Top 18 Cách Chữa Vảy Nến Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả Cao
Các bài thuốc dân gian chữa vảy nến tại nhà được đánh giá cao về hiệu quả cải thiện các triệu chứng bệnh, hơn nữa không tốn kém chi phí và gây ra nhiều tác dụng phụ như khi dùng thuốc Tây. Bởi phương pháp này chủ yếu sử dụng nguyên liệu tự nhiên như lá trầu không, chanh, tỏi, giấm táo,… Trong bài viết phía dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý cho các bạn 18 mẹo đơn giản có thể áp dụng ngay.
17 cách chữa vảy nến tại nhà hiệu quả
Cách chữa trị vảy nến tại nhà không những đơn giản, mà còn vô cùng an toàn. Các nguyên liệu sử dụng vô cùng gần gũi, dễ kiếm và giúp tiết kiệm kha khá chi phí cho người bệnh.
Sau đây là 17 cách chữa vảy nến tại nhà. Mời các bạn cùng tham khảo để có thể chữa trị bệnh vảy nến hiệu quả và an toàn nhất.
Chữa bệnh vảy nến bằng lô hội
Thành phần chủ yếu trong lô hội là nước nên loại cây này có tác dụng dưỡng ẩm hiệu quả. Đồng thời lô hội cũng có tác dụng làm dịu kích ứng đối với khu vực bị vảy nến.
Bên cạnh đó, lô hội còn giúp sát trùng, làm giảm viêm, giúp vùng da được tái tạo, phục hồi.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một lá lô hội tươi xanh, chứa nhiều nước.
- Lọc sạch vỏ xanh, chỉ lấy ruột của lô hội để sử dụng.
- Tiếp theo cho xay nhuyễn phần ruột này.
- Thoa phần thịt lô hội đã xay nhuyễn lên những vị trí cần điều trị.
- Để vậy khoảng 20 phút mỗi lần để thu được hiệu quả cao nhất.
- Nếu bạn muốn tình trạng bệnh nhanh được cải thiện thì hãy hãy thực hiện 3 đến 4 lần mỗi tuần.
Cách chữa vảy nến bằng lá trầu
Lá trầu cũng là một nguyên liệu hữu ích đối với người bị bệnh vảy nến. Thực tế lá trầu có đặc tính kháng khuẩn vô cùng cao. Chính vì vậy, hiện nay lá trầu không rất được người bị bệnh vảy nến tin dùng sử dụng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: 5 Lá trầu không bánh tẻ, một muỗng muối ăn, một nắm rau răm.
- Đầu tiên bạn cho rửa sạch lá trầu không và rau răm rồi đun với 1,5 lít nước trong 10 phút.
- Khi nước sôi, cho thêm muối khuấy đều rồi tắt bếp.
Loại nước này dùng để gội đầu hoặc tắm đều được. Nếu tắm, bạn nên áp dụng 3 lần một tuần thì bệnh vảy nến sẽ nhanh chóng được được cải thiện.
Cách chữa vảy nến tại nhà bằng nghệ vàng
Nghệ vàng cũng là một trong những nguyên liệu rất có ích cho người bị bệnh vảy nến. Thành phần của nghệ vàng chứa nhiều hợp chất kháng khuẩn. Do đó nghệ vàng từ lâu đã được coi là nguyên liệu quý trong đông y để chữa trị nhiều bệnh.
Ngoài ra trong nghệ còn chứa thêm thành phần curcumin giúp giảm tình trạng viêm nhiễm và điều trị vảy nến. Trong nghệ còn chứa thành phần curcumin giúp giảm tình trạng viêm nhiễm và điều trị vảy nến hiệu quả.
Cách thực hiện:
Cách 1:
- Đắp mặt nạ nghệ lên những vùng bị vảy nến.
- Trộn bột nghệ với nước sạch rồi đắp lên vùng da bị viêm.
- Đợi khoảng 5 phút rồi rửa sạch lại với nước sạch.
- Vùng bị vảy nến sẽ bong tróc và hình thành lớp da mới khỏe mạnh hơn.
Cách 2: Dùng nghệ để làm các nguyên liệu chế biến món ăn. Cách này không chỉ giúp tăng hương vị cho món ăn mà còn chữa trị vảy nến cực hiệu quả.
Cách chữa trị vảy nến tại nhà bằng giấm táo
Giấm táo từ lâu đã không còn xa lạ trong các bữa ăn. Giấm táo sử dụng để chế biến salad hoặc các món gỏi không gì ngon bằng. Bên cạnh đó, giấm táo còn có công dụng nữa là chữa trị bệnh vảy nến.
