TOP 6 Cách Chữa Viêm Da Cơ Địa Bằng Lá Lốt An Toàn Tại Nhà
Các mẹo dân gian thường sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, lành tính có tính kháng khuẩn và chữa lành vết thương trên da nhanh chóng. Trong đó, lá lốt là loại thực vật được nhiều người tin dùng trong hỗ trợ cải thiện bệnh da liễu. Hiện nay, nhiều người quan tâm đến phương pháp chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt. Tham khảo ngày bài viết dưới đây để được hướng dẫn 6 cách áp dụng hiệu quả, an toàn nhất tại nhà.
Bật mí 6 cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt tại nhà hiệu quả
Bệnh viêm da cơ địa là một căn bệnh da liễu thường gặp, thuộc thể mãn tính, có xu hướng tái phát nhiều lần nên việc lựa chọn một phương pháp điều trị bệnh an toàn, hiệu quả lâu dài được rất nhiều người quan tâm. Bên cạnh những cách trị viêm da cơ địa bằng lá trầu không, lá khế, cây vòi voi, sài đất,… cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt cũng được dân gian áp dụng khá phổ biến.
Theo Đông y, lá lốt có vị cay hơi nồng, tính ấm, có tác dụng ôn trung, tán hàn, giảm đau. Y học hiện đại đã tìm thấy một số thành phần có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn trong lá lốt như benzyl axetat, ancaloit,…
Bên cạnh đó, lá lốt còn chứa rất nhiều vitamin C, sắt, kali, giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, kháng lại vi khuẩn, virus xâm nhập làm hại da. Vì vậy áp dụng cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt sẽ giúp loại bỏ được các cơn ngứa, ức chế hoạt động của vi khuẩn trên bề mặt da.
Có nhiều cách sử dụng lá lốt để chữa viêm da cơ địa, tùy theo tình trạng bệnh mà bạn có thể lựa chọn 1 trong 6 cách phổ biến sau đây.
Chữa viêm da cơ địa bằng đắp lá lốt trực tiếp
Khi đắp trực tiếp lá lốt lên da, các dưỡng chất có trong lá lốt sẽ được thẩm thấu vào bên trong, giúp loại bỏ được các vi khuẩn bám trên bề mặt da. Đây là cách làm đơn giản nhưng lại giúp mang lại hiệu quả cao trong thời gian ngắn, giúp quá trình điều trị và hồi phục bệnh diễn ra được tốt hơn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá lốt tươi, nên chọn những lá già sẽ có nhiều dưỡng chất hơn.
- Rửa sạch với nước muối loãng, sau đó vớt ra cho ráo nước.
- Cho lá lốt vào cối giã nát rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị viêm ngứa.
- Để trong khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Kiên trì áp dụng mỗi ngày 1 lần để bệnh nhanh khỏi.
Chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt xông hơi
Trong lá lốt có chứa hàm lượng tinh dầu lớn, khi được đun nóng sẽ lan tỏa và thẩm thấu qua lớp biểu bì, cung cấp dưỡng chất cần thiết cho da. Không những thế, hơi nóng bốc lên cũng sẽ giúp làm giãn nở lỗ chân lông, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, thúc đẩy quá trình lưu thông máu để da mềm mịn hơn. Đây là một trong những cách chữa viêm da cơ địa được đánh giá khá cao mà người bệnh nên áp dụng.
Cách thực hiện:
- Hái một nắm lá lốt lớn, rửa sạch, sau đó cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước.
- Thực hiện xông vùng da đang bị viêm ngứa, khi xông nên đậy một lớp khăn đến khi nước nguội hẳn.
- Người bệnh cần chú ý đến khoảng cách, tránh để bị bỏng hơi nước.
- Mỗi ngày thực hiện 2 lần, áp dụng liên tục trong 10 – 15 ngày.
- Người bệnh bị hắc lào ở mặt cũng có thể áp dụng cách này để điều trị.
Sắc nước lá lốt uống để chữa viêm da cơ địa
Thêm một cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt khác cực hiệu quả mà người bệnh nên thử đó là uống nước sắc lá lốt. Phương pháp này không chỉ giúp loại bỏ các triệu chứng viêm nhiễm, ngứa ngáy trên bề mặt da mà còn cung cấp các dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng, trong nước lá lốt còn chứa nhiều hoạt chất có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh tiêu hóa và đau nhức xương khớp.
Cách thực hiện:
- Lấy lá lốt tươi rửa sạch, đem ngâm với nước muối loãng trong vòng 15 phút và để ráo nước.
- Đem lá lốt thái sợi nhỏ, cho lên chảo nóng để sao vàng.
- Cho một nắm lá lốt đã sao khô vào nồi đun cùng với 2 lít nước.
- Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa và đun tiếp thêm 15 phút nữa.
- Tắt bếp, chắt lấy nước cốt và uống trong ngày.
- Người bệnh cần kiên trì thực hiện trong 2 – 3 tuần liên tiếp để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Tắm nước lá lốt giúp chữa bệnh viêm da cơ địa
Cùng với việc tắm nước lá tía tô chứa viêm da cơ địa, tắm nước lá lốt cũng mang đến tác dụng tương tự, giúp loại bỏ các triệu chứng ngứa ngáy do bệnh gây ra. Đồng thời giúp tăng cường lưu thông khí huyết để làn da luôn hồng hào, khỏe mạnh. Sau khi tắm xong, người bệnh sẽ luôn có cảm giác sạch sẽ, thư thái, thoải mái tinh thần, hết ngứa ngáy và ngủ ngon hơn. Phương pháp này thích hợp cho những bệnh nhân bị viêm da cơ địa toàn thân hoặc ở các vị trí khó đắp thuốc, bôi thuốc.
Cách thực hiện:
- Lá lốt rửa sạch nhiều lần cho hết bụi bẩn, vò nhẹ rồi cho vào nồi đun cùng với 3 lít nước.
- Đun khoảng 15 phút thì tắt bếp, dùng nước này pha thêm với nước lạnh rồi tắm.
- Phần bã có thể dùng để chà nhẹ lên vùng da bị bệnh để loại bỏ vi khuẩn và tẩy tế bào chết.
- Thực hiện cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt đều đặn mỗi ngày sẽ nhận thấy những chuyển biến rõ rệt.
Dùng nước cốt lá lốt bôi lên da
Có một cách khác để chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt đó là dùng nước ép lá lốt bôi lên vùng da viêm nhiễm. Cách này giúp bạn khoanh vùng khu vực da bị tổn thương, tránh không để bệnh lây lan sang những khu vực khác. Bên cạnh việc điều trị bệnh viêm da cơ địa, đây cũng là mẹo chữa bệnh chàm dân gian được nhiều người áp dụng. Các bước chữa bệnh bằng nước ép lá lốt được thực hiện lần lượt như sau:
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá lốt, có thể dùng cả phần thân, lá và rễ cây lá lốt.
- Rửa sạch đất cát và cho vào máy xay nhuyễn.
- Vắt lấy nước cốt bôi trực tiếp lên vùng da bị viêm nhiễm và để trong khoảng 15 – 20 phút cho dưỡng chất thấm sâu vào bên trong.
- Sau đó rửa lại bằng nước sạch, thực hiện bôi liên tục trong ít nhất 15 ngày cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
Các món ăn chế biến từ lá lốt
Ngoài những cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt phổ biến trên đây, người bệnh nên tận dụng loại dược liệu này để chế biến thành những món ăn hàng ngày. Có rất nhiều món ăn được chế biến từ lá lốt như chả lá lốt, trứng rán lá lốt, trâu nướng lá lốt, canh chuối ếch, ốc xào lá lốt, măng xào lá lốt… chúng không chỉ giúp bổ sung dinh dưỡng mà còn giúp cải thiện các triệu chứng bệnh, giảm nguy cơ bị viêm da cơ địa bội nhiễm.
Mỗi món ăn sẽ mang một hương vị khác nhau, người bệnh có thể luân chuyển để bữa ăn thêm đa dạng và không bị nhàm chán. Tuy nhiên khi chế biến thành món ăn, bạn cần lưu ý trong khâu lựa chọn nguyên liệu, tránh những món ăn dễ gây kích ứng da như hải sản, đồ tanh, thức ăn cay nóng… Đặc biệt, người bệnh cũng không nên ăn quá nhiều lá lốt, mỗi tuần chỉ nên dùng từ 2 – 3 bữa là được.
Lưu ý trong quá trình điều trị viêm da cơ địa bằng lá lốt
Lá lốt là một cây thuốc Nam rất an toàn, lành tính cho cơ thể, có thể dùng được cho cả trẻ nhỏ, phụ nữ có thai. Tuy nhiên trong quá trình điều trị viêm da cơ địa tại nhà, người dùng vẫn cần chú ý những vấn đề sau đây:
- Hiệu quả của phương pháp này ở mỗi người là khác nhau, tùy vào cơ địa, tình trạng bệnh và khả năng hấp thu của mỗi người.
- Phương pháp chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt chỉ áp dụng cho những trường hợp bệnh ở thể nhẹ, bệnh mới khởi phát.
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng mẹo chữa bệnh này. Tuyệt đối không nên tùy tiện áp dụng điều trị cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Cần lựa chọn nguồn nguyên liệu sạch, không có thuốc trừ sâu hay chất bảo vệ thực vật. Trước khi dùng nên rửa sạch lá lốt và ngâm cùng với nước muối loãng 10 phút để đảm bảo an toàn.
- Trước khi tiến hành đắp hoặc bôi nước lá lốt lên da, người bệnh cần vệ sinh vùng da bị viêm nhiễm thật sạch sẽ, sau đó lau khô rồi mới tiến hành đắp thuốc lên.
- Người bệnh cũng không tự ý kết hợp dược liệu chung với các nguyên liệu khác để tránh gây tương kỵ, khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Đây là phương pháp chữa bệnh bằng mẹo dân gian nên dược tính không thể mạnh bằng các loại thuốc đặc trị khác. Do đó đòi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện trong ít nhất 15 ngày.
- Nếu trong quá trình sử dụng lá lốt điều trị viêm da cơ địa, người bệnh nhận thấy có những dấu hiệu bất thường thì nên ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra.
- Trường hợp người bệnh đã áp dụng điều trị trong suốt 10 ngày nhưng không thấy có dấu hiệu chuyển biến thì bạn nên thăm khám lại và tìm kiếm những phương pháp điều trị khác.
- Trong quá trình chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt, người bệnh cần kết hợp xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các thực phẩm có dưỡng chất tốt cho da, tránh xa những đồ ăn gây kích ứng, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.
Người bệnh cần nhớ rằng, việc chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt là các “mẹo” dân gian, chỉ mang tính chất truyền miệng, chưa được kiểm chứng rõ ràng. Do đó mỗi phương pháp điều trị đều có thể tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro cho sức khỏe người dùng. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra an toàn và hiệu quả hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!