Dinh dưỡng

Ăn Gì Để Tạo Dịch Khớp? Đâu Là Thực Phẩm Cần Tránh?

Dịch khớp đóng vai trò không thể thiếu trong sự hoạt động linh hoạt của cơ thể, chúng giúp bảo vệ và bôi trơn các khớp xương. Để duy trì chức năng này, việc chăm sóc và cung cấp đầy đủ dịch khớp là vô cùng quan trọng. Vậy ăn gì để tạo dịch khớp hiệu quả? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tối ưu hóa chế độ ăn uống cũng như hỗ trợ và duy trì dịch khớp tốt nhất. 

Tại sao cần bổ sung chất nhờn cho khớp?

Chất nhờn khớp hay còn gọi là dịch khớp, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì hoạt động trơn tru của khớp. Nó giống như lớp đệm bôi trơn, giúp giảm ma sát giữa các đầu xương, bảo vệ sụn khớp khỏi hao mòn và tổn thương.

Tham khảo: Bị đau khớp gối kiêng ăn gì, ăn gì để giảm đau nhức?

Chất nhờn giúp khớp hoạt động trơn tru hơn
Chất nhờn giúp khớp hoạt động trơn tru hơn

Tuy nhiên theo thời gian, do quá trình lão hóa, các chấn thương hoặc các bệnh lý về khớp, lượng chất nhờn trong khớp có thể bị suy giảm hoặc thay đổi về chất lượng. Lâu ngày, tình trạng suy giảm chất nhờn ở khớp có thể dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng như:

  • Đau nhức khớp: Khi thiếu chất bôi trơn, các đầu xương cọ xát trực tiếp vào nhau, gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu, đặc biệt khi vận động.
  • Cứng khớp: Việc di chuyển khớp trở nên khó khăn do thiếu sự bôi trơn, dẫn đến tình trạng cứng khớp, hạn chế cử động.
  • Giảm tính linh hoạt: Chất nhờn giúp duy trì phạm vi chuyển động của khớp. Khi thiếu chất nhờn, khớp trở nên kém linh hoạt, ảnh hưởng đến khả năng vận động.
  • Nguy cơ thoái hóa khớp cao: Thiếu chất nhờn khiến sụn khớp không được bảo vệ, dẫn đến tình trạng bào mòn, thoái hóa khớp theo thời gian.

Chính vì thế, việc bổ sung chất nhờn cho khớp là giải pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng khớp, giảm đau nhức, tăng cường tính linh hoạt và ngăn ngừa thoái hóa khớp. Được biết, ngoài việc bổ sung các thực phẩm chức năng, các bạn có thể tăng chất nhờn cho khớp thông qua các loại thực phẩm ăn uống hàng ngày.

Ăn gì để tạo dịch khớp nhanh chóng, an toàn?

Ăn gì để tạo dịch khớp nhanh chóng, an toàn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tăng tiết dịch khớp, cải thiện tình trạng khô khớp và bảo vệ sức khỏe khớp. Để tăng cường dịch khớp, các bạn nên tham khảo bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày những thực phẩm sau đây:

  • Thực phẩm giàu collagen: Collagen là thành phần chính của sụn khớp và giúp duy trì độ đàn hồi, dẻo dai của khớp. Các thực phẩm giàu collagen bao gồm: Da động vật (da gà, da heo, da cá,…), xương khớp động vật (sụn bò, xương gà, xương hầm,…), cá (cá hồi, cá ngừ, cá thu,…) và trái cây (cam, dây tây, kiwi,…),…
  • Thực phẩm giàu glucosamine và chondroitin: Glucosamine và chondroitin có vai trò quan trọng trong cấu tạo sụn khớp và giúp kích thích sản sinh dịch khớp. Các thực phẩm giàu glucosamine và chondroitin bao gồm: Sụn bò, xương gà, cá hồi, cá ngừ, tôm, cua, ốc, nấm linh chi, nấm hương,…

Xem ngay: Người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?

Mọi người nên ăn thực phẩm giàu glucosamine và chondroitin
Mọi người nên ăn thực phẩm giàu glucosamine và chondroitin
  • Thực phẩm giàu omega-3: Omega-3 có đặc tính chống viêm, giúp giảm đau nhức khớp và hỗ trợ tái tạo sụn khớp. Các thực phẩm giàu omega-3 bao gồm: Cá béo (cá hồi, cá thu, cá ngừ,…), hạt chia, óc chó, dầu oliu,…
  • Rau xanh và trái cây: Đây là nguồn thực phẩm cung cấp vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa giúp bảo vệ sụn khớp, giảm viêm và tăng cường hệ miễn dịch rất tốt. Nên ưu tiên các loại rau xanh lá đậm như rau bina, cải xoăn, bông cải xanh,… và các loại trái cây giàu vitamin C có thể kể đến như cam, kiwi, dâu tây,…
  • Nước: Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2 lít) giúp bôi trơn khớp, vận chuyển dưỡng chất đến các tế bào sụn và hỗ trợ quá trình sản sinh dịch khớp.

Khô khớp nên tránh ăn gì?