Sở dĩ giấm táo có thể chữa trị bệnh vảy nến là vì loại giấm này chứa thành phần axit lactic. Loại axit này không những có tác dụng kháng khuẩn mà còn giúp giảm ngứa, loại bỏ các vảy nến bám trên da. Giấm táo không những không làm da tổn thương mà còn giúp tái tạo da mới khỏe mạnh hơn.
Cách thực hiện:
- Dùng giấm táo xoa đều lên những vị trí bị vảy nến.
- Bạn để giữ trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch bằng nước.
Lưu ý: Khi xoa giấm táo, lúc ban đầu hơi khó chịu. Đặc biệt những vị trí vết thương chảy máu hoặc bong tróc da thì nên chú ý cách bôi. Không bôi giấm táo nên những vùng vết thương hở để tránh cảm giác nóng rát hoặc khó chịu.
Tắm nước muối
Sở dĩ nước muối có thể chữa trị được bệnh vảy nến ở người vì chúng chứa hai thành phần chủ yếu là sunfat và magie. Trong đó, magie sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn, giảm viêm nhiễm ở vùng bị vảy nến.
Sunfat hỗ trợ giảm đau, loại bỏ các độc tố của người bệnh từ đó chữa thành hết các vết thương do vảy nến gây ra.
Cách thực hiện:
- Trước tiên cho muối Epsom hoàn tan trong bồn nước tắm.
- Bạn ngâm mình khoảng 20 phút trong đó.
- Quá trình tắm nên kết hợp mát xa thêm để toàn thân được lưu thông máu.
- Tắm đều đặn như vậy thường xuyên người bệnh sẽ giảm ngứa ngáy đáng kể.
Dùng tinh dầu cây trà chữa bệnh vảy nến tại nhà
Nhắc đến tinh dầu trà, mọi người thường biết đến những công dụng như làm đẹp da, chữa nấm mốc, ứng dụng gội đầu kích thích mọc tóc… Bên cạnh đó, tinh dầu trà còn có thể chữa trị vảy nến rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bạn chỉ cần lấy tinh dầu cây trà thoa trực tiếp lên vùng bị bệnh.
- Thoa mỗi ngày 2 đến 3 lần để giúp sát khuẩn và khử trùng vết thương.
- Nhiều người mắc bệnh vảy nến đã thấy được thay đổi tích cực về tình trạng bệnh tình của mình.
Cách chữa vảy nến tại nhà bằng dầu oliu
Dầu oliu giúp làm ẩm da và dưỡng da rất hiệu quả. Độ pH của dầu oliu phù hợp với pH của da nên thẩm thấu vào da rất tốt. Đồng thời loại dầu này còn thúc đẩy tổng hợp elastin và collagen, giúp da khỏe mạnh hơn.
Ngoài ra, dầu oliu chứa nhiều chất chống oxy hóa, các loại vitamin như E, A… có khả năng làm mềm da, dịu da, ngăn ngừa lão hóa, khôi phục làn da bị tổn thương nhanh chóng.
Tương tự như đối với dầu cây trà, người bị vảy nến có thể thoa dầu lên vùng da vảy nến 2 đến 3 lần mỗi ngày. Ngoài ra trong lúc tắm bạn cũng có thể cho thêm một chút dầu oliu nếu hiện tượng vảy nến ở khắp trên cơ thể.
Ngoài ra thì hiện nay người ta cũng mới phát hiện ra các loại tinh dầu khác có tác dụng tương tự. Các loại tinh dầu như dầu dừa, bạc hà, oải hương hay dầu thầu dầu đều có tác dụng chữa trị vảy nến.
Chữa trị vảy nến nhanh khỏi bằng cây muồng trâu
Láá muồng trâu được có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng, tiêu viêm nên thường được dùng để chữa vảy nến.
Chuẩn bị:
- Ngọn non và lá muồng trâu.
- 20 ngọn rau răm ăn hàng ngày.
- 10 lá trầu không.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu kể trên để loại bỏ hết bụi.
- Sau đó đun sôi hỗn hợp các loại lá với 2 lít nước.
- Cho thêm một muỗng muối hột khi nước đã sôi.
- Pha thêm với nước lạnh để tắm.
