩm cần bổ sung người bệnh cần tránh những thực phẩm dưới đây giúp hỗ trợ quá trình điều trị:
Thực phẩm nhiều đạm
Một trong những nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay là người bệnh dị ứng thực phẩm. Thực phẩm nhiều đạm như tôm, cua, mực, thịt bỏ, thịt dê… có thể khiến cơ thể bị dị ứng, nổi mẩn ngứa, khó chịu.
Nếu người bệnh sử dụng thường xuyên sử dụng thực phẩm sẽ khiến bệnh kéo dài, tạo điều kiện cho vùng da bị tổn thương lan rộng. Ngoài ra khi bị dị ứng thực phẩm, người bệnh còn bị kèm theo triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn,…
Nguy hiểm hơn, một số trường hợp sốc phản vệ, tụt huyết áp, khó thở, nguy cơ tử vong cao.
Người bệnh lưu ý, nếu người bệnh có tiền sử dị ứng thực phẩm thì không nên tiếp tục sử dụng. Bởi vì, dị ứng lần 2 nghiêm trọng hơn nhiều so với lần đầu tiên.
Nổi mề đay kiêng ăn gì – Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Thức ăn nhiều dầu mỡ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, tăng hoạt động tiết mồ hôi. Do đó, khi người bệnh sử dụng sẽ kích ứng khiến hiện tượng sưng viêm nghiêm trọng hơn, bệnh khó điều trị và thời gian điều trị bệnh lâu dài.
Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ không tốt cho quá trình tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Hạn chế đô ăn cay nóng
Những thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt khiến cơ thể người bệnh nóng trong người, tình trạng nóng rát, ngứa, khó chịu nghiêm trọng hơn. Thực phẩm này khiến da khô, bong tróc, khả năng để lại seo cao và nguy cơ tái phát bệnh.
Thực phẩm nhiều đường và muối
Thực phẩm này kích thích hệ thần kinh ngoại biên mẩn ngứa trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra thực phẩm này ảnh hưởng hệ miễn dịch khiến vùng da bị tổn thương khó lành, và tăng nguy cơ tái phát bệnh.
Hạn chế rượu bia, chất kích thích
Người bệnh sử dụng rượu bia và chất kích thích khiến giảm sức khỏe hệ miễn dịch, gây ngứa, sưng tấy và tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Những biện pháp phòng tránh khi bị mề đay
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học, để phòng và tránh bệnh nổi mề đay, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Hạn chế tiếp xúc với dị nguyên gây kích ứng như thuốc, lông thú, phấn hoa, mạt bụi,…
- Giữ không gian sống thông thoáng sạch sẽ, tránh các tác nhân gây bệnh
- Khi bị bệnh nên mặc quần áo rộng rãi tránh kích ứng da
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể
- Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan tránh stress, căng thẳng
- Khi có dấu hiệu của bệnh cần đi thăm khám, xác định nguyên nhân và điều trị đúng cách, tránh bệnh nghiêm trọng thêm
- Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định bác sĩ
- Sử dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà đúng cách như: chữa mề đay bằng lá khế, lá tía tô, lá hẹ,…
- Người bệnh không tự ý kết hợp bài thuốc Đông y và Tây khi chưa có chỉ định của các sĩ, tránh tác tương tác nguy hiểm đến sức khỏe.
- Hạn chế gãi, cọ xát, hoạt động mạnh gây đổ mồ hôi khiến da bị xây xước, chảy máu nguy cơ nhiễm trùng cao
- Dùng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để tránh nổi mề đay và các tác dụng phụ khác không mong muốn
- Sử dụng các biện pháp chăm sóc da như dùng kem chống nắng, hay biện pháp che chắn da khỏi ảnh hưởng ánh mặt trời
Như vậy khi người bệnh cần biết nổi mề đay kiêng ăn gì giúp bệnh nhanh khỏi và không biến chứng nặng hơn. Bên cạnh đó khi có dấu hiệu của bệnh, bạn cần đi thăm khám và điều trị đúng cách giúp bệnh tránh biến chứng nguy hiểm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!