5 Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Hẹ Tốt Nhất [Bạn Đã Thử Chưa?]
Lá hẹ được biết đến là nguyên liệu với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, trong đó có chữa trị bệnh mề đay. Chữa mề đay bằng lá hẹ chỉ nên áp dụng khi bệnh ở giai đoạn nhẹ, chưa khởi phát nhiều triệu chứng nguy hiểm. Vậy những cách chữa đó là gì, có đơn giản và an toàn không?
Công dụng chữa mề đay bằng lá hẹ
Lá hẹ (hay còn gọi là khởi thảo dương, cửu thái), tên khoa học là Alliaceae. Không chỉ được sử dụng trong các món ăn, lá hẹ được biết đến công dụng chữa ho, táo bón, đau bụng,… Ngoài ra lá hẹ được dùng giảm ngứa, hỗ trợ điều trị nổi mề đay và bệnh ngoài da hiệu quả.
Trong y học cổ truyền (YHCT), lá hẹ có tính ấm, vị chua, mùi hăng giúp giải độc, thanh lọc cơ thể, tiêu đờm, kháng khuẩn, kháng viêm… điều trị mề đay và nhiều bệnh ngoài da khác.
Ngoài ra, trong thảo dược này chứa nhiều khoáng chất, vitamin C, E, chất chống oxy hóa giúp giảm ngứa, ngăn ngừa vi khuẩn có hại và tái tạo phục hồi vùng da bị tổn thương.
Do đó lá hẹ được sử dụng bệnh mề đay hiệu quả. Bài thuốc được đánh giá lành tính, an toàn cho da, phù hợp mọi đối tượng kể cả người bệnh có da nhạy cảm, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ.
Bài thuốc sử dụng lá hẹ trị mề đay tác dụng đối với người bệnh trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát. Nếu để lâu dài, bệnh chuyển thành mãn tính, nên đi thăm khám và điều trị theo chỉ định bác sĩ.
Tuy nhiên, bài thuốc chữa mề đay bằng lá hẹ được lưu truyền trong dân gian thông qua truyền miệng chưa được kiểm trên phương diện khoa học.
Các cách dùng lá hẹ trị mề đay đơn giản hiệu quả
Tương tự như bài thuốc dân gian khác, người bệnh sử dụng lá hẹ thoa ngoài da, uống hoặc chườm nóng điều trị bệnh mề đay. Tham khảo bài thuốc sử được sử dụng phổ biến dưới đây.
Tăm nước lá hẹ
Tắm nước lá hẹ giảm ngứa, đau rát khó chịu và cải thiện vùng da bị tổn thương. Phương pháp này phù hợp với người bệnh bị nổi mề đay toàn thân, hoặc xuất hiện phạm vị rộng.
Chuẩn bị
- 1 nắm lá hẹ tươi
- 2 lít nước
- Một chút muối
Thực hiện
- Rửa sạch lá hẹ, ngâm nước muối loãng khoảng 10 phút
- Cho lá hẹ vào nồi và đun sôi khoảng 5 phút
- Thêm 2 thìa muối vào khuấy đều
- Hòa với nước mát để tắm và vệ sinh vùng da bị mề đay
Người bệnh nên sử dụng nước ấm, không sử dụng quá nóng hoặc quá lạnh gây kích ứng khiến vùng da bị tổn thương lan rộng và phát tán mạnh
Sử dụng lá hẹ sao để chườm
Phương pháp này có tính ấm, giúp tiêu viêm và giảm ngứa hiệu quả. Nên sử dụng hỗ trợ điều trị mề đay ở lòng bàn tay, bàn chân.
Thực hiện
- Rửa sạch lá hẹ và ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút
- Để ráo và cho vào chảo sao với lá đến khi lá hẹ chuyển vàng, có mùi thơm
- Cho lá hẹ vào khăn và chườm trực tiếp lên vùng da bị mề đay
Người bệnh nên sử dụng khi lá hẹ còn nóng, tuy nhiên không sử dụng phương pháp này với vùng da nhạy cảm như mặt, cổ, bụng,… bởi nhiệt độ cao dễ gây kích ứng.
Uống nước lá hẹ chữa mề đay
Uống nước lá hẹ không chỉ cải thiện một số triệu chứng như tiêu chảy, ợ hơi, buồn nôn còn giúp điều trị mề đay, giảm ngứa và cải thiện vùng da bị tổn thương.
Thực hiện:
- Rửa sạch lá sạch lá hẹ và ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút
- Cắt khúc lá hẹ và đun sôi với 500ml nước trong khoảng 5 phút
- Chắt lấy nước, sử trong ngày
Để tăng hương vị, dễ uống mà vẫn đảm bảo công dụng lá hẹ, người bệnh nên thêm phèn.
XEM THÊM: Gợi Ý 5 Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Đơn Đỏ An Toàn, Hiệu Quả Cao
Sử dụng nước ép lá hẹ
Trong thành phần lá hẹ chứa nhiều dưỡng chất hỗ trợ giảm ngứa và điều trị nổi mề đay hiệu quả. Một trong những phương pháp đơn giản dễ thực hiện là người bệnh sử dụng nước ép lá hẹ thoa lên vùng da bị tổn thương. Bài thuốc này thường sử dụng cho trường hợp mề đay phạm vi nhỏ xuất hiện tay, chân, mặt,…
Nguyên liệu
- 1 năm lá hẹ tươi
- Một chút muối
Thực hiện
- Rửa sạch lá hẹ, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút
- Để ráo nước, xay nhuyễn lá hẹ và chắt lấy nước
- Làm sạch vùng da bị mề đay bằng nước ấm hoặc nước muối loãng
- Dùng dung dịch thoa lên vùng da bị tổn thương
- Sau khoảng 15 phút rửa sạch bằng nước ấm
Người bệnh có làn da nhạy cảm nên thoa lên vùng da nhỏ trước, tránh gây kích ứng da. Hoặc pha với nước sôi để nguội theo tỷ lệ 1:1 để giảm mức độ kích ứng da. Ngoài ra, bạn không nên sử dụng phương pháp này với vùng da bị xây xước, lở loét, tránh hiện tượng nhiễm trùng.
Sử dụng lá hẹ trong món ăn hằng ngày
Ngoài sử dụng bài thuốc uống và thoa ngoài da, người bệnh có thể sử dụng món ăn từ lá hẹ bổ sung trong thực đơn hằng ngày giúp điều trị mề đay để cấp chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể.
Người bệnh nên sử dụng lá hẹ nấu cháo, canh, … giúp dễ tiêu hóa, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Không nên sử dụng lá hẹ kết hợp với thực phẩm dị ứng cao như tôm, cua, mực, chế biến nhiều dầu mỡ,…
Bởi, những thực phẩm này dễ gây kích ứng khiến mề đay lan rộng và kéo dài.
Khi sử dụng phương pháp chữa mề đay bằng lá hẹ người bệnh nên kiên trì, tuy nhiên, cũng không nên quá phụ thuộc hay lạm dụng. Trước khi thực hiện nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và kết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà giúp bệnh nhanh khỏi.
Cần lưu ý gì khi chữa mề đay bằng lá hẹ
Bài thuốc chữa mề đay bằng lá hẹ được đánh giá lành tính, an toàn dễ thực hiện. Tuy nhiên để mang đến hiệu quả cao nhất và tránh những tác dụng phụ không mong muốn người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Cần sử dụng lá hẹ được rửa sạch kỹ, không thuốc trừ sâu,.. tránh gây kích ứng và viêm nhiễm trên da
- Người bệnh nên đi thăm khám, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các bài thuốc chữa mề đay bằng lá hẹ để đảm bảo an toàn.
- Không sử dụng thoa nước lá hẹ ép lên vùng da bị tổn thương khi bị xây xước, nhiễm trùng, chảy máu
- Trước khi sử dụng thuốc cần làm sạch vùng da bị mề đay
- Khi sử dụng các phương pháp trên bệnh không thuyên giảm, triệu chứng nghiêm trọng. Người bệnh cần ngưng sử dụng và đi thăm khám và điều trị theo phương pháp khác
- Bài thuốc từ lá hẹ điều trị bệnh khởi phát triệu chứng nhẹ. Trường hợp bệnh chuyển sang mãn tính cần tham khảo ý kiến bác sĩ và kết hợp sử dụng thuốc
- Mặc quần áo thông thoáng tránh gây kích ứng ngứa trên da
- Hạn chế gãi, chà xát, làm xây xước vùng da bị tổn thương dễ gây nhiễm trùng
- Chế độ ăn khoa học hợp lý giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể
- Người bệnh dị ứng với lá hẹ nên sử dụng phương pháp khác như chữa mề đay bằng gừng lá tía tô, lá khế,…
- Không được sử dụng nhiều biện pháp dân gian cùng lúc, tránh gây tương tác và tác dụng trong quá trình điều trị
Chữa mề đay bằng lá hẹ là bài thuốc dân gian được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên công dụng của bệnh chứa được kiểm chứng khoa học, người bệnh cần tham khảo và hỏi ý kiến bác sĩ trường khi sử dụng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!