Tần suất thực hiện tắm nước lá muồng trâu là 2 đến 3 lần mỗi tuần. Kiên trì thực hiện dần dần người bệnh sẽ không còn cảm thấy ngứa ngáy như trước nữa. Thêm vào đó các vết thương sẽ dần dần cải thiện và tái tạo lớp da mới khỏe mạnh hơn.
Với cây muồng trâu, ngoài việc nấu nước uống thì bạn cũng có thể thực hiện chữa trị theo cách sau:
- Giã lá muồng trâu nhuyễn ra rồi đắp hỗn hợp muồng trâu lên vị trí bị vảy nến.
- Tần suất thực hiện 2 đến 3 lần.
- Thời gian cho mỗi lần đắp khoảng 15 đến 20 phút.
Cách chữa vảy nến tại nhà bằng yến mạch
Trong trường hợp da người bị bệnh vảy nến đang ngứa ngáy, khó chịu, dễ kích ứng thì sử dụng bột yến mạch sẽ giúp xoa dịu da và làm cơ thể dễ chịu hơn.
Cách thực hiện:
- Người bệnh có thể ngâm bột yến mạch với nước ấm cho nở hết.
- Đắp hỗn hợp này lên vùng da bị vảy nến.
- Ngoài ra người bị vảy nến toàn thân có thể lấy một chén yến mạch để pha vào nước để ngâm mình.
- Nên ngâm khoảng 10 phút rồi tắm sạch lại với nước bình thường.
Cách chữa vảy nến tại nhà bằng cây lược vàng
Cây lược vàng chứa các thành phần như các chất kháng viêm, thành phần chống oxy hóa. Bởi vậy cây lược vàng dùng để điều trị bệnh ngoài da rất hiệu quả, đặc biệt là bệnh vảy nến.
Cách thực hiện:
- Ép nước lá cây lược vàng.
- Chà nhẹ lên vùng bị vảy nến bằng nước và bã đã ép.
Ngoài ra còn có phương pháp khác như sau:
- Nghiền nát lá lược vàng.
- Trộn đều hỗn hợp với kem vaseline tỉ lệ 2 lá và 3 kem.
- Xoa đều hỗn hợp lên vùng bị vảy nến.
Massage trị liệu tại nhà chữa trị vảy nến
Tác dụng của massage trị liệu cũng giúp người bệnh được thư giãn, tăng cường lưu thông máu. Đồng thời massage cũng hỗ trợ thúc đẩy tái tạo da.
Vậy nên đối tượng bị bệnh vảy nến có thể áp dụng như sau massage kèm với một ít dầu. Thực hiện thao tác massage nhẹ nhàng cho thấm dầu vào bên trong. Thực hiện đều đặn 4 đến 5 lần mỗi tuần sẽ làm cải thiện hiệu quả trị liệu.
Sử dụng kem dưỡng ẩm chữa trị vảy nến tại nhà
Các loại kem dưỡng ẩm hiện nay được bán rất phổ biến trên thị trường. Thực hiện dưỡng ẩm da 2 lần mỗi sáng và tối trước khi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.
Ngoài ra dưỡng ẩm những vùng bị vảy nến giúp vết thương không bị khô, nứt, giảm cảm giác đau, ngứa cho người bệnh.
Lắp đặt máy tạo độ ấm trong nhà nếu bạn bị vảy nến
Một trong những nguyên nhân khiến tái phát bệnh vảy nến cũng như khiến tình trạng bệnh không được cải thiện chính là yếu tố độ ẩm. Vậy nên hãy cải thiện ngay lập tức độ ẩm nơi bạn sinh sống bằng máy tạo độ ẩm.
Điều này giúp giữ ẩm cho làn da của bạn. Đặc biệt giảm đau nhức khi vết thương vảy nến bị nứt nẻ hoặc bong tróc.
Uống nước mỗi ngày cải thiện tình trạng vảy nến
Tác dụng của việc uống nước mỗi ngày là khiến giữ ẩm cho da. Đồng thời nước còn giúp hạn chế được những cơn đau ngứa, nhức mỏi.
Hãy tạo cho mình thói quen uống nước thường xuyên đặc biệt vào mùa đông nếu bạn không muốn chịu đựng những cơn đau do vảy nến gây ra. Nếu việc uống nước không thể thực hiện liên tục thì bạn cũng có thể kết hợp uống thêm nước trái cây, nước ép…
Bổ sung chất béo omega 3 chữa trị bệnh vảy nến
Theo nhiều nghiên cứu thì chất béo omega 3 có tác dụng chữa trị và cải thiện các vùng da đỏ, ngứa ngáy, đau nhức khó chịu. Trong một cuộc khảo sát được tiến hành trên 1.206 bệnh nhân bị vảy nến được bổ sung omega 3 vào chế độ ăn, có khoảng 45% trong số họ thấy rõ được sự cải thiện trên da theo chiều hướng tích cực.
Vì vậy người bệnh hãy cải thiện tình trạng này bằng việc cung cấp thêm các loại thực phẩm bổ sung chất béo như sau:
- Quả hạch.
- Các loại hạt như hướng dương, hạt đậu nành.
- Các loại dầu như dầu mè, lạc.
- Axit béo omega 3 từ cá gồm có cá hồi, cá thu và cá tuyến.
Chữa trị vảy nến bằng chè đậu xanh tại nhà
Để chữa trị bệnh vảy nến bằng chè đậu xanh bạn cần chuẩn bị nguyên liệu như sau. Nguyên liệu chính đậu xanh nguyên vỏ, nấm hương, lô hội hay nha đam và đường cát.
Cách thực hiện:
- Lọc lấy ruột lô hội cắt nhỏ, đồng thời ngâm nấm hương cắt nhỏ.
- Bỏ vào nồi đổ thêm đậu xanh.
- Nấu kỹ thành chè.
- Khi các nguyên liệu đã nhừ thì bỏ thêm đường cát.
Chè đậu xanh nấm hương giúp cơ thể giải nhiệt, đào thải độc tố đồng thời kích thích da tái tạo nhanh chóng. Giảm hẳn đau nhức và cảm giác ngứa do vảy nến.
Uống canh mướp đắng
Canh mướp đắng có tác dụng trị nóng trong gan, làm mát máu trong cơ thể, thải độc tố trong gan. Đặc biệt canh này giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, giúp khắc phục bệnh vảy nến hiệu quả hơn.
Cách thực hiện:
- Bạn sử dụng mướp đắng, nấm mèo, đậu non, miến để chế biến món canh này.
- Miến, đậu, nấm mèo băm nhỏ trộn hết với nhau rồi thêm gia vị cho đậm đà.
- Nhồi chúng vào ruột mướp đắng.
- Bỏ cả quả vào nồi nước đến khi chín thì sắt khúc ăn.
- Sử dụng món canh một tuần 2 đến 3 lần bệnh vảy nến sẽ thuyên giảm đáng kể.
Tắm nắng để cải thiện tình trạng bệnh
Nhiều nghiên cứu chứng minh ánh nắng chứa nhiều hợp chất có tác dụng chữa trị đau nhức. Tia UVB trong ánh nắng khiến da được tái tạo mới. Đồng thời ánh nắng giúp tổng hợp toàn bộ dưỡng chất trong cơ thể khiến người bệnh tăng sức đề kháng và khỏe mạnh hơn.
10 phút tắm nắng mỗi ngày sẽ giúp người bị vảy nến nhanh chóng tái tạo da mới, loại bỏ hoàn toàn lớp da bong tróc và những vị trí bị vảy nến. Các chuyên gia cũng cho rằng việc tắm nắng ngoài trời mới đem lại hiệu quả thực sự. Bạn nên tắm nắng hằng ngày, nhất là lúc 6 – 8 giờ sáng, khi ánh nắng chưa có nhiều tia cực tím.
Chữa vảy nến tại nhà có an toàn không? Cần lưu ý gì?
Thực hiện các biện pháp chữa trị vảy nến tại nhà đem lại hiệu quả vượt trội cho người bị bệnh. Bên cạnh đó những phương pháp tại nhà đều không gây bất kỳ tác dụng phụ cho người sử dụng.
Tuy nhiên khi áp dụng bạn đọc cần lưu ý như sau:
- Các phương pháp tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị giúp cải thiện triệu chứng trên da, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Trong trường hợp vùng da vảy nến có tổn thương nặng, viêm nhiễm hoặc bội nhiễm thì không nên áp dụng.
- Nên đi khám để được bác sĩ tư vấn, hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả nhất.
- Tránh để bị căng thẳng: Thực tế stress kéo dài sẽ kích hoạt vảy nến bùng phát. Người bệnh có thể kiểm soát bệnh bằng cách loại bỏ căng thẳng. Bạn nên tập hít thở sâu, nghe nhạc, xem phim, tập yoga, thiền… để giảm căng thẳng.
Như vậy có rất nhiều cách chữa vảy nến tại nhà hiệu quả. Tuy nhiên người bệnh nên tìm hiểu kỹ càng và tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!