Sau khi đã giải đáp được câu hỏi “ăn gì để tạo dịch khớp”, các bạn cũng nên đọc thêm về những thực phẩm cần tránh khi bị khô khớp. Chi tiết như sau:

Thực phẩm giàu photpho

  • Thịt đỏ: Nhắc đến các thực phẩm chứa nhiều photpho thì không thể bỏ qua thịt bò, thịt lợn, thịt cừu,… Nếu dung nạp quá nhiều các loại thịt đỏ sẽ làm tăng nguy cơ tích tụ canxi trong khớp, dẫn đến tình trạng viêm và đau nhức.
  • Phủ tạng động vật: Để hạn chế lượng photpho dung nạp vào cơ thể, bệnh nhân cũng cần tránh ăn gan, tim, thận,…
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Sức khỏe xương khớp sẽ được cải thiện tốt nếu bạn hạn chế tối đa việc ăn Xúc xích, thịt nguội, đồ hộp,…
  • Cá biển: Hàm lượng photpho cao từ cá chép, cá thu, cá nục,… có thể khiến tình trạng khô khớp trở nên nghiêm trọng, khó kiểm soát hơn. Vậy nên hãy hạn chế ăn các loại cá này và ưu tiên các loại cá ít photpho hơn như cá basa, cá lóc, cá rô phi,…

Thực phẩm nhiều đường

  • Đồ ngọt: Các loại đồ ngọt (bánh kẹo, nước ngọt, kem,…) chứa nhiều đường fructose có thể làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể, bao gồm cả viêm khớp.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Người bị khô khớp nên tránh ăn đồ hộp, thức ăn nhanh, đồ ăn vặt,…  để hạn chế tối đa việc dung nạp đường và chất béo vào cơ thể.
  • Trái cây sấy khô: Mơ sấy, nho khô, chuối sấy tuy là những đồ ăn vặt yêu thích của nhiều người nhưng chúng không thích hợp để sử dụng khi bị khô khớp do có chứa nhiều đường.

Đọc ngay: 7 Bài tập chữa thoái hóa khớp gối cho hiệu quả bất ngờ

Nên hạn chế ăn trái cây sấy khô
Nên hạn chế ăn trái cây sấy khô

Thực phẩm nhiều muối

  • Đồ ăn nhanh: Lượng muối, chất béo có trong đồ ăn nhanh (hamburger, pizza, gà rán,…) không tốt cho sức khỏe khớp.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Hạn chế ăn xúc xích, thịt nguội, đồ hộp,… vì chúng là thực phẩm chứa nhiều muối.
  • Các loại gia vị: Gia vị là những nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực nhưng chúng cần được sử dụng điều độ để tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe xương khớp, đặc biệt là nước mắm, muối và bột ngọt.

Một số thực phẩm khác

  • Cà tím: Có tính hàn, có thể làm tăng tình trạng đau nhức khớp.
  • Chuối tiêu: Là loại quả có tính hàn và có thể gây khó tiêu, đầy bụng, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng.
  • Canh cua: Tính hàn ở canh cua có thể làm tăng tình trạng đau nhức khớp.
  • Thịt chó: Là món ăn có tính nóng và có thể làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể.
  • Rượu bia: Uống rượu bia có thể làm tăng tình trạng viêm và đau nhức

Như vậy, vấn đề “ăn gì để tạo dịch khớp” đã được giải đáp chi tiết. Bằng cách lựa chọn các thực phẩm phù hợp và giàu dinh dưỡng, bạn có thể giúp cơ thể duy trì sự khỏe mạnh của dịch khớp cũng như tối ưu hóa sức khỏe nói chung. Bên cạnh đó, mọi người cũng nên kết hợp với lối sống khoa học, tập luyện thể dục đều đặn để sớm cảm nhận sự thay đổi tích cực.

Câu hỏi thường gặp
Người bị mắc bệnh xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp gối thường bị đau, cứng khớp gây ra các bất tiện trong đời sống sinh hoạt cũng như công việc. Nguyên nhân chủ yếu là do chất nhờn bôi trơn của khớp bị rối loạn, khiến tình trạng này càng trở nên tồi […]
Thoái hóa khớp gối sẽ làm các mô, sụn bảo vệ đầu xương bị bào mòn dần theo thời gian, từ đó gây tổn thương cho các khớp ở gối. Vậy thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không và làm sao cải thiện? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp chi […]
Việc đi bộ có phải là lựa chọn tốt cho những người đang gặp phải tình trạng thoái hóa khớp gối? Đây là một thắc mắc mà nhiều người đang đối diện. Thoái hóa khớp gối là một vấn đề thường gặp, đòi hỏi sự nghiêm túc và kiên nhẫn trong quá trình điều trị. […]
Thoái hóa khớp gối có nên tập gym không là vấn đề rất nhiều người bệnh đang rất quan tâm đến. Các chuyên gia cho biết, nếu tập luyện đúng cách không những không gây ảnh hưởng đến sức khỏe hệ xương khớp mà còn hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh. […]
Trong trường hợp các khớp gối bị tổn thương, hư hỏng nặng nề và những phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả như mong muốn, phẫu thuật sẽ được chỉ định. Vậy có nên thay khớp gối nhân tạo không, quy trình thực hiện hiện như thế nào và chi phí […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *