Cách chữa

Điều Trị Vảy Nến Bằng UVB Có Tốt Không Và Thực Hiện Như Thế Nào?

Phương pháp điều trị vảy nến bằng UVB đang được rất nhiều người lựa chọn để khắc phục những tổn thương bên ngoài da. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả và tính an toàn, phương pháp này còn tồn tại một số điểm hạn chế nhất định. Chính vì vậy, trước khi muốn áp dụng, các bạn cần tìm hiểu thật kỹ những thông tin liên quan.

Điều trị vảy nến bằng UVB là phương pháp gì?

Điều trị vảy nến bằng UVB là phương pháp thông dụng dùng cho nhiều bệnh da liễu. Chi phí của phương pháp này cao hơn hẳn so với nhiều cách điều trị vảy nến khác nhưng nó đem lại hiệu quả hơn hẳn. 

Vảy nến - bệnh lý mãn tính ngoài da gây sần sùi, bong tróc
Vảy nến – bệnh lý mãn tính ngoài da gây sần sùi, bong tróc

Phương pháp UVB (còn gọi là phương pháp quang hóa trị liệu) sử dụng tia cực tím chiếu vào vùng da bị tổn thương để cải thiện các triệu chứng ngoài da, trị bệnh.

Tia UVA tác động chủ yếu trên bề mặt da và gây ra tác dụng tương đối mạnh. Việc điều trị bệnh lý ngoài da với tia UVB cần được kiểm soát bởi nhân viên y tế có chuyên môn với đúng liều lượng, đảm bảo an toàn. 

Người bệnh lưu ý, trong thời gian đầu điều trị, vùng da vảy nến có thể bị kích ứng, mẩn đỏ và ngứa khi chạm vào. Khi đó, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ về tình trạng để điều chỉnh cường độ tia UVB phù hợp hơn.   

Các hình thức điều trị vảy nến bằng UVB

Điều trị vảy nến bằng UVB cũng có nhiều hình thức thực hiện khác nhau tùy thuộc vào tình trạng người bệnh và mức độ vảy nến. Vì vậy, người bệnh tốt nhất nên đi khám và nhận sự tư vấn cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa.

Các hình thức sử dụng UVB điều trị bệnh ngoài da phổ biến nhất phải kể đến:

Điều trị bằng UVB bước sóng rộng

Sử dụng UVB dải rộng (bước sóng trung bình từ 290 – 320 nm) trong điều trị bệnh vảy nến là phương pháp khá phổ biến. Dải tia UVB cần cho tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị vảy nến trong thời gian quy định.

Thông qua tác động đó sẽ kìm hãm các tế bào tăng sinh quá mức, giảm tốc độ và kích thích tái tạo các tế bào da lành lặn.

Sử dụng tia UVB dải bước sóng rộng
Sử dụng tia UVB dải bước sóng rộng

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng trong trường hợp người bệnh không thể áp dụng các hình thức UVB khác. Do UVB bước sóng dải rộng có thể dễ gây bỏng ngoài da.

Người bệnh dễ bị kích ứng nghiêm trọng trong thời gian đầu sử dụng mức độ UVB và cách thức thực hiện không đúng.

Điều trị bằng UVB ánh sáng hẹp

Bước sóng tia UVB của hình thức này được thu hẹp hơn nhiều (dao động trong khoảng 311-312nm) so với dải UVB ánh sáng rộng. Dải UVB với bước sóng hạn chế giúp loại bỏ lượng UV thừa gây hại cho da.

Tập trung cải thiện triệu chứng tại vùng da bị tổn thương, không ảnh hưởng đến vùng da xung quanh. Nhờ vậy giúp mang lại hiệu quả tốt và an toàn hơn nhiều. 

Các chuyên gia da liễu và đặc biệt là Tổ chức Bệnh vảy nến Quốc gia của Mỹ khuyến khích các bệnh viện áp dụng phương pháp điều trị vảy nến bằng UVB thay cho các hình thức khác.

Với phương pháp UVB ánh sáng hẹp, người bệnh thường được chỉ định điều trị 2-5 buổi/tuần trong tháng đầu tiên. Những tháng tiếp theo, thời gian điều trị giảm dần.

Tháng thứ 2 còn 2 buổi/tuần, tháng thứ 3 là 1 buổi/tuần và những tháng sau đó chỉ cần thực hiện 1 lần/tháng

Điều trị vảy nến bằng UVB laser

Phương pháp điều trị vảy nến bằng UVB laser khá giống với việc sử dụng dải băng hẹp, tuy nhiên điểm khác biệt là sử dụng thông qua tia laser.

Tia laser UVB đã được kiểm duyệt và cấp phép sử dụng trong điều trị bệnh ngoài da bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA)

Điều trị vảy nến bằng UVB laser phù hợp cho trường hợp mắc bệnh vảy nến mức độ nhẹ (không lan rộng, khu trú tại một vài điểm nhỏ trên cơ thể).

Phương pháp này được khuyến cáo nên sử dụng cho vùng da bị vảy nến với diện tích không quá 5%

Điều trị UVB laser thích hợp với vùng vảy nến khu trú
Điều trị UVB laser thích hợp với vùng vảy nến khu trú

Việc điều trị với vảy nến khu trú sẽ hạn chế tối đa việc kích thích tia laser trực tiếp lên da ở diện rộng. Nhờ đó, hạn chế được các tác dụng phụ và nhiều nguy cơ tiềm ẩn khác.

Lộ trình chỉ định là từ 2-3 buổi/tuần, duy trì từ 3-4 tuần là triệu chứng bệnh có thể cải thiện. Tuy nhiên, chi phí của hình thức điều trị này được đánh giá là cao nhất trong các hình thức điều trị bằng UVB

Điều trị bằng UVB từ ánh sáng tự nhiên

Tia UVB là loại tia cực tím có sẵn trong ánh nắng mặt trời nên người bệnh cũng có thể tận dụng nguồn điều trị miễn phí này. 

Các chuyên gia da liễu khuyên rằng, người bệnh vảy nến nên tắm nắng mỗi ngày từ 5-10 phút trước 9 giờ sáng hoặc chiều tối lúc hoàng hôn. Kiên trì phơi nắng hàng ngày, sau 5-7 ngày thấy hiệu quả, da không bị kích ứng gì thì có thể tăng thời lượng tắm nắng lên 5-10 phút nữa

Tuy nhiên, điều trị bằng cách này cũng có nhiều rủi ro và hiệu quả tương đối chậm. Người bệnh lưu ý không phơi nắng vào tầm giờ trưa hoặc những hôm nắng gắt, tránh gây hại cho da. Bên cạnh đó, trước khi phơi nắng, người bệnh cần bôi kem chống nắng lên vùng da không bị bệnh, để hở những vùng da vảy nến cho tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Tốt nhất, người bệnh vẫn cần đi khám và tham khảo hướng điều trị từ bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Điều trị vảy nến bằng UVB có hiệu quả không? Có khỏi hẳn không?

Vậy, điều trị vảy nến bằng UVB có hiệu quả không? Các chuyên gia da liễu đánh giá rằng sử dụng tia UVB CẢI THIỆN TỐT TRIỆU CHỨNG NGOÀI DA của bệnh. 

Một liệu trình điều trị có thể kéo dài vài tháng nhưng chỉ sau vài lần chiếu, người bệnh sẽ thấy giảm hẳn các triệu chứng bong tróc, ngứa ngáy ngoài da tại vùng da bị tổn thương.

Những lần điều trị tiếp theo với mục đích tiêu diệt dứt điểm tác nhân gây bệnh và ngăn ngừa tái phát.

Điều trị vảy nến bằng UVB đem lại hiệu quả cao
Điều trị vảy nến bằng UVB đem lại hiệu quả cao

Phương pháp điều trị này không gây đau đớn và không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt trong quá trình điều trị.

Một số trường hợp người bệnh bị kích ứng ngoài da sau điều trị do liều lượng tia UVB vượt ngưỡng chịu đựng của da. Khi đó, cần thông báo ngay với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng phù hợp.

Sử dụng UVB trị bệnh vảy nến có khỏi hoàn toàn được không? – Theo các chuyên gia bệnh vảy nến là bệnh lý mãn tính nên việc điều trị khỏi 100% rất khó nhưng thông thường có thể cải thiện khoảng 70% tình trạng bệnh. 

Theo thống kê, đến hơn 50% bệnh nhân vảy nến áp dụng phương pháp UVB không bị tái phát vảy nến trong vòng 6 tháng. Nếu người bệnh kết hợp với điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh, chăm sóc da sẽ mang lại hiệu quả lâu dài hơn.

Chi phí sử dụng UVB trị bệnh vảy nến bao nhiêu? Chữa ở đâu?

Điều trị bệnh vảy nến bằng UVB được đánh giá là phương pháp hiệu quả và tốn kém chi phí hơn các phương pháp điều trị khác. Mức giá cụ thể tùy thuộc các địa điểm và phác đồ của từng bệnh nhân.

Phương pháp điều trị bằng UVB nhìn chung khá hiệu quả và an toàn nếu được kiểm soát bởi nhân viên y tế. 

Để đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn, người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín. Một số địa chỉ sử dụng tia UVB trong chữa trị vảy nến ngoài da như sau:

  • Bệnh viện Da liễu TP Hà Nội (79B, phố Nguyễn Khuyến, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội)
  • Bệnh viện Da liễu trung ương (15A, Phương Mai, quận Đống Đa, TP Hà Nội)
  • Bệnh viện Nhân dân 115 (52 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, TP Hồ Chí Minh)
  • Bệnh viện đại học y dược TP Hồ Chí Minh (215 phường Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP Hồ Chí Minh)

Người bệnh cần chuẩn bị gì khi đi điều trị? Quy trình điều trị diễn ra như thế nào?

Để quá trình điều trị vảy nến bằng UVB diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và an toàn, người bệnh cần lưu ý chuẩn bị:

  • Giữ vệ sinh cơ thể, tắm rửa sạch sẽ trước khi điều trị, đặc biệt là vùng da bị vảy nến
  • Tìm hiểu thông tin về phương pháp, các tác dụng phụ có thể gặp, cách giữ gìn trong quá trình điều trị,…thông qua bác sĩ chuyên khoa chính
  • Thực hiện các xét nghiệm cần thiết theo yêu cầu của bác sĩ điều trị
  • Thoa đều một lớp dầu paraphin lên vùng da bị vảy nến trước khi tiến hành chiếu UVB
Thoa kem dưỡng ẩm lên vùng da bị tổn thương trước khi tiến hành chiếu đèn
Thoa kem dưỡng ẩm lên vùng da bị tổn thương trước khi tiến hành chiếu đèn
  • Chuẩn bị kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, không gây kích ứng mạnh và sử dụng ngay sau khi chiếu tia UVB

Đồng hành với người bệnh, bác sĩ điều trị cũng cần lưu ý thực hiện những điều sau:

  • Tiến hành các xét nghiệm cần thiết, test da và đánh giá chính xác loại da
  • Thăm khám lâm sàng qua triệu chứng ngoài da, khai thác thông tin về tiền sử bệnh tật từ người bệnh
  • Lập và điền cụ thể thông tin chi tiết vào hồ sơ bệnh án, tiện cho việc theo dõi điều trị sau này
  • Yêu cầu người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân ký cam kết đầy đủ trước khi tiến hành điều trị UVB
  • Kiểm tra lại các chỉ số trên da và đánh giá mức độ tổn thương của da sau mỗi lần chiếu
  • Điều chỉnh liều lượng tia UVB thích hợp với tình trạng da của người bệnh
  • Dặn dò người bệnh về các tác dụng phụ có thể gặp và cách xử trí, kết hợp theo dõi người bệnh và xử lý nếu có bất thường

Sau quá trình thăm khám, đánh giá từ phía bác sĩ điều trị chính, quy trình điều trị vảy nến bằng UVB diễn ra theo các bước cơ bản sau:

  • Thử nghiệm trên da, test liều đỏ da tối thiểu, độ nhạy cảm của ánh sáng lên da trước khi bước vào thử nghiệm chính thức. Thử tại 6 vùng da khác nhau trên cơ thể với 6 mức năng lượng ánh sáng tia UVB khác nhau, mỗi vị trí chiếu 3s
  • Tiến hành với liều ban đầu thường là 500J/cm2 (thông số phù hợp với làn da người Việt Nam). Chỉ số này có thể thay đổi tùy thuộc vào tính chất da của người bệnh 
Bác sĩ giám sát sát sao trong suốt quá trình tiến hành điều trị
Bác sĩ giám sát sát sao trong suốt quá trình tiến hành điều trị
  • Bác sĩ theo dõi và điều chỉnh lượng UVB cho thích hợp. Nếu da người bệnh có thể chịu được, tăng thêm 30% liều, nếu có kích ứng da xuất hiện, đưa liều sử dụng về mức tối thiểu
  • Xử lý nếu da người bệnh bị kích ứng nghiêm trọng. Với người bệnh bị đỏ da trên mức độ II, bác sĩ nên điều chỉnh giảm liều 30%. Nếu da bị đỏ ở mức độ III hoặc hơn, tạm dừng chiếu tia trong vòng 7 ngày và có biện pháp xử trí triệu chứng kích ứng thích hợp

Thời gian điều trị vảy nến bằng UVB ban đầu thường là 2-5 buổi/tuần. Duy trì thời gian này đến khi chỉ số PASI (chỉ số đo mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến) đạt 75, có thể giảm thời lượng điều trị xuống 2 buổi/tuần.

Tháng tiếp theo, có thể giảm tiếp 1 buổi/tuần và những tháng sau đó điều trị với thời lượng 1 buổi/tháng cho đến khi các triệu chứng bệnh ổn định hoàn toàn.

Tác dụng phụ khi điều trị vảy nến bằng UVB, có nguy hiểm không?

Bản chất của phương pháp điều trị vảy nến bằng UVB là chiếu tia UV trực tiếp lên da. Do đó, phương pháp điều trị này cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, nguy cơ có hại cho da như sau:

  • Ngứa ngáy, da mẩn đỏ, khô rát ngoài da
  • Da bị kích ứng mạnh, phồng rộp như bị bỏng (do cường độ tia UVB quá mạnh)
  • Vùng da chiếu UVB bị thâm đen (do tăng sắc tố ngoài da)
  • Viêm giác mạc, viêm kết mạc
  • Đau đầu, choáng váng, đau nhức cơ thể, khó chịu,…
  • Có nguy cơ bị ung thư da nếu không xử lý kịp thời và điều chỉnh phù hợp

Tác dụng phụ của phương pháp điều trị bằng UVB không đáng lo ngại, có thể tự hết nếu bác sĩ phát hiện và điều chỉnh lượng UVB cho phù hợp. Người bệnh theo dõi tình trạng của vùng da điều trị và báo lại với bác sĩ chuyên khoa.

Để hạn chế tác dụng phụ trong quá trình điều trị, phương pháp dùng tia UVB không áp dụng cho các đối tượng: Suy giảm chức năng gan thận, thị lực kém, đục thủy tinh thể, lupus ban đỏ, nhạy cảm với ánh sáng, bị dày sừng da,…

Lưu ý khi tiến hành điều trị bệnh vảy nến bằng UVB

Để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị vảy nến bằng UVB, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế chuyên điều trị về da liễu. Trong quá trình điều trị, người bệnh cũng cần lưu ý:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng da bị vảy nến trước và sau khi chiếu tia UVB
  • Lựa chọn địa chỉ điều trị uy tín. Nên tìm hiểu kỹ thông tin cơ sở trước khi quyết định điều trị
  • Trao đổi cụ thể với bác sĩ về quá trình điều trị, những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra, tác dụng phụ,…của phương pháp trước khi tiến hành
  • Nắm rõ và thực hiện đúng theo lịch trình điều trị được bác sĩ chỉ định
Thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày cung cấp độ ẩm trong quá trình điều trị vảy nến bằng UVB
Thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày cung cấp độ ẩm trong quá trình điều trị vảy nến bằng UVB
  • Bôi kem dưỡng ẩm cho da. Trong thời gian bị vảy nến, nên dùng loại kem dưỡng ẩm lành tính, tránh nhiều thành phần phức tạp, ưu tiên những sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên
  • Mang mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, tránh cọ xát vào vùng da bị tổn thương
  • Theo dõi tình trạng da sau điều trị
  • Hạn chế tắm rửa với sữa tắm, xà phòng làm sạch trong thời gian bị bệnh
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, nâng cao nhóm thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn

Điều trị vảy nến bằng UVB là phương pháp hiện đại được áp dụng phổ biến và đem lại những thành công nhất định. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây hại cho da nếu thực hiện không đúng cách.

Người bệnh nên đi khám và điều trị tại những cơ sở da liễu có uy tín để hạn chế tối đa những tác dụng phụ trong quá trình chữa trị.

Câu hỏi thường gặp
Vảy nến là căn bệnh da liễu phổ biến mà các chuyên gia chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng này thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Vậy bệnh vảy nến có chữa […]
Vảy nến là bệnh lý về da liễu tự miễn mãn tính, có thể gây ra các triệu chứng như nứt nẻ, bong tróc, khô ráp và kèm theo việc ngứa ngáy, đau rát vô cùng khó chịu. Liên quan đến tình trạng này, nhiều người thắc mắc vảy nến có tự khỏi không, hay […]
Bệnh vảy nến có nguy hiểm không là vấn đề tất cả người bệnh đều quan tâm đến nếu không may mắc bệnh. Bởi họ phải đối mặt với các triệu chứng như đỏ, ngứa, khô da, nứt nẻ và dễ bội nhiễm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, cũng như làm […]
Vitamin là một trong những dưỡng chất quan trọng với cơ thể, đặc biệt là làn da. Vậy người bệnh vảy nến nên uống vitamin gì để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn câu trả lời chính xác của thắc mắc này. Tác […]
Bệnh vảy nến gây ra nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến việc sinh hoạt hàng ngày, khiến người bệnh khó chịu, ngứa ngáy dữ dội,… Vì vậy, hiện nay có rất nhiều người quan tâm đến vấn đề là vảy nến có lây không và lây truyền qua đường nào? Trong bài viết dưới đây, […